1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng

111 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ

  • SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

  • KẾT LUẬN CHUNG

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Đà Nẵng, tháng 11 năm 2012 Tác giả luận văn Lê Hoa ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ 8 SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 8 KẾT LUẬN CHUNG 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH BHYT BHTN CNCN CPNCTT CPSX CPSXC Dawaco DN GTGT HĐQT KPCĐ KSNB NVLTT Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Chi nhánh cấp nước Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng Doanh nghiệp Giá trị gia tăng Hội đồng quản trị Kinh phí công đoàn Kiểm soát nội bộ Nguyên vật liệu trực tiếp iii QLDN SCL SCTX SXKD TK TM, NH TNHH MTV TSCĐ XDCB Quản lý doanh nghiệp Sửa chữa lớn Sửa chữa thường xuyên Sản xuất kinh doanh Tài khoản Tiền mặt, ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài sản cố định Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - LƯU ĐỒ Sơ đồ 2.2 Tên sơ đồ Trang Khái quát cách xây dựng định mức cho mỗi giai đoạn 19 sản xuất Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Cấp 39 nước ĐN Quy trình xử lý - Nhà máy nước Cầu đỏ 41 2.3 Quy trình xử lý – Nhà máy nước Sân bay 41 2.4 Quy trình xử lý – Nhà máy nước Sơn trà 42 2.5 Biểu đồ nước sản xuất – nước có doanh thu 42 2.6 Tình hình thất thoát 2006-2011 43 2.7 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Dawaco 44 2.8 Trình tự ghi sổ kế toán 45 3.1 Qui trình kiểm soát xuất kho NVLTT 85 3.2 Qui trình kiểm soát chi phí nhân công 90 3.3 Qui trình kiểm soát chi phí SCL, SCTX, sửa chữa ống bể 93 1.1 2.1 3.4 Sơ đồ phân vùng tách mạng hệ thống cấp nước theo khu vực 96 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 Tên bảng Trang Công suất cấp nước của Công ty trên địa bàn TP Đà 36 Nẵng Báo cáo kết quả hoạt động KD của Công ty năm 2011 37 Số liệu thực hiện năm 2011 43 Định mức kế hoạch tiêu hao NVLTT qua các năm 48 Dự toán khấu hao TSCĐ năm 2012 50 Dự toán SCTX, công cụ dụng cụ năm 2012 50 Định mức kế hoạch tiêu hao nhiên liệu qua các năm 51 Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung theo yếu tố 52 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm 53 Sổ chi tiết chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp 54 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 55 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung năm 2011 55 Bảng tổng hợp chi phí bán hàng năm 2011 56 Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 56 Phân công trách nhiệm kiểm soát chi phí nguyên vật 59 liệu trực tiếp Phân công trách nhiệm kiểm soát chi phí nhân công 62 trực tiếp Báo cáo chi phí điện năng qua các năm 64 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 79 Dự toán chi phí điện năng tháng 12 năm 2012 79 Bảng dự toán chi phí đầu tư lắp đặt ĐH cho KH mới 80 năm 2013 Bảng định mức chi phí thất thoát tháng 01/2013 81 Bảng tổng hợp tình hình thực hiện nguyên vật liệu trực 82 tiếp tháng 12 năm 2011 Bảng tổng hợp tình hình thực hiện chi phí điện năng 82 tháng 12 năm 2011 Bảng tập hợp chi phí theo đơn vị 83 Báo cáo chi phí thất thoát nước tháng 01/2013 84 Bảng so sánh tình hình thực hiện chi phí NVL TT tháng 87 12 năm 2011 v Số bảng 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 Tên bảng Trang Bảng phân tích chênh lệch giữa thực hiện với dự toán 88 chi phí NVL TT tháng 12 năm 2011 Bảng so sánh tình hình thực hiện chi phí điện năng 92 tháng 12 năm 2011 Bảng phân tích chênh lệch giữa thực hiện với dự toán 92 chi phí điện năng tháng 12 năm 2011 Bảng Phân công vùng quản lý cấp nước 95 Bảng tổng hợp và phân tích tình hình thất thoát theo 98 phân vùng tháng 12/2012 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh Khác với các tổ chức không vì lợi nhuận như cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo, Doanh nghiệp được thành lập với mục đích thu được lợi nhuận Dù cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ khác nhau, song hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là chuyển hoá các dạng khác nhau của nguồn lực kinh tế thành các dạng khác có giá trị hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Vấn đề tiêu hao các nguồn lực kinh tế ban đầu của các doanh nghiệp trong kế toán đó được xem là chi phí Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích, biểu hiện bằng tiền Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các tổ chức kinh tế khu vực, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải tự đổi mới để khẳng định vị trí, tạo chỗ đứng vững chắc cho mình trong nền kinh tế thị trường Trước sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải tăng cường và cải tiến công tác quản lý hoạt động của đơn vị mình để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất Công tác kiểm soát nội bộ là giải pháp rất quan trọng, giúp cho người quản lý kiểm tra, giám sát được mọi hoạt động của đơn vị Kiểm soát chi phí là một vấn đề quan tâm hàng đầu của người quản lý doanh nghiệp, vì chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất, cấu thành nên sản phẩm Để đạt được mục tiêu đó thì yêu cầu đặt ra là phải tiết kiệm được chi phí, mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải tự thân vượt qua những thách thức nếu không muốn sẽ bị đào thải ra khỏi môi trường kinh tế năng động Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nước ta đều chưa thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh 2 Luôn đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là chủ trương và mục đích của Ban Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) Tuy nhiên qua mỗi giai đoạn thì mục tiêu cũng như giải pháp để đạt được mục tiêu là khác nhau Hiện nay, cùng với công tác đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, thì công tác quản lý là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Dawaco Song song với công tác đầu tư phát triển cơ sở vật chất, các giải pháp tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, giữ vững và mở rộng thị trường, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu…thì Dawaco cần phải tăng cường công tác KSNB về chi phí SXKD, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Có như vậy mới nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro, củng cố lòng tin của các bên có lợi ích liên quan và tăng uy tín cho Công ty Hiện nay, tại Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng, công tác kiểm soát chi phí SXKD chưa được quan tâm đúng mức Câu hỏi được đặt ra với các nhà quản lý Doanh nghiệp, làm thế nào để kiểm soát chi phí một cách hiệu quả nhất? Đây là vấn đề cần thiết cần được tăng cường từ tình hình thực tế hoạt động SXKD của doanh nghiệp Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Dawaco, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng” 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Vận dụng cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh để phân tích thực trạng kiểm soát chi phí tại Dawaco, để đánh giá một cách khách quan các thủ tục kiểm soát chi phí của Dawaco Qua đó đánh giá những mặt mạnh, yếu hiện tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí SXKD tại Dawaco 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác KSNB chi phí SXKD tại Dawaco Dawaco là đơn vị có nhiều ngành sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Ngành sản xuất kinh doanh nước sạch; Ngành xây lắp công trình; Ngành kinh doanh vật tư; Ngành sản xuất và kinh doanh nước uống tinh khiết; Tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát các công trình xây lắp v.v… Để có thể khảo sát thực trạng kiểm soát chi phí cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh là một khối lượng công việc khá lớn Trong khi đó, về nguyên tắc thủ tục KSNB cho các đối tượng trong Dawaco là có các điểm tương đồng Vì thế sau khi cân nhắc và được Giáo viên hướng dẫn đồng ý, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ở ngành SXKD sản phẩm nước sạch của Công ty 4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp : phỏng vấn, thu thập tài liệu, thông tin, phân tích, so sánh giữa lý luận và thực tiễn kiểm soát, đánh giá công tác kiểm soát nội bộ chi phí, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Dawaco 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động về kiểm soát chi phí SXKD tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng, đánh giá hiệu quả, rút ra bài học, tìm ra các giải pháp khắc phục Vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD và hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí SXKD tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng 4 6 Kết cấu của luận văn Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng 7 Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Kiểm soát chi phí sản xuất là công việc không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó góp phần hạn chế được việc lãng phí các yếu tố trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị Đối với người làm công tác quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã phát sinh Do đó, kiểm soát chi phí là vấn đề cần thiết, quan trọng và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp Chính vì thế, đã có nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về công tác kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp như: tác giả Huỳnh Thị Loan “Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại Tổng Công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ”, viết về kiểm soát chi phí sản xuất và đưa ra một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất như sau: Tăng cường kiểm soát chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC, đồng thời tác giả cũng nêu ra công tác Kiểm soát sự biến động của CPSX chưa được toàn diện, do đó cần lập dự toán CPSX linh hoạt phục vụ công tác kiểm soát CPSX nhằm giúp cho nhà quản trị có thể so sánh được chi phí thực tế ở các mức độ hoạt động khác nhau 5 Luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng; tác giả Nguyễn Thị Tuyết (Năm 2007) “Tăng cường công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại nhà máy đóng tàu Đà Nẵng” Trong luận văn này, tác giả đặt ra vấn đề là việc sản xuất tại nhà máy đóng tàu đi theo một quy trình kỹ thuật công nghệ khá phức tạp, nếu không có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và tổ chức quản lý tốt cũng như việc ban hành các quy chế hoạt động và thiết kế quy trình tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học thì sẽ gây nên sự lãng phí trong chi phí sản xuất và trong việc xây dựng hệ thống định mức vẫn còn tồn tại, như bị động từ tính chất đơn chiếc của sản phẩm qua mỗi lần đặt hàng của khách hàng, công tác lập dự toán CPSX còn chưa linh hoạt Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường cho công tác kiểm soát CPSX, nâng cao hơn nữa hiệu quả SXKD và tăng khả năng cạnh tranh của nhà máy Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng ; Đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác công tác kiểm soát nội bộ về chi phí ở Công ty Điện lực 3, tác giả Hoàng Thị Thanh Hải (năm 2005), đề tài này đi vào vấn đề tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ chi phí, các thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất kinh doanh điện Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí đối với hệ thống thông tin kế toán ở các Doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Lưu Thị Hiếu (năm 2008), đề tài này đi chi tiết về kiểm soát nội bộ thông tin kế toán trong điều kiện các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố đang ứng dụng tin học vào công tác kế toán Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí tại các Doanh nghiệp thuộc khu quản lý đường bộ 5, của tác giả Trịnh Thị Hoàng Dung, (năm 2005), đề tài này đi vào công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp xây dựng 92 Lưu đồ 3.2 Quy trình kiểm soát chi phí nhân công Cần phải có qui định rõ ràng và áp dụng đúng qui định về việc phân công lao động làm thêm giờ khi cần thiết Để khắc phục sự thiếu cương quyết, nể nang trong cách xử lý sai phạm trong việc chấm thêm giờ, phòng tổ chức hành chính cần giao rõ trách nhiệm cho một bộ phận, phải chịu trách nhiệm xử phạt nếu không thực hiện đúng qui định về xét duyệt, thanh toán lương thêm giờ, các đơn vị trực thuộc nếu không thực hiện đúng thủ tục, qui trình xét duyệt làm thêm giờ sẽ không được thanh toán lương cho thời gian đó c/ Công tác kiểm soát chi phí sản xuất chung Trong nhóm chi phí này, chi phí về điện năng, chi phí sửa chữa lớn chiếm tỉ trong lớn, gây ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành, cần phải kiểm soát chặt chẽ để tiết kiệm chi phí cho các nhà máy, cần phải có đối chiếu 93 thường xuyên chi phí phát sinh với định mức đã xây dựng và phê duyệt, để có thể kịp thời điều chỉnh trong quá trình sản xuất Tương tự như việc phân tích biến động của chi phí nguyên vật liệu, phải thường xuyên đối chiếu chí phí điện năng thực tế hàng tháng với dự toán chi phí đã lập một cách thường xuyên để có thể kịp thời điều chỉnh trong quá trình sản xuất Vì chi phí điện năng chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí giá vốn hàng bán, chính vì thề việc kiểm soát, đối chiếu, phân tích tình hình thực hiện, theo dõi sự biến động của khoản mục chi phí này rất quan trọng, nếu phát hiện kịp thời, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm những lãng phí, hay rủi ro sẽ tránh cho Doanh nghiệp những thất thoát có thể xảy ra Cần phải lập các bảng phân tích sau: 94 Bảng 3.11 Bảng so sánh tình hình thực hiện chi phí điện năng tháng 12/2011 Dự toán Nhà máy Công suất (1000m3) Định mức (kWh/m3) Thực tế Khối Thành Định lượng Đơn giá tiền mức (1000kWh) (1000đ) (kg/m3) Cầu Đỏ 3.700 0,1920 710 1.078 Sân Bay 950 0,1921 182 1.078 152 4.802 0,1922 29 1.078 Sơn Trà Cộng 765.811 0,198 196.73 0,1921 0 31.493 0,1925 994.034 Khối lượng (kg) Đơn giá Thành tiền (1000đ) 733 1.078 789.743 182 1.190 217.169 29 1.078 31.542 1.038.454 (Số liệu từ nguồn Phòng kế hoạch XDCB và Phòng Kế toán Tài chính) Bảng 3.12 Phân tích chênh lệch giữa thực hiện với dự toán chi phí điện năng tháng 12/2011 Nhà máy Cầu Đỏ Sân Bay Sơn Trà Cộng Công suất (1000m3) 3.700 950 152 4.802 Định mức (kg/m3) 0 0 0 Khối lượng (kg) 22 0 Đơn giá 0 112 0 Thành tiền (1000đ) 23.932 20.439 49 44.420 95 Nhìn vào bảng chênh lệch chi phí điện năng, ta thây rõ tại NMN Cầu Đỏ, giá trị chi phí điện năng tăng lên đột biến, đơn giá điện bình quân không có sự biến động, chủ yếu do lượng tiêu hao tăng lên, cần kiểm tra quá trình điều khiển máy bơm, kiểm tra mạng lưới điện, phân tích nguyên nhân, do sử dụng lãng phí điện, qui trách nhiệm và xử lý Bên cạnh đó, ta cũng thấy giá trị chi phí điện tại NMN Sân Bay tăng lên đột biến, xét về lượng tiêu hao không thay đổi nhiếu, chủ yếu do sự thay đổi về đơn giá điện bình quân, có thể quá trình chạy máy bơm không áp dụng tập trung vào giờ thấp điểm, lượng điện tiêu hao ở giờ cao điểm nhiều, làm tăng đơn giá điện bình quân, kiểm tra phân tích rõ do nguyên nhân nào, qui trách nhiệm cho phần hành liên quan Từ những kết quả phân tích và kiểm tra, đề ra những giải pháp khắc phục sớm, tránh lãng phí cho Doanh nghiệp, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong từng bộ phận, giảm chi phí một cách hợp lý, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Ngoài ra, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa ống xì vỡ bất thường hàng năm cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu giá thành Vì thế cũng cần kiểm soát chặt chẽ về chi phí này Cần xây dựng qui trình rõ ràng để chi phí phát sinh là hợp lý nhất, không gây lãng phí cho Doanh nghiệp Lưu đồ 3.3 Quy trình kiểm soát chi phí sửa chữa lớn, SCTX, SC ống bể 96 Đối với những tình huống xì vỡ tại những đoạn ống có đường kính lớn, đương nhiên chi phí sử chữa sẽ phức tạp và có giá trị cao, số lượng và các chủng loại vật tư cũng cần phải dùng nhiều Cần phải có phân hành kỹ thuật nhân định mức độ khắc phục, lập dự toán sửa chữa, phê duyệt rồi tiến hành thực hiện theo căn cứ đã tính, sẽ kiểm soát chặt chẽ chi phí phát sinh d/ Công tác kiểm soát chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Trong chi phí bán hàng của Công ty, chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu và chưa kiểm soát được là chi phí thất thoát nướcm còn các chi phí khác thì hầu như không có sự đột biến và ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm nước Trong công tác kiểm soát chi phí bán hàng, cần có giải pháp kiểm soát lượng nước thất thoát, giảm thiểu chi phí thất thoát, Công ty cần tiến hành: Cần phải thực hiện phân vùng tách mạng trong hệ thống cấp nước, lắp đạt đồng hồ tồng cho từng vùng, từng cụm dân cư, theo dõi, thống kê sản lượng tiêu thụ của từng vùng từng cụm, so sánh với lượng nước đi qua đồng hồ tổng, lập bảng theo dõi và phát hiện kịp thời đột biến nếu có tại các cụm, các vùng, kiểm tra kiểm soát phát hiện kịp thời nguyên nhân để khắc phục Ta có thể phân mạng lưới cấp nước trong thành phố ra thành các vùng theo bảng sau: 97 Bảng 3.13 Bảng phân công vùng quản lý cấp nước Đơn vị hành chính Quận Cẩm Lệ Huyện Hòa Vang Vùng cấp nước Đơn vị quản lý Cẩm Lệ và Hòa Vang Chi nhánh CN Cẩm Lệ Quận Hải Châu Hải Châu Chi nhánh CN Hải Châu Quận Liên Chiểu Liên Chiểu Chi nhánh CN Liên Chiểu Quận Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn Chi nhánh CN Ngũ Hành Sơn Quận Sơn Trà Sơn Trà Chi nhánh CN Sơn Trà Quận Thanh Khê Thanh Khê Chi nhánh CN Thanh Khê Hệ thống mạng lưới đặt các đồng hồ tổng cho từng vùng, khu vực, cụm Vào các thời điểm cố định, các đồng hồ tổng truyền dữ liệu về trung tâm kiểm soát từng ngày Bộ phận kiểm soát tập hợp báo cáo sản lượng tại thời điểm tương ứng để có kết quả chi phí thất thoát thực tế Dựa theo các kết quả đó có thể xác định thất thoát trên mạng lưới đường ống cấp nước Lượng nước thất thoát phải được thống kê lại bằng cách tính gần đúng để tính toán được tỷ lệ thất thoát nước trong vùng Cần phải đưa ra quy chế kiểm tra, kiểm soát về hiện tượng rò rỉ, hiện tượng khách hàng gian lận , dùng nước trái phép, hiện tượng đồng hồ đo nước bị hỏng không chạy, để việc phát hiện và khắc phụ được kịp thời, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp Theo thực tế, đặc điểm từng địa bàn cấp nước cho khách hàng trong thành phố, có thể đưa ra phương án phân vùng tách mạng theo sơ đồ sau: 98 Sơ đồ 3.4 Hệ thống mạng lưới được phân vùng tách mạng theo khu vực Vùng (Chi nhánh) Khu vực Cụm 99 Từ đó, lập báo cáo định kỳ về tình hình thất thoát theo các khu vực đã phân chia và lắp đồng hồ tổng, tiến hành phân tích, đánh giá những khu vực có sự gia tăng đột biến, kiểm tra ở mức độ kỹ càng hơn, rà soát tuyệt đối trong phạm vi cụm hay vùng có lượng thất thoát đột biến, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục sớm (Bảng 3.12) Ví dụ: Qua bảng tổng hợp tình hình thất thoát Dễ nhận thấy 2 cụm trong vùng Hải Châu: cụm 1, cụm 2 trong KVHC04 có tỉ lệ thất thoát khá cao: 30% Để khắc phục giảm chi phí thất thoát, cần tiến hành kiểm tra kỹ trong phạm vi 2 cum trên của Hải Châu bằng các thiết bị dò tìm, bằng nghiệp vụ kiểm tra, bảo dưỡng ống, chắc chắn trong phạm vi nhỏ hơn sẽ có khả năng cao tìm ra điểm xì vỡ, rò rỉ hay tình trạng sử dụng nước trái phép… 100 Bảng 3.14 Bảng tổng hợp và phân tích tình hình thất thoát theo phân vùng tháng 12/2012 STT VÙNG ĐH TỔNG TỔNG SL KL TT %TT KV HC 01 HC CHI 02 NHÁNH 1 CẤP NƯỚC 1.166.596 886.61 3 279.983 HC 03 CHÂU HC 04 CHI 2 TK 1.005.58 CẤP 4 NƯỚC 774.300 231.28 4 TỔNG TỔNG SL 291.900 231.900 375.000 280.000 24 HẢI NHÁNH ĐH 23 01 TK 279.100 220.000 220.596 154.713 290.500 228.365 72.534 213.416 KL TT %TT CỤM ĐH TỔNG HC.01.01 56.380 HC.01.02 68.730 60.000 20,6 HC.01.03 49.250 HC.01.04 55.560 HC.01.05 61.980 HC.02.01 92.440 HC.02.02 85.250 95.000 25,3 HC.02.03 86.390 HC.02.04 110.920 HC.03.01 45.660 HC.03.02 30.580 HC.03.03 61.230 59.100 21,2 HC.03.04 53.280 HC.03.05 47.560 HC.03.06 40.790 HC.04.01 37.408 HC.04.02 41.452 HC.04.03 48.534 65.883 29,9 HC.04.04 38.480 HC.04.05 54.722 TK.01.01 67.023 TK.01.02 75.360 62.135 21,388985 TK.01.03 65.492 TK.01.04 82.625 TK.02.01 42.800 59.118 21,691972 TK.02.02 39.373 TỔNG SL 45.102 54.272 38.614 44.310 49.602 70.500 61.500 62.390 85.610 35.615 24.770 48.804 40.879 38.524 31.408 26.232 29.002 34.349 26.304 38.826 52.940 59.198 51.292 64.935 33.280 31.108 KL TT 11.278 14.458 10.636 11.250 12.378 21.940 23.750 24.000 25.310 10.045 5.810 12.426 12.401 9.036 9.382 11.176 12.450 14.185 12.176 15.896 14.083 16.162 14.200 17.690 9.520 8.265 %TT 20 21 22 20 20 24 28 28 23 22 19 20 23 19 23 30 30 29 32 29 21 21 22 21 22 21 101 STT VÙNG THANH KHÊ ĐH TỔNG TỔNG SL KL TT %TT KV ĐH TỔNG TỔNG SL KL TT %TT ĐH CỤM TỔNG TK.02.03 TK.02.04 02 TK.02.05 TK.03.01 TK 200.000 148.256 51.744 25,872 TK.03.02 03 TK.03.03 TK.04.01 TK TK.04.02 242.550 184.263 58.287 24,030921 TK.04.03 04 TK.04.04 64.791 55.450 70.120 60.250 72.500 67.250 50.840 60.169 70.680 60.861 TỔNG SL 50.466 44.353 54.209 44.000 51.256 53.000 36.570 43.800 55.470 48.603 KL TT 14.325 11.097 15.911 16.250 21.244 14.250 14.270 16.369 15.210 12.258 %TT 22 20 23 27 29 21 28 27 22 20 (Ước tính từ số liệu kế hoạch) 102 3.2.3 Tăng cường kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ các qui định về công tác kiểm soát chi phí tại Công ty, phát hiện sai phạm và có biện pháp khắc phục kịp thời - Thành lập bộ phận giám sát, kiểm tra đánh giá việc tuân thủ các thủ tục của các đơn vị trực thuộc Công ty, ví dụ kiểm tra việc áp đơn giá nước phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng để tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả kinh doanh, kiểm tra tình hình sử dụng nước của khách hàng trên các khu vực trong thành phố, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp dùng nước trái phép, giảm tỉ lệ thất thoát cho Công ty Kiểm tra, phát hiện các trường hợp các chi nhánh quản lý mạng lưới cấp nước không bảo quản tốt đường ống, để đường ống bị hư hỏng, trong tình trạng không đạt yêu cầu kỹ thuật, dễ dẫn đến nguy cơ vỡ ống, nước thất thoát, làm giảm hiệu quả SXKD của Công ty Tuy nhiên, khi xảy ra những thất thoát nêu trên lượng nước mất đi cần được thống kê lại bằng cách tính gần đúng để tính toán được tỷ lệ thất thoát nước Những thất thoát nêu trên nếu được phát hiện thì phải xử lý dứt điểm ngay khi có thể để giảm thiểu tỉ lệ thất thoát trên mạng lưới Ngoài ra, trong quá trình khắc phục điểm thất thoát, đội thi công cần phải xem xét, nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện điểm thất thoát (do thi công lắp đặt; do các nguyên nhân khách quan như đất lún, rung ; do ý thức của người dân ) đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục về lâu dài, Đối với những nguyên nhân gây thất thoát chưa phát hiện được, đơn vị quản lý cần phải tiến hành khảo sát, dò tìm bằng các thiết bị máy móc khảo sát rò rỉ trong vùng cố định để phát hiện và xử lý kịp thời, nhằm giảm thiểu lượng nước thất thoát Đối với các trường hợp sử dụng nước trái phép, gian lận của khách hàng 103 Đối với trường hợp đồng hồ đo lượng nước bị hỏng, đo không chính xác, không chạy… Sau khi phát hiện và định vị chính xác được điểm rò rỉ, người khảo sát rò rỉ lập tức báo cho đơn vị quản lý mạng lưới, chỉ đạo cho tổ sửa chữa để khắc phục sự cố Lượng nước thất thoát phải được được thống kê lại để tính toán được tỷ lệ thất thoát nước trong vùng Sữa chữa rò rỉ kịp thời sẽ giảm thiểu được mức độ thiệt hại, giảm được chi phí thất thoát, vì vậy sửa chữa cần được hoàn thành kịp thời, dứt điểm, khi phát hiện ra rò rỉ 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng, kết hợp với cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi phí SXKD tại Công ty, bao gồm: Các giải pháp hoàn thiện thông tin phục vụ cho kiểm soát, hoàn thiện các công tác kiểm soát chi phí như : chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ các qui định trong công tác kiểm soát, các giải pháp nhằm đảm bảo tính tuân thủ các qui định trong công tác kiểm soát chi phí nhằm giúp Công ty có thể kiểm soát chặt chẽ hơn các chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề về bảo vệ môi trường 105 KẾT LUẬN CHUNG Xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế tất yếu dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thương trường càng gay gắt hơn Do vậy, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải nhanh nhạy với các biến động trên thị trường, phải quản lý được chi phí sản xuất, từ đó tăng cường kiểm soát quản lý chi phí sản xuất nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả hoạt động giúp cho các nhà quản lý có cơ sở đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời; đạt được lợi nhuận mong muốn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Kiểm soát chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng hàng đầu của quản lý chi phí Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã giải quyết được các nội dung sau: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng Luận văn phản ánh thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng bao gồm: Mục tiêu kiểm soát, Tổ chức thông tin phục vụ cho kiểm soát chi phí sản xuất và các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất Phân tích chỉ ra những mặt hạn chế cần hoàn thiện về kiểm soát chi phí sản xuất tại DAWACO Từ đó, xác định một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại DAWACO nhằm hạn chế việc sử dụng lãng phí chi phí, hạn chế thất thoát để làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận hoạt động cho Công ty Hy vọng rằng, qua luận văn này, nghiên cứu của tác giả có thể góp phần nhỏ bé nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng trong thời gian tới 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính (2005), Chế độ Kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006, Nxb Tài chính, Hà Nội [2] Bộ tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đã ban hành qua các đợt) [3] Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, NXB Thống kê [4] PGS.TS.Phạm Văn Dược, NCS Trần Văn Tùng, Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, Web: Tapchiketoan.com [5] GS-TS Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết môn kiểm toán, NXB Tài chính Hà Nội, [6] Vũ Huy Đức (1999), Kiểm toán nội bộ, NXB Thống kê, Hà Nội [7] TS Đoàn Thị Ngọc Trai (2009), Giáo trình Kiểm toán dành cho học viên cao học khóa 2008 – 2011 [8] GS-TS Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình môn học Kế toán quản trị dành cho học viên cao học khóa 2008 – 2011 [9] GS-TS Trương Bá Thanh, TS Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Giáo dục [10] TS Nguyễn Công Phương, ThS Phạm Hoài Hương, ThS Lê Văn Nam, TS Trần Đình Khôi Nguyên, ThS Lê Thị Kim Hoa, Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp phần II, Khoa kế toán – Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2010), NXB Tài chính [11] Các báo cáo tài chính, kế hoạch, dự toán (2010-2011), Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng ... kinh doanh doanh nghiệp Chương II: Thực trạng cơng tác kiểm sốt chi phí sản xuất kinh doanh Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng Chương III: Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi phí sản xuất kinh. .. nghiệp Chi nhánh cấp nước Chi phí nhân cơng trực tiếp Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung Cơng ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng Doanh nghiệp Giá trị gia tăng Hội đồng quản trị Kinh phí cơng đồn Kiểm. .. phố Đà Nẵng  Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cấp nước Đà Nẵng trước Nhà máy nước Đà Nẵng, tiếp quản từ Thủy cục Đà Nẵng từ ngày 29/03/1975 Đến 23/3/1985, đổi tên thành Công ty Cấp nước Đà Nẵng

Ngày đăng: 29/03/2018, 01:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w