Bộ Nội vụ đang xây dựng để trình Chính phủ Đề án chính sách thu hút đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu Đề án : Tăng cường năng lực tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp (Trang 39 - 43)

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1Bộ Nội vụ đang xây dựng để trình Chính phủ Đề án chính sách thu hút đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn.

2.3. Xây dng và thc hin quy hoch đội ngũ công chc Tư pháp - H tch H tch

- Bộ Tư pháp tiến hành tổng rà soát đội ngũ công chức tư pháp, đưa ra nhận định, đánh giá về thực trạng cán bộ. Nội dung rà soát bao gồm các thông tin về thực trạng đội ngũ cán bộ, đánh giá công chức (vềđộ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thời gian làm công tác tư pháp, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng…) và định hướng bố trí, sử dụng những cán bộ không

đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như nhu cầu tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.

Trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ Tư pháp cần phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan để hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, trong đó có đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ

tịch. Quy hoạch cần có tính liên thông và tính đến khả năng điều chuyển, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, chuyển đổi giữa các vị trí công tác trong và ngoài ngành Tư pháp của cán bộ để qua đó rèn luyện, xây dựng và nâng cao năng lực cho công chức Tư pháp - Hộ tịch.

- Các Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ trên cơ sở hướng dẫn của Bộ

Tư pháp xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ tư pháp của địa phương, trình cơ

quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Để có được đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020, việc xây dựng và triển khai quy hoạch đội ngũ cán bộ này là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụđược giao, Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Nội vụ và các đơn vị

có liên quan quy hoạch cụ thể đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch, xác định rõ mốc thời gian ban nhân dân và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Việc quy hoạch cần chú trọng phát triển nguồn cán bộ kế cận, nguồn nhân lực đã được đào tạo luật để bổ sung kịp thời do thay thế tự nhiên, tinh giản biên chế hoặc luân chuyển cán bộ; có thể xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận trên cơ sở nguồn nhân lực của địa phương, trong đó có tính đến việc ưu tiên con em cán bộ, gia đình có công với cách mạng; bộ đội xuất ngũ; sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đang sinh sống trên địa bàn. Quy hoạch cần xác định rõ nhu cầu cán bộ, những chỉ tiêu cụ thể, giải pháp, tiến độ và các điều kiện tổ

trước mắt cũng như lâu dài, tạo cơ sởđể xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có và đào tạo nguồn bổ sung cho những biến

động, thay đổi tự nhiên hoặc thực hiện việc bố trí, điều động, luân chuyển, và thực hiện chếđộ chính sách đối với đội ngũ cán bộ này.

2.4. Tăng cường đào to, bi dưỡng công chc Tư pháp – H tch đáp

ng vi tiêu chun chc danh và thc hin có hiu qu nhim vđược giao

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức phù hợp với yêu cầu công việc, đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng vừa rộng vừa chuyên sâu kết hợp giữa lý thuyết với kỹ năng nghiệp vụ của ngành Tư pháp và bám sát yêu cầu chính trị của địa phương sở tại đối với đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch. Trên cơ

sởđó, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ chế

tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch. Đồng thời, cần tăng cường sự quan tâm phối kết hợp giữa cơ quan Tư

pháp các cấp với chính quyền địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng - sử dụng và quản lý cán bộ Tư pháp cơ sở. Do việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ này của hơn 12.600 xã, phường, thị trấn không thể giải quyết một sớm, một chiều, đốt cháy giai đoạn nên phải có bước đi, hình thức phù hợp với từng đối tượng, điều kiện thực tế của từng địa phương.

- Trước hết, trên cơ sở quy hoạch cán bộ, các địa phương cần xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ hiện có, theo đó:

+ Đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch trên 50 tuổi cần được bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm theo các chuyên đề với thời gian bồi dưỡng mỗi đợt từ 7- 10 ngày;

+ Đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch từ 40-50 tuổi cần có kế hoạch

đào tạo trung cấp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày;

+ Đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch dưới 40 tuổi cần tập trung đào tạo đại học luật, trung cấp luật đểđáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định và nâng cao năng lực công tác.

Ở những vùng dân tộc thiểu số, nếu trình độ văn hoá của đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch còn kém thì cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thêm về

văn hoá để làm cơ sở cho việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu sốđối với công chức Tư pháp - Hộ tịch ởđịa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thứ hai, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề để

cập nhật các kiến thức, thông tin mới về văn bản quy phạm pháp luật, về công tác tư pháp, đặc biệt là trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ như

soạn thảo văn bản; phổ biến giáo dục pháp luật, hoà giải... để nâng cao trình độ

nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch.

- Thứ ba, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại đối tượng (cán bộ tư pháp có trình độ cử nhân Luật, trung cấp Luật, cán bộ tư pháp chưa qua đào tạo trình độ luật, cán bộ tư pháp chưa có trình độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung học phổ thông,...), loại hình học tập, điều kiện cơ sở vật chất thực tế của

địa phương.

- Thứ tư, thực hiện sự phân công, phân cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác bồi dưỡng để đảm bảo cho công tác này được thực hiện thường xuyên, chủđộng và có hiệu quả.

Phấn đấu đến 2015, về cơ bản 100% công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ trung cấp luật trở lên và đến năm 2020, tất cả đội ngũ cán bộ này có trình độ, đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ theo quy định.

- Thứ năm, có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

đồng thời có chính sách đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ và thu hút những người

được đào tạo trung cấp Luật, đại học Luật về công tác tại cơ sở.

- Thứ sáu: Trong năm 2011 cần nghiên cứu triển khai thành lập các trường Trung cấp Luật ở khu vực Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,

để đáp ứng với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại các khu vực này, đồng thời cần khẩn trương khai thác có hiệu quả hoạt động của trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột và Trường trung cấp Luật Vị Thanh để đáp ứng nhu cầu

đào tạo cán bộ và rút kinh nghiệm, triển khai cho các trường tiếp theo.

- Thứ bảy: Hoàn thiện chương trình, nội dung, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trong các lĩnh vực công tác Tư pháp cấp xã theo hướng hiện đại, sát yêu cầu thực tiễn Tư pháp cơ sở là đòi hỏi khách quan và hết sức cấp bách. Bên cạnh

đó, cần đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào nghiên cứu, giảng dạy. Biên soạn các cẩm nang để các công chức Tư pháp - Hộ tịch có thể tham khảo, tra cứu trong khi thực hiện các nhiệm vụ.

2.5. Xây dng chc danh H tch viên

Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng Đề án và thí điểm áp dụng chức danh Hộ tịch viên để thực hiện nhiệm vụ vềđăng ký và quản lý hộ tịch. Chức danh công chức tư pháp sẽ đảm nhiệm những nhóm nhiệm vụ Tư pháp còn lại. Theo

đó, điều kiện, tiêu chuẩn, chếđộ, chính sách đối với chức danh Hộ tịch viên sẽ

có những điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của một chức danh Tư pháp nói chung. Giải pháp này sẽ góp phần ổn định về mặt số lượng cũng như nâng cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ do được chuyên môn hóa của đội ngũ làm công tác hộ tịch, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác Tư pháp hiện nay. Dự

kiến xây dựng Đề án này trong năm 2011.

Một phần của tài liệu Đề án : Tăng cường năng lực tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp (Trang 39 - 43)