III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦ
3.4.1 Trạng thái ngoại tệ của ngân hàng
Mua bán ngoại tệ là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại phần thu nhập đáng kể cho ACB. Mục đích chính của hoạt động này là đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng một cách nhanh chóng đồng thời là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho ngân hàng. Ngân hàng đa dạng hoá việc nắm giữ tài sản và nợ bằng ngoại tệ, trong đó đồng USD và vàng là chủ yếu.
Hoạt động ngoại hối của ACB chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho các khách hàng doanh nghiệp. Các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng không lớn. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của Ngân hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN. Hội đồng ALCO quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịch ngoại hối. Hội đồng tín dụng xem xét, quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập cho Ngân hàng.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 27
Bảng 1: Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 28
Theo BCTC năm 2012 cho thấy trạng thái tiền gửi của ACB bằng ngoại tệ và vàng thay đổi đáng kể theo chiều hướng giảm. Tại 31/12/2012, tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng là 5.024.926 triệu đồng và giảm 3,6 lần so với tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng tại thời điểm 31/12/2011 (18.258.260 triệu đồng). Trạng thái tiền gửi ngoại tệ và vàng giảm đi đáng kể trong khi vào khoảng thời gian từ 2010 đến 2011, trạng thái tiền gửi này lại có xu hướng tăng ( năm năm 2011 tăng 2,5 lần so với 2010). Điều này cho thấy ACB đã có sự điều chỉnh ngoại tệ và vàng ở trạng tháiphù hợp hơn với tình hình kinh tế. Bởi việc gia tăng giá trị tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro tỷ giá trong quản lý và điều hành trạng thái ngoại hối.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 29
3.4.2.Tình hình sử dụng Công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Bảng 2: Các công cụ tài chính phái sinh
Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Tổng giá trị của hợp đồng (theo tỷ giá ngày hiệu lực hợp đồng) Tổng giá trị ghi sổ kế toán (Theo tỷ giá tại ngày 31 tháng 12)
Tài sản Công nợ
Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ 1.067.925 1.823
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ 253.000 10.506
Công cụ tài chính phái sinh khác
- Hợp đồng hoán đổi lãi suất 545.636
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của ACB)
Nếu như năm 2011, ACB dùng rất nhiều công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi; thì năm 2012 ACB chỉ sử dụng chủ yếu hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên hợp đồng hoán đổi chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với hợp đồng kỳ hạn. Tại ngày 31/12/2012, hợp đồng hoán đổi tiền tệ trị giá 1.067.925 chiếm khoảng 55% tổng giá trị công cụ được sử dụng. Do hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM nói chung và ACB nói riêng chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng doanh nghiệp, nhất là nhu cầu thanh toán quốc tế. Các sản phẩm kinh doanh ngoại hối dành cho khách hàng chưa đa dạng. Nguyên nhân chính theo nhiều chuyên gia nhận định là do những ràng buộc khắc khe của Ngân hàng
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 30
Nhà nước về ngoại tệ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, các công cụ tài chính phái sinh chưa phát huy được hết chức năng và hiệu quả như mong đợi kể cả đối với ngân hàng cung cấp và khách hàng sử dụng. Bảng 3: Nguồn vốn ngoại tệ (ĐVT: triệu đồng) Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Bằng tiền đồng Bằng ngoại tệ vàng Tổng cộng Tiền gửi có kì hạn 6.011.105 425.564 6.436.669
Tiền gửi không kì hạn 11.584.668 1.284.502 12.869.170
Tiền gửi tiết kiệm 96.568.791 8.027.274 104.596.065
Tiền ký quỹ 914.720 273.908 1.188.628
Tiền gửi vốn chuyên dùng 130.049 13.014 143.063 115.209.333 10.024.262 125.233.595 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Bằng tiền đồng Bằng ngoại tệ vàng Tổng cộng Tiền gửi có kì hạn 22.554.383 750.845 23.305.228
Tiền gửi không kì hạn 12.978.832 1.708.801 14.687.633
Tiền gửi tiết kiệm 830.53.998 14.526.358 97.580.356
Tiền ký quỹ 5.042.199 1.485.500 6.527.699
Tiền gửi vốn chuyên dùng
78.831 38.344 117.175
123.708.243 18.509.848 142.218.091
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 31
Bao gồm trong số dư tiền gửi của khách hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 là không đồng ( 2011: 2,534,913 triệu đồng) phong tỏa để đảm bảo cho khoản phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh và không đồng (2011: 20,739,663 triệu đồng) của các đối tác trong nước để đảm bảo việc thực hiện giao dịch hợp đồng vàng kỳ hạn.
Trạng thái nguồn vốn ngoại tệ, vàng tại 31/12/2011 gần như cân bằng với trạng thái ngoại hối, vàng ở khoản mục tài sản. Trong khi đó tại 31/12/2012 nguồn vốn ngoại tệ, vàng cao hơn rất nhiều so cới trạng thái ngoại hối, vàng ở khoản mục tài sản của ACB. Điều nay cho thấy trong năm 2012 ACB đối diện với rủi ro tỷ giá khá lớn khi thị trường có biến động tỷ giá.
Bảng 4 : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng
(Đvt: Triệu đồng) 2011 2012
Lãi / lỗ từ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ và vàng -161.467 -1.863.643
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 – ACB)
Từ 2008 tới nay, cụ thể trong 2010, 2011 và 8 tháng đầu năm ACB đã chuyển đổi vàng sang tiền đồng khá tốt, tổng lãi là hơn 2.381 tỷ đồng. Việc phải đóng trạng thái vàng theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước trong quý 3 năm nay nên ACB đã chịu khoản lỗ là hơn 1.700 tỷ đồng.
Việc hạ giá không hẳn hoàn toàn do giá vàng trên thị trường thế giới, mà do thời gian qua Nghị định 24 của Chính phủ đã thực sự phát huy hiệu quả. Đặc biệt là giảm hiện tượng vàng hóa trong nền kinh tế đến cuối cùng phải triệt tiêu hiện tượng này. Từ nỗ lực của Chính phủ, trong đó có vai trò rất lớn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc thiết lập lại trật tự thị trường đã giúp cho thị trường vàng trong nước có những diễn biến tốt. Gần đây, đã có những phiên đấu thầu đến hơn 33 tấn vàng.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 32
Chính những nguồn cung đó giúp cho thị trường cung cầu gặp nhau nhiều hơn, đẩy giá vàng trong nước xuống.
Do phải mua vàng trong nước về để bù trạng thái thay vì được nhập khẩu, ACB chịu lỗ lớn do chênh lệch giá
Lực mua từ ACB cùng với một số ngân hàng khác là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước giữ mức chênh lệch cao so với giá thế giới trong đợt biến động vài tháng qua.
KẾT LUẬN
ACB là một trong những ngân hàng cổ phần thương mại đi đầu trong kinh doanh ngoại hối bao gồm việc tổ chức hoạt động của phòng kinh doanh ngoại hối theo mô hình chuẩn cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tỷ giá cho khách hàng như kỳ hạn, quyền chọn và hoán đổi tiền tệ. Nhờ lợi thế đã thực hiện ISO và có một đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối có trình độ, ACB đã hoàn thiện hệ thống kinh doanh ngoại hối bao gồm: nội quy Khối ngân quỹ, quy chế và các quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối tập trung chủ yếu tại Hội sở và các sản phẩm ngoại hối vẫn còn hạn chế.
Mặc dù các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi đã tương đối hoàn thiện, song cách tính tỷ giá kỳ hạn dựa trên lãi suất cơ bản bình quân năm của VND và lãi suất FED là không phù hợp với thị trường do đó khó khăn cho ngân hàng khi áp dụng để tính cho khách hàng.
Cách tính phí trong giao dịch quyền chọn hiện chỉ đơn phương do ngân hàng cung cấp sản phẩm đưa ra, vẫn còn mang tính độc quyền và không hấp dẫn khách hàng. Sản phẩm quyền chọn chỉ mang tính chất quảng bá chứ chưa thực sự hấp dẫn với khách hàng.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 33
Trong những năm qua, thị trường ngoại hối của Việt Nam đã từng bước phát triển ngày một hoàn thiện hơn. Chính sách quản lý ngoại hối đang dần được hoàn thiện phù hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; những nhân tố thị trường ngày càng trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỷ giá hổi đoái. Hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn là một nghiệp vụ kinh doanh chứa nhiểu rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá, nhưng nếu được quản lý một cách khoa học thì sẽ đem lại một nguồn lợi lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, trong xu hướng hội nhập hiện nay, việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ACB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung là hết sức cần thiết.
PHỤ LỤC
Các kiến thức về công cụ phái sinh
1. Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ
a. Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ mà các điều khoản của hợp đồng được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng sẽ thực hiện vào một ngày nhất định trong tương lai.
b. Đặc điểm
- Tỷ giá được sử dụng trong hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn, đây là tỷ giá được hai bên thoả thuận và ghi vào hợp đồng hoặc tỷ giá kỳ hạn được công bố của ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố và đây là tỷ giá có hiệu lực trong suốt thời hạn của hợp đồng.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 34
- Khi hợp đồng đến hạn, các bên giao dịch phải thực hiện việc chuyển tiền cho đối tác của mình bất kể tỷ giá thực hiện vào ngày đó như thế nào, nếu chậm trễ sau hai ngày làm việc thì sẽ bị phạt tiền.
c. Phương pháp tính tỷ giá kỳ hạn
Công thức tính tỷ giá kỳ hạn dạng giản đơn
Trong đó:
F : tỷ giá kỳ hạn S : tỷ giá giao ngay
RT : lãi suất /năm của đồng tiền định giá RC : lãi suất/năm của đồng tiền yết giá t : kỳ hạn
d. Ưu nhược điểm
Ưu điểm :
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai
Nhược điểm :
- Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 35
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ
2. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
a. Khái niệm
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc cam kết mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định với mức giá xác định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là lệch nhau về kỳ hạn.
b. Đặc điểm
Một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: “ vế mua vào” và “vế bán ra” được ký kết ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau.
Nếu không có thoả thuận khác thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá và bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá
Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền yết giá là bằng nhau trong cả hai vế của hợp đồng hoán đổi
Trong thực tế thường gặp hai loại hợp đồng hoán đổi là Loại hợp đồng Vế bán Vế mua
Loại 1 Spot Forward
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 36
c. Phương pháp xác định tỷ giá
Loại hợp đồng Spot rate Points Forward rate Mua Spot- Bán Forward SB PO SO PO Bán Spot- Mua Forward SB PB SO PB
Trong thực tế, tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi do ngân hàng yết giá quyết định và thường là tỷ gía trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, do đó ta có:
; ;
d. Ưu nhược điểm
Ưu điểm :
Thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai và thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại.
Nhược điểm :
Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này có lợi là tránh được rủi ro tỷ giá cho khách hàng, nhưng thời đánh mất cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 37
Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm : thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó.
3. Hợp đồng quyền chọn
a. Khái niệm
Giao dịch quyền chọn là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nhưng người mua quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng đã ký kết. trong giao dịch quyền chọn , người mua quyền chọn sau khi ký hợp mua hoặc bán ngoại tệ cho người kinh doanh, nhưng nếu diễn biến tỷ giá trên thị trường không có lợi cho họ thì họ có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
b. Đặc điểm
- Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng quyền chọn đã được ký kết, điều này làm cho người mua quyền chọn được quyền chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện các phương án kinh doanh của mình
- Trong giao dịch quyền chọn, thì quyền chọn chỉ dành cho một phía đối tác giao dịch đó là các khách hàng của ngân hàng, còn các ngân hàng là nhà kinh doanh ngoại tệ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng quyền chọn.
- Giao dịch quyền chọn là một công cụ phòng chống rủi ro hối đoái hiệu quả nhất cho người mua quyền chọn.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 2013
Nhóm 10 Page 38
Phân loại theo tính chất quyền chọn :
Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng
Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của mình vào bất kỳ một ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn, quyền chọn kiểu Mỹ thoáng hơn, linh hoạt hơn nhiều so với kiểu Châu Âu.
Phân loại theo đối tác mua quyền chọn :
- Quyền chọn mua: là quyền chọn cho phép khách hàng được quyền mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy điều đó là có lợi.
+ Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hợp đồng thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng tức là mua ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng