1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng

75 524 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 853 KB

Nội dung

Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Bình Dương, ngày… tháng….năm 2011

Giáo viên

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG THỰC HIỆN

Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng

Chương II: Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh

Chương III: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng Chương IV: Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh và một số biện pháp

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng

Trang 3

MỤC LỤC

7

I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG 7

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 7

2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty: 8

II Môi trường kinh doanh và chính sách phân phối sản phẩm của Công ty: 9

1.Môi trường kinh doanh: 9

2.Chính sách phân phối sản phẩm của Công ty : 11

III Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty: 13

1.Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty: 13

2.Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty : 14

IV.Tổ chức kế toán tại Công ty: 16

1.Tổ chức bộ máy kế toán : 16

2.Hình thức tổ chức kế toán tại Công ty : 17

19

I Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh: 19

1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh: 19

2 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: 20

II THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 20

1.Bảng cân đối kế toán: 20

2.Báo cáo kết quả kinh doanh: 21

3 Các báo cáo chi tiết khác : 21

III CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 21

1.Phương pháp phân tích định lượng : 21

2.Phương pháp phân tích định tính: 23

IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 24

1.Các nhân tố bên trong: 24

2.Các nhân tố bên ngoài : 24

V.CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 25

1.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt: 25

2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp : 29

VI CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 31

1.Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) 31

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ : 31

Trang 4

I.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG 34

1.Phân tích hiệu quả cá biệt: 34

2.Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp: 39

II.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNNTHỦY SẢN ĐÀ NẴNG 43

1.Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) 43

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ: 44

47 A.NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH, TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG 47

I.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty: 47

1.Những thuận lợi cơ bản: 47

2.Những khó khăn : 48

II Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng: 48

1.Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích : 48

2.Đánh giá về hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng: 49

B.BỔ SUNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 50

I.Sự cần thiết bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính: 50

II.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng: 51

1.Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông (ROE): 51

2.Thu nhập của một cổ phiếu thường (EPS): 51

3.Tỷ số giá thị trường trên thu nhập của một cổ phiếu thường (P/E): 52

4.Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách của một cổ phiếu (M/B): 52

III.HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG 52

C.MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG 53

I.NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 53

1.Quản lý tài sản cố định: 54

2.Quản lý vốn lưu động: 56

II.QUẢN LÝ CHI PHÍ 61

III.NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG DOANH THU 63

1.Đa dạng hóa sản phẩm: 63

2.Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ: 63

IV.XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 71

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 6

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụthuộc rất nhiều vào các nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý, đặc biệt làtrình độ quản lý tài chính

Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanhnghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãmquá trình kinh doanh

Thông qua việc tính toán, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ cho ta biết nhữngđiểm mạnh và những điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũngnhư những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục Từ đó có thể xácđịnh được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũngnhư tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới

Với một doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt độngđều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt đượcmục tiêu mà công ty đề ra Để làm được điều đó cần có rất nhiều yếu tố cấu thành nênnhư vốn, nhân lực, công nghệ,…

Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạtđộng kinh doanh” nhằm làm rõ thêm bài toán kinh tế của Công ty cổ phần thủy sản ĐàNẵng nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung

Trang 7

I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

Công ty cổ phần Thủy sản Đà Nẵng nguyên trước đây là doanh nghiệp Nhà nướcvới tên gọi : Xí nghiệp quốc doanh đánh cá QN-ĐN, thành lập tháng 12 năm 1977 trên cơ

sở cải tạo nghề cá, không thông qua xây dựng cơ bản Chức năng của thời kỳ đầu là khaithác thủy sản hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước

Từ năm 1978 đến năm 1985 hầu như năm nào cũng hoàn thành kế hoạch đượcgiao

Từ năm 1986 đến năm 1990 là thời kỳ bắt đầu chuyển đổi cơ cấu quản lý Đây làthời kỳ Công ty gặp rất nhiều khó khăn Đội tàu đánh cá gồm 52 chiếc hoạt động từ Bắcchí Nam, không cân đối nổi chi phí sản xuất, không đủ kinh phí sửa chữa tàu, phải nằm

bờ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Đến cuối năm 1990 Công ty đứng trên bờ vựcphá sản

Thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1997 là thời kỳ Công ty mạnh dạn cải cách Chứcnăng chính của Công ty thay đổi từ chức năng khai thác thủy sản chuyển sang khai thác,chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh xuất khẩu thủy sản Huy đông nhiều nguồnvốn khác nhau tập trung vào hậu cần nghề cá Từ đó Công ty kinh doanh có lãi năm saucao hơn năm trước, hoàn thành nghĩa vụ Nhà nước giao, vốn được bảo toàn và phát triển,đời sống công nhân được cải thiện

Thời kỳ từ năm 1998 đến nay, thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóadoang nghiệp Nhà nước Ngày 07/01/1998 Công ty chuyển sang hoạt đông theo mô hìnhCông ty cổ phần Với Cơ cấu vốn Nhà nước 24%, cổ đông 66% trên tổng số vốn điều lệ là3.892.500.000 đồng Qua hơn bốn năm hoạt động vốn tăng lên, cổ tức tăng 18%/năm.Đây là thời kỳ Công ty kinh doanh có lãi nhất so với đồng vốn bỏ ra

Nhận xét :

Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng được thành lập từ rất sớm Tuy nhiên chứcnăng chính của Công ty đã thay đổi, từ chức năng khai thác thủy sản chuyển sang chếbiến xuất khẩu thủy sản Vì vậy trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản đối với Công

ty còn mới mẻ, trong hoạt động thu mua có phần thuận lợi, tuy nhiên hình ảnh của Công

ty chưa rõ nét từ khi chuyển sang cổ phần hóa, kết quả đạt được qua các năm tăng nhanh

Trang 8

TÌNH HÌNH CÔNG TY QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU 3 NĂM GẦN ĐÂY

- Kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa

- Khai thác, thu mua hải sản

- Nuôi trồng và chế biến hải sản

- Cưa xẻ gỗ, đóng mới tàu thuyền và sửa chữa

- Dịch vụ nghề cá

Nhận xét :

Trong các chức năng trên, chức năng chế biến và xuất khẩu là chức năng chính.Các chức năng còn lại chủ yếu phục vụ cho chức năng chính Đây là lợi thế của Công tytrong kinh doanh chế biến thủy sản xúât khẩu Đồng thời các chức năng này làm giảm bớtrủi ro trong kinh doanh lĩnh vực chính

2.2 Nhiệm vụ :

- Tổ chức thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện kinh doanh

xuất khẩu thủy sản và nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc và hàng tiêu dùng, phát triểnnghề cá đất nước

- Tạo ra nguồn vốn cho sản xuất và dịch vụ, đồng thời quản lý triển khai có hiệuquả nhuồn vốn đảm bảo đầu tư và mở rộng sản xuất

- Quản lý và sử dụng tốt cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất, bôìdưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động

Trang 9

- Quan hệ buôn bán và hỗ trợ cho các xí nghiệp đông lạnh trong khu vực, hợp tácnâng cao trình độ kỹ thuật cũng như chất lượng của sản phẩm.

Nhận xét:

Với nhiệm vụ trên, Công ty đóng góp một phần trong việc nâng cao hiệu quả kinh

tế xã hội trong Công ty, và khu vực

- Được bình đẳng trước pháp luật và được vay vốn bằng tiền Việt Nam hay ngoại

tệ tại các ngân hàng trong nước Được quyền phát huy nguồn vốn trong nhân dân và các

tổ chức nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách phát hành cổphiếu

II Môi trường kinh doanh và chính sách phân phối sản phẩm của Công ty: 1.Môi trường kinh doanh:

1.1Đặc điểm của nguyên liệu thủy sản:

Khác với các loại nguyên liệu khác, nguyên liệu thủy sản có nhiều đặc điểm riêng

Đó là sau khi tách nguyên liệu thủy sản ra khỏi môi trường nước nó sẽ bị ngạt và chếttrong thời gian ngắn thậm chí bị ương thối nếu chúng ta không bảo quản tốt sẽ ảnh hưởngđến chất lượng sản phẩm thủy sản Vì vậy, khi chất lượng nguyên liệu thủy sản không tốtthì chúng ta không có sản phẩm tốt được

Độ tươi và kích cỡ nguyên liệu thủy sản là 2 chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệuthủy sản, khi nguyên liệu thủy sản có độ tươi tốt càng cao, càng cho phép sản xuất ra cácsản phẩm có giá trị kinh tế cao và giảm tỷ lệ phế phẩm Tuy vậy dù nguyên liệu thủy sảntươi tốt đến đâu mà kích cỡ nguyên liệu thủy sản không đáp ứng yêu cầu của khách hàngthì cũng không thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao Điềunày đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm xuất khẩu

Ngoài ra nguyên liệu thủy sản còn mang tính mùa vụ rõ rệt, làm ảnh hưởng rất lớnđến quá trình sản xuất, quản lý lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty

1.2Môi trường kinh tế:

Trang 10

Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới đất nước từng bước công nghiệp hóa, hiện đạihóa và phát triển mạnh trong những năm gần đây Tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng từ8-10%, tỷ lệ lạm phát qua các năm có xu hướng giảm, đến năm 2008 con số lạm phát chỉcòn ở mức 3-4%, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng Ngoài ra hoạt động liêndoanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo điều kiện cho Công ty có điều kiệntiếp xúc với các thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu Vì vậy trong năm qua hoạtđộng kinh doanh của Công ty đi lên và tạo được vị trí cao trong ngành thủy sản xuất khẩu.

1.3Môi trường tự nhiên:

Bờ biển Việt Nam dài 3200Km, riêng các tỉnh Miền Trung chiều dài bờ biển là2008Km chiếm hơn 61% chiều dài bờ biển của cả nước, chủng loại thủy hải sản phongphú, đa dạng Trong đó có những loại có gía trị kinh tế cao như mực nang, mực ống, tômbiển, cá biển…, rất được thị trường thế giới ưa chuộng Bên cạnh đó, diện tích mặt nước ởkhu vực Miền Trung có thể sử dụng để nuôi trồng hải sản Cung cấp nguồn nguyên liệucho hoạt động sản xuất, chế biến của các đơn vị trong cả nước Trong những năm tới,cùng với sự phát triển của ngành thủy sản trong cả nước, việc áp dụng những công nghệtiên tiến trong công tác nuôi trồng sẽ có triển vọng phát triển ở khu vực này

1.4Nhà cung cấp:

Hiện nay nguồn cung ứng nguyên liệu cho Công ty chủ yếu là ở các trạm thu mua,các trạm này tổ chức thu mua hải sản từ những tư thương, ngư dân đánh bắt… Các trạmthu mua được bố trí khắp nơi trong và ngoài thành phố nhưng nguyên liệu được thu muachủ yếu từ 4 trạm sau:

- Tư nhân thu mua trên biển sau đó cung cấp cho Công ty chiếm khoảng 30%, họ

là những người trực tiếp đánh bắt và kinh doanh thu mua hải sản tại các tàu thuyền khaithác đang đánh bắt, họ là nguồn cung cấp thường xuyên và bất cứ lúc nào mà Công tycần

- Tư nhân thu mua trên bờ biển chiếm khoảng 25%, nguồn này có thể là đối táclàm ăn lâu năm với Công ty hoặc chỉ có quan hệ trên cơ sở hợp đồng ngắn hạn, họ lànhững người có kinh nghiệm, có vốn lớn, dễ tiếp xúc với ngư dân, linh hoạt hơn so với tổchức các trạm thu mua, theo kiểu thu mua này tuy giá cả hơi cao nhưng đảm bảo được sốlượng và chất lượng

Trạm Quảng Bình Trạm Quảng Ngãi

Trạm Hội An Trạm Đà Nẵng

Công ty

Trang 11

- Đội tàu khai thác của Công ty chiếm khoảng 25% Để chủ động trong việc có sảnphẩm cung cấp cho khâu chế biến, đảm bảo được các hợp đồng đã ký kết, Công ty còn tổchức đánh bắt xa bờ, gần bờ Với nguồn cung cấp này Công ty đã hạn chế đi nhiều chi phí

tư nhân cũng như hạn chế được những yêu sách của họ

- Ngoài ra Công ty có thể mua từ ngư dân đấnh bắt cá, cách mua này giảm bớtđược chi phí cho Công ty vì gía rẻ, nhưng chủng loại không đồng đều, thời gian thu muakhông định rõ, do đó tỷ trọng chiếm ít nhất là 10%

- Tỷ trọng thu mua còn lại là từ các nhà cung cấp ngoài tỉnh chiếm 10%, nguồn nàymua chỉ khi nào các nguồn khác không cung cấp đủ thì mới thực hiện, vì quá đắt

1.5Khách hàng của Công ty :

Trong những năm qua do chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tíntrên thị trường nên ngoài các thị trường cũ như Hồng Kông, Trung Quốc Công ty đã cóthêm các thị trường mới như : Đài Loan, Sigapore và Hàn Quốc; đặc biệt Công ty đã mởrộng thị trường sang các nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật, Mỹ, Châu Âu Ngoài

ra, Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong khu vực như:Trung Quốc, Thái Lan… là những nước có ngành thủy sản mạnh và hàng năm xuất khẩumột lượng lớn, thị phần và tài chính vững mạnh

2.Chính sách phân phối sản phẩm của Công ty :

Hiện nay thị trường mục tiêu của Công ty là thị trường Châu Á và thị trường Mỹ,

ta tiến hành xem xét chính sách phân phối sản phẩm tại 2 thị trường này:

Kênh phân phối tại thị trường Châu Á:

*Kênh gián tiếp:

Công ty NK nước ngoài

Công ty trung gian

Người tiêu dùng

Công ty

CPTS Đà

Nẵng

Công ty nhập khẩu nước ngoài

Công ty trung gian

Người tiêu dùng

Trang 12

khẩu trực tiếp có nhiều ưu điểm, vả lại qua quá trình kinh doanh trên thị trường phần nàoCông ty đã có kinh nghiệm và uy tín.

Kênh phân phối tại thị trường Mỹ:

*Kênh gián tiếp:

Thị trường Mỹ là thị trường mục tiêu của Công ty, kênh phân phối là kênh giántiếp Hiện tại Công ty chưa tìm được trung gian thâm nhập thị trường này mặc dù chấtlượng sản phẩm của Công ty đủ điều kiện, đó là do Công ty chưa nắm bắt được mối quan

hệ gắn bó với trung gian hay đúng hơn lợi ích trung gian làm cho Công ty quá ít

Hiện nay Công ty có gần 40 loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng đa dạng nhu cầucủa khách hàng với các mặt hàng chủ yếu sau:

CHỦNG LOẠI MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

Công ty NK nước ngoài

Công ty trung gian

Người tiêu dùng

Trang 13

III Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty:

1.Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty:

Đối với mỗi đơn vị sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xúât hợp lý là một trong nhữngđiều kiện quan trọng đem lại hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất nói chung và hiệuquả công tác hạch toán kế tóan nói riêng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty :

Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận:

- Bộ phận sản xuất chính: chỉ có một phân xưởng chế biến hàng đông lạnh Nhiệm

vụ của phân xưởng này là chế biến các mặt hàng đông lạnh dạng block, phục vụ cho xuấtkhẩu và tiêu dùng nội địa

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: có tác dụng phục vụ trực tiếp cho bộ phận sản xuấtchính, đảm bảo cho bộ phận này được được tiến hành liên tục và đều đặn

+ Phân xưởng sản xuất nước đá : có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phânxưởng chế biến hàng đông, ngoài ra còn cung cấp một lượng dư thừa ra bên ngoài

+ Phân xưởng điện: có nhiệm vụ đảm bảo lắp đặt, quản lý, vận hành các loại thiết

bị máy móc, chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất của Công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG

Bộ phận sản xuất

phụ trợ

Bộ phận sản xuất chính

hàng đông

Bộ phận phục vụ sản xuất

Trang 14

+ Bộ phận KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sảnxuất và sau khi hoàn thành, chịu trách nhiệm về vệ sinh sản phẩm sau khi xuất xưởng.

- Bộ phận phục vụ sản xuất : Đảm bảo việc cung ứng, cấp phát, vận chuyển nguyênvật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, kho thành phẩm và lực lượng vận chuyển

Giữa các bộ phận sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó với nhau và

hỗ trợ lẫn nhau

2.Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty :

Công ty cổ phần Thủy sản là doanh nghiệp cổ phần, hoạt động độc lập, có tư cáchpháp nhân, có tài khoản được mở tại ngân hàng, có con dấu riêng theo mẫu quy định củaNhà nước Công ty hoạt động độc lập theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, hạch toán kinhdoanh theo cơ chế thị trường

Mô hình tổ chức quản lý của Công ty luôn được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầuquản lý tại Công ty Hiện nay, Công ty áp dụng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh theokiểu trực tuyến - chức năng như sau :

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH

Trạm kinh doanh hải

PX chế biến

PX cơ khí

PX đóng sửa tàu

Trạm xăng dầu

Trang 15

Chú thích :

: quan hệ trực tuyến

: quan hệ chức năng

Chức năng và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý:

- Hội đồng quản trị: là tổ chức đã thành lập ra Công ty, đề ra phương hướng sảnxuất kinh doanh và điều hành Công ty trong quá trình sản xuất

- Ban giám đốc gồm:

+ Giám đốc: là người đại diện cho Nhà nước và toàn Công ty, có trách nhiệm quản

lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty Là người có toàn quyền quyết định các hợpđồng sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và tập thểcán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

+ Phó giám đốc nội chính : phụ trách lĩnh vực kinh doanh, quản lý chỉ đạo và điềuhành kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm nguồn nguyên liệu đểđảm bảo cho sản xuất; tham mưu cho giám các vấn đề liên quan đến kế hoạch sản xuấtkinh doanh

+ Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách việc quản lý kỹ thuật trong quá trình sản xuất,chỉ đạo việc điều hành sản xuất đồng thời nghiên cứu các mặt hàng mới nhằm mở rộngsản xuất, phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời nâng cao chất lượng vàhiệu quả sản xuất

- Phòng kế hoạch hành chính : trực tiếp tham gia vào công tác quản trị tại Công ty,nắm bắt kịp thời sự biến động về nhân sự ở các bộ phận để báo cáo với lãnh đạo và có kếhoạch điều chỉnh kịp thời Ngoài ra, bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiềnlương và các phương án trả lương, tham mưu cho Giám đốc trong công tác khen thưởng

và kỷ luật

- Phòng kế toán : có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức công tác thống kê trong toànCông ty, tổ chức quản lý các nguồn vốn cố định và lưư động trong Công ty, lập báo cáotài chính theo định kỳ, quản lý và lưu trữ tài liệu, hồ sơ, chứng từ kế tóan

Cơ cấu tổ chức tại Công ty đảm bảo được sự điều hành nhất quán từ trên xuốngdưới, giúp thông tin được truyền đạt và phản hồi nhanh chóng, chính xác Đồng thời nócòn đảm bảo một sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng ban và nhân viên

Còn đối với các bộ phận sản xuất kinh doanh, với các văn bản quy định về nhiệm

vụ và các quy chế làm việc của các bộ phận có thể linh hoạt trong quá trình xử lý thôngtin, giải quyết các vấn đề nằm trong giới hạn quyền lực của mình một cách nhanh chóng

Do đó, các bộ phận này một mặt chịu sự điều hành và kiểm soát của văn phòng Công ty,mặt khác tự kiểm tra hoạt động của chính mình

Trang 16

IV.Tổ chức kế toán tại Công ty:

1.Tổ chức bộ máy kế toán :

Nhằm thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin, kiểm tra vàgiám sát hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức hạch toán kế toán mà Công ty áp dụng là

mô hình kế toán tập trung

Mọi công tác kế toán đều tập trung ở phòng kế toán.Các xí nghiệp chỉ có nhiệm vụghi chép tổng hợp về nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, tính ngày công…và định kỳchuyển số liệu đó lên phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ Mô hình này đảm bảo sự thốngnhất đối với công tác kế toán, giúp cho việc xử lý thông tin một cách kịp thời cũng như bộmáy kế toán được gọn nhẹ

Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tóan:

Chú thích:

: quan hệ trực tuyến

: quan hệ chức năng

Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán :

- Kế tóan trưởng: có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tại Công ty, chịu tráchnhiệm trước Công ty về toàn bộ công tác hạch toán kế toán, đồng thời điều hành chunghoạt động của phòng

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, kiểm kê và lập báo cáo quỹhàng ngày

KẾ TOÁN TRƯỞNG

TIÊU THỤ,TIỀN LƯƠNG,BHXH

KẾ TOÁN TRƯỞNG

XNTS HÒA CƯỜNG

KẾ TOÁN TRƯỞNG XNTS NẠI HƯNG

Trang 17

- Kế toán thanh toán, tiêu thụ, tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ lập các chứng từthu chi tiền mặt, tiền gửi, kiểm tra báo quỹ hàng ngày; theo dõi tình hình tiêu thụ sảnphẩm và thanh toán lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp Mặt khác còn theo dõi cáckhoản khách hàng còn thiếu nợ và tìm cách thu hồi sớm nhằm quay nhanh vòng vốn, gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kế toán trưởng xí nghiệp: thực hiện hạch toán tại xí nghiệp dưới sự chỉ đạo vàkiểm tra của kế toán trưởng Công ty

2.Hình thức tổ chức kế toán tại Công ty :

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý, Công ty đã áp dụng hình thứcNhật ký chung với kỳ hạch toán là quý Với hình thức kế tóan này, phòng kế toán tài vụcủa Công ty đang sử dụng một số sổ sách sau: Sổ Cái, Sổ Nhật ký chung, các sổ kế tóanchi tiết, các bảng biểu và báo cáo tài chính

hợp chi tiết

Bảng cân đôí tài khoản

BÁO CÁO

KẾ TOÁN

Trang 18

Chú thích :

: ghi hàng ngày

: ghi cuối tháng

: ghi cuối quý

: quan hệ đối chiếu

Hàng ngày hoặc định kỳ vài ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế tóan phản ánh vào

sổ chi tiết liên quan Riêng các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ Nhật ký tiềnmặt, các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền gửi được ghi vào sổ Nhật ký tiền gửi ngânhàng; các nghiệp vụ cần theo dõi chi tiết thì được ghi vào các sổ chi tiết Các nghiệp vụcòn lại được ghi vào Sổ Nhật ký chung, sau đó kế tóan ghi vào sổ các tài khoản liên quan

Cuối tháng kế toán phải tiến hành tổng hợp số liệu và khóa các sổ, thẻ kế toán chitiết Sau đó, căn cứ vào các sổ và thẻ kế tóan chi tiết, lập các Bảng tổng hợp chi tiết

Số liệu trên các Bảng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra với Sổ Cái và Sổ quỹ.Sau khi đối chiếu điều chỉnh đúng khớp, kế toán lập Bảng cân đối tài khoản trong từngtháng

Đến cuối quý căn cứ vào 3 Bảng cân đối tài khoản của 3 tháng trong quý để lậpBảng cân đối tài khoản cuối quý Bảng cân đối tài khoản cuối quý Bảng cân đối tài khoản

và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để lập các Báo cáo kế toán

Trang 19

I Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh:

1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh:

1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh:

Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hoạt độngkinh doanh

- Nếu hiểu kinh doanh theo mục đích thì hoạt động kinh doanh là hiệu số giữa kếtquả thu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp

- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khảnăng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh

Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quảhoạt động kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động

Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động kinh doanh là một vấn đềphức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy, muốn đạthiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề đểdoanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra

Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:

Kết quả đầu ra

Hiệu quả hoạt động =

Các yếu tố đầu vào

Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động kinh doanh là đại lượng so sánhgiữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng caotrong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc

độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó

1.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt đông kinh doanh:

Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạtđược kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Bởi vì mục đích cuối cùng của ngườichủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanhnghiệp; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năngkinh tế của mình Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽkhông chắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn

Trang 20

2 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quátrình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà cácdoanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp

tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh

tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt để thếmạnh của doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanhkhông chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu một chu kỳ kinhdoanh tiếp theo Kết quả phân tích của thời gian kinh doanh đã qua và những dự đoántrong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanhnghiệp hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạnchế rủi ro bất định trong kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường,khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ có ý nghiã quan trọng đối vớibản thân Công ty mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến Công ty đặc biệt lànhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp vì phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúpcho họ có những thông tin để có những quyết định chính xác hơn, kịp thời hơn

II THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tàichính - được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán: đó là Bảng cân đối kếtoán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo chi tiết khác

1.Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Nó được lập trên cơ sở những thứ màdoanh nghiệp có (tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ (nguồn vốn) theo nguyên tắccân đối (tài sản bằng nguồn vốn) Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọngđối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp; nó đánhgiá tổng quát qui mô tính chất hoạt động và trình độ sử dụng các nguồn lực, là cơ sở đểphân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trợ giúp quá trình phân tích và quyết định

Bên tài sản của Bảng cân đối kế tóan phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện cóđến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản

cố định , tài sản lưu động Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản củadoanh nghiệp đến thời điiểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và các khoản

nợ phải trả

2.Báo cáo kết quả kinh doanh:

Khác với Bảng cân đối kế tóan, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịchchuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho phép

dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 21

còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa,dịch ụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên

cơ sở đó có thể xác định kết quả kinh doanh lãi hay lỗ Như vậy, báo cáo kết quả kinhdoanh phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trongmột thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình thực hiện nghĩa

vụ với Nhà nướcvà kết quả quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình

độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3 Các báo cáo chi tiết khác :

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể chỉ giới hạntrong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các báo cáo khácnhư: Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về sản xuất, tình hình tăng giảm tài sản cố định và các tàiliệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ

Bên cạnh đó, khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta cần phải có sốliệu về chi phí lãi vay, chi phí khả biến và bất biến trong khoản mục các yếu tố chi phí sảnxuất kinh doanh,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Tất cả những số liệu trênmuốn có được thì cần xem chi tiết trên các sổ kế toán chi tiết tại doanh nghiệp

III CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.Phương pháp phân tích định lượng :

Các phương pháp truyền thống được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt độngkinh doanh là:

1.1Phương pháp chi tiết :

Là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau

để phục vụ cho các yêu cầu quản lý cụ thể Thông thường phương pháp này có các hướngchi tiết sau:

- Chi tiết theo thời gian : là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theocác khoảng thời gian khác nhau Việc chi tiết theo thời gian giúp chúng ta phân phốinguồn lực đầu vào theo từng khoảng thời gian cụ thể vì không phải lúc nào hoạt độngkinh doanh cũng đi lên Mặt khác, trong quản lý người ta phải nắm được nhịp độ sản xuấtkinh doanh để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; giúp doanh nghiệp phát hiệnđược tính chu kỳ, tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có giảipháp kinh doanh phù hợp

- Chi tiết theo địa điểm phát sinh: là việc phân chia kết quả kinh doanh theo địađiểm phát sinh kết quả như: phân chia doanh thu theo thị trường, phân chia doanh thutheo cửa hàng, phân chia giá thành theo giai đoạn sản xuất Việc chi tiết này sẽ chi tiếthơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của doanh nghiệp và cá tác dụng rấtlớn trong hạch toán kinh doanh nội bộ nhằm đánh giá những thành tích hay khuyết điểmcủa từng bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 22

- Chi tiết theo các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phản ánh kết quả : là việc phân chia chỉtiêu phản ánh kết quả theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó như: chi tiết giá thành theokhoản mục, chi tiết doanh thu theo loại hình hoạt động, chi tiết doanh thu theo từng mặthàng… Việc chi tiết này nhằm đánh giá xu hướng tác động của các chỉ tiêu cần phân tích

từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý

1.2Phương pháp so sánh :

Là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với một chỉ tiêu kinh tếđược chọn làm gốc để so sánh Đây là phương pháp phổ biến và sử dụng lâu đời trongphân tích Khi sử dụng phương pháp này phải quan tâm đến các vấn đề sau :

- Các chỉ tiêu phải có cùng một phương pháp tính toán

- Các chỉ tiêu phải có cùng một thước đo sử dụng

Trang 23

Số kỳ gốc

1.3 Phương pháp loại trừ:

Là phương pháp dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biếnđộng của các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích Nguyên tắc của phương pháp loại trừ là khiđánh giá ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích thì phải loạitrừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại Phương pháp này có 2 phương pháp cụ thể :

1.31 Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương này dùng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế cầnphân tích bằng cách lần lượt thay thế trị số của nhân tố kỳ gốc sang kỳ phân tích Khi thaythế nhân tố nào thì các nhân tố còn lại luôn cố định trị số của nó

Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế cầnphân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thứctoán học, trrong đó các nhân tố sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chấtlượng

Trình tự thay thế của các nhân tố khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tốkhác nhau, từ đó kết quả đánh giá ảnh hưởng khác nhau.Vì vây, trong phương pháp nàycần phải xác định trình tự thay thế của các nhân tố theo một nguyên tắc nhất định, cụ thể :

- Nhân tố số lượng sẽ thay thế trước nhân tố chất lượng, nhân số lượng là nhữngnhân tố phản ánh qui mô hay điều kiện của của quá trình sản xuất kinh doanh, nhân tốchất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu quả hay hiệu suất của quá trình kinh doanh

- Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì thôngthường có sự ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì trình tự thay thế sẽ là: nhân tố số lượngthay thế trước, tiếp theo là nhân tố kết cấu sau cùng là nhân tố chất lượng

- Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc chất lượng thì nhân tố chủ yếuthay thế trước và nhân tố thứ yếu thay thế sau

đủ về tình hình hoạt động kinh doanh thời gian dài cũng như xu hướng phát triển củadoanh nghiệp mà còn cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác không thể định lượngđược ảnh hưởng như: tình hình pháp luật, môi trường kinh doanh, khách hàng và tìnhhình thực tế về đặc điểm hoạt động sản xuất của đơn vị như: Đặc điểm sản phẩm, đặcđiểm ngành hàng kinh doanh, chính sách phân phối sản phẩm…

Trang 24

IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.Các nhân tố bên trong:

1.1 Công tác tổ chức quản lý:

Công tác tổ chức quản lý là việc sắp xếp, phân chia quyền hạn và trách nhiệm cụthể, riêng lẻ cho từng người cũng như cho tập thể trong một tổ chức Công tác tổ chứcquản lý hợp lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả do tổ chức đã phân rõnguồn lực cho từng công việc cụ thể, các nhân viên đã hiểu rõ từng qui tắc cũng như quytrình làm việc để có thể xử lí thông tin, ra quyết định và giải quyết công việc có hiệu quả

1.2Trình độ tổ chức sản xuất :

Việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực sản xuất như: máy móc thiết bị,lao động, vốn…tại các doanh nghiệp là một việc làm rất khó đạt được Do đó, nếu doanhnghiệp không tổ chức sản xuất hợp lý thì có thể hạn chế sự lãng phí về nguồn lực trongquá trình sản xuất, từ đó sẽ tăng sản lượng sản xuất và giảm thấp chi phí, nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh

1.3 Chính sách bán hàng:

Để tăng doanh thu bán hàng thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến các chínhsách như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất ,chính sách tài chính Tuy nhiên, mỗichính sách đều cần phải có một khoản chi phí nhất định Vì vậy, các doanh nghiệp cầnphải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được từ đó tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhấtnhằm làm giảm chi phí đến mức có thể mà vẫn tăng lượng hàng tiêu thụ, điều này ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.4 Nguồn tài chính:

Đây là nhân tố gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng như có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại hay phát triển củadoanh nghiệp Bởi vì điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh làphải cần có một số vốn nhất định;ví dụ như nếu doanh nghiệp quyết định đưa một sảnphẩm mới, tiến hành đầu tư mới tài sản cố định (TSCĐ),thuê mướn thêm lao động, thanhtoán các khoản chi tiêu khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tất cả các vấn

đề này đều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính

2.Các nhân tố bên ngoài :

2.1Nhà cung cấp:

Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và có hiệu quả thì cần phải có mối quan

hệ mật thiết với các nhà cung cấp Vì họ là những người cung ứng các yếu tố đầu vào củaquá trình sản xuất, doanh nghiệp phải lựa chon những nhà sản xuất có uy tín, đúng giá cả

và thời hạn để cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp có nguồn lựcđều đặn, rẻ nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.2 Đối thủ cạnh tranh :

Trang 25

Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức, cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng về các mặt hàng giống với mặt hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng cóthể thay thế lẫn nhau Vì vậy, để dành ưu thế thị phần, để cạnh tranh tốt thì doanh nghiệpphải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán, khuýên mãi…Điều nàytạo ra khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3Khách hàng và nhu cầu của khách hàng:

Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định qui mô cũng như cơcấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xácđịnh chiến lược kinh doanh Do đó doanh nghiệp phải tập trung tất cả vào khách hàng,phục vụ khách hàng với mục tiêu cung cấp cho họ những dịch vụ hàng đầu như: gía cảphải chăng, lựa chọn hàng hóa tùy muốn ,thuận tiện, phục vụ tận tình…Đây là nhân tốquan trọng cũng như áp lực đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

2.4Các nhân tố khác :

Ngoài các nhân tố trên thì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tỷ lệ lạm pháp, tỉ giá hối đoái, lãivay ngân hàng, chính sách tiền tệ…

V.CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tốcủa quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong hoạt độngkinh doanh với chi phí thấp nhất Do vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khôngchỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thànhphần của nó

1.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt:

Hiệu quả cá biệt của hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêuhiệu suất

Hiệu suất sản xuất kinh doanh là khái niệm dùng để đo lường mức độ sử dụng cácyếu tố đầu vào

1.1 Hiệu suất sử dụng tài sản:

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

hoặc: Giá trị sản xuất

Trang 26

Hiệu suất sử dụng tài sản =

Nếu xem xét hiệu quả sử dụng tài sản chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thìmối quan hệ giữa tài sản và doanh thu thuần được tính như sau:

Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh

Số vòng quay của tài sản =

Tổng tài sản bình quân

1.2Hiệu suất sử dụng TSCĐ (hay vốn cố định).

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính theo các chỉ tiêu sau :

Giá trị sản xuất

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá bình quân TSCĐ

hoặc: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêuđồng giá trị sản xuất hoặc doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu suất côngtác đầu tư càng lớn và hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao, chỉ tiêu này cao hay thấp cònphụ thuộc vào đơn vị đó là đơn vị sản xuất hay thương mại.Trong trường hợp chọn tử số

là giá trị sản xuất thì nó có thể phản ánh được khả năng tạo ra giá trị bằng TSCĐ Chỉ tiêunày cao quá thể hiện việc đầu tư giảm nhưng xét về lâu dài cũng chưa chắc là tốt vì thểhiện khả năng đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp thấp

1.3Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (hay vốn lưu động)

1.31Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừngvận động Nó là một bộ phận có tốc độ lưu chuyển vốn nhanh so với TSCĐ Vốn lưuđộng sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông

Trang 27

phân phối.Vì vậy, để đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn lưu động thì ta cần xem xét số vòngquay bình quân của vốn lưu động.

Số vòng quay vốn lưu động =

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay mộtđồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao đồng doanh thu thuần Trị giá của chỉ tiêunày càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh Đó là kết quả của việc quản lý vốnlưu động hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tàichính lành mạnh

Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = *360

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng Hệ sốnày càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụngvốn lưu động càng cao

Thông qua 2 chỉ tiêu trên ta có thể xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phíbằng công thức :

Số vốn lưu động tiết kiệm

hay lãng phí (+/-) =

N1,N0 : thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động kỳ phân tích, kỳ gốc

Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thì hành tồn kho và nợ phảithu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tốc độ quayvòng của hàng tồn kho nhanh hay chậm thì có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyểnvốn lưu động Chính vì vậy, để đánh giá sâu hơn hiệu suất sử dụng vốn lưu động, ta cần

đi sâu phân tích số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ phải thu

1.32Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho = (vòng)

Số dư bình quân hàng tồn kho

Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần

Doanh thu thuần kỳ phân tích(N1 –N0)

360

Trang 28

Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh thì thể hiên khả năng thanh toán củadoanh nghiệp càng lớn và công việc kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là cóhiệu quả Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp.

Thời gian của một vòng quay Số dư bình quân hàng tồn kho

hàng tồn kho = *360

Giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lưu kho bình quân trước khi nó được tiêu thụ

1.33Hiệu suất sử dụng nợ phải thu:

Số vòng quay nợ

thu khách hàng = (vòng)

Số dư bình quân phải thu khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển hóa khoản phải thu thành tiền, chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp được đánh giá là tốt và lúc nàydoanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu Nhưngnếu chỉ tiêu này quá cao thì có ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp trong

kỳ, vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì cần phải có một chính sách tín dụng hợp lýmới hấp dẫn được khách hàng và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp Trong điều kiệnkhông thu thập được số liệu về doanh thu bán chịu thuần ta có thể lấy doanh thu bán hàng

để thay thế

Số dư bình quân nợ phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = *360 (ngày/vòng)

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân 1 vòng quay của khoản phải thu Chỉ tiêunày đem so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng sẽ đánhgiá được tình hình thu hồi công nợ và khả năng chuyển hóa thành tiền của khoản phải thu

2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp :

Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Đó chính

Doanh thu bán Thuế GTGT +

chịu thuần đầu ra

Doanh thu bán Thuế GTGT

+chịu thuần đầu ra

Trang 29

là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

2.1Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu :

Tỷ suất này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu dồng lợinhuận Sự biến động của tủy suất này phản ánh sự biến động của hiệu quả hay ảnh hưởngcủa các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.Có các chỉ tiêu phổ biến sau :

Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợinhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh Lợi nhuận thuần SXKD

thu thuần SXKD = *100%

Doanh thu thuần SXKDChỉ tiêu này phản ánh mức sinh lãi của 1 đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩmhàng hóa Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn

Trong một số trường hợp, do chính sách khấu hao khác biệt dẫn đến chỉ tiêu lợinhuận thuần bị tính toán sai lệch Do vậy, để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu hao,chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được tính lại như sau :

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh Lợi nhuận thuần Chi phí khấu hao

thu thuần SXKD SXKD TSCĐ

khi loại trừ chính sách =

khấu hao Doanh thu thuần SXKD

Chi phí khấu hao TSCĐ ở công thức trên được tính bằng cách lấy hao mòn lũy kếcuối năm – hao mòn lũy kế đầu năm trên Bảng cân đối kế tóan( nếu trong năm không cóthanh lý, nhượng bán)hoặc lấy giá trị hao mòn tăng trong kỳ - giá trị hao mòn giảm trong

kỳ trên báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm TSCĐ

Chỉ tiêu hiệu quả này cho phép đánh giá hiệu quả doanh thu, nó đo lường hiệu quảđạt được từ 100 đồng doanh thu Tổng ở tử số của chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng tái

Lợi nhuận trước thuế

Doanh thu thuần

+

Trang 30

đầu tư của doanh nghiêp.Do vây, sự tiến triển của chỉ tiêu này qua thời gian chỉ ra khảnăng phát triển và khả năng mà doanh nghiệp phải duy trì để tái đầu tư.

2.2Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Lợi nhuận trước thuế(sau thuế)ROA = *100%

Tổng tài sản bình quânChỉ tiêu này phản ánh cứ 100 tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế(sau thuế) Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lờitài sản càng cao

Ngoài ra, để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉtiêu ROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont :

Lợi nhuận trước thuế(sau thuế) Doanh thu thuần

ROA = * *100% Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

= Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Hiệu suất sử dụng

(sau thuế) trên doanh thu thuần tài sản

Để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố, ta có thể sử dụng phương pháp loại trừ.Hạn chế của chỉ tiêu này là chịu ảnh hưởng chi phí lãi vay

2.3Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(RE)

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

*

Trang 31

VI CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.

Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi íchcủa họ trong hiện tại và tương lai Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính làđiều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tư và sựđầu tư luôn cần các nguồn vốn Nhưng vấn đề này đặt ra một câu hỏi : doanh nghiệp nêngia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn vay? Do vây, hiệu quả tài chính là mụctiêu của các nhà quản trị cũng như của người chủ và người có vốn đầu tư

1.Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và đượccác nhà đầu tư rất quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp So vớingười cho vay, thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạohiểm lớn nhưng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn Vì thế tăng khả năng sinhlãi của vốn chủ sở hữu là một trong các mục tiêu trong hoạt động quản lý tài chính và cácnhà phân tích thường dùng chỉ tiêu ROE làm thước đo mức doanh lợi đầu tư của chủ sởhữu

Khả năng sinh lời vốn chủ thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanhnghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp

ROE = *100 (%)

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế Trong trường hợp doanh nghiệp huy động vốn từnhiều nguồn, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có có cơ hội tìm kiếm đượcnguồn vốn mới thông qua thị trường tài chính Ngược lại, tỷ suất này càng thấp dưới mứcsinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu , khả năng đầu tư củadoanh nghiệp càng khó

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ :

Để có thể thấy rõ được nguyên nhân tác động trực tiếp đến ROE cũng như mức độảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lời vốn chủ, ta sẽ xem xét các nhân tố sau :

Dĩ nhiên ảnh hưởng trước tiên đến hiệu quả tài chính phải là hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

Trang 32

Lợi nhuận sau thuế

Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Qua đó ta có thể thấy sức sinh lời vốn chủ tùy thuộc vào sức sinh lời của tài sản vàcấu trúc vốn của doanh nghiệp, tức tùy thuộc vào việc sử dụng Nợ như thế nào?

Mục tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh

tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải thựchiện nhều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh,đồng thời chủ động lựa chọn cơ cấu tài chính hợp lý sao cho vừa tối thiểu hóa chi phí sửdụng vốn và các rủi ro về cơ cấu tài chính, vừa tối đa hóa lợi nhuận vốn chủ sở hữu Mộttrong những công cụ mà các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp thường sử dụng để đạtđược các mục đích trên là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng cóbao nhiêu đồng vốn được hình thành từ các khoản nợ

Do đó để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lờivốn chủ, ta có thể biểu diễn ROE qua phương trình sau :

ROE =[ RE + (RE –i) * ]] *(1-T)

Trong đó i: lãi suất ngân hàng

Nợ : nợ phải trả

Tỷ suất Nợ

Nợ VCSH

Trang 33

Chỉ tiêu trên cho thấy, nếu hiệu quả kinh doanh(RE) cao sẽ dẫn đến hiệu quả tàichính cao và ngược lại Nhưng nếu một hiệu quả kinh doanh thì chưa đủ vì hiệu quả tàichính còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn hay còn gọi làđòn bẩy tài chính Tác động của đòn bẩy tài chính có tính 2 mặt, trong điều kiện bìnhthường kinh doanh có hiệu quả, mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt được của doanhnghiệp lớn hơn lãi vay phải trả thì việc tăng thêm hệ số nợ của doanh nghiệp là cần thiết

và rất có lợi cho doanh nghiệp(đây là trường hợp RE>i) Vì sao vậy? Bởi vì doanh nghiệpchỉ phải chi ra một lượng vốn ít nhưng lại được một lượng tài sản lớn; hơn nữa, sau khitrả lãi ở mức cố định, lợi nhuận sau thuế và lãi vay để dành cho chủ sở hữu, vì vậy lợi íchcủa chủ sở hữu sẽ tăng lên đáng kể Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanhkém hiệu quả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng bị sụt giảm nhanh chóng, lúc này doanhnghiệp không nên vay thêm(đây là trường hợp RE<i) Vì việc vay thêm sẽ làm cho hiệuquả tài chính của doanh nghiệp thấp hơn và lúc này doanh nghiệp đang gặp rủi ro trongkinh doanh do phải sử dụng 1 phần lợi nhuận làm ra để bù đắp lãi vay mà doanh nghiệpphải trả

Vì lãi tiền vay chỉ phụ thuộc vào số tiền vay và lãi vay mà không phụ thuộc vàosản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp, do đó trong các doanh nghiệp có hệ số nợcao mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn và ngược lại Những doanh nghiệpkhông vay nợ thì không có đòn bẩy tài chính Nói một cách khác, một sự biến động nhỏcủa lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của lợi nhuận vốn chủ sởhữu

Còn trong trường hợp RE=i: hoạt động kinh tế chỉ bù đắp được chi phí hoạt độngtài chính Khi đó, ROE= RE*(1-T)

Như vậy, cấu trúc tài chính ( ) đóng vai trò là đòn bẩy tài chính

đối với khả năng sinh lời vốn chủ Doanh nghiệp nào vận dụng hợp lý, linh hoạt sẽphát huy được tác dụng của nó

Nợ VCSH

Trang 34

NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH.

-Bảng cân đối kế toán của 3 năm: 2008, 2009, 2010

-Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm: 2008,2009, 2010

-Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về sản xuất năm: 2009, 2010

-Tình hình tăng giảm tài sản cố định 3 năm: 2008, 2009, 2010

-Các tài liệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ

I.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.

1.Phân tích hiệu quả cá biệt:

Hiệu quả cá biệt thường được đánh giá qua các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng tài sản

cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản

BẢNG 1 Bảng phân tích hiệu quả cá biệt của Công ty.

2.Doanh thu thuần và thu

Trang 35

9.Số ngày 1 vòng quay

vốn lưuđộng(ngày/vòng).

Qua các chỉ tiêu vềhiệu quả cá biệt, ta thấy:

 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty qua 3 năm không ổn định,năm 2008 cứ 1 đồng tài sản đầu tư tại Công ty đem lạI 2,47 đồng doanh thu, năm 2009tạo ra 4,97 đồng doanh thu và năm 2010 giảm xuống còn 3,67 đồng Đây là một dấu hiệukhông tốt, tuy nhiên để xem xét đến hiệu quả cá biệt đầy đủ nhất cần xem xét đến chỉtiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng vốn lưu động

 Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty qua 3 năm cónhững biến động lớn và hiện tại có khuynh hướng giảm Một đồng tài sản cố định năm

2008 tạo ra 3,71 đồng doanh thu thuần, năm 2009 doanh thu thuần tăng hơn23.9523.533.000 đồng (gần bằng doanh thu thuần năm 2008) trong khi tốc độ tăng củanguyên giá bình quân tài sản cố định thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng của doanh thu thuầnnên hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao hơn năm trước 2,01 lần Sang năm 2010, nguyêngiá tài sản cố định và doanh thu thuần lại tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng của nguyên giábình quân tài sản cố định cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, do đó đã làm cho hiệu suất

sử dụng tài sản cố định giảm, một đồng vốn đầu tư tại Công ty đem lại 5,04 đồng doanhthu thuần

Sở dĩ hiệu suất tài sản cố định của Công ty năm 2009 tăng, nguyên nhân là dodoanh thu thuần tăng mạnh: nhờ áp dụng chính sách tín dụng, chính sách bán hàng mộtcách linh hoạt theo yêu cầu của thị trường, việc mở rộng mạng lưới phân phối trong thànhphố và các vùng lân cận cũng như các tỉnh thành trong cả nước đã mang lại những hiệuquả đáng kể cho Công ty Bên cạnh đó, vào đầu năm 2010 Công ty có sự đầu tư đáng kểvào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất, mua sắm mớitrang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý; đặc biệt do yêu cầu phát triển sản xuất vànâng cao chất lượng các loại sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng nên Công ty đã quyếtđịnh đầu tư nhằm đáp ứng kịp yêu cầu với tổng số đầu tư thực tế :988.760.868 đồng Đếnngày 31/12/2010 toàn bộ các công trình thiết bị như: Kho lạnh 80 tấn số 1, Kho lạnh 80tấn s ố 2, nâng cấp kho chờ đông thành hầm đông, nâng cấp hầm đông số1…đều đã đượcnghiệm thu và đưa vào sử dụng có hiệu quả, đồng thời nguồn vốn đầu tư này đều lấy từnguồn khấu hao tài sản cố định

Vì vậy, sự đầu tư mới này đã chưa thể góp phần gia tăng doanh thu năm 2010, làmcho hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp hơn so với năm 2009 Tuy nhiên sẽ hứa hẹnmột tiềm lực lớn trong những năm sắp đến

xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất (dự trữ _ sản xuất _ tiêu thụ ) Đẩy nhanhtốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn của Công ty,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để xác định hiệu suất sử dụng vốn lưu độngngười ta thường sư dụng các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, số ngày một vòng quaybình quân vốn lưu động

Trang 36

Qua Bảng 1 ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty tăng không ổnđịnh qua 3 năm Một đồng vốn lưu động đầu tư tại Công ty năm 2008 mang lại 4,7 đồngdoanh thu thuần, con số này tăng lên 10,78 đồng vào năm 2009 và năm 2010 lại giảmxuống còn 6,7 đồng doanh thu thuần.

- Năm 2009 so với 2008 vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn 6,08 vòng làm chothời gian một vòng luân chuyển giảm xuống 44 ngày

- Năm 2010 so với 2009 vốn lưu động luân chuyển chậm hơn 4,08 vòng làm chothời gian một vòng luân chuyển tăng lên 21 ngày

* Để thấy được các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố đến hiện tượng trên, ta cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luânchuyển vốn lưu động như sau:

- Năm 2009 so với năm 2008 :

+ Doanh thu thuần tăng lên 23.953.333 nghìn đồng đã làm cho số vòng quay vốnlưu động tăng lên:

25.046.069 5.322.802

48.999.602 4.543.795

48.999.602 5.322.802

Trang 37

là 5.988.840.000 đồng Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm trong năm 2010

là do khâu quản lý vốn không tốt, vốn lưu động tăng lên 6,98% hay 3.173.328.000 đồnglàm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 4,67 vong, lãng phí một lượng vốn lưu động3.015.602.000 đồng Đây là dấu hiệu không tốt của Công ty trong năm qua

 Phân tích số vòng quay hàng tồn kho và nợ phả thu:

Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếmmột tỷ lệ lớn Khoản phải thu chiếm 66,8% vốn lưu động trong đó riêng khoản phải thukhách hàng chiếm 60,7%, hàng tồn kho chiếm khoảng 13,5859(do mặt hàng kinh doanhcủa công ty có tính chất mau ương, chống thối) Như vây, để có thấy rõ hơn hiệu quả sửdụng vốn lưu động ta có thể đi vào xem xét chi tiết việc phân bổ vốn trong khâu thanhtoán và dự trữ thông qua số vòng quay phải thu khách hàng và số vòng quay hàng tồn khocủa công ty

51.696.442(54-33) 360

Ngày đăng: 14/04/2014, 21:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty : - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty : (Trang 13)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 14)
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tóan: - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
Sơ đồ t ổ chức bộ máy kế tóan: (Trang 16)
Bảng cân đôí tài khoản - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
Bảng c ân đôí tài khoản (Trang 17)
BẢNG 1.        Bảng phân tích hiệu quả cá biệt của Công ty. - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
BẢNG 1. Bảng phân tích hiệu quả cá biệt của Công ty (Trang 34)
BẢNG 3: Bảng phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của Công ty - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
BẢNG 3 Bảng phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của Công ty (Trang 39)
Bảng phân tích các chỉ số sinh lãi cổ phần. - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
Bảng ph ân tích các chỉ số sinh lãi cổ phần (Trang 52)
Bảng đánh giá chọn phương tiện vận chuyển - phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng
ng đánh giá chọn phương tiện vận chuyển (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w