đề cương ôn tập văn 9 hk2 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực ki...
Trang 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2013 – 2014
I/ VĂN BẢN:
a. Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội vànghị luận văn học như: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (ChuQuang Tiềm), Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten (Hi-pô-lit Ten)
b. Thơ hiện đạ i : Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích:
c Truyện hiện đại : Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích:
Và xem nội dung + cốt truyện của các tác phẩm: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang phô), Bố của Xi–mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (G.Lơn-đơn)
(Đ.Đi-II/ TIẾNG VIỆT:
Ôn tập các bài: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn,
Nghĩa tường minh và hàm ý
Xem lại: Chương trình địa phương Tiếng Việt
Ôn các kiến thức có liên quan đến Tổng kết về ngữ pháp
Thực hành lại các bài tập trong SGK
III/ TẬP LÀM VĂN:
Ôn dàn ý các bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ; nghị luận về một vấn đề
tư tưởng đạo lý; nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ
Tập phân tích trước các bài nghị luận:
Con cò, Mùa xuân nho nhỏ,Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây&Sóng
Những ngôi sao xa xôi, Bến quê
Nguyễn Minh Châu
Lê Minh Khuê
Trang 2THỂ LOẠI ĐẶC SẮC NỘI DUNG
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
1 Đồngchí
Chính Hữu(1926 –27/11/2007)
1948 Tự do
Tình đồng chí của nhữngngười lính dựa trên cơ sởcùng chung cảnh ngộ và lýtưởng chiến đấu, được thểhiện thật tự nhiên, bình dị
mà sâu sắc trong mọi hoàncảnh, nó góp phần quantrọng tạo nên vẻ đẹp tinhthần của người lính cách
mạng
Chi tiết, hình ảnh,ngôn ngữ giản dị,chân thực, côđọng, giàu sứcbiểu cảm
1969 Tự do
Qua hình ảnh độc đáo –những chiếc xe không kính,khắc họa nổi bật hình ảnhnhững người lính lái xe trêntuyến đường Trường Sơntrong thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ với tư thế hiênngang, tinh thần dũng cảm
và ý chí chiến đấu giảiphóng miền Nam
Chất hiện thựcsinh động hìnhảnh độc đáo;giọng điệu tựnhiên, khỏekhoắn, giàu tínhkhẩu ngữ
1958 Thơ 7chữ
Những bức tranh đẹp, rộnglớn, tráng lệ về thiên nhiên,
vũ trụ và người lao động trênbiển theo hành trình chuyến
ra khơi đánh cá của đoànthuyền Qua đó, thể hiệncảm xúc về thiên nhiên vàlao động, niềm vui trongcuộc sống mới
Nhiều hình ảnhđẹp, rộng lớn,được sáng tạobằng liên tưởng,tưởng tượng âmhưởng khỏekhoắn, lạc quan
Kếthợpthơ
7 chữ
thơ 8chữ
Những kỷ niệm tràn đầy xúcđộng về bà và tình bà cháu,thể hiện lòng kính yêu trântrọng và biết ơn của cháu đốivới bà; và cũng là đối với giađình, quê hương, đất nước
Kết hợp giữa biểucảm với miêu tả &bình luận ; sángtạo hình ảnh bếplửa gắn liền vớihình ảnh ngườibà
Chủyếu
là thơ
8 chữ
Thể hiện tình yêu thươngcon của người mẹ dân tộcTà-Ôi gắn liền với lòng yêunước, tinh thần chiến đấu vàkhát vọng về tương lai
Khai thác điệu rungọt ngào, trìumến
trăng Nguyễn Duy1948 1978 5 chữThơ Từ hình ảnh ánh trăng trongthành phố, gợi lại những
năm tháng đã qua của cuộc
Hình ảnh bình dị
mà giàu ý nghĩabiểu tượng; giọng
Trang 3THỂ LOẠI ĐẶC SẮC NỘI DUNG
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬTđời người lính gắn bó với
thiên nhiên đất nước bình dị;
nhắc nhở thái độ sống tìnhnghĩa thủy chung
điệu chân thànhnhỏ nhẹ mà thấm
Cảm xúc trước mùa xuâncủa thiên nhiên và đất nước,thể hiện ước nguyện chânthành góp mùa xuân nhỏ củađời mình vào cuộc đời
chung
Thể thơ năm chữ
có nhạc điệu trongsáng tha thiết, gắnvới dân ca; hìnhảnh giản dị, những
so sánh, ẩn dụsáng tạo
9 Viếng lăng
Bác
ViễnPhương(1/5/1928 –21/12/2005)
1976 8 chữThơ
Lòng thành kính và niềmxúc động sâu sắc của nhà thơđối với Bác Hồ trong mộtlần từ miền Nam ra viếng
lăng Bác
Giọng điệu trangtrọng và tha thiết;nhiều hình ảnh ẩn
dụ đẹp và gợicảm, ngôn ngữbình dị cô đúc
10 Sangthu (15/2/1942)Hữu Thỉnh 1977 5 chữThơ
Biến chuyển của thiên nhiênlúc giao mùa từ hạ sang thuqua sự gợi cảm nhận tinh tế
của nhà thơ
Hình ảnh thiênnhiên được gợi tảbằng nhiều cảmgiác tinh nhạy,ngôn ngữ chínhxác gợi cảm
11 Nóivới
con
Y Phương(24/12/1948)
Sau
1975 Tự do
Bằng lời trò chuyện với con,bài thơ thể hiện sự gắn bó,niềm tự hào về quê hương vàđạo lý sống của dân tộc
Cách nói giàuhình ảnh, vừa cụthể, gợi cảm, vừagợi ý nghĩa sâuxa
12 Mâyvà
Sóng
Ra-bin-đra-nat Ta-go(1861-1941)
Ấn Độ
Trongtập thơTrăngnon1909
Tự do
Qua lời trò chuyện của bévới mẹ, thể hiện tình yêu mẹ
vô ngần của em, ca ngợi tình
mẹ con bất diệt và thiêng
liêng
Kết cấu hai phầnđối xứng và nốitiếp, độc thoạilồng đối thoại,giọng điệu hồnnhiên, nhiều hìnhảnh đẹp bay bổng
II/ SẮP XẾP CÁC BÀI THƠ VIỆT NAM ĐÃ HỌC THEO TỪNG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:
19451954: Đồng chí
19541964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò
Trang 419641975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ
Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu
một thời kỳ lịch sử từ sau CM/T8-1945, qua nhiều giai đoạn:
Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹvới nhiều gian khổ, hy sinh nhưng rất anh hùng (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không
kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người (Đoàn
thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ)
của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc:
Tình cảm yêu nước, tình quê hương
Tình đồng chí, sự gắn bó, với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ
Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống
nhất với những tình cảm chung rộng lớn
III/ CHỦ ĐỀ TÌNH MẸ CON: Những nét chung và riêng trong 03 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và Sóng
Nét chung:
Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, bất diệt
Sử dụng lời hát ru [lời ru của mẹ], lời của con với mẹ
Nét riêng:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Sự thống nhất gắn bó giữa tình yêu con vớilòng yêu nước, gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Tà-Ôi trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ Hình tượng sáng tạo: hát ru con lớn trên lưng mẹ
Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ,
tình mẹ thương con, ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người
Mây và Sóng : Hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ
để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất
cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên và vũ trụ
IV/ HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH & TÌNH ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI:
Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng
Vẻ đẹp tính cách & tâm hồn của anh bộ đội cụ Hồ, người lính CM trong những hoàn cảnh
tháng gian lao của chiến tranh Từ đó, nhắc nhở về đạo lý nghĩa tình, thủy chung
V/ BÚT PHÁP SÁNG TẠO HÌNH ẢNH THƠ:
Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận):
Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bay bổng Giọng thơ tươi
vui, khỏe khoắn Đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào hùng
Hình ảnh đặc sắc: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi, đánh cá, trở về
Đồng chí (Chính Hữu):
Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc cô đúc
Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo
Trang 5 Bài thơ về tiểu đội xe không kính(Phạm Tiến Duật):
Bút pháp hiện thực, miêu tả cụ thể
Hình ảnh đặc sắc: Xe không kính
Ánh trăng (Nguyễn Duy):
Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát Lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận
với chính mình
Hình ảnh đặc sắc: Ánh trăng im phăng phắc
Con cò (Chế Lan Viên):
Bút pháp dân tộc & hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru
Hình ảnh đặc sắc: Con cò, cánh cò
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải):
Bút pháp hiện thực & lãng mạn, chất Huế đậm đà Lời tâm nguyện trước lúc đi xa
Hình ảnh đặc sắc: Mùa xuân nho nhỏ
I/ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC:
NGHỆ THUẬT
Kim Lân(1920 –20/7/2007)
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi
hổ của ông Hai ở nơi tản cưkhi nghe tin đồn làng mìnhtheo giặc, truyện thể hiệntình yêu làng quê sâu sắcthống nhất với lòng yêunước và tinh thần khángchiến của người nông dân
Thành công trong việcxây dựng tình huốngtruyện &
trong nghệ thuật miêu tảtâm ly và ngôn ngữ nhân
vật
2 Lặng lẽ Sa Pa
NguyễnThành Long(1925 –
Cuộc gặp gỡ tình cờ củaông họa sỹ, cô kỹ sư mới ratrường với người thanhniên làm việc một mình tạitrạm khí tượng trên núi cao
Sa Pa qua đó, truyện cangợi những con người laođộng thầm lặng, có cáchsống đẹp, cống hiến sứcmình cho đất nước
Nghệ thuật xây dựngtình huống truyện hợp
lý, cách kể chuyện tựnhiên, kết hợp giữa tự
sự, trữ tình và bình luận
3 Chiếc
lược ngà
NguyễnQuang Sáng(1932)
1966 Câu chuyện éo le và cảm
động về hai cha con: ôngSáu và bé Thu trong lầnông về thăm nhà và ở khucăn cứ qua đó truyện cangợi tình cha con thắmthiết trong hoàn cảnh chiến
tranh
Thành công trong nghệthuật miêu tả tâm lý vàxây dựng tính cách nhânvật, mà nổi bật là nhânvật bé Thu
Trang 6NGHỆ THUẬT
4 Bến quê
NguyễnMinh Châu(20/10/1930
23/1/1989)
In trongtập Bếnquê(1985)
Qua những cảm xúc và suyngẫm của nhân vật Nhĩ vàolúc cuối đời trên giườngbệnh, truyện thức tỉnh ởmọi người sự trân trọngnhững giá trị và vẻ đẹpbình dị, gần gũi của cuộcsống, của quê hương
Nghệ thuật viết văn tự sựphối hợp với miêu tảcảnh, miêu tả nội tâmđặc sắc và giàu triết lý
Cuộc sống, chiến đấu của
ba cô gái thanh niên xungphong trên một cao điểm ởtuyến đường Trường Sơntrong những năm chiếntranh chống Mỹ cứu nước
truyện làm nổi bật tâm hồntrong sáng, giàu mơ mộng,tinh thần dũng cảm, cuộcsống chiến đấu đầy giankhổ, hy sinh nhưng rất hồnnhiên, lạc quan của họ
Nghệ thuật kể chuyện vàmiêu tả đặc sắc
TÓM TẮT CỐT TRUYỆN NHÂN VẬT CHÍNHĐẶC ĐIỂM
1/ Làng [Kim Lân]:
Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phác, quê ở làng Chợ Dầu
Ông rất yêu làng của mình và có một thói quen “khoe làng” Ông
“khoe” đủ thứ về làng của ông, từ cái sinh phần viên Tổng Đốc, đến
nhà cửa, đường làng, chòi kháng chiến với hầm hào, ụ chiến đấu…
Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm chuyện trở
về làng Chợ Dầu của mình cho đỡ nhớ Tin làng theo giặc, khiến
ông đau dớn, xót xa Ông xấu hổ, lo lắng đủ điều tình cảm của ông
bị giằng xé, để rồi ông đi đến quyết định dứt khoát “Làng theo Tây
mất rồi phải thù” Thế nhưng khi chuyện trò với đứa con, ông Hai
vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Dầu Khi tin
đồn trên được cải chính, ông vui mừng, sung sướng và lại “khoe”
về làng Chợ Dầu của mình
Ông Hai:
♣Tình yêu sâu nặng vớilàng Chợ Dầu
♣Tấm lòng thủy chungvới kháng chiến, vớicách mạng mà biểutượng là cụ Hồ
2/ Lặng lẽ Sa Pa [Nguyễn Thành Long]:
Truyện kể về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ của 4 nhân vật trên
chuyến xe đi từ Hà Nội đến Lào Cai Ông họa sỹ lớn tuổi sắp về
hưu, cô kỹ sư trẻ trên đường nhận công tác được bác lái xe giới
thiệu với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý
địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m Tranh thủ 30 phút hành
khách nghỉ ngơi, anh thanh niên mời ông họa sỹ và cô kỹ sư lên
Anh thanh niên:
♣Sống có lý tưởng caođẹp; sẵn sàng nhậnnhiệm vụ nơi khó khăn
♣Ý thức về công việc vàlòng yêu nghề Cónhững suy nghĩ đúng
Trang 7TÓM TẮT CỐT TRUYỆN NHÂN VẬT CHÍNHĐẶC ĐIỂM
thăm nơi ở và nơi làm việc của mình Sau khi cắt hoa tặng cô gái,
anh giới thiệu nơi ở và nơi làm việc của mình Anh kể cho hai
người khách nghe về công việc, cuộc sống và những suy nghĩ của
bản thân Ông họa sỹ vô cùng cảm phục và định vẽ chân dung của
anh, nhưng anh từ chối và giới thiệu hai người khác cũng sống và
làm việc như anh Cô kỹ sư bàng hoàng trước cuộc sống của anh và
dũng cảm hơn với quyết định của mình Sắp hết giờ, ông họa sỹ và
cô kỹ sư chia tay anh trong sự lưu luyến với món quà là làn trứng
mà anh đã tặng
đắn về công việc đối vớicuộc sống, con người
♣Sống ngăn nắp, khoahọc, ham học tập
♣Chân thành, quý trọng.tình cảm của mọi người
♣Khiêm tốn, thành thật
3/ Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng]:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến Mãi đến khi con gái lên tám tuổi,
ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con Bé Thu không nhận ra cha
vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức
ảnh chụp mà em đã biết Em đối xử với cha như người xa lạ Đến
lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì
cũng là lúc Ông Sáu phải ra đi Ở khu căn cứ, người cha dồn hết
tình cảm yêu quý nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng
ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng Trong một trận càn, ông hy
sinh Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn
“Anh Ba” – người bạn đồng đội của anh - hứa sẽ mang cây lược về
trao tận tay cho Bé Thu
Bé Thu:
♣Cô bé có tính cáchcứng cỏi, ương ngạnh;yêu ghét rạch ròi
♣Rất thương cha.Anh Sáu:
♣Một người cha rấtthương con
♣Một người lính cáchmạng giàu lòng yêu
nước
4/ Bến quê [Nguyễn Minh Châu]:
Anh Nhĩ từng được đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời căn bệnh hiểm
nghèo buộc chặt anh vào giường bệnh, đến nỗi không thể tự mình
dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê sát bên cửa
sổ Nhưng chính lúc này, Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông của
quê hương mình thật đẹp, thật quyến rũ Và cũng lúc này đây, anh
mới cảm nhận hết nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hy sinh
thầm lặng của vợ mình – chị Liên Nhĩ vô cùng khao khát được đặt
chân một lần lên bãi bồi bên kia sông Hồng Anh nhờ đứa con trai
đi sang bên ấy một lần Đứa con không hiểu ý bố nên nhận lời một
cách miễn cưỡng Trên đường đi, Tuấn sa vào đám chơi phá cờ thế
trên hè phố và đã lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày Từ việc
này, Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người
“con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái điều vòng vèo
hoặc chùng chình” Cuối truyện, khi thấy con đò ngang chạm mũi
vào bờ bên này, Nhĩ thu hết tàn lực cuối cùng của mình để đu người
ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc ra khoát khoát, y như ra hiệu
khẩn thiết cho một người nào đó
Nhĩ
: là một ngườisuốt đời bôn ba, cốnghiến cho nhân dân, đấtnước Cuối đời trêngiường bệnh, anh mớikhao khát gắn bó vớilàng quê, gia đình; vàanh muốn được một lầndạo quanh bên bờ sôngthân thuộc
5/ Những ngôi sao xa xôi [Lê Minh Khuê]:
Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng
điểm trên tuyến đường Trường Sơn Họ gồm có hai cô gái trẻ là
Phương Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao hơi lớn tuổi
Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất phải
Phương Định:
♣Một cô gái Hà Nội cònrất trẻ, nhạy cảm, hồnnhiên, hay mơ mộng vàthích ca hát
Trang 8TÓM TẮT CỐT TRUYỆN NHÂN VẬT CHÍNHĐẶC ĐIỂM
san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom Công việc hết sức
nguy hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban
ngày và phải đối diện với “Thần chết” trong mỗi lần phá bom Họ ở
trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị Cuộc sống
của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và
nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ,
những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là hết sức gắn bó
thương yêu nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính
Phần cuối truyện miêu tả hành động và tâm trạng của các cô gái trẻ,
nhất là của Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương,
Thao và Phương Định vô cùng lo lắng, săn sóc bạn Một trận mưa
đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích
♣Một chiến sỹ gan dạ,dũng cảm, có ý thức sẵnsàng hy sinh vì nhiệm
vụ
♣Có tình đồng chí, đồngđội thân thiết, gắn bó
II/ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC & CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA CÁC TRUYỆN ĐÃ HỌC:
Thời kháng Pháp [19451954]: Làng (Kim Lân)
Thời chống Mỹ 19541975: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa
(Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Sau 1975: Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
Các tác phẩm kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt
một thời kỳ lịch sử từ sau CM/T8-1945 cho đến ngày đất nước thống nhất
Phản ánh cuộc sống, chiến đấu, lao động, gian khổ, thiếu thốn với hoàn cảnh éo le của chiến
tranh
Phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu: yêu làng, yêu quê
hương, đất nước, yêu công viêc, có tinh thần trách nhiệm cao, trọng nghĩa tình
III/ NÉT CHÍNH VỀ NGHỆ THUẬT:
Xây dựng nhân vật: điển hình, tư tưởng
Trần thuật theo ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Sáng tạo tình huống truyện độc đáo
TT
TÊN
TÁC
PHẨM
THỂ LOẠI TÁC GIẢ
NĂM SÁNG TÁC
Anh TK/
XIII
Cuộc sống khó khăn vàtinh thần lạc quan củanhân vật Rô-bin-xơngiữa vùng hoang đảoxích đạo trên mười năm
trời
Nghệ thuật kểchuyện hấp dẫn củanhân vật xưng “Tôi”
Mô-pa-Nỗi tuyệt vọng của mông, tình cảm chânthành của chị Blăng-sốt,
Xi-sự bao dung của bác
Phi-lip
Nghệ thuật miêu tảdiễn biến tâm trạngnhân vật; kết hợp tự
sự với nghị luận
03 Con chó
Bấc thuyếtTiểu Lân-đơnGiắc TK/XXMỹ Tình thương yêu loài vậtcủa Giôn Thoóc-tơn và phong phú khi đi sâuTrí tưởng tượng
Trang 9NĂM SÁNG TÁC
ĐẶC SẮC NỘI DUNG NGHỆ THUẬTĐẶC SẮCthế giới tâm hồn của con
- Yêu cầu cách thức nghị luận: suy nghĩ
- Yêu cầu về vấn đề nghị luận: Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nôngdân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai
đẹp và đáng quý đó
B Thân bài:
1 Tình yêu làng nói chung:
- Ở mỗi người nông dân, quả thực tình yêu làng quê là bản chất có tính truyền thống Yêulàng, gắn bó với làng, tự hào về làng của mình vốn là tâm lý rất quen thuộc có tính gốc rễ
Vậy người nông dân thường tự hào, hãnh diện về làng:
Làng ta phong cảnh hữu tìnhDân cư giang khúc như hình con long
Dầu đã quyện chặt với lòng yêu nước Đây là vẻ đẹp đáng quý của nhân vật, cũng là
điều tâm huyết nhất mà nhà văn muốn nói với người đọc
a Luận điểm 1 : Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi đi tản cư.
- Cũng như bao con người Việt Nam khác ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương,gắn bó Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Kháng chiến bùng nổ, ngườidân phải dời làng đi sơ tán, ông Hai cũng theo dòng người ấy sơ tán đến một miền quê xa xôi,hẻo lánh Ông Hai thực sự buồn khi phải xa làng Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, cứ
“ nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá
- Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia
vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc
- Ông luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào” Nghe được nhiều
tin hay , những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, náo nức, bao nhiêu ý
nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc
Trang 10b Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc :
(Nhưng khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ấy trong
ông Hai bỗng nhiên biến thành những nỗi lo âu, dằn vặt)
- Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳnlại, da mặt tê rân rân Ông lão lặng đi tưởng như không thở được” Khi trấn tĩnh lại được phầnnào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy” Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lạikhẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin Niềm tự hào về làng thế làsụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưnglại với ông Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của
riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ámảnh day dứt Ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về Nghe
tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra” Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa
vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dữ dằn và gay gắt Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông
cũng sẽ mang nỗi nhục ấy
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bênngoài “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ.Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cáichuyện ây” Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam –nhông… là ông lủi ra một góc
nhà, nín thít Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn baogiờ hết Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huốngphải lựa chọn Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đang tựhào Nhưng giờ đây dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại Tìnhyêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông Một ý nghĩ tiêu cực thoángqua trong đầu: Hay là quay về làng Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người” Ông đã từng nhớ
làng da diết, từng ao ước được trở về làng Nhưng “vừa chớm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay” bởi vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ” Cuối cùng ông đã quyết định: “không
thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” Như vậy,tình yêu làng
dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước
- Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộckháng chiến Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, ngườinông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn
không vẩn đục, để đón đợi một điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn
+ Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”,
nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng
rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?” Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫnkhông phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tinquê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Tâm sự với đứa con, ôngHai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu” Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắcmình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh” Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thậtsâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn
sai Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”
(Niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính.
- Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng
của ông Hai thật là vô bờ bến: “Ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”, mặt ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên” Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một
Trang 11cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình Đó là nỗi lòng sung
sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm nén được của người dân quê khi được biết làngmình là làng yêu nước dẫu cho nhà mình bị giặc đốt Tình yêu làng của ông Hai thật là sâu
sắc và cảm động
- So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trước cách mạngtháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn,tình cảm và tính cách Đó chính là nhờ vào đường lối giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ
mà học có được Lão Hạc và ông Hai có những điểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn cónhững phẩm chất của những người nông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lươngthiện Khi cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân
Từ một thân phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một người tự do làm chủ cuộc đời, làm chủ đấtnước Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêu quê hương, đất nước, trởthành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy => Trong hoàn cảnh toàn dânđang hướng tới cuộc kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tìnhyêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cả cho cáchmạng Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói
chung
- Văn hào I li a, E ren bua có nói: …” Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòngyêu tổ quốc Ông Hai đúng là một con người như thế Niềm vui, nỗi buồn của ông đều gắn bó
với làng Lòng yêu làng của ông chính là cội nguồn của lòng yêu nước
d Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai
- Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù,
chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt
+ Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều
sâu tâm trạng
+ Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ýnghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng
mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật
VD1 (tâm trạng) : Khi nghe tin làng theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : « Đã ba bốn hômnay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang.Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng …… thôi lạichuyện ấy rồi » Khi tin đồn được cải chính thì « cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui,
rạng rỡ hẳn lên »
VD2 : Miêu tả đúng các « phản ứng » bằng hành động của một người nông dân hiền lành,chất phác và chưa đọc thông, viết thạo : Khi muốn biết tin tức thì : « ông cứ đứng vờ vờ xemtranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm » Khi nghe tin làng theo giặc thì « ông Hai cứ cúigằm mặt xuống mà đi » rồi « nắm chặt hai bàn tay mà rít lên : « chúng bay ăn miếng cơm haymiếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này » Khi tin đồnđược cải chính thì « ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin đồn ấy với mọi người
VD3 : Ngoài ra còn phải kể đến các hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật ông Haitrong mối quan hệ với các nhân vật khác như : Bà Hai, các con, mụ chủ nhà…
+ Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại….)
C Kết bài:
- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai
- Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai
VD:
Qua truyện ngắn “Làng”, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tượng một người nông dânyêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phác nhưng xúc động Hình tượng nhân vật ông Hai vừaphản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam trong thời kì
Trang 12đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệbạn đọc Qua truyện ngắn này, ta có thể hiểu được một cách sâu sắc thêm về hình ảnh những
người dân kháng chiến Việt Nam với tình yêu quê hương đất nước
BÀI 2 : LẶNG LẼ SA PA.
2 Phân tích truyện ngăn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để thấy vẻ đẹp của
thiên nhiên Sa Pa và con người Sa Pa.
I - Mở bài:
- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi truyện ngắn đáng chú ý trong vănhọc Việt Nam hiện đại Ông là một cây bút cần mẫn trong lao động nghệ thuật, lại rất chútrọng trong thâm nhập thực tế “LLSP” chính là kết quả của một chuyến đi thực tế của ông
- Truyện được viết ra năm 1970, trong không khí cả nước đang hào hùng đánh Mĩ và quyếttâm thắng Mĩ, miền Bắc bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ và chi viện trực tiếp cho MiềnNam còn phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH làm cơ sở vững chắc để đưa cuộc kháng
chiến đến thắng lợi hoàn toàn
- Truyện đầy chất thơ: cái thơ mộng, vẻ huyền ảo lung linh của thiên nhiên Sa Pa quyện chặtvới cái đẹp của tâm hồn con người - lớp trí thức trẻ đang ngày đêm lo nghĩ và làm việc hếtmình cho đất nước, cho cách mạng Chất thơ còn nằm trong vẻ đẹp của mối quan hệ giữa conngười với nhau trong cách dựng truyện của tác giả, thấm đến từng chi tiết truyện
II – Thân bài:
1 Giới thiệu cốt truyện, nhân vật
- “LLSP” có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ
sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa Cuộcgặp gỡ ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩgià về những con người làm việc say mê mà thầm lặng cho đất nước mà tiêu biểu là anh thanhniên - nhân vật chính của truyện - trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà người ta tưởng như chỉ
có sự nghỉ ngơi
- Các nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn
góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện
- Truyện có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹpnhư những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suynghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa Truyện cũng
có thể xem là những bức tranh đẹp, những bức tranh về cảnh thiên nhiên Sa Pa, về cuộc gặp gỡ
giữa ba nhân vật và bức chân dung kí họa về nhân vật chính – anh thanh niên
- Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò
lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ
- Trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời, điểm xuyết những tia nắng thật kì lạ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít
trong nắng những ngón tay bằng bạc…”, rồi “nắng mạ bạc cả con đèo”
- Mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ: “Mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồngkia Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mây bị nắng xua, cuộn tròn lạitừng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
- Không chỉ có vậy, Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây
lạ, và nhất là các loại hoa Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái
Trang 13đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng” Còn hoa ở Sa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đãrực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…
=>Phong cảnh Sa Pa đẹp biết nhường nào Được ngắm nhìn thiên nhiên Sa Pa ta có cảm giácnhư được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo Con mắt nhìn tinh tế của tráitim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp của Nguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn
đã chọn lọc được những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi trong lòng ta một
tình yêu quê hương đất nước
3 Vẻ đẹp của con người Sa Pa Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, mà còn ngợi ca
những con người đang say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng
- Truyện “LLSP” đưa ra bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anhthanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét Anh thanh niên lànhân vật chính của truyện không chỉ xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộcgặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ Nhân vật ấy chỉhiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “ký họa chândung” về anh, rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muônthuở của núi cao Sa Pa Nhân vật anh thanh niên hiện ra đủ để cho mọi người nhận được rằng
“Trong cái im lặng của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi,
có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
a Nhân vật anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh khá đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao, quanh nămsuốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tínhmây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục
vụ chiến đấu” Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao
“Nửa đêm, đúng giờ “ốp" thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làmcông việc đã quy định” Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ,quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người - một hoàn cảnh thật
đặc biệt
- Điều gì đã giúp anh có thể vượt lên được hoàn cảnh ấy?
+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việcthầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người Khi được biết là một lần do phát hiệnkịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi
nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”
+ Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của conngười: “… Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được? Huốngchi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia Côngviệc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” Những lời tâm sự
ấy giản dị, chất phác quá, hồn nhiên và vô tư quá Lời tâm sự ấy đã toát lên một vẻ đẹpnhân cách đáng trân trọng, gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.Quả là công việc
đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống của đời anh Động cơ làm việc đúngđắn và phương châm sống cao đẹp của anh: làm việc vì mọi người, vì Tổ quốc đã khiến cho
ông họa sĩ và mỗi chúng ta phải tự nhủ thầm”người con trai ấy đáng yêu thật”
+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoàicông việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò
chuyện
+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động; nào
trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa: sự cởi
mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện vớimọi người (tinh thần của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng
Trang 14của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…) Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảmthấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dunganh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kĩ sư
ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét)
=> Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả
đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách
sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc
- Nhân vật anh thanh niên còn được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhânvật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh
thanh niên hiện ra thêm rõ nét và đáng mến hơn
b.Bác lái xe: qua lời kể của nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái trong truyện cũng như người đọc
được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên – nhân vật chính của truyện
mà theo lời của bác lái xe là “một trong những người cô độc nhất thế gian” Cũng qua lời kểcủa bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính và nỗi “thèm” được gặp ngườicủa anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao quanh naă lạnh lẽo chỉ có cỏ cây và mây
mù
c Nhân vật ông họa sĩ già: Đây là nhân vật rất gần với quan điểm trần thuật của tác giả Qua
những quan sát, ý nghĩ của ông họa sĩ già - một người từng trải cuộc sống và am tường nghệthuật – nhân vật chính hiện ra rõ nét và đẹp hơn đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý
nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật
- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khaokhát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối “vì họa sĩ
đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm
hồn, khơi gợi một ý sáng tác…”
- Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa, và “người con trai ấyđáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
Và về những điều anh suy nghĩ…”
- Những xúc cảm và suy tư của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và về những điều khácnữa (ví dụ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó về mảnh đất Sa Pa…) được gợilên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và
chứa đựng những chiều sâu tư tưởng
d.Nhân vật cô gái: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh
kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũngcảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọnghơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi) Đây
là cái “bàng hoàng” đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp côđánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định đó củamình Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được nhữngánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác Cùng với sự “bàng hoàng” ấy
là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô mộtcách hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ
mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”
=>Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ,hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, gợi ra nhiều ý nghĩanhư là đã được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡhơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành
công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện
e Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới
thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm
Trang 15- Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát lấy mật của
ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn
- Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài
nguyên cho đất nước
- Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những conngười miệt mài lao động khoa học trong lặng kẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì
cuộc sống của mọi người
Khái quát, đánh giá
Truyện “LLSP” ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng
và cái thế giới những con người như anh Tác giả muốn nói với người đọc: “Trong cái lặng imcủa Sa Pa (…), có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” Đồng thời quacâu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui củalao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người: dù trong hoàn cảnh đơn độcgiữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn không cô đơn, buồn tẻ một khi người
ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình
thơ…
3.Trong truyện ngắn “LLSP”, tác giả NTL đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa
mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và
lo nghĩ như vậy cho đất nước…”
Hãy phân tích truyện để làm rõ vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cao quý của
những công việc thầm lặng.
I Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Nghị luận truyện
- Nội dung nghị luận: Vẻ đẹp của những con người lao động trong “Lặng lẽ Sa Pa”
- Truyện được viết ra năm 1970, trong không khí cả nước đang hào hùng đánh Mĩ và quyếttâm thắng Mĩ, miền Bắc bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ và chi viện trực tiếp cho MiềnNam còn phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH làm cơ sở vững chắc để đưa cuộc kháng
chiến đến thắng lợi hoàn toàn
- Trong truyện, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện vào một lờinhận xét ngắn gọn : « Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa
mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo
nghĩ như vậy cho đất nước »
II – Thân bài:
Trang 161.Giải thích rõ câu văn mang nội dung, chủ đề của tác phẩm “LLSP”: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị
nhưng hết sức đẹp đẽ của con người lao động và ý nghĩa cao quý của những công việc lặng
thầm
2.Phân tích một số nhân vật trong truyện (anh thanh niên, ông kỹ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh
cán bộ nghiên cứu bản đồ sét) để làm rõ chủ đề của truyện
a Anh TN là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ratrong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ nhưng đã
đủ để các nhân vật khác kịp nghi nhận một ấn tượng, một “kí hoạ chân dung” về anh rồi dườngnhư anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa
- Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô
đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây,
đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiếnđấu Ngày đêm 4 lần(1giờ, 4giờ, 11 giờ, 19 giờ) đều đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần tráchnhiệm cao dù mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết rơi đều phải đi ốp Tuy nhiên cái gian khổ củacông việc chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống: đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanhnăm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người Cô đơn đến mức “thèm
người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người
- Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn khát khao
và hành động nhưng anh đã vượt qua hoàn cảnh ấy.
+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quýtrong công việc thầm lặng của mình là có ích cho c/s, cho mọi người Anh không tô đậm cáigian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình đã góp
phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản
lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”
+ Anh đã có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn và sâu sắc về cuộc sống và công việc đốivới cuộc sống con người Công việc của anh gắn bó với bao người, hằng ngày anh vẫn phải 4lần nói chuyện với trung tâm Huống chi còn bao người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, côđộc hơn, chẳng hạn như anh bạn ở đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 3142m mới là độ cao lí tưởng!Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó mới là cuộc sống cô đơn thực sự, buồn đến
chết Có lẽ đây là những tâm sự chân thành mà sâu sắc nhất của anh: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu
góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”
- Ở người anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến:
+ Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò
chuyện với mọi người Biểu hiện (tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng gói tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần chu đáo khi tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ: pha nước, hái hoa tặng khách -
cô gái Hà Nội đầu tiên sau 4 năm làm việc, đến thăm anh, thành thực bộc lộ “những điều mà đáng lẽ người ta chỉ nghĩ” đến cảm động.Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ
“ốp”)
Trang 17+ Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệttình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫncòn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc Khi ông hoạ sĩ kíhoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh
nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét )
=>Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc củatruyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinhthần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc
b Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới
thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm
- Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát lấy mật của
ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn
- Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài
nguyên cho đất nước
- Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những conngười miệt mài lao động khoa học trong lặng kẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì
cuộc sống của mọi người
c Ý nghĩa cao quý của những lao động thầm lặng qua những suy nghĩ, hành động, lời nói của
nhân vật
- Đó là hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống
có lý tưởng, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất
nước, say mê, miệt mài, khẩn trương làm việc
- Họ có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý, có tác phong sống thật đẹp Cuộc sống của họ âmthầm, bình dị nhưng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục,
lan toả với những người xung quanh
III - Kết luận:
“Lặng lẽ Sa Pa” quả là một truyện ngắn đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long Cảnh mơmàng lung linh, còn con người như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩ, hành độngđều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái Tâm hồn và những việc làm của nhữngcon ng ười lao động trong truyện đã gieo vào lòng em nhiều tình cảm, thôi thúc em muốncống hiến, muốn làm gì đó có ích cho xã hội như như một nhà thơ đã nói: “Sống là cho đâu
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Trong thời
kì kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ Từ saunăm 1954, tập kết ra Bắc công tác tại phòng văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và bắt đầu viếtvăn Từ đó ông công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ và Hộinhà văn Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác
văn học
- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bảnphim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng
như sau hoà bình
- Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam
Bộ
2 Hoàn cảnh sáng tác : « Chiếc lược ngà » được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ởchiến trường Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng
Trang 18tên Văn bản đoạn trích là phần giữa của truyện, tập trung thể hiện tình cảm cha con của ông
Sáu và bé Thu
3.
Ngôi kể : - Tác giả đã kể chuỵên từ nhân vật “Tôi”- một người chứng kiến câu chuyện.Ngôi kể này đã tạo được một giọng điệu kể chuyện thủ thỉ, gợi cảm giác chân thực và gần gũivới người đọc Khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật
4- Tên chuỵên “chiếc lược ngà” là cầu nối tình cảm giữa hai cha con ông Sáu Chiếc lược
ngà là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hy sinh
5 Tình huống cơ bản của truyện ( Truyện ngắn « Chiếc lược ngà » đã sáng tạo được tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí Đó là tình huống nào ? Tình huống ấy đã thể hiện
tâm trạng của người cha và đứa con như thế nào ? )
- Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu khôngnhận cha Đến lúc em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi
- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làmchiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa gửi đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh.Tình huống thứ nhất là tình huống cơ bản Và nếu tình huống này bộc lộ tình cảm mãnhliệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với
đứa con
6.
Nghệ thuật trần thuật của truyện :
- Truyện «Chiếc lược ngà » khá tiêu biểu cho những đặc điểm trong nghệ thuật truyệnngắn Nguyễn Quang Sáng Là một nhà văn Nam Bộ, rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất ấy,Nguyễn Quang Sáng, hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và
sau hoà bình
- Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện là tác giả đã xây dựng được mộtcốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ tự nhiên nhưng hợp lí : Bé Thu không nhận racha khi ông Sáu về phép thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúcđộng với người cha trước lúc chia tay Sự bất ngờ càng gây được hứng thú cho người đọc khihiểu được tính hợp lí của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn Ở phần sau củatruyện, tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kểchuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng mộtđoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên, vươợ qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười
- Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựachọn nhân vật kể chuyện thích hợp Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết củaông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia
sẻ với các nhân vật Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sựviệc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết
từ đáy lòng nó » Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến
cho ông « bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim »
+ Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn.Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình,chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc,người nghe (VD : trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêucuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy, « cây lược ngà chưa chải được
mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh »)
Trang 19Đề bài 1: Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích « Chiếc lược ngà » của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng
A Mở bài :
- Truyện « Chiếc lược ngà » được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam
Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt Truyện viết trong hoàn cảnhchiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người - cụ thể ở đây là tình cha con trongcảnh ngộ éo le của chiến tranh Đặc biệt tình là tình cảm của ông Sáu - người cha cán bộ cách
mạng đối với đứa con gái nhỏ - Bé Thu thật sâu sắc và cảm động
B Thân bài :
1 Tóm tắt qua về cuộc đời của ông Sáu : Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu
nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh ÔngSáu là một người cha hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.Vì cuộc chiến đấuchung của dân tộc, ông Sáu đã mang vế sẹo trên mặt, đã hi sinh cả vẻ đẹp của một thời trai trẻ.Đấy là nỗi đau thể xác Mấy ngày về thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi đau về tinh thần : đứacon gái duy nhất ông hằng mong nhớ, không chịu nhận ông cha, không một lời gọi « ba » Chođến phút cuối cùng trước lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc của người cha Nhưngphút ấy ngắn ngủi quá Để rồi cuối cùng ông vĩnh viễn phải xa con Ông đã ngã xuống lặng
thầm mà không một lời trăng trối, không một nấm mồ, không bia mộ…
2 Trong những ngày về phép thăm nhà.
- Ra đi đánh giặc từ năm 1946, mãi đến năm 1954 hoà bình lập lại, ông mới được về phépthăm nhà và quê hương một vài ngày Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông
mới lên một tuổi, ngày về thì con bé đã tám, chín tuổi Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng
gọi « ba » một tiếng cũng không được trọn vẹn Đó là bi kịch thời chiến tranh
+ Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm đượcnỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con Ông vừa bước, vừa khom người đưa tay chờđón con”, có lẽ ông rất vui, rất xúc động và hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình.Nhưng bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má Ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng,
đau đớn
+ Trong hai ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chămsóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn .nhưng ông sẵn lòng tha thứcho con Tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bémột cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tungtoé Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông Vết thẹo dài trên má phải - vết thương củachiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha
nữa !
- Cho đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới đượcmột khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ chợt nhận ra ba mình và kêu thét lên:
“Ba………… ba!” Trước cử chỉ của bé Thu, “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau
nước mắt rồi hôn lên mái tóc con” Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một ngườicha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.Và ông Sáu đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con
không thể nào kể xiết
3 Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà, nhưng biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng tại
Trang 20quả là một người cha chiều con và luôn biết giữ lời hứa với con, đó là biểu hiện tình cảm trong
sáng và rất sâu nặng
- Kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sứcvào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ tỉ mỉ, cần mẫn, công phu Lòng yêucon đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duynhất trong cuộc đời Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếclược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kì diệu làm sao! Câylược ngà ấy chưa trải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạngông Nó trở thành vật thiêng, an ủi ông, nuôi dưỡng trong ông tình cha con và sức mạnh chiếnđấu Hằng đêm, ông đã nhìn ngắm chiếc lược, cố mài lên mái tóc, cho chiếc lược thêm bóng,thêm mượt Tác giả không miêu tả rõ song người đọc vẫn hình dung cái kỉ vật nhỏ bé mà thânthương ấy, mỗi ngày một đẹp lên, trắng ngà, toả sáng lung linh Đó là biểu tượng trắng trong,quý giá, bất diệt của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng
đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại
con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm này
- Nhưng tình cảnh thật đáng thương, anh không kịp đưa cây lược ngà đến tận tay cho con,người cha ấy đã hi sinh trong một trận càn Trước khi vĩnh biệt con, ông Sáu vẫn nhớ chiếclược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ướcnguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử Điều đó đúng như ông Banói: “chỉ có tình cha con là không thể chết được” Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và
thiêng liêng hơn cả một lời di chúc
=> Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong chuyện “Chiếc lược ngà” là hình ảnh sâunặng về tình cha – con Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độlượng và tận tuỵ vì tình yêu thương con, một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu
và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta Ông Sáu là người lính của một thế
hệ anh hùng mở đường đi trước đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh
C Kết luận Câu chuyện về chiếc lược ngà làm người đọc cảm động vì tình cha con thắm thiết, đẹp đẽ.Nhưng cảm động hơn nữa, nó còn khiến cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le màcon người phải gánh chịu vì cuộc chiến tranh Ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối vàgian khổ Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng” giữa rừng sâu Nhưng chỉ có tình cha con là không
thể chết được
Đề bài 2: Suy nghĩ về đời sống và tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn « Chiếc
lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
1 Tình cha con : Chiến tranh là 1 nhân tố thử thách
- Xa cách gần 7 năm, không nhìn thấy mặt nhau
- Ống Sáu chỉ được ở lại nhà 3 ngày vì chiến tranh Trong 3 ngày ấy, bé Thu nhất quyết không
nhận cha
- Chỉ đến khi ông Sáu sắp đi, bé Thu mới được sống trong tình cha con thật sự, đó cũng là lần
gặp cuối cùng
=> Dù chiến tranh khốc liệt nhưng tình cha con vẫn luôn sâu đậm, không làm tình thương yêu
ruột thịt ấy phai nhạt
2 Tình cảm gia đình : được hi sinh để nhường chỗ cho tình yêu đất nước Sự hi sinh vật chất
đã lớn lao rồi, nhưng sự hi sinh về gia đình là vô giá Đó chính là những tình cảm gia đình : anhSáu, chị Sáu, bé Thu Họ đều phải chịu thiệt thòi Tuổi thơ của bé Thu thiếu đi tình phụ tử làmột thiệt thòi lớn do hoàn cảnh đưa lại (Liên hệ với bài Bếp lửa của Bằng Việt Nếu như tình
bà cháu giản dị, gần gũi theo tác giả đến tận nước Nga xa xôi đến suốt cuộc đời thì tâm hồn bé
Thu ít nhiều thiếu hụt tình cảm của người cha Đó cũng là một sự hi sinh