Kỹ thuật thao tác đơn giản, máy móc dễ tìm, gọn nhẹ

Một phần của tài liệu luận văn:So sánh hai phương pháp định lượng Berberin nguyên liệu bằng HPLC theo dược điển Trung Quốc (2005) và bằng đo quang phổ hấp thụ UV-VIS theo dược điển Việt Nam III pot (Trang 38 - 42)

+ Nhược đim:

Phương pháp không có tính đặc hiệu (palmatin ảnh hưởng tới kết quả

định lượng)

2.3. BÀN LUN:

Phương pháp HPLC là một phương pháp phân tích hiện đại, đang từng bước được đưa vào phòng kiểm nghiệm và trung tâm kiểm nghiệm ở Việt Nam. Phương pháp định lượng Berberin nguyên liệu bằng HPLC theo dược điển Trung Quốc (2005) cho biết hàm lượng Berberin trong nguyên liệu là 86,09% ± 0,315%; phương pháp chính xác với RSD = 0,295% < 2%, tuyến tính trong khoảng 80%-120% nồng độ định lượng và đúng trong khoảng khảo sát. Ưu điểm của phương pháp này là có tính đặc hiệu khi có mặt tạp chất palmatin trong nguyên liệu Berberin. Tuy nhiên phương pháp này lại rất tốn kém khi phải dùng những dung môi và hóa chất đắt tiền như: natri heptan sulfonat, acetonitril…

Hàm lượng Berberin trong nguyên liệu khi định lượng bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS theo DĐVN III là 86,24% ± 0,40%; phương pháp chính xác với RSD = 0,37% < 2%, tuyến tính trong khoảng 80%-120% nồng độ định lượng và đúng trong khoảng khảo sát nhưng không đặc hiệu ( tạp chất palmatin ảnh hưởng tới kết quả định lượng). Tuy nhiên. DĐVN III có quy định giới hạn tạp chất palmatin không quá 2% [6]. Theo kết quả ở mục 2.2.2.4 thì nếu palmatin có mặt 2%, kết quả định lượng tăng 0,91%. Nên với berberin nguyên liệu thõa mãn yêu cầu về giới hạn tạp chất palmatin thì sự có mặt của palmatin không ảnh hưởng lớn đến kết quả định lượng.

Ngoài ra, khi so sánh kết quả của hai phương pháp định lượng ta thấy độ chính xác và giá trị trung bình khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, nếu không yêu cầu độ chính xác cao, có thể dùng phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS theo DĐVN III để định lượng berberin nguyên liệu (đạt yêu cầu về giới hạn tạp chất palmatin không quá 2%) vì phương pháp này không tốn kém, tiến hành nhanh, thao tác đơn giản, dễ thực hiện. Với thành phẩm do không quy định hàm lượng palmatin và những tạp khác cũng có thể hấp thụ UV nên để có kết quả định lượng chính xác thì nên dùng phương pháp HPLC theo dược điển Trung Quốc (2005).

KT LUN * Kết lun

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã thu được một số kết quả:

+ Xác định được hàm lượng của berberin trong nguyên liệu bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS ( theo DĐVN III) và bằng phương pháp HPLC( theo dược điển Trung Quốc 2005). Kết quả cho thấy cả hai phương pháp đều đáp ứng các chỉ tiêu : độ chính xác, độ đúng, tính tuyến tính. Nhưng chúng khác nhau về tính đặc hiệu: phương pháp HPLC với sự có mặt palmatin không ảnh hưởng tới kết quả định lượng, trong khi đó palmatin ảnh hưởng tới kết quả định lượng trong phương pháp đo quang phổ UV-VIS

+ Hiểu được cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, một phương pháp phân tích hiện đại có nhiều ứng dụng trong kiểm nghiệm thuốc, biết sử dụng thành thạo các thao tác cơ bản của máy HPLC. + Học được cách tìm tài liệu, làm thực nghiệm và trình bày văn bản một cách khoa học về một vấn đề nghiên cứu;

+ Tìm hiểu phương pháp HPLC, làm quen và sử dụng thành thạo được máy HPLC để định lượng một sản phẩm; biết cách đánh giá một phương pháp định lượng.

* Đề xut:

Do điều kiện thời gian và hóa chất có hạn nên chúng tôi chỉ mới tiến hành định lượng Berberin clorid nguyên liệu. Tuy nhiên từ kết quả thu được trong khóa luận, chúng tôi có những đề xuất sau:

+ Áp dụng phương pháp HPLC theo dược điển Trung Quốc(2005) để định lượng Berberin clorid trong một số chế phẩm thuốc nhỏ mắt

+ Nghiên cứu, khảo sát điều kiện định lượng berberin bằng HPLC không phải dùng Natri heptan sulfonat để áp dụng định lượng ở các cơ sở kiểm nghiệm trong nước.

TÀI LIU THAM KHO I. Tiếng vit

1. Bộ môn Dược liệu (1998), Bài giảng dược liu, Trường ĐH Dược Hà Nội,

tập 2, tr. 89- 91.

2. Bộ môn Hóa Phân tích (2006), Hóa phân tích, Trường ĐH Dược Hà Nội, tập 2, tr. 41- 62.

3. Bộ môn Hóa Phân tích (2002), Hóa phân tích, Trường ĐH Dược Hà Nội, tập 1, tr. 27- 44.

4. Bộ môn Hóa Phân tích (2004), Kiểm nghim thuc, Trường ĐH Dược Hà

Nội, tr. 68- 79,83-98.

5. Bộ Y tế (1994), Dược đin Vit Nam II, Nhà xuất bản Y học, tập 3, tr.71-

74.

6. Bộ Y tế (2002), Dược đin Vit Nam III, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,

tr.33- 35, 178- 179 phụ lục 3 (PL- 75, 76).

7. Nguyễn Minh Đức (2006), Sc ký lng hiu năng cao và mt số ứng dng vào nghiên cu, kim nghim dược phm, dược liu và hp cht t

nhiên, Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh, tr.138,148-149.

8. Phạm Gia Huệ, Trần Tử An (1998), Hóa phân tích tập 2, Đại học dựợc Hà Nội, tr.55-98.

9. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuc và v thuc Vit Nam, Xuất bản lần

thứ VIII- Nhà xuất bản Y học, tr.195.

10. Từ Văn Mạc (1995), Phân tích hóa lý, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr.313-319.

11. DS. Phạm Thiệp- DS.Vũ Ngọc Thúy( tái bản lần thứ 13), Thuc bit dược và cách s dng, Nhà xuất bản Y học, tr.106.

II. Tiếng Anh

13. Pharmacopoeia of the people′s republic of China (2005), volum III, p.94- 96.

14. The Korean Pharmacopoeia, 8th edition (2002), p.81-82.

15. The Japanese Pharmacopoeia fifteenth edition (2006), p.351- 352.

16. Wang, S. D; Song, B.S . (2000), Determination of berberin in decoted

liquid from Shensu granules with water by reversed- phase liquid chromatography, Sepu, p. 261- 262.

Một phần của tài liệu luận văn:So sánh hai phương pháp định lượng Berberin nguyên liệu bằng HPLC theo dược điển Trung Quốc (2005) và bằng đo quang phổ hấp thụ UV-VIS theo dược điển Việt Nam III pot (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)