Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài FII tại Việt Nam Sự cần thiết thu hút FII Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối vớ
Trang 1TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
I Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tại Việt Nam
Sự cần thiết thu hút FII
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII) Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh
mẽ các mối
quan hệ kinh tế
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK) Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ
có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế
(vốn, công nghệ, quản lý…)
Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn
Trang 2Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm
Tiềm năng thu hút FII
Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10% Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang
các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư
Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới
Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn đầu
tư nước ngoài của Việt Nam Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
II Thực trạng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam
Trang 3- Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001
có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI
trong khoảng 30-40%)
- Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn
đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức
Theo nhận định của nhiều quỹ đầu tư nước ngoài tại Hội nghị "Funds World Vietnam 2007" vừa diễn ra tại TPHCM, hiện có khoảng 4 - 5 tỷ U SD v ốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đang
chờ để đầu tư vào thị trường Việt Nam Trong đó, một phần sẽ được đổ vào các đợt IPO của những
doanh
nghiệp lớn như: Vietcombank, BIDV, MHB, Incombank, MobiFone…
Hiện có khoảng 25 quỹ đầu tư nước ngoài quy mô lớn đang tham gia đầu tư tại TTCK Việt Nam Trong đó, nguồn vốn đổ vào nhiều nhất là ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, tài chính…
Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp
lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài
- Theo đánh giá của các chuyên gia trong trong ngành quản lý quỹ, hiện sự phân bổ vốn của các
Trang 4quỹ đầu tư ngoại vào Việt Nam còn nhỏ lẻ Vì vậy, trong thời gian tới, khi Việt Nam hội nhập sâu
Trang 5rộng hơn với thế giới, nguồn vốn gián tiếp "chảy vào" dự kiến sẽ ngang bằng với Malaysia là 50 tỷ USD hiện nay
- 50% vốn đầu tư gián tiếp vào VN thuộc các nhà đầu tư Mỹ: Đây là thông tin được ông James Riedel, chuyên gia cao cấp Dự án Hỗ trợ thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), đưa ra tại Hội thảo đánh giá tác động của BTA với thương mại và cơ cấu kinh tế của VN ngày 17/7 Theo ông James Riedel, kết quả nghiên cứu cho thấy trong vài năm trở lại đây, người nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ ngày càng tham gia đầu tư gián tiếp nhiều hơn vào Việt Nam Họ mua cổ phần trong các công ty Việt Nam trên thị trường chứng khoán và thực hiện giao dịch mua lại quan trọng thông qua các
đợt chào mua riêng lẻ Thống kê cho thấy các nhà đầu tư Mỹ đang gia tăng ng u ồ n v ố n g ián tiếp vào
Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài Ước tính việc đầu tư này đã thu hút ít nhất là 1 tỷ
U
SD đ ầu tư vào
Việt Nam kể từ khi bắt đầu thực thi Hiệp định Thương mại đến giữa năm 2006
- Tính từ cuối năm 2001- thời điểm Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, đến giữa 2006,
đã có thêm 13 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới gần 1
Trang 6tỷ USD Trong đó có các quỹ tên tuổi như: Mekong Enterpirse Fund (19 triệu USD), Vietnam Opportunity Fund (171 triệu USD), Indochina Land Holding (100 triệu USD), Vietnam Investment Fund (90 triệu USD), Beta Vietnam Fund (71 triệu USD), Vietnam Frontier Fund (67 triệu USD),……
Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là
khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán
III Xu hướng và chính sách thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới
Từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được cải thiện đáng kể,
số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng
Tuy nhiên, trong 5 năm tới Việt Nam cần 140-150 tỷ USD đầu tư phát triển, trong đó cần khoảng 30% vốn từ bên ngoài Vì vậy, nếu vốn đầu tư gián tiếp chỉ ở mức 2-3 tỷ USD như hiện nay
Trang 7thì tác động rất hạn chế đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam rất mong muốn và cam kết sẽ có những tác động thúc đẩy sự gia tăng nguồn vốn này trong thời gian tới
Bởi vậy, trong thời kỳ hậu WTO, cần phải tính đến các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút FII và hạn chế các tác động tiêu cực của dòng vốn này
Thứ nhất, quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn FII
đối với các mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua thị trường vốn Đặc biệt, cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước
Thứ hai, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2006 và sẽ có hiệu lực từ
ngày 01/01/2007 Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành để tạo môi trường thông thoáng và khuôn khổ pháp lý ổn định cho các hoạt động của thị trường vốn còn khá mới
mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia góp phần
cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích phát triển các công ty quản lý quỹ
Thứ ba, coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi
trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hình thành các khuôn khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động ra nước ngoài tiếp thị xuất khẩu vốn thông qua các hình thức niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài
Thứ tư, tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi cần
thiết Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hốt vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của
hệ thống tài chính
Thứ năm, xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực Hiện tại, Hà Nội đã có
đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực Đó sẽ là nơi hội tụ các tổ chức tài
Trang 8chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời