II. Thiết bị điện chính phục vụ sản xuất
4. XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 1 Giải pháp về quản lý
4.1. Giải pháp về quản lý
Giải pháp 1: Trang bị, nâng cao kiến thức về tiết kiệm năng lượng và vận hành hợp lý các thiết bị cho người lao động.
Các thiết bị, máy móc dùng điện, nhiệt cần được vận hành theo một quy trình kỹ thuật phù hợp, đòi hỏi người sử dụng cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp sử dụng năng lượng hợp lý, an toàn và tiết kiệm. Để thực hiện tốt giải pháp này cần phải:
+ Tuyên truyền, phổ biến các tài liệu, kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nâng cao ý thức tự giác cho người lao động.
+ Có cán bộ kỹ thuật chuyên môn, đặc biệt là với các cán bộ chuyên ngành về điện, nhiệt.
+ Thường xuyên đào tạo, tổ chức tập huấn cho người công nhân nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng vận hành.
+ Thường xuyên cập nhật các thiết bị, phương pháp tiết kiệm năng lượng.
+ Khuyến khích, động viên và có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân có đóng góp tích cực trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng.
+ Xây dựng các chỉ tiêu, định mức tiêu thụ điện đối với từng thiết bị, công đoạn sản xuất hay từng loại sản phẩm…
Giải pháp 2: Hợp lý hóa dây chuyền sản xuất
Như đã phân tích ở trên, do không được chuyên môn hoá các công đoạn sản xuất, nên khoảng thời gian làm việc không tải của các thiết bị ở mức cao. Nhiều động cơ chỉ làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, phải đóng ngắt nhiều lần trong một ca làm việc do đó làm tăng tổn thất, điện áp bị giảm và dao động mạnh, gây mất ổn định trong hệ thống điện, ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của các hộ dùng điện khác.
Trong khâu nghiền thô (dùng máy băm) công nhân thao tác bằng tay, đưa nguyên liệu vào phễu đầu vào của máy băm. Do thao tác bằng tay, nguyên liệu đầu vào được xếp thành đống gần máy băm, các nguyên liệu này được bó, buộc…nên trong quá trình thao tác lấy nguyên liệu đưa vào phễu của máy băm, nhiều lúc phải dừng để nhặt, vơ nhựa hay gỡ các bó buộc…dẫn đến máy chạy không tải trong quá trình đó.
- Giảm 1/2 tổng thời gian làm việc không tải cho động cơ băm nhựa: Do thời gian máy băm làm việc không tải (theo khảo sát) chiếm khoảng 30% tổng thời gian vận hành nên cần có biện pháp để giảm thời gian làm việc không tải, qua đó giảm lượng điện năng tiêu thụ trong khâu này.
Giải pháp 3: Bảo dưỡng, duy tu định kỳ các thiết bị và máy móc
Do nhiều thiết bị sản xuất của danh nghiệp đã qua sử dụng, sửa chữa lại nên hoạt động làm suy giảm các chỉ tiêu kỹ thuật như trục dơ, ổ bi khô dầu, máy hoạt động gây tiếng động lớn…và gây tổn thất điện năng. Do đó các thiết bị cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, cụ thể là:
+ Kiểm tra các mối nối, cách điện, tránh sự rò điện.
+ Đối với các thiết bị nhiệt cần bảo ôn tốt, tránh sự thất thoát nhiệt.
4.2. Các giải pháp về kỹ thuật, thiết bị