Phân tích ngành dầu khí bằng mô hình 5 áp lực của machael poterx

9 6.6K 137
Phân tích ngành dầu khí bằng mô hình 5 áp lực của machael poterx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

phân tích ngành dầu khí bằng mô hình 5 áp lực của Machel Porter. bài làm khá kĩ càng

Phân tích ngành dầu khí bằng hình 5 áp lực của Machael Poter I. Giới thiệu về ngành dầu khí Dầu khí có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Ngành dầu khí luôn là ngành mũi nhọn của các quốc gia ngoài lợi ích kinh tế của nó mang lại mà còn là nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc sống. Ngành dầu khí Việt Nam còn khá non trẻ và chỉ mới bắt đầu được quan tâm đúng mức của Chính Phủ. Năm 1981 bắt đầu khai thác mỏ khí đầu tiên ở Tiền Hải – Thái Bình với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ. Từ đó đến nay ngành dầu khí luôn giữ vị thế hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam cũng như những đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Dầu khí được khai thác chủ yếu từ trong lòng thềm lục địa và góp phần cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho phát triển kinh tế đất nước, tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay vẫn đặt khai thác xuất khẩu là chủ lực nên phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu thế giới. Trong tương lai, ngành vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành dầu khí - Việt Nam bắt đầu tiến hành khảo sát, tìm kiếm thăm dò dầu khí từ năm 1945. - Năm 1969, Liên đoàn Địa chất 36, tiền thân là Đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏkhí đốt ở trong nước. - Năm 1975, Tổng cục Dầu mỏKhí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất. - Năm 1976, phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên ở huyện Tiền Hải - Thái Bình - Năm 1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được thành lập. - Năm 1984, hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ - Ngày 26/6/1986 Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới. - Tháng 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp nặng. - Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam. - Tháng 5/1992 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ và trở thành Tổng công ty Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. - Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành. - Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. - Cuối năm 2005, nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khởi công xây dựng với vốn đầu tư là 2,5 tỉ USD. - Tháng 8/2006, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN. - Tháng 7/2010, chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 2. Đặc trưng ngành dầu khí Dầu khí không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho nhiều quốc gia mà còn là nguồn năng lượng quan trọng nhất hiện nay cho sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà các quốc gia không ngừng tìm kiếm, khai thác, tranh chấp và kể cả dùng vũ lực gây ra các cuộc xung đột kéo dài. Điển hình nhất trong thời gian gần đây là cuộc chiến tranh ở Lybia, và những căng thẳng giữa Iran với Mỹ và khối các nước khu vực Châu Âu đang khiến giá dầu liên tục tăng cao khiến quá trình phục hồi sau khủng hoảng và phát triển kinh tế thế giới nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc điểm nổi bật - Dầu khí là nguồn năng lượng có giới hạn và không thể tái tạo - Dầu khí tập trung chủ yếu ở Trung Đông, chiếm 2/3 trữ lượng dầu khí thế giới, lại là khu vực không ổn định về chính trị. - Dầu khí phần lớn nằm sâu trong lòng đất, lòng biển nên rất khó khăn trong việc thăm dò, khai thác. - Dầu thô phải qua chế biến mới sử dụng được nên đòi hỏi công nghệ lọc dầu. - Dầu khí có thể thúc đẩy hoặc cản trở kinh tế phát triển bởi vì cuộc khủng hoảng năng lượng thường kéo theo là cuộc khủng hoảng về kinh tế. 3. Vị trí của dầu khí trong ngành năng lượng Các nguồn năng lượng đang được sử dụng gồm có: gỗ, sức nước, sức gió, địa nhiệt, ánh sáng mặt trời, nhiên liệu hóa thạch (than đá và dầu khí tự nhiên) và nhiên liệu hạt nhân (uranium). Hiện nay, nguồn nguyên liệu hóa thạch chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp. Trong đó, phần lớn là dầu mỏ chiếm 40% năng lượng hóa thạch, tiếp theo là khí thiên nhiên chiếm 24%, và than chiếm khoảng 26%. Như vậy, dầu khí chiếm tới 64% tổng năng lượng đang sử dụng của toàn thế giới. Dầu khí là nguồn tài nguyên có hạn và theo dự kiến sẽ chỉ còn có thể khai thác trong vòng khoảng 60 năm. Chính vì vậy, các lĩnh vực năng lượng khác đang được ráo riết nghiên cứu và đưa vào khai thác sử dụng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bởi giá thành đầu tư cao. Nguồn năng lượng than được cho rằng có thể còn khai thác được trong 230 năm nữa nhưng do lượng khí CO2 thải ra quá lớn và làm tăng nhiệt độ trái đất lên nhanh chóng. Năng lượng từ mặt trời, sức gió và sóng biển hiện nay chỉ cung cấp được 10% trong tổng số năng lượng cần thiết do giá thành cao và cần một diện tích lớn nên chưa đem lại hiệu quả. Chỉ có năng lượng hạt nhân (Uranium) là nguồn năng lượng sạch hơn, sử dụng lâu dài và sẽ là nguồn năng lượng thay thế tốt nhất trong tương lai. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn đang là vấn đề tranh cãi khá căng thẳng trên thế giới vì mức độc hại của chất thải gây ra với đời sống một khi bị rò rỉ ra ngoài. II. Phân tích ngành dầu khí theo hình 5 áp lực Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: 1. Sức mạnh nhà cung cấp Nguồn tài nguyên Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể. Tiềm năng và trữ lượng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ Tam của Việt Nam khoảng 4,300 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi. Đến ngày 2/9/2009. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi. Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia. Sản lượng dầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. 5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á - TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn Cơ sở hạ tầng Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia. Nguồn nhân vực Là lĩnh vực mới của đất nước, nhưng đến năm 2010 PVN đã có hơn 43.000 người; trong đó lao động dưới 30 tuổi chiếm 40,27%, trình độ đại học trở lên chiếm 44,78%, trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 10,28% và 34,77% là công nhân kỹ thuật. Với trình độ quản lý, tay nghề ngày càng được nâng cao, nguồn nhân lực của Tập đoàn đã có thể đảm nhận việc quản lý, vận hành các dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong và ngoài nước như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Điện Cà Mau, Nhơn Trạch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí đáp ứng nhu cầu phát triển, PVN đã xây dựng một chiến lược đào tạo cụ thể tiếp theo trong giai đoạn 2011-2015. Các giải pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) với nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn; tập trung đào tạo thạc sĩ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, đào tạo tiến sĩ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học. 2. Nguy cơ thay thế -Nguy cơ thay thế trong lĩnh vực dầu khí trong ngắn hạn không cao. Sự ổn định của đất nước và uy tín của Việt Nam nói chung, cũng như của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao là điều kiện rất quan trọng để Petrovietnam có thể huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển nhanh, bền vững. -Ngành dầu khí Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Sau hơn 6 năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc mở rộng các hợp tác song phương của Việt Nam sẽ tạo thêm môi trường và thị trường cho Petrovietnam mở rộng sản xuất, xuất khẩu. Vấn đề an ninh năng lượng của các quốc gia và lợi nhuận cao từ hoạt động dầu khí mang lại sẽ tiếp tục thu hút đầu tư cho ngành. Ngành dầu khí vẫn tiêp tục được sự bảo trợ của Nhà nước nên được hưởng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên về dài hạn thì áp lực từ sản phẩm thay thế là khá cao. Do dầu khí là tài nguyên có hạn và theo dự kiến sẽ chỉ còn có thể khai thác trong vòng khoảng 60 năm. Chính vì vậy các lĩnh vực năng lượng khác đang được ráo riết nghiên cứu và đưa vào khai thác sử dụng 3. Các rào cản gia nhập ngành Rào cản thị trường là một trong những nhân tố quan trọng đánh giá mức độ cạnh tranh trên một thị trường. Thông thường rào cản càng cao thì mức độ cạnh tranh càng thấp do số lượng doanh nghiệp có khả năng và ý định tham gia vào thị trường càng ít. Đối với đa số các thị trường, rào cản tỷ lệ nghịch với mức độ cạnh tranh của thị trường. Thị trường có mức cạnh tranh cao khi việc gia nhập của các doanh nghiệp mới “kịp thời” và “đủ mạnh” để việc nâng giá trên mức cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại trên thị trường không còn ý nghĩa a. Rào cản tự nhiên Tiêu chí rào cản tự nhiên bao gồm các nguồn lực hoặc công nghệ cần có để một doanh nghiệp có thể tham gia thị trường nhập khẩu xăng dầu. Các rào cản này bao gồm hiệu quả kinh tế của quy mô, nguồn cung cấp các đầu vào, hệ thống phân phối và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, lợi nhuận tiềm năng dài hạn cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp. • Nguồn cung câp đầu vào -Đối với ngành dầu khí, nguồn cung cấp đầu vào đóng vai trò rất quan trọng do các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hầu hết chỉ đơn thuần nhập sản phẩm về và phân phối mà không hề chế biến hay gia công thêm đối với sản phẩm. Vì vậy, nếu các nguồn cung bị hạn chế sẽ là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường. -Dù thực hiện theo phương thức nào, doanh nghiệp nhập khẩu cũng có rất nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp với các mức giá và điều kiện khác nhau, vì vậy không tồn tại rào cản về nguồn cung đầu vào đối với ngành dầu khí. • Chi phí đầu tư ban đầu -Do đặc điểm của ngành nên khi muốn gia nhập ngành phải chấp nhận một rào cản gia nhập đó chính là chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Muốn tham gia ngành dầu khí cần có cơ sở hạ tầng vững mạnh, nhiều đại lí bán lẻ và hệ thống phân phối của nó => chi phí đầu tư rất cao. - Để đáp ứng những quy định của pháp luật về điều kiện cơ sở hạ tầng trong hoạt động kinh doanh dầu khí đòi hỏi một khoản chi phí lớn, chỉ những doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực mạnh mới có thể đáp ứng, điều này cũng đặt ra một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bằng nguồn vốn tự huy động có thể xây dựng và tạo lập một cơ sở hạ tầng theo quy định để chen chân vào hình thức kinh doanh dầu khí này. Như vậy, có thể kết luận chi phí đầu tư ban đầu là rào cản lớn đối với việc gia nhập ngành dầu khí. b. Rào cản chiến lược Bên cạnh những rào cản tự nhiên, rào cản chiến lược cũng là một trong những nhân tố khiến các doanh nghiệp mới ngại gia nhập ngành dầu khí. Rào cản chiến lược được hiểu là hành vi và đặc điểm của các doanh nghiệp hiện tại trên thị trường dẫn đến việc hạn chế sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới hoặc ngăn chặn sự phát triển của các doanh nghiệp hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, những hành vi này thường khó phát hiện một cách trực tiếp mà chỉ có thể nhận thấy thông qua các biến động trên thị trường. Trong ngành dầu khí những năm vừa qua thị phần của các công ty luôn trong trạng thái ổn định, không có sự soán ngôi ngoạn mục nào giữa các công ty. Điều đó cho thấy đây là một thị trường có tính cạnh tranh thấp và rào cản gia nhập cũng như rào cản phát triển đều rất cao. Các doanh nghiệp đều tìm cách duy trì thị phần và khách hàng của mình và hầu như cũng không có khả năng lớn mạnh hơn hay chiếm cứ thị phần của các doanh nghiệp khác. Một điều quan trọng xuất hiện trong ngành dầu khí đó là tính độc quyền cao. Điều này gây bất lợi cho những doanh nghiệp muốn gia nhập ngành này. Dường như họ rất khó chen chân để chiếm một chỗ đứng trong ngành. c. Rào cản chính sách pháp lí -Ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng có tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước và an ninh quốc gia nên vẫn nằm trong sự kiểm soát và trực tiếp quản lý của Nhà nước. Do đó ngành dầu khí chịu sự ảnh hưởng và kiểm soát của rất nhiều bộ luật: luật DN, Luật Dầu khí và luật đầu tư nước ngoài . Đây chính là một rào cản quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành. d. Rào cản rút lui -Đối với ngành dầu khí, việc rút lui ra khỏi thị trường là một điều hiếm thấy thậm chí không xảy ra. Khi đã tham gia được vào ngành dầu khí, có một chỗ đứng thì sẽ k có doanh nghiệp nào muốn rút chân ra khỏi ngànhngành có vị thế quan trọng trong nền kinh tế, thị phần luôn ổn định và mức thu nhập tương đối cao. 4. Sức mạnh của khách hàng • Nhu cầu tiêu thụ Trong nước - Tiềm năng khách hàng rất lớn: hầu hết các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đều sử dụng sản phẩm của ngành.( phương tiện giao thông, máy móc kĩ thuật…) - Việt Nam được dự báo là nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Nhu cầu về dầukhí ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp quốc gia và tiêu thụ hộ gia đình của hơn 88 triệu dân. - Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm dầu khí của Việt Nam dự kiến sẽ tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với những nước khác trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, bao gồm Thái Lan, Malaysia và thậm chí là cao hơn cả nền kinh tế đang phát triển nóng Trung Quốc. Vì vậy việc phát triển của ngành công nghiệp dầu khí là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng đó và duy trì tăng trưởng kinh tế. Ngoài nước (Xuất khẩu) Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu dầu thô là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 167,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 83,78 tỷ USD, tăng 18,9% và nhập khẩu ước đạt 83,75 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2011. Đóng góp quan trọng cho những kết quả trên là các ngành hàng: dầu thô với kim ngạch xuất khẩu 7,16 triệu tấn, trị giá 6,34 tỷ USD, đạt 75,53% dự toán, tăng 14,3% (0,89 triệu tấn) về lượng và tăng 14,7% (811 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2011; than đá là 10,07 triệu tấn, trị giá 888 triệu USD, đạt 71,3% dự toán, giảm 16,5% (2,11 triệu tấn) về lượng và giảm 27,1% (330 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ 2011. • Hạn chế sức mạnh khách hàng -Dầu khí là một ngành độc quyền, lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giá dầu thế giới nên trên thực tế khách hàng có một quyền lợi rất thấp trong lĩnh vực này. Giá dầu thế giới tăng cao kéo theo giá trong nước tăng, tuy nhiên khách hàng không thể mặc cả trong trường hợp này. Đồng thời do là ngành kinh doanh năng lượng, lại có tính độc quyền nên sản phẩm thay thế rất hạn hẹp => khách hàng bị gò bó trong 1 giới hạn sản phẩm. 5. Mức độ cạnh tranh -Tập đoàn thuộc sự quản lý của Nhà nước nên khả năng linh động trong hoạt động kinh doanh thấp, tính ỷ lại cao do đó tính cạnh tranh thấp .

Ngày đăng: 11/10/2013, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan