1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại

41 2,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

1.1. Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế Trong lịch sử phát triển của thị trường ngoại hối, có giai đoạn chỉ có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối. Sự hạn chế đó đã bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet và đặc biệt là các phần mềm. Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống. Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đã phát triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường. III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) Trong hệ thống NHTM ở Việt Nam, bên cạnh năm Ngân hàng Thương Mại Nhà Nước (Vietinbank, BIDV, VCB, Agribank…) thì các Ngân hàng Thương Mại cổ phần cũng có sự ấn tượng về những thành tựu trong hoạt động kinh doanh. Và ACB cũng chính là một trong những NHTMCP như vậy. Bên cạnh quy mô về vốn điều lệ, quy mô tài sản thì ACB thực sự đã ghi dấu những thành tựu mới của mình trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngoài ra ACB, cũng là một trong những NHTM có hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối lớn và uy tín tại Việt Nam.

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Vân Anh

Trang 2

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ KINH

DOANH NGOẠI HỐI 3

1.1 Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế 3

1.2 Ngoại hối và Thị trường ngoại hối 5

1.2.1 Ngoại hối 5

1.2.2 Thị trường ngoại hối 6

II RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 11

2.1 Khái niệm chung 11

2.2 Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối 12

2.3 Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 16

III THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) 20

3.1 Tổng quan về ngân hàng ACB 20

3.1.1 Giới thiệu chung về ACB 20

3.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2012 22

3.2 Thực trạng hoạt động ngoại hối tại ACB 23

3.3 Các phòng ban quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối của ACB 25

3.4 Thực trạng về việc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong quản trị rủi ro ngoại hối của ACB 26

3.4.1 Trạng thái ngoại tệ của ngân hàng 26

3.4.2.Tình hình sử dụng Công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá .29

KẾT LUẬN 32

PHỤ LỤC 33

Trang 3

I TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI 1.1 Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế

Trong lịch sử phát triển của thị trường ngoại hối, có giai đoạn chỉ

có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối Sự hạn chế đó đã

bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet và đặc biệt là các phần mềm Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đã phát triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường

Có ba lý do chính khiến các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào quan hệ ngoại hối: đầu tư, bảo vệ mình khỏi các rủi ro ngoại hối và đầu

cơ Nhưng lý do cuối cùng là động cơ chính của những người tham gia thị trường, bởi có đến 80-90% các nhà kinh doanh hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và giá vàng Các đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò là phương tiện thanh toán

Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường ngoại hối nói riêng

Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính toàn cầu lớn nhất,

không có một thị trường tài chính nào có thể so sánh với TTNH về quy

mô, nhưng những thị trường tài chính khác có thể tác động đến TTNH

Ví dụ, thị trường trái phiếu Mỹ có thể tác động tới giá trị của đồng đôla

Trang 4

cũng giống như thị trường chứng khoán Nhật tác động tới giá trị của đồng Yên Nhật Từ đó các quan hệ ngoại hối bị tác động nhiều bởi các yếu tố thay đổi của các thị trường khác trong nền kinh tế như thị trường hàng hóa, trái phiếu, chứng khoán,…

Việc nhu cầu hàng hóa toàn cầu gia tăng đã kéo thị trường hàng hóa và TTNH gần nhau hơn Mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải nhập khẩu một số mặt hàng hóa để tiêu dùng, để mua những hàng hóa này, những nhà nhập khẩu phải đổi đồng tiền của họ ra đồng tiền của nước mà

họ muốn nhập khẩu hàng hóa Giao dịch này sẽ khiến nhu cầu về đồng tiền của nước xuất khẩu cao hơn và tăng giá trị cho đồng tiền đó Giao dịch này cũng sẽ khiến cung tiền của nước nhập khẩu cao hơn và làm giảm giá trị của đồng tiền đó Điển hình như trường hợp của ba nước xuất khẩu lớn: Úc, Canađa và NewZealand, ba đồng tiền lớn là đô Úc, đô Canada và đô New Zealand có mối quan hệ mật thiết với giá trị của hàng hóa Khi giá của hàng hóa tăng, giá trị của những đồng tiền này cũng gia tăng và ngược lại Mỗi đồng tiền trong nhóm trên bị tác động bởi rất nhiều loại hàng hóa khác nhau Ví dụ, đồng đôla Úc có mối liên hệ chặt chẽ với giá vàng, nếu giá vàng tăng thì giá trị của đồng đôla Úc cũng tăng theo và ngược lại

Bên cạnh việc bị tác động bởi thị trường hàng hoá, các quan hệ ngoại hối còn chịu sự ảnh hưởng của thị trường trái phiếu Sau thị trường ngoại hối, thị trường trái phiếu là thị trường tài chính lớn thứ hai trên thế giới, các chính phủ, các tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân đều tham gia hoạt động trên thị trường trái phiếu Mỗi thành phần này đều có chung một mục đích đó là tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của họ Trái phiếu chính phủ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thị trường trái phiếu, các trái

Trang 5

phiếu này là những tài khoản đầu tư có độ rủi ro gần như bằng không bởi chúng được đảm bảo bởi niềm tin của chính phủ các quốc gia, một số chính phủ trả lãi suất trên trái phiếu của họ cao hơn các chính phủ khác

Các nhà đầu tư quốc tế thu được lợi nhuận khi họ quyết định trái phiếu của chính phủ nào họ sẽ đầu tư Các trái phiếu với lãi suất cao hơn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn khi nền kinh tế của các trái phiếu đó phát triển ổn định Những nhà đầu tư mong muốn mua trái phiếu chính phủ sẽ phải dùng tiền của chính phủ đó để mua, nếu các nhà đầu tư muốn mua trái phiếu của chính phủ Mỹ, họ phải chuyển đổi sang đồng tiền của chính phủ Mỹ (đồng USD), điều này sẽ làm tăng nhu cầu của đồng đôla Mỹ và làm tăng giá trị của đồng đôla Mỹ Cùng thời điểm đó, nguồn cung của các đồng tiền khác sẽ tăng và làm giảm giá trị của các đồng tiền đó Hiểu biết chính phủ nào đưa lãi suất của trái phiếu cao hơn và trái phiếu nào đang tăng phổ biến sẽ giúp chúng ta biết được cặp đồng tiền nào nên mua

và cặp nào nên bán Cho nên, các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế không phát sinh một cách độc lập, mà luôn chịu ảnh hưởng qua lại bởi rất nhiều yếu tố thị trường khác Trên đây chỉ là hai yếu tố điển hình nêu lên

sự tác động qua lại giữa các giao dịch ngoại hối trong TTNH với các thị trường khác như thị trường hàng hóa và trái phiếu Ngoài ra, chúng ta có thể đề cập đến các thị trường khác và các chính sách khác như: thị trường chứng khoán, các chính sách chính trị, xã hội, kinh tế, …cũng tác động đến các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế

1.2 Ngoại hối và Thị trường ngoại hối

1.2.1 Ngoại hối

Ngoại hối là tiên nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài

Trang 6

Ngoại hối bao gồm:

 Các đồng tiền hợp pháp của nước ngoài hiện đang được lưu hành dưới các hình thức tiền giấy, tiền kim loại;

 Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác;

 Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

 Quyền rút vốn đặc biệt là đồng tiền do quỹ tiền tệ quốc tế phát hành dùng để lưu trữ và thanh toán quốc tế cho các nước hội viên, được ký hiệu là “SDR”;

Đồng tiền chung Châu Âu là đồng tiền chung của các nước thội cộng đồng Châu Âu dừng để lưu trữ và thanh toán giữa các nước thành viên

đó

Các đồng tiền chung khác cùng trong thanh toán quốc tế và khu vực;

 Vàng tiêu chuẩn quốc tế;

 Đồng tiền đang lưu hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế

1.2.2 Thị trường ngoại hối

1.2.2.1 Khái niệm

Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại quốc tế

và thương mại nội địa là thương mại quốc tế thường liên quan đến việc chuyển đổi các đồng tiền khác nhau của các quốc gia khác nhau, trong

Trang 7

khi đó thương mại nội địa thường chỉ liên quan đến nội tệ Một nhà nhập khẩu Mỹ thường được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật bằng Yên Nhật, cho nhà xuất khẩu Đức bằng Euro, cho nhà xuất khẩu Anh bằng Bảng Anh, v.v Với lý do này, để thanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải mua các ngoại tệ thích hợp, tức bán nội tệ trên thị trường

Nghĩa là, một trong hai bên mua hoặc bán phải liên quan đến mua bán đồng ngoại tệ

Giống như thương mại quốc tế, du lịch quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trường

Theo Marc Levinson (2005), thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch các loại ngoại tệ phi tập trung và toàn cầu

Theo Investopedia, thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu giao dịch ngoại tệ suốt cả ngày và đêm

Theo Nguyễn Văn Tiến (2006), hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market – FOREX hay viết tắt là TTNH) Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau

Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế, nơi thực hiện mua bán ngoại tệ và các phương tiện có giá như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu hoặc có thể nói thị trường ngoại hối là nơi chuyên môn hóa về trao đổi, mua bán ngoại tệ; đồng thời xác định điều kiện giao dịch đó là giá cả và số lượng mua bán (thị trường ngoại hối còn được gọi là thị trường hối đoái); ngoài ra thị trường ngoại hối là nơi

Trang 8

diễn ra các hoạt động đầu tư, lưu chuyển tài chính quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế

1.2.2.2 Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối

 Đặc điểm của thị trường ngoại hối

Vì là thị trường mua bán các loại hàng hóa đặc biệt – đồng tiền của các nước trên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt mà các thị trường khác không có được, đó là:

 Thị trường mang tính quốc tế:

Thị trường ngoại hối không chỉ là thị trường đóng khung trong phạm

vi của các nước mà nó mang tính quốc tế Vì vậy một khi ngân hàng chào giá không những đương đầu với những ngân hàng khác trọng nước mà còn phải đương đầu với bất cứ ngân hàng nào khác trên thế giới như Anh,

My, Đức, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Nhật Bản,… do đó điều chỉnh việc chào giá là một việc làm vào mọi thời điểm

 Thị trường hoạt động không ngừng:

Thị trường ngoại hối hoạt động 24/24 giờ Đặc điểm này trước hết xuất phát từ sự lệch múi giờ giữa các khu vực địa lý khác nhau khiến cho thị trường thế giới nói chung luôn luôn mở cửa Ví dụ: Một nhà giao dịch Thụy Sĩ buổi sáng có thể giao dịch với thị trường phía tây như Đức, Paris, London,… Đến khi thị trường này đóng cửa thì cũng là lúc các thị trường phía đông như singapore, Tokyo, Hồng kông… mở cửa Như vậy nhà giao dịch có thể thực hiện liên tục là nhờ vào các phương tiện truyền thông tin hiện đại như điện thoại, fax, mạng vi tính khiến cho các giao

Trang 9

dịch có thể thực hiện tức thời và bất cứ lúc nào nhà giao dịch có thể mua bán ngoại tệ với các thị trường hối đoái trên thế giới

Đây là một thị trường hấp dẫn các nhà kinh doanh ngọai hối, một thị trường vô hình nhưng rất nhộn nhịp và sôi động

Thị trường ngoại hối là loại thị trường chính lớn nhất thế giới và phù hợp với mọi chuẩn mực quốc tế Ngân hàng thanh toán quốc tế, nơi thực hiện các giao dịch ngoại hối giao ngay và có kỳ hạn trên toàn thế giới, ước tính tổng số tiền giao dịch hàng ngày trên 1.2 tỷ USD London là trung tâm mua bán ngoại hối lớn nhất thế giới

Hiện nay thị trường ngoại hối lớn nhất Châu Á là singapore

 Chức năng của thị trường ngoại hối

Chức năng cơ bản của TTNH là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của NHTM, đó là: nhằm thực hiện dịch vụ thanh toán cho các khách hàng trong các giao dịch thương mại quốc tế

Ví dụ: một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ; hoặc là nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi ngoại hối thành nội tệ, nếu hóa đơn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ Các giao dịch ngoại hối nhằm giúp khách hàng là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu như trên là một trong những dịch vụ mà các NHTM luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng, và đồng thời cũng là

dịch vụ mà các khách hàng luôn mong đợi từ phía Ngân hàng

 Ưu điểm của thị trường ngoại hối:

Trang 10

- Thị trường hối đoái sẽ cho biết ai là người mua, người nào đang có nhu cầu về ngoại tệ và loại ngoại tệ nào

- Thị trường ngoại hối sẽ cho biết ai là người bán, ai là người đang có ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi

- Thị trường ngoại hối sẽ cho biết số lượng ngoại tệ mua bán là bao nhiêu trong ngày

- Thông qua thị trường ngoại hối, giúp cho Nhà nước có thể tham gia kiểm soát ngoại hối và cũng có thể can thiệp vào thị trường (tỷ giá), qua

đó tác động vào cung cầu ngoại tệ nhằm thực hiện chính sách kinh tế quốc gia

- Thị trường ngoại hối giúp người bán và người mua gặp nhau khi cần thiết

- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia

- Thông qua hoạt động của TTNH, mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường

- TTNH là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai và các loại hợp đồng phái sinh kết hợp khác

Trang 11

II RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

2.1 Khái niệm chung

 Khái niệm rủi ro

Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu

là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người

Trang 12

Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai

 Khái niệm kinh doanh ngoại hối

Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi

2.2 Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối

Rủi ro của một khoản đầu tư là khả năng khoản đầu tư đó mất giá trị, khả năng thua lỗ càng cao thì rủi ro càng lớn Nhưng làm thế nào ước lượng được rủi ro? Có rất nhiều loại rủi ro, và phương pháp đánh giá khả năng gây thua lỗ của chúng cũng khác nhau Rủi ro có thể được định lượng (thua lỗ tiềm ẩn) hoặc định tính (khả năng xảy ra thua lỗ) Nhà kinh doanh luôn có thể hạn chế rủi ro bằng cách xác định mức thua lỗ tối

đa mà chúng có thể gây ra Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường cố đặt ra giới hạn cắt lỗ càng gần với giá thị trường càng tốt mà không hiểu rằng làm như vậy là họ đã tăng đáng kể khả năng thua lỗ xảy ra mặc dù bản thân khoản lỗ đó có thể không lớn Các phương pháp quản lý rủi ro được sử dụng để tăng khả năng lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ Vậy các

Trang 13

nhà kinh doanh sẽ gặp phải những loại rủi ro nào trên thị trường Ngoại

hối?

 Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro gắn liền với sự thay đổi tỷ giá niêm yết của các loại tiền tệ trên thị trường Thực ra, những thay đổi này cũng chính là điều chúng ta mong đợi khi đầu tư vào thị trường Ngoại hối Đây là rủi ro lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro, nhưng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà đầu tư Bất cứ công cụ nào nhằm hạn chế rủi ro này cũng đồng thời hạn chế lợi nhuận tiềm năng

Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi

ro tỷ giá

 Rủi ro lãi suất

Chênh lệch lãi suất (swap) được tính toán trên mỗi trạng thái giao dịch nếu nó được duy trì qua đêm Chênh lệch lãi suất là khoảng khác biệt giữa lãi suất của các đồng tiền trong một cặp ngoại tệ Khoảng khác biệt này càng lớn thì số tiền chênh lệch lãi suất âm hoặc dương trên mỗi trạng thái mở qua đêm càng cao Ví dụ, chúng ta mở một trạng thái đối với cặp EUR/USD, mua đồng euro bằng đồng đô-la Tại thời điểm mua, lãi suất đồng euro cao hơn 2% so với lãi suất đồng đô-la, điều đó có nghĩa là dù tỷ giá EUR/USD có thay đổi thế nào thì chúng ta vẫn nhận được một phần lãi nhờ duy trì trạng thái giao dịch này qua đêm Để kiếm

Trang 14

một khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch lãi suất, nhà kinh doanh cần duy trì trạng thái giao dịch của mình trong một thời gian dài Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó rủi ro hối đoái có thể lớn hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng thu được từ chênh lệch lãi suất

Các ngân hàng trung ương định kỳ thay đổi lãi suất để quản lý nền kinh tế và như vậy, mức chênh lệch lãi suất cũng thay đổi theo Một khoảng chênh lệch dương đôi khi có thể biến thành âm Tuy vậy, sự thay đổi này hiếm khi xảy ra và một sự cắt giảm lãi suất lớn cũng không bao giờ diễn ra nhanh chóng mà từ từ từng bước một Đó là lý do tại sao các nhà kinh doanh nên để mắt tới sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền nếu muốn theo đuổi một chiến lược đầu tư lâu dài Còn đối với các giao dịch diễn ra hàng ngày, nhà kinh doanh có thể không cần để ý tới lãi suất này

 Rủi ro thanh khoản của các nhà môi giới

Nhà môi giới thực hiện giao dịch trên thị trường theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi ích của khách hàng Nhà môi giới không phải chịu rủi ro hối đoái và thu lợi nhờ chênh lệch giữa giá mua và giá bán Điều

đó cho phép nhà môi giới quản lý hoạt động của mình với một mức lợi nhuận tương đối thấp tuy nhiên rất ổn định và có thể tính toán trước được Tuy nhiên, rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới vẫn có thể xảy ra Lợi nhuận của một công ty môi giới cần đủ lớn để trang trải hết chi phí hoạt động

Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm hẳn vẫn còn nhớ vụ phá sản của Công ty Refco vào tháng Mười năm 2005 Là một trong những nhà môi giới lớn nhất thị trường Ngoại hối Chicago, trong thời kỳ đỉnh cao, Refco đã có tới hơn 200.000 khách hàng Tuy nhiên, công ty này đã đánh

Trang 15

mất uy tín và khách hàng do các vấn đề tài chính và phương pháp kế toán sai lầm dẫn đến phá sản và một vụ scandal lớn sau đó Bài học rút ra từ

sự việc này là quy mô lớn chưa hẳn đã đảm bảo cho thành công hay sự ổn định Đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của nhà môi giới bạn lựa chọn thì kinh doanh một cách có trách nhiệm còn quan trọng hơn nhiều

Hiện nay, thị trường dịch vụ môi giới Ngoại hối đã khá ổn định, rào cản gia nhập thị trường tương đối lớn bởi các điều kiện kinh doanh đều đã trở thành tiêu chuẩn chung và các nhà môi giới mới sẽ gần như không có khả năng đáp ứng được chúng mà không phải đánh đổi bằng lợi nhuận của mình Vào những năm 1990, quá trình chọn lọc tự nhiên diễn

ra rất mạnh mẽ trên thị trường Ngoại hối, tạo ra một môi trường trong đó chỉ những công ty duy trì được hoạt động kinh doanh lành mạnh và khả năng ứng phó nhanh với những thay đổi môi trường kinh doanh mới có thể tồn tại Điều này đã làm giảm đáng kể rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới, tuy nhiên, vẫn có rủi ro nhà môi giới không thực hiện thỏa thuận giao dịch đã có với khách hàng

Nhà môi giới quản lý tài khoản của khách hàng, và vì vậy có thể thực hiện các lệnh chờ ở mức giá khác với mức khách hàng đã định, hoặc hủy các lệnh chờ khách hàng đã đặt đi Tóm lại, có rất nhiều giao dịch trong đó nhà môi giới có thể mắc sai lầm hoặc thực hiện không chính xác Đó là vấn đề chất lượng và phương thức hoạt động của nhà môi giới

 Rủi ro thiếu thanh khoản tài khoản giao dịch

Trường hợp khách hàng không có đủ số dư trong tài khoản giao dịch, toàn bộ hoặc một phần các trạng thái giao dịch của anh ta sẽ bị nhà môi giới tự động đóng lại tại mức giá thị trường Thường thì nó sẽ khác

Trang 16

xa so với mức giá mà nhà kinh doanh mong đợi, mà lý do là rủi ro khi đó

mở và phương pháp quản trị rủi ro mới là yếu tố quan trọng nhất Cuối cùng, chính nhà kinh doanh sẽ là người định ra mức độ rủi ro mình sẽ gánh chịu khi mở một trạng thái và chọn khối lượng giao dịch Khi lựa chọn quy mô giao dịch, lời khuyên hợp lý dành cho nhà kinh doanh sẽ là:

“Đừng giao dịch các lô lớn đến mức toàn bộ vốn tự có của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào một hay hai giao dịch Nếu bạn cần phải tới ngân hàng để nộp thêm tiền vào tài khoản nhằm duy trì một trạng thái giao dịch thì bạn cần xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình”

2.3 Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Kinh doanh ngoại hối gặp khá nhiều rủi ro như đã nói ở trên, tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo cáo, ta đi xét đến một rủi ro thường xuyên gặp phải trong kinh doanh ngoại hối – rủi ro tỷ giá

a Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá

Trên thị trường ngoại hối có 3 phương pháp cơ bản để thu lãi

Chẳng hạn trên thị trường giao ngay:

Trang 17

 Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (Exchange position): Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi Khi ấy, nếu như thị trường tỷ giá biến động ngược lại so với dự đoán của họ thì nhà kinh doanh ngoại hối phải chịu khoản lỗ ngoại hối

 Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): là việc tại cùng một thời điểm nào đó, mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại ở nơi có giá cao để ăn chênh lệch tỷ giá Vì hành vi mua bán diễn

ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá (vì không tạo trạng thái ngoại hối) và không phải bỏ vốn

 Lãi thu được nhờ chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán ra: do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng Về thực chất, trogn giao dịch này ngân hàng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng nên không chịu rủi ro tỷ giá và không cần bỏ vốn

Trên đây là 3 nguồn lợi trong kinh doanh ngoại hối, tuy nhiên chỉ

có một nguồn duy nhất tạo rủi ro tỷ giá cho ngân hàng

b Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối

Một số quy tắc chung về cơ chế quản lí và giám sát rủi ro tỷ giá tại

NHTM:

 Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Thông thường, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại hối thường có ba phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này:

Trang 18

 Phòng kinh doanh (Dealing Room): phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái trường hay đoản của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào

 Phòng thanh toán (Back Office): có nhiệm vụ thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư

 Phòng quản lí rủi ro (Mid Office): có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh các hoạt động quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp cụ đầu cơ

 Quản lí bằng công cụ hạn mức

Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại tệ được phép thực hiện

 Sử dụng công cụ phái sinh

Một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro các ngân hàng áp dụng nhiều nhất chính là các công cụ tài chính phái sinh

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại, các ngân hàng thường thực hiện các nghiệp vụ phái sinh thông qua các hợp đồng phái sinh tiền tệ (currency derivatives) sau: Hợp đồng kì hạn, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng giao sau (tương lai)

 Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ mà các điều khoản của hợp đồng được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng

sẽ thực hiện vào một ngày nhất định trong tương lai

Trang 19

 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc cam kết mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định với mức giá xác định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là lệch nhau về kỳ hạn

 Hợp đồng quyền chọn Giao dịch quyền chọn là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nhưng người mua quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng

đã ký kết trong giao dịch quyền chọn , người mua quyền chọn sau khi ký hợp mua hoặc bán ngoại tệ cho người kinh doanh, nhưng nếu diễn biến tỷ giá trên thị trường không có lợi cho họ thì họ có quyền huỷ bỏ hợp đồng

 Hợp đồng tương lai Giao dịch ngoại tệ tương lai (giao dịch giao sau) là giao dịch mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai thông qua sở giao dịch hối đoái

(Những kiến thức chi tiết về các công cụ phái sinh xem tại phần PHỤ LỤC)

Trang 20

III THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)

Trong hệ thống NHTM ở Việt Nam, bên cạnh năm Ngân hàng Thương Mại Nhà Nước (Vietinbank, BIDV, VCB, Agribank…) thì các Ngân hàng Thương Mại cổ phần cũng có sự ấn tượng về những thành tựu trong hoạt động kinh doanh Và ACB cũng chính là một trong những NHTMCP như vậy Bên cạnh quy mô về vốn điều lệ, quy mô tài sản thì ACB thực sự đã ghi dấu những thành tựu mới của mình trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay Ngoài ra ACB, cũng là một trong những NHTM có hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối lớn và uy tín tại Việt Nam

Tuy nhiên, năm 2012 là một năm không hề suôn sẻ đối với ACB khi ngân hàng này bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế hay vụ scandal của Ông Nguyễn Đức Kiên Theo đánh giá mới nhất của Fitch ( một cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới) cho rằng ACB có triển vọng “tiêu cực”, hiện nay đang có tiềm tàng của rủi ro suy giảm nguồn vốn lên tình hình tài chính do khoản đầu tư vào 6 công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch hoặc thành viên HĐQT Thêm vào đó, trong năm 2012, ACB thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng và khiến tổng thu nhập thuần của ACB sụt giảm mạnh

3.1 Tổng quan về ngân hàng ACB

3.1.1 Giới thiệu chung về ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập ngày 04/06/1993 với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Ngày 31/10/2006 ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Ngày đăng: 12/04/2014, 11:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w