Định nghĩa về mối quan hệ Nhà nước Tư nhân Theo định nghĩa của ABD, thuật ngữ “mối quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức Nhà nước và Tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác. Theo dự thảo “Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư ”: Đầu tư theo hình thức đối tác công- tư là việc nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp để thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng Dự án. • PPP thể hiện một khuôn khổ có sự tham gia của khu vực Tư nhân nhưng vẫn ghi nhận và thiết lập vai trò của chính phủ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải cách của khu vực Nhà nước và đầu tư công. • Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân chặt chẽ phân định một cách hợp lý các nhiệm vụ, nghĩa vụ và rủi ro mà mỗi đối tác Nhà nước và đối tác Tư nhân phải gánh vác. Đối tác Nhà nước trong mối quan hệ PPP là các tổ chức chính phủ, bao gồm các bộ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp Nhà nước. Đối tác Tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc nước ngoài, và có thể là các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có chuyên môn về tài chính hoặc kỹ thuật liên quan đến dự án. Mối quan hệ PPP cũng có thể bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức cộng đồng (CBO) đại diện cho những tổ chức và cá nhân mà dự án có tác động trực tiếp.
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC NHÀ NƯỚC- TƯ NHÂN (PPP) I. Các khái niệm về mối quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân 1. Định nghĩa về mối quan hệ Nhà nước Tư nhân Theo định nghĩa của ABD, thuật ngữ “mối quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức Nhà nước và Tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác. Theo dự thảo “Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư ”: Đầu tư theo hình thức đối tác công- tư là việc nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp để thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng Dự án. • PPP thể hiện một khuôn khổ có sự tham gia của khu vực Tư nhân nhưng vẫn ghi nhận và thiết lập vai trò của chính phủ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải cách của khu vực Nhà nước và đầu tư công. • Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân chặt chẽ phân định một cách hợp lý các nhiệm vụ, nghĩa vụ và rủi ro mà mỗi đối tác Nhà nước và đối tác Tư nhân phải gánh vác. Đối tác Nhà nước trong mối quan hệ PPP là các tổ chức chính phủ, bao gồm các bộ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp Nhà nước. Đối tác Tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc nước ngoài, và có thể là các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có chuyên môn về tài chính hoặc kỹ thuật liên quan đến dự án. Mối quan hệ PPP cũng có thể bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức cộng đồng (CBO) đại diện cho những tổ chức và cá nhân mà dự án có tác động trực tiếp. 1 • Các lĩnh vực trong đó mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân đã thực hiện trên toàn thế giới bao gồm: - Sản xuất và phân phối điện, - Nước và vệ sinh, - Xử lý phế thải, - Đường ống, - Bệnh viện, - Xây dựng trường học và cơ sở vật chất giảng dạy, - Sân vận động, - Kiểm soát không lưu, - Nhà tù, - Đường sắt, - Đường bộ, - Hệ thống tính phí dịch vụ và các hệ thống công nghệ thông tin khác, - Nhà ở, • Ba nguyên nhân chính thúc đẩy chính phủ tham gia vào mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân về phát triển cơ sở hạ tầng là: - Thu hút vốn đầu tư Tư nhân (bổ sung cho nguồn vốn Nhà nước hoặc giải phóng cho nguồn vốn Nhà nước để sử dụng vào những nhu cầu khác của Nhà nước); - Tăng năng suất và sử dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả hơn; - Cải cách các lĩnh vực thông qua việc phân bổ lại vai trò, động cơ, trách nhiệm, giải trình. • Các bên liên quan đều có vai trò quan trọng, nhưng những bên liên quan sẽ có lợi ích khác nhau, những lợi ích này sẽ ảnh hưởng đến việc họ tiếp cận vai trò 2 của mình như thế nào. Cần phải có một quá trình tham vấn để điều hòa và xác định những vấn đề ưu tiên, đem lại sự nhất trí rộng rãi đối với các mục tiêu của mối quan hệ đối tác PPP. 2. Cơ cấu một mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân: Mối quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân có thể thực hiện theo các cơ cấu và hình thức hợp đồng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân đều kết hợp 3 đặc điểm chính: - Một thỏa thuận hợp đồng xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên, - Chia sẻ rủi ro một cách hợp lý giữa các đối tác Nhà nước và đối tác Tư nhân, - Phần thưởng tài chính cho bên Tư nhân tương xứng với những kết quả đã được đề ra từ đầu • Các dạng hợp đồng mang tính chất mối quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân bao gồm: - Các hợp đồng dịch vụ; - Các hợp đồng quản lý; - Các hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng giao thầu; - Các thỏa thuận BOT- BTO- BT; 3 - Nhượng quyền; - Liên doanh. Mỗi phương án thiết lập mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân có những mức độ nghĩa vụ và rủi ro khác nhau đối với nhà điều hành Tư nhân, đi kèm với những cơ cấu và hình thức hợp đồng khác nhau 3. Thiết lập một mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân Việc lựa chọn một phương án thiết lập mối quan hệ đối tác PPP phù hợp dựa vào phân tích về: - Các phương án thiết lập mối quan hệ PPP sẵn có, - Những trở ngại kỹ thuật và các mục tiêu của lĩnh vực, - Những trở ngại về luật pháp và quy định, - Các vấn đề và thể chế, - Những yêu cầu và những trở ngại về thương mại, tài chính, và cấp vốn, - Mối quan tâm của thị trường, - Các yêu cầu đặc biệt của lĩnh vực dựa trên những đặc điểm của hệ thống hoặc dân số. Mối quan hệ đối tác PPP cần được thực hiện theo một chiến lược cải cách tổng thể. Các mục tiêu của một dự án PPP sẽ là một tập hợp con của các mục tiêu cải cách tổng thể của lĩnh vực. Danh sách các mục tiêu cải cách cần được so sánh với những kết quả phân tích và các đặc điểm của từng loại hình hợp đồng, các ưu thế và bất lợi của mỗi loại hình, các kết quả và các điều kiện tiên quyết. II. Hình thức PPP trên thế giới 4 1. Đầu tư theo hình thức PPP trên thế giới, bài học kinh nghiệm Hình thức PPP đã được áp dụng phổ biến trên thế giới từ cách đây 20 năm và có nhiều hình thức và phương án để thiết lập một mối quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân. Các hình thức quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân khác nhau thường tương thích với những hình thức dự án và lĩnh vực cụ thể và đã được sử dụng rất rộng rãi trong những hình thức dự án và lĩnh vực cụ thể đó. Mặc dù có sự khác nhau về các yếu tố lịch sử, hoàn cảnh kinh tế và các chính sách công đi kèm, mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một mô hình PPP riêng, nhưng bài học kinh nghiệm chung rút ra từ những quốc gia áp dụng thành công hình thức PP có những điểm chính sau: + Nhà nước là người lập dự án kêu gọi đầu tư. Nhà nước bỏ tiền ra để nghiên cứu dự án, thiết kế, xây dựng các thủ tục, tính toán đầu tư khả thi, định ra 5 mức lợi nhuận trước khi kêu gọi đầu tư. Khi đủ điều kiện mới đưa ra kêu gọi đầu tư, + Lựa chọn nhà đầu tư bằng cách đấu thầu một cách minh bạch nhằm có được đối tác có lợi nhất, + Vốn của nhà đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, các đối tác cho vay sẽ tính toán và đặt niềm tin vào hiệu quả dự án. Kinh nghiệm cho thấy, sự tham gia của Nhà nước trong góp vốn cho dự án cũng rất quan trọng, tăng khả năng huy động vốn. + Hầu hết các dự án PPP thành công đều liên quan đến cải cách khu vực Nhà nước trên diện rộng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, dù có nhiều ưu điểm, song ở nhiều nước trên thế giới PPP cũng chỉ được xem là một hình thức đầu tư bình thường như bao phương thức khác. Một số nước đã thành công với PPP và huy động được vốn cho công tác đầu tư hạ tầng, nhưng cũng không ít nước thất bại và không thu hút được bao nhiêu nguồn lực từ PPP này. Trên thực tế đầu tư theo mô hình PPP chỉ mới chứng minh thành công ở một số nước phát triển, những nơi năng lực quản lý của cơ quan công quyền cũng phát triển và minh bạch như: Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Úc, Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng chỉ mới tiến hành theo phương thức này như Singapore chỉ mới phát triển PPP từ 2-5 năm trở lại đây và cũng đang gặp nhiều khó khăn. Indonesia cũng tiến hành khoảng 3-4 năm nay. Trong trường hợp Việt Nam hiện nay, các chuyên gia cho rằng, trước hết đó là vấn đề thay đổi các thiết chế cần thiết, quy định về mức phí sử dụng các dịch vụ, thay đổi quan điểm cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư PPP, những quy định cần phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện Việt Nam. Xây dựng một cơ chế hỗ trợ đối với các dự án, tính đến vai trò của nhà nước với tư cách là người bão lãnh và xúc tiến khả thi. 2. Đầu tư theo hình thức PPP vào lĩnh vực đường sắt đô thị trên thế giới Cơ sở hạ tầng cho đường sắt đô thị rất tốn kém và số tiền người dân bình thường có thể trả giá vé là không đủ để trả các chi phí xây dựng và vận hành đường 6 sắt, thậm chí, trong nhiều trường hợp không đủ để trang trải chi phí hoạt động hằng ngày. Vì thế các chính phủ đã phải trang trải các khoản thiếu hụt. Họ phải cung cấp cơ sở hạ tầng, hoặc ít nhất là giúp đỡ, hỗ trợ để cung cấp nó, đồng thời hỗ trợ các chi phí hoạt động và bảo trì. Trong những năm gần đây, trong nỗ lực quản lý tài chính công, chính phủ các nước đã chuyển sang hợp tác đầu tư với khu vực tư nhân. Trong một số trường hợp, một số tiện ích thuộc sở hữu nhà nước đã được chuyển giao cho tư nhân kèm theo các ưu đãi, bảo lãnh và trợ cấp tài chính. Với sự bão lãnh của nhà nước và sự thay đổi trong quản lý, vận hành từ phía đơn vị tư nhân, trong nhiều trường hợp đã có những thành công nhất định trong điều hành hệ thống đường sắt. Tuy nhiên, mười năm qua chỉ ra rằng, sự hợp tác đầu tư và cung cấp dịch vụ đường sắt ở Anh đã ko chứng minh được sự thành công mà các chính trị gia hy vọng. Chi phí tăng thêm dù điều kiện vận hành thuận lợi hơn. Với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, hiệu quả từ hoạt động vận hành, duy trì dịch vụ giao thông công cộng- đường sắt đô thị- lại không rõ ràng nên đường sắt đô thị là lĩnh vực kém hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân trên thế giới . Do đó thường là Nhà nước sẻ đầu tư cơ sở hạ tầng, còn tư nhân đầu tư phương tiện, thiết bị, khai thác và vận hành. III. Hình thức PPP tại Việt Nam 1. Tình hình các dự án đầu tư BOT- BTO, BT tại Việt Nam Là một dạng của mối quan hệ đối tác Nhà nước- Tư nhân, các dự án BOT bắt đầu xuất hiện từ 1996 tại Việt Nam, sau đó là Luật Đầu Tư năm 2005 và được cụ thể hóa bởi Nghị định 108/2009/NĐ-CP. Thế nhưng, theo bà Vũ Quỳnh Lê, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu của bộ KHDT, đến nay cả nước chỉ mới có 90 dự án đầu tư theo các hình thức BOT với tổng vốn đăng kí 7,1 tỉ USD. Trong đó, đầu tư về giao thông chiếm 70% số dự án và 95% vốn. Vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 8 dự án đạt 1,8 tỉ USD. Nguyên nhân của việc thu hút kém là do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền và bị “vướng” về mặt pháp luật. Không những vậy, hầu 7 hết các dự án nhà nước kêu gọi đầu tư hiện nay được chuẩn bị hết sức sơ sài, không hấp dẫn nhà đầu tư Vốn đầu tư đã ít, quá trình đầu tư lại gặp nhiều khó khăn gây ra sự thất bại của nhiều dự án BOT cũng như lãng phí nguồn vốn. Một số ví dụ: + Dự án Cầu- đường Bình Triệu II: đang tiến hành thì thành phố điều chỉnh quy hoạch, dự án đình trệ. + Dự án liên tỉnh lô 15K: đang tiến hành thì thành phố thay đổi chủ trương, mở rộng dự án, đền bù giải tỏa làm đội vốn lên quá nhiều dẫn đến dự án không khả thi. Các nhân tố chính đã dẫn đến sự thất bại trong các dự án BOT giao thông hiện nay tại Việt Nam: + Quy hoạch chưa hoàn thiện + Chủ trương thay đổi + Giá đền bù giải tỏa + Giá vât liệu xây dựng + Thuế + Thời gian lập, phê duyệt dự án quá lâu và không có cơ chế linh hoạt trước biến động giá. Ngoài ra, trong thời gian qua, việc phân bổ nguồn vốn và mời gọi đầu tư trong nước cũng có nghịch lý so với tình hình chung thế giới: 8 Theo đó, các lĩnh vực thu hút được nhiều đầu tư trên thế giới là năng lượng và viễn thông chứ không phải là giao thông như ở tại Việt Nam hiện nay. Đây là điều hết sức đáng tiếc. 2. Sự cần thiết phải thay đổi mô hình đầu tư Thiếu hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản, thất thoát nguồn vốn ưu đãi từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khung pháp lý và điều kiện đầu tư chưa đủ hấp dẫn cũng như chưa đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư hiện đang là một vấn đề lớn của Việt Nam. Nhu cầu đầu tư ngày càng lớn trong nước (khoảng 16 tỉ USD/năm) đang vấp phải sự khan thiếu vốn do lượng vốn từ chính phủ chỉ đáp ứng được khoảng 7-8 tỉ USD. Đầu tư theo hình thức BOT đã ko thành công, không tận dụng được nguồn vốn ít ỏi của các nhà đầu tư cũng như lĩnh vực đầu tư không hấp dẫn. Do đó, chuyển đổi mô hình đầu tư sang PPP là một yêu cầu tất yếu tại Việt Nam hiện nay nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, năng lực quản lý, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư , hợp lý hóa quy trình đầu tư theo thông lệ quốc tế cũng như có thể tận dụng được nguồn vốn đầu tư từ tư nhân trong và ngoài nước. 9 3. Tình hình chung hình thức PPP tại Việt Nam Được sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và WB nhằm thu hút vốn từ kinh tế tư nhân, giảm chi phí thực hiện dự án và san sẻ rủi ro cho Nhà nước đã được tiến hành. Ngân hàng Thế giới đã cam kết viện trợ không hoàn lại để xây dựng Văn phòng phát triển chương trình hợp tác Nhà nước- Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng khung tài trợ dự án PPP dựa trên thị trường. Đây là tín hiện đáng mừng cho hình thức PPP tại Việt Nam. Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam: “ Dự án PPP đầu tiên được triển khai tại Việt Nam là dự án xây dựng đường cao tốc có ưu tiên cao”. Hiện nay, đã xác định được hai dự án đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm mô hình đầu tư theo hình thức PPP là Dự án Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và tuyến cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa. Ngoài các dự án trên, nhiều tuyến khác trong dự án tuyến đường cao tốc Bắc Nam cũng đang được Bộ giao thông vận tải nhắm đến để triển khai theo hình thức PPP. Bên cạnh đó, còn có các dự án nhiều triển vọng khác như : Cảng quốc tế Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao TP.HCM- Cần Thơ… 10 [...]... Đầu Tư đã có tờ trình 1849/BKH_QLĐT kèm theo Dự thảo thí điểm gửi Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác Công- Tư Trong đó quy định bốn nguyên tắc thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác Công- Tư như sau: + Bảo đảm mục tiêu thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để cung cấp dịch vụ công + Vốn của khu vực tư nhân. .. thu hút vốn đầu t - đề xuất cần: • Sớm liên hệ với Văn phòng phát triển chương trình hợp tác Nhà nướcTư nhân (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng- hiện đang được WB và Chính phủ xây dựng, hoặc Bộ ngành chức năng để: + Hướng dẫn phương pháp tiến hành dự án theo hình thức PPP + Hỗ trợ Ban Quản lý Đường sắt đô thị trong quá trình lập dự án + Cung cấp thông tin đến những nhà đầu tư nhân • Phối hợp với JICA... minh, hợp tác trong đầu tư 14 xây dựng và cung cấp dịch vụ đường sắt đô thị không thu được nhiều thành công do đây là lĩnh vực quá đắt đỏ Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thành công đối với những tuyến có thuận lợi về xây dựng, nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước cũng như nhu cầu sử dụng lớn, ngoài ra có thể kể đến các hình thức hợp đồng dịch vụ ( chính ph - cơ quan nhà nước thuê một công ty tư nhân. .. vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển Đầu tư theo hình thức PPP hiện được xem là lời giải cho bài toán thiếu vốn trầm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố cam kết ủng hộ, sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm về các dự án hạ tầng trên 2 Định hướng đầu tư theo hình thức PPP Mô hình PPP là một kênh kêu gọi đầu tư rất mới nhưng... + Nhà nước tham gia góp vốn cho dự án, tăng khả năng huy động vốn + Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, luật định phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện trong nước Ngoài ra, cần có một cơ quan phụ trách mối quan hệ đối tác Nhà nướcTư nhân được thành lập như một điểm điều phối, kiểm soát chất lượng, chịu trách 15 nhiệm giải trình và các thông tin liên quan tới các mối quan hệ đối tác Nhà nướcTư... vốn tư nhân 3 Đề xuất kiến nghị Theo những kinh nghiệm thành công và thất bại từ các quốc gia đã thực hiện hình thức đầu tư PPP, để thực hiện thành công dự án PPP cần phải: + Nhà nước bỏ tiền ra để nghiên cứu dự án, thiết kế, xây dựng các thủ tục, tính toán đầu tư khả thi, định ra mức lợi nhuận trước khi kêu gọi đầu tư + Lựa chọn nhà đầu tư bằng cách đấu thầu một cách minh bạch nhằm có được đối tác. .. TP đề xuất thực hiện Nhà ga Trung tâm Bến thành với 2 cấu phần + Cấu phần 1: cấu phần kết cấu nhà ga trung tâm cho các tuyến 1, 2, 3a và 4 dự kiến sẽ vay vốn ODA thực hiện, + Cấu phần trung tâm thương mại ngầm chung quanh nhà ga: dự kiến sau này sẽ kêu gọi đầu tư bằng hình thức PPP Đề xuất của JICA về đầu tư xây dựng nhà ga theo hai cấu phần và có sự tham gia của các đối tác tư nhân trong cấu phần thương... PPP cấu phần thương mại, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư tư nhân tiếp cận dự án cũng là hướng đi tích cực, góp phần hoàn thiện dự án, đảm bảo lợi ích hài hòa của không chỉ nhà nước- tư nhân mà đặc biệt là với người dân thành phố Đề xuất này cũng đã nhận được sự ủng hộ của các sở ban ngành thành phố 2 Các dự án khác có thể áp dụng hình thức PPP Thực tế của lĩnh vực đường sắt đô thị trên thế... thị trường vốn thương mại trong nước và quốc tế, phải đảm bảo không dẫn đến nợ công + Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án Nhà đầu tư có thể huy động vốn vay thương mại (không có bảo lãnh của Chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án + Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án trên cơ sở cạnh... mức giá sử dụng dịch vụ, các điều kiện ưu đãi nhà đầu tư để làm cơ sở phục vụ công tác lập dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong mối quan hệ PPP IV Hình thức PPP tại thành phố Hồ Chí Minh 1 Tình hình chung Theo ông Nguyễn Thành Tài- Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM giai đoạn từ 201 1-2 015 thành phố cần 15 tỷ USD để đầu tư vào các dự án hạ tầng nước, chống ngập, đường sắt đô thị Nhu cầu . BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC NHÀ NƯỚC- TƯ NHÂN (PPP) I. Các khái niệm về mối. theo các hướng: + Nghiên cứu thông lệ quốc tế về PPP, các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, hoàn thiện luật pháp phù hợp điều kiện quốc tế trong điều kiện Việt Nam. + Nghiên cứu các mẫu. nhân. • Phối hợp với JICA sớm nghiên cứu khả thi Dự án Nhà ga Trung tâm Bến thành. Từ đó tính toán đầu tư khả thi cho các cấu phần có sự tham gia của tư nhân. • Nghiên cứu thêm về các dự án