Các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt hơn việc phá sản doanh nghiệp ở việt nam

375 544 6
Các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt hơn việc phá sản doanh nghiệp ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP ***** ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ “CÁC GIẢI PHÁP PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN VIỆC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM” 8221 Hà Nội - 2009 BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP ***** ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ “CÁC GIẢI PHÁP PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN VIỆC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM” Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp Thư ký Đề tài: Ths. Cao Đăng Vinh, Bộ Tư pháp Hà Nội - 2009 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM VÀ CỘNG TÁC VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT Họ và tên Địa chỉ công tác 1. PGS.TS. Dương Đăng Huệ - Chủ nhiệm Đề tài Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp - Chủ nhiệm Đề tài 2. TS. Từ Văn Nhũ - Phó chủ nhiệm Đề tài Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao 3. Ths. Cao Đăng Vinh Phó Trưởng phòng, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp - Thư ký Đề tài 4. TS. Nguyễn Thuý Hiền Thứ trưởng Bộ Tư pháp 5. TS. Bùi Xuân Hải Trưởng Khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP.HCM 6. TS. Lê Đình Vinh Phó Ban Thư ký, Bộ Tư pháp 7. TS. Nguyễn Thanh Thuỷ Tổng cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp 8. Ngô Cường Tổng Biên tập Tạp chí Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao 9. Ths. Nguyễn Hồng Tuyến Vụ Các vấn đề chung về XDPL, Bộ Tư pháp 10. Ths. Đậu Anh Tuấn Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 11. Đỗ Cao Thắng Nguyên Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân tối cao 12. Nguyễn Văn Quang Thẩm phán Tòa Kinh tế TANDTC 13. Phạm Tuấn Anh Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân TP. Hà Nội 14. Trần Văn Sự Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh 15. Nguyễn Văn Phương Ban Pháp chế Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 16. Nguyễn Văn Trọng Tổng cục Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường MỤC LỤC NỘI DUNG ĐỀ TÀI TRANG PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI Lời mở đầu 01 Chương 1: Những vấn đề luận chung về phá sảnpháp luật phá sản 07 1.1. Nguồn gốc và bản chất của phá sản 07 1.2. Đặc điểm của thủ tục giải quyết phá sản 11 1.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật phá sản 14 1.4. Kinh nghiệm giải quyết phá sản một số nước 29 Chương 2: Thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 - Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 41 2.1. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật Phá sản 41 2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật Phá sản 47 2.2.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật phá sản 48 2.2.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sảncác chủ nợ tham gia giải quyết vụ phá sản 74 2.2.3. Nguyên nhân từ phía các cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phá sản 77 2.2.4. Nguyên nhân từ phía cơ quan, tổ chức khác có liên quan 83 Chương 3. Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản doanh nghiệp nước ta. 85 3.1. Giải pháp trước mắt 85 3.1.1. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phá sản năm 2004 85 3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan đến giải quyết phá sản 92 3.1.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản 93 3.1.4. Tăng cường năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết phá sản 94 3.1.5. Tăng cường vai trò của cơ quan quản tài sản 95 3.1.6. Các giải pháp khác 96 3.2. Giải pháp lâu dài 97 Kết luận 117 Tài liệu tham khảo 118 PHẦN THỨ HAI: CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Chuyên đề số 1: “Những vấn đề luận chung về pháp luật phá sản - Tổng quan về pháp luật phá sản các nước trên thế giới – Những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện Luật Phá sản 2004” – PGS.TS. Dương Đăng Huệ & Ths. Cao Đăng Vinh, Vụ PL Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp 121 Chuyên đề số 2: “Lý luận và thực tiễn của pháp luật phá sản - Một số kinh nghiệm của nước ngoài” – TS. Bùi Xuân Hải, Trưởng Khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh 142 Chuyên đề số 3: “Luật Phá sản năm 2004 - Một số vấn đề luận và thực tiễn” – Ngô Cường, Tổng Biên tập Tạp chí Toà án nhân dân, Phó Viện trưởng Viện khoa học xét xử – Toà án nhân dân tối cao 162 Chuyên đề số 4: “Thi hành Luật Phá sản năm 2004 - Thực trạng và định hướng hoàn thiện” - PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ PL Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp 173 Chuyên đề số 5: “Các vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản năm 2004 và Kiến nghị giải quyết” - Đỗ Cao Thắng, Nguyên Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân tối cao 189 Chuyên đề số 6: “Vai trò của Toà án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản - Thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn thiện” – TS. Từ Văn Nhũ, Phó Chánh án TANDTC & Nguyễn Văn Quang, Thẩm phán Toà Kinh tế, TANDTC 205 Chuyên đề số 7: “Các quy định của Luật Phá sản năm 2004 và việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” – TS. Nguyễn Thuý Hiền, Thứ trưởng Bộ Tư pháp 219 Chuyên đề số 8: “Vai trò của Tổ quản lý, thanh tài sản trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản - Thực trạng và kiến nghị hoàn 227 thiện” – TS. Nguyễn Thanh Thuỷ, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Chuyên đề số 9: “Địa vị pháp của các chủ nợ trong Luật Phá sản năm 2004 - Một vài kiến nghị hoàn thiện” – Ths. Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp 239 Chuyên đề số 10: “Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam - Một số vấn đề nhìn từ góc độ so sánh với pháp luật phá sản các nước trên thế giới” – TS. Lê Đình Vinh, Phó Trưởng ban Thư ký, Bộ Tư pháp 253 Chuyên đề số 11: “Cơ quan thi hành án dân sự với việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp - Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” – Ths. Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ Các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp 260 Chuyên đề số 12: “Cải cách pháp luật về phá sản để thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh” – Ths. Đậu Anh Tuấn, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 276 Chuyên đề số 13: “Thu hồi nợ đối với doanh nghiệp bị phá sản nhìn từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương mại” – Ths. Nguyễn Văn Phương, Ban Pháp chế Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 289 Chuyên đề số 14: “Xử quyền sử dụng đất của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản - Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” - Nguyễn Xuân Trọng, Tổng cục Quản đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường 309 Chuyên đề số 15: “Tình hình thực hiện Luật Phá sản năm 2004 của ngành Toà án nhân dân TP. Hà Nội” – Ths. Phạm Tuấn Anh, Chánh Toà, Toà Kinh tế, Toà án nhân dân TP. Hà Nội 325 Chuyên đề số 16: “Tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản năm 2004” - Trần Văn Sự, Phó Chánh án Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh 336 Chuyên đề số 17: “Đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng - Một số kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản của Việt Nam” – Ths. Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp 350 PHẦN THỨ NHẤT BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế được Nhà nước khuyến khích thành lập và tạo điều kiện hoạt động một cách bình đẳng và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể tránh khỏi hiện tượng, bên cạnh những doanh nghiệp được thành lập và kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩ m và công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, còn có một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, nợ nần chồng chất, không thể thanh toán được các nghĩa vụ tài chính của mình. Đối với những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đó, pháp luật các nước trên thế giới đã có một hệ th ống pháp luật riêng để xử lý, đó là pháp luật về phá sản. Phá sản trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng và xu hướng tất yếu của quá trình cạnh tranh, chọn lọc tự nhiên để loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả . Luật Phá sản doanh nghiệp (PSDN) đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 30/12/1993, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1994 là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh toàn diện vấn đề phá sản doanh nghiệp. Tiếp đó, Luật Phá sản (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2004 thay thế Luật PSDN năm 1993. Sau Luật Phá sản năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Phá sản), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về giải quyết quyền lợi của người lao động doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản, Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh tài sản, Nghị định số 114/2008/N Đ-CP ngày 03/11/2008 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác; Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2005/NQ-TANDTC ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản, Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC ngày 27/4/2005 về Quy chế làm việc của Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sả n. Tất cả các văn bản này đã tạo cơ sở pháp quan trọng cho việc áp dụng thủ tục phá sản, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ, góp phần quan trọng vào việc hình thành một cơ chế pháp đồng bộ cho hoạt động xử nợ của các doanh nghiệp, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính, làm cho môi trường kinh doanh trở nên lành mạnh hơn. Theo báo cáo tổ ng kết của Toà án nhân dân tối cao, từ khi Luật Phá sản có hiệu lực pháp luật đến nay, đã có 195 vụ phá sản được thụ lý. Tình hình thụ giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản như sau: Trang 2 - Năm 2005, toàn ngành Tòa án đã thụ mới 11 vụ. Năm 2004 chuyển qua 3 vụ, tổng cộng 14 vụ. Toà án đã giải quyết được 01 vụ (đạt 7,14%); còn tồn chuyển sang năm 2006 là 13 vụ. - Năm 2006, toàn ngành Toà án đã thụ 40 vụ; có 13 vụ từ năm 2005 chuyển qua, tổng cộng là 53 vụ. Đã giải quyết được 16 vụ, đạt tỷ lệ 30,2%. - Năm 2007, toàn ngành Toà án đã thụ mới 144 vụ phá sản, trong đó, Toà án nhân dân c ấp tỉnh thụ 120 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện thụ 24 vụ. Năm 2006 chuyển qua là 31 vụ, tổng cộng là 175 vụ việc. Trong số đó, Toà án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định trả lại đơn 01 vụ. Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết xong 24 vụ đã thụ (đều quyết định tuyên bố phá s ản), đạt 100%. Còn lại 151 vụ phá sản do Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ được giải quyết như sau: quyết định trả lại đơn 01 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 04 vụ, quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định mở thủ tục thanh tài sản 75 vụ, còn tồ n lại 51 vụ đang được tiếp tục giải quyết. - Năm 2008, toàn ngành Toà án đã thụ mới 136 vụ phá sản. Trong số đó, các Toà án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 131 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 04 vụ và quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 01 vụ. Kết quả giải quyết các vụ phá sản trong thời gian qua, đặc biệt là kết quả giải quyết năm 2007 của Toà án nhân dân cho thấy, đã có sự chuyển biến ngày càng tích cực trong việc thực thi Luật Phá sản. Luật Phá sản đã bước đầu phát huy tác dụng trong việc lành mạnh hoá môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh; khắc phục được một phần tình trạng nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã mất khả năng thanh toán đáng lẽ phải chấm dứt hoạt động nhưng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp khác như trước đây. Tình hình thụ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản năm 2004 đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; hiệu quả giải quyết việc phá sản các cấp Toà án vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất nhỏ, chưa phản ánh đúng thực chất tình trạng hiện nay của các doanh nghiệp, hợp tác xã; quá trình tiến hành thủ tục phá sản kéo dài, việc thụ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đố i với doanh nghiệp còn gặp những khó khăn, vướng mắc; hiệu quả giải quyết phá sản còn kém. Có thể nói, Luật Phá sản của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của một đạo luật nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ trong điều kiện kinh tế thị trường. Cũng giống như Luật PSDN 1993, Lu ật Phá sản 2004 chưa đi vào cuộc sống như kỳ vọng của các nhà làm luật, giới kinh doanh và giới luật sư, nó dường như cũng đang “lâm vào tình trạng phá sản”. Người ta đã bàn nhiều và sẽ còn phải bàn nhiều về một câu hỏi: tại sao Luật Phá sản của chúng ta liên tiếp Trang 3 kém hiệu quả trong thực tiễn? do cơ bản của tình trạng này nằm chính các qui định hiện hành về phá sản hay tại nền tư pháp Việt Nam quá yếu kém, không được giới kinh doanh sử dụng như là công cụ để giải quyết các vụ việc mất khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh của họ hoặc họ không thích kiện tụng, không thích mang việc đòi nợ ra tòa án theo thủ tục phá sản mà lựa chọ n các hình thức đòi nợ khác hiệu quả hơn, đỡ tốn kém thời gian và tiền bạc hơn? Đây là những câu hỏi mà các nhà làm luật cũng như các thẩm phán, luật sư và giới nghiên cứu cần phải tìm ra câu trả lời. Tính kém hiệu quả của Luật Phá sản đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của nước ta. Theo kết quả công bố trong Doing Business 2008, về thủ tục chấ m dứt hoạt động kinh doanh (trong đó có thủ tục phá sản), Việt Nam xếp thứ 121 trên tổng số 178 nền kinh tế thế giới; thủ tục phá sản vẫn bị coi là kéo dài (trung bình là 5 năm), hiệu quả thấp (thông thường chủ nợ chỉ thu hồi khoảng 18% số nợ). Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu Đề tài "Các giải pháp pháp nhằm giải quyết tốt việc phá sản doanh nghiệp Việt Nam" là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề pháp luật phá sản, có thể nói, không còn là vấn đề hoàn toàn mới mẻ Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu do các nhà khoa học pháp lý, người làm công tác thực tiễn của Việt Nam thực hiện. Trong những năm gần đây, khi việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường được thực hiện thì pháp luật phá sản, một bộ phận không thể thiếu của hệ thống pháp luật kinh doanh cũng được chú trọng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản được thực hiện dưới nhiều hình thức với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, có công trình nghiên cứu toàn diện về các vấn đề liên quan đến pháp luật phá sản nhưng cũng có công trình chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhất định liên quan đến pháp luật phá sản. Tính từ sau khi Luật Phá sản ra đờ i, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Công trình nghiên cứu “Pháp luật phá sản của Việt Nam” của PGS/TS. Dương Đăng Huệ, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2005. Công trình này nghiên cứu một cách đồng bộ tất cả các nội dung của Luật Phá sản năm 2004, có đối chiếu, so sánh với Luật PSDN năm 1993. Tuy nhiên, do tính bao quát của đề tài và đặc biệt là do Luật Phá sản năm 2004 mới ban hành nên tác phẩm này chưa thể xem xét, đánh giá nó dưới giác độ thực tiễn và cũng chính vì vậy mà chưa thể có ý kiến đề xuất gì lớn liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản năm 2004. Một tác phẩm cũng có tầm nghiên cứu một cách toàn diện về phá sảnpháp luật phá sản nước ta là Luận án Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Trường Nhật Phượng với đề tài: “Chế độ pháp về phá sản - Thực tiễ n thi hành và hướng hoàn thiện” (được bảo vệ thành công tại Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2004). Tác phẩm dầy 154 trang này đã nghiên cứu một cách [...]... với tư cách là một tổ chức phi Chính phủ như ở Việt Nam ta Trang 19 giải quyết phá sản nhằm bảo đảm cho các bên phải tuân thủ đúng pháp luật Nói cách khác, Toà án chủ yếu có chức năng điều khiển thủ tục phá sản mà không can thiệp vào việc giải quyết nội dung vụ việc Theo quy định của pháp luật phá sản đa số các nước trên thế giới thì Toà án không chủ động đưa ra phương án cơ cấu lại doanh nghiệp. .. định tài sản, bán đấu giá tài sản và phân chia tài sản của con nợ … Tóm lại là, các nước này, Tổ quản tài sản chỉ có vai trò trong việc quản lý, thanh tài sản và giúp Thẩm phán trong việc giải quyết một số vấn đề khác nhằm thúc đẩy tiến trình giải quyết việc việc phá sản đạt được kết quả tốt còn trong các vấn đề khác, nhất là vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ... 1993 và Luật Phá sản 2004 của Việt Nam Luật Phá sản của Việt Nam cũng không cho phép Toà án, Viện Kiểm sát, các cơ quan nhà nước khác tự mình chủ động làm đơn yêu cầu giải quyết phá sản, trong khi đó, Luật Phá sản một số nước như CH Pháp, CHLB Nga lại cho phép Toà án và Viện Công tố được làm việc này 1.3.4 Thủ tục giải quyết phá sản Khi một doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản thì Toà... thấy, địa vị pháp của các chủ thể này được quy định là hoàn toàn không giống nhau Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước, mức độ ưu tiên của việc mở thủ tục phá sản (bảo vệ chủ nợ hay bảo vệ con Trang 18 nợ là chủ yếu), khả năng tự giải quyết các công việc phát sinh từ vụ việc phá sản của các bên … mà pháp luật phá sản các nước có những quy định khác nhau về địa vị pháp của các chủ thể... mại và giải quyết phá sản, trong khi đó, một số nước như Mỹ, Thuỵ Điển, Nam Tư lại hình thành Toà án phá sản riêng để chuyên trách một công việc duy nhất là giải quyết các vụ phá sản CHLB Nga, thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc về một Toà án có tên gọi rất độc đáo là Toà án Trọng tài20 Trung Quốc, thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc Toà án thường (Toà dân sự) vì tính chất vụ kiện phá sản được... chế của Luật Phá sản, các văn bản pháp luật có liên quan cũng như các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản và từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản nước ta Trang 4 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được tiến hành trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà cụ thể là phương pháp luận của... của các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ 7 Bố cục Đề tài Đề tài này được xây dựng theo bố cục sau đây: Chương 1 Những vấn đề luận chung về phá sảnpháp luật phá sản Chương 2 Thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 - Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Chương 3 Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản doanh nghiệp nước ta Trang 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN CHUNG VỀ PHÁ SẢN... pháp của Toà án Pháp luật các nước trên thế giới đều quy định Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ phá sản Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá pháp của mỗi nước là có sự khác nhau nên việc phá sản có thể được phân công giải quyết tại các Toà án khác nhau hầu hết các nước Châu Âu lục địa, Toà án đó có tên là Toà thương mại với nhiệm vụ giải quyết nhiều công việc. .. thủ tục phá sản Một trong số rất ít những nước có cách làm này là Việt Nam Theo pháp luật hiện hành (Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 và Luật Doanh nghiệp 1999) thì ở Việt Nam có 2 loại thương nhân và họ được gọi với hai tên khác nhau là doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể Theo Luật PSDN 1993 và Luật Phá sản 2004 thì việc phá sản chỉ áp dụng cho một loại chủ thể kinh doanh duy nhất là doanh nghiệp mà... của Luật Phá sản năm 2004; Ba là, nghiên cứu thực tiễn thi hành Luật Phá sản, qua đó, phát hiện được những hạn chế, yếu kém của pháp luật phá sản hiện hành của nước ta; Bốn là, nắm được thực trạng, tình hình giải quyết các vụ việc phá sản nước ta; Phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc phá sản và nguyên nhân của chúng; Năm là, nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của . BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ ***** ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ “CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN VIỆC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM . Nội - 2009 BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ ***** ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ “CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN VIỆC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chủ nhiệm. đó, việc nghiên cứu Đề tài " ;Các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt việc phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam& quot; là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề pháp luật phá sản,

Ngày đăng: 15/04/2014, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan