1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quy trình hạ thủy tàu 34 000 tấn của nhà máy đóng tàu Nam triệu

23 793 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

quy trình hạ thủy tàu 34 000 tấn của nhà máy đóng tàu Nam triệu

Trang 1

PHẦN 6 LẬP QUY TRÌNH HẠ THỦY TÀU HÀNG RỜI 34.000T

6.1.GIỚI THIỆU CHUNG:

6.1.1.Giới thiệu chung về tàu 34.000T

Tàu chở hàng rời vỏ thép có trọng tải 34.000 T,được đóng mới và hạ thủy tại công ty Đóng tàu Phà Rừng và được hạ thủy trên triền dọc bằng đà trượt máng trượt

*Các thông số chính của tàu:

-Trọng lượng của tàu khi hạ thủy:7520 T

6.1.2.Các thông số kỹ thuật của đường triền:

Chiều dài toàn bộ

Chiều dài giữa 2 đường vuông góc

Length between Perpendiculars 176,75 m

Tải trọng (ở mớn nước thiết kế 9 m)

Deadweight (design draft 9 m) 30,3 T

Trang 2

7800

1200 1200

-Chiều dài tanh đà:261 m

-Chiều rộng mỗi tanh đà:1.2 m

-Chiều cao mặt tanh đà(so với mặt đà và tính đến mặt gỗ):0.85 m

-Khoảng cách giữa hai tâm của tanh đà:9 m

-Khoảng cách giữa hai cặp khóa hãm:65.246 m

-Khoảng cách từ mút đường trượt phía đầu đà đến cặp khóa hãm thứ

nhất:79.84 m

Trang 3

6.2.CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI HẠ THỦY:

6.2 1.Thành lập hội đồng hạ thủy:

Trước khi hạ thủy 30 ngày Giám đốc Công ty ra quyết định thành lập “hộị

đồng hạ thủy” và giao nhiệm vụ cho “hội đồng hạ thủy”

*Thành phần hội đồng hạ thủy bao gồm:

+Chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng hạ thủy

+Chuyên gia tư vấn hạ thủy (nếu có)

+Cán bộ phòng công nghệ,phòng SX,phòng CL,phòng an toàn

+Cán bộ y tế

+Quản đốc và đốc công phân xưởng Âu đà phụ trách căn kê

6.2.2.Chuẩn bị các thiết bị phục vụ hạ thủy tàu:

Các trang thiết bị phục vụ cho hạ thủy cần phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ

lưỡng trước khi tiến hành hạ thủy,các trang thiết bị phục vụ hạ thủy bao gồm:

*Căn tháo nhanh hình quả trám(290bộ) :

-Nguyên lý làm việc: Khi tháo chốt và xoay quả

trám phần căn thép vát sẽ trượt xuống trên mặt phẳng

nằm nghiêng làm cao độ căn được hạ thấp

Hình 6.2 Căn tháo hình quả trám

Trang 4

-Mục đớch: Căn dựng để kờ đấu cỏc phõn tổng đoạn khi lắp rỏp và kờ tàu

trước khi hạ thủy

**Căn thỏo nhanh kiểu nờm(148 bộ).

-Nguyờn lý làm việc: Khi thỏo 02 nờm ngỏng cài sẽ làm phần căn thộp vỏt trượtxuống trờn mặt phẳng nằm nghiờng làm cao độ căn

được hạ thấp

-Mục đớch sử dụng: Căn dựng để kờ đấu cỏc

phõn tổng đoạn tàu khi lắp rỏp và dựng kờ tàu trước

khi hạ thủy

***Căn thỏo nhanh kiểu cơ khớ(100

bộ).

-Nguyờn lý làm việc: Khi thỏo chốt

cài thỡ thanh ngỏng sẽ ngả ra,phần căn thộp

vỏt sẽ trượt xuống trờn mặt phẳng nằm

nghiờng làm cao độ căn được hạ thấp

-Mục đớch sử dụng: Căn cú kết cấu

chịu tải lớn nờn chủ yếu dựng kờ tàu trước

khi hạ thủy.Căn này khụng dựng để kờ tàu ở

vị trớ phớa trong giữa hai đường trượt

Hỡnh 6.4 Căn thỏo nhanh kiểu cơ khớ

b)Căn sỏi tự hạ(50 bộ)

Đáy tàu

Căn tháo nhanh kiểu nêm

Nền đà

Gỗ đệm (gỗ thông) KT: 900x200x50 (Bọc nilon) Nêm gỗ (gỗ nhóm 3)

Nêm gỗ (gỗ nhóm 3)

KT : 900x200x(180-70) Căn tháo nhanh kiểu cơ khí (Thanh ngáng)

Trang 5

-Nguyên lý làm việc: Khi tháo chốt cài thì cửa được mở ra,sỏi tự chảy làm căn hạ thấp độ cao.

-Mục đích sử dụng: Chủ yếu dùng kê tàu trước khi hạ thủy và là loại căn kê được tháo sau cùng.Căn này không dùng để kê tàu ở vị trí phía trong giữa hai đường trươt

-Loại I:số lượng các máng trượt dài 5500 mm: 2máng/1đà

-Loại II:số lượng các máng trượt dài 5390 mm,cao 160mm: 3máng/1đà

-Loại III:số lượng các máng trượt dài 5390 mm,cao 500mm: 19máng/1đà-Loại IV:số lượng các máng trượt dài 6700 mm: 1 máng/1đà

-Loại V:số lượng các máng trượt dài 8074 mm: 1máng/1đà

b)Thanh chống: (số lượng 26 thanh)

-Thanh chống dùng để chống giữa hai máng trượt đối xứng,thông thường làmbằng gỗ,một đầu có khoan lỗ D14 để luồn cáp giữ.mục đích của thanh chống là:

+Chống các máng trượt khỏi xô vào phía trong đường trượt

+Giúp máng trượt ổn định hướng trượt trong quá trình trượt

c)Cáp chằng máng với tàu:

Một đầu cáp bắt chặt vào máng trượt,đầu kia treo vào mã gắn trên tàu.Trên mỗi dây cáp có lắp đặt 01 tăng đơ để diều chỉnh độ căng của dây.Các máng ở khu vực giữa tàu thì cáp được luồn vào mã gắn trên boong.ở khu vực mũi và lái chúng

Trang 6

được luồn vào mã gắn trên vỏ tàu.Mỗi máng được treo bởi hai cáp.Cáp được luồn trong ống nhựa để tránh hư hỏng sơn vỏ tàu.

Mục đích:

+Dề dàng thu hồi các máng trượt sau khi hạ thủy

+Chống máng trượt xô vào phía tâm đà trượt

+Tạo thành cụm dây treo máng trượt với tàu tránh việc va chạm máng trượt với đáy sông,gây xô dồn cục bộ các cặp máng trượt và có thể gây nguy hiểm với đáy tàu.Sử dụng các loại cáp có đường kính:Φ20, Φ22, Φ32

d)Cáp chằng giữ hai máng trượt:

Hai đầu cáp bắt chặt vào hai máng trượt,trên mỗi dây cáp có lắp đặt một tăng

đơ để điều chỉnh độ căng của dây

Mục đích:

+Tạo thành cụm dây treo máng trượt với tàu, tránh việc va chạm máng trượt với đáy sông,gây xô dồn cục bộ các cặp máng trượt và có thể gây nguy hiểm với đáy tàu

+Giữ cho cạnh trong máng trượt luôn cách cạnh trong của đường trượt một khoảng là 30-40 mm

Sử dụng các loại cáp có đường kính:Φ20

e)Nêm gỗ:

Nêm gỗ được làm bằng loại gỗ tốt.Bề mặt tiếp xúc được bào phẳng và có khoan lỗ luồn cáp giữ để rễ thu hồi lại.Phía trên nêm gỗ còn có tấm gỗ phẳng có bọc lylon tại mặt tiếp xúc với đáy tàu.Giữa các nêm gỗ và tấm gỗ đệm liên kết với nhau bằng các đinh ghim liên kết giữa các nêm gỗ với máng trượt bằng dây cáp thép

3.Dầm đỡ mũi và dầm đỡ lái:

-Đoạn bụng dầm thì nêm gỗ vát được thay bằng tấm gỗ khối hình chữ nhật

-Từ mặt máng trượt đến đáy dưới đầu dầm đỡ là 3 cặp nêm vát

Trang 7

Hình 6 6.Bố trí dầm đỡ.

*Nguyên nhân và mục đích của việc bố trí dầm đỡ mũi và lái:

-Tại phần mũi và phần lái của tàu thường có độ cong lớn,khó có thể kê đáy tàu với hàng máng trượt.Vì thế sẽ bố trí dầm đỡ để đỡ phần mũi và phần lái để đảmbảo an toàn trong quá trình hạ thủy

-Ngoài ra tại thời điểm xuất hiện lực nổi,mũi tàu sẽ tỳ mạnh xuống đà,do vậy dầm mũi sẽ như một dầm chịu đỡ này.Lực tỳ lên dầm đỡ mũi trong giai đoạn này

có thể lên tới =(1/3-1/5)trọng lượng hạ thủy của tàu

-Gỗ đệm giữa đáy tàu và dầm đỡ lái sử dụng nhóm gỗ tốt(nhóm 2 hoặc 3) có dạng khối hình chữ nhật

-Gỗ đệm giữa đáy tàu và dầm đỡ mũi(lớp trên cùng) tại khu vực đáy tàu mà theo tính toán sẽ xuất hiên lực nén lớn nhất(khi lái tàu bắt đầu nổi) được sử dụng gỗThông có kích thước:1200x200x100 nhằm mục đích tránh biến dạng vỏ tàu

-Các dầm đỡ được cố định với tàu bằng các cáp treo trên mạn tàu,vị trí hàn

mã treo dầm cách mép dầm về phía trước và phía sau dầm 1 khoảng sườn

Trang 8

-Số lượng của dầm đỡ mũi sử dụng là:02 cái.

-Số lượng của dầm đỡ lái sử dụng là:07 cái

Vị trí bố trí dầm đỡ lái và mũi xem bản vẽ

4.Bộ khóa hãm:

-Gồm 04 khóa,mỗi đường trượt bố trí hai khóa tạo thành 02 cặp đối xứng.tải trọng thử của mỗi khóa là 130 T

Hình 6.2.8.Cấu tạo khoa hãm

-Mục đích nhằm cố định chắc chắn hệ thống máng trượt trên đà tàu và theo

đó tàu không thể tự trôi khi bộ khóa hãm này chưa được mở tức là chưa có lệnh hạ thủy

-Khóa hãm phải đảm bảo hoạt động tốt(an toàn) ngay trước khi tàu nằm trên

hệ thống máng trượt cho tới khi có lệnh mở khóa hãm

-Các lẫy mở khóa hãm được nối với dây thép d6-d8 và đưa đến vị trí đầu đà qua hệ thống puly.Phải đảm bảo chắc chắn rằng dây giữ khóa không tự mở khi chưa cắt dây và khóa phải tự mở khi cắt dây

Trang 9

-Thanh an toàn tại khóa hãm được tháo ra trước khi phát lệnh tháo căn hạ thủy.

5.Bộ kích mồi.

-Tại thời điểm phát lệnh hạ thủy khi toàn bộ các hàng đế kê của tàu đã được

tháo và cáp khóa đà đã được cắt nếu tàu vẫn không tự trượt thì cần có một lực đẩy tác động lên hệ thống máng trượt để xuất phát,bộ kích thủy lực sẽ làm nhiệm vụ này

-Bộ kích mồi gồm 02 kích thủy lực loại 100T được lắp ở phía mũi tàu tỳ vào máng trượt,truyền lực thông qua 02 mố tại đầu đà trượt

-Hai bộ kích mồi được điều kiển bằng một công tắc điện, để viêc kích mồi là đồng thời khi lệnh hạ thủy phát ra

6.Tời điện:

- Gồm 02 tời điện lắp đặt ở phía đầu đường trượt làm nhiệm vụ đưa các mángtrượt từ phía đầu đường trượt vào vị trí

7.Nồi nấu hỗn hợp bôi trơn:

-Nồi có thể tích từ 3-5 m3 và nấu bằng hệ thống ga hoặc củi gỗ.Cửa để nạp nguyên liệu nấu ở phía trên,có nắp đậy tránh mưa,bụi.Vòi lấy hỗn hợp sau khi nấu được lắp đặt phía dưới,có van mở.Trên thành nồi có gắn 02 đồng hồ đo nhiệt độ để kiểm soát nhiệt độ của hỗn hợp nấu

8.Các trang bị khác phuc vụ công tác hạ thủy.

Chủ yếu là các thiết bị,dụng cụ phục vụ cho nhóm hạ thủy như:thiết bị lăn kiểm tra thủy diện hạ thủy và phần đà ngập nước,mỏ hàn điện,đèn cắt,bình tưới hỗnhợp,thiết bị liên lạc,loa búa,chất bôi trơn đường trượt,củi nấu,dầu thải,que hàn,đinh đỉa,ô xy,gá,tàu kéo…

6.2.3.Chuẩn bị kỹ thuật phục vụ hạ thủy:

1.Chuẩn bị vể thân tàu:

Trang 10

-Trước khi hạ thủy toàn bộ phần thân tàu(nhất là phần ngâm nước)phải được hoàn tất,chân vịt bánh lái phải được lắp vào,các cửa lưới chắn rác phải gắn vào,gắn kẽm chống ăn mòn và toàn bộ phần ngâm nước phải được sơn hoàn tất.

-Cố định chân vịt,bánh lái trước khi hạ thủy

-Trong thực tế khi hạ thủy chân vịt được để quay tự do,tuy nhiên cần có biện pháp chống trục chân vịt lao về phía trước làm hư hỏng các ổ đỡ,nếu tàu chưa lắp ổchặn lực dọc trục thì cần có biện pháp lắp ổ thay thế

-Cố định tất cả các trang thiết bị có khả năng dịch chuyển trong quá trình chuyển động của tàu.Cần nhất thiết phải bố trí các trang thiết bị đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm tàu tránh hiện tượng làm nghiêng tàu khi hạ thủy

2.Chuẩn bị hệ thống thanh giằng đáy tàu:

Với mục đích đảm bảo an toàn trên triền đà người ta sử dụng các thanh giằngliên kết vỏ tàu với sàn bê tông của triền Việc lắp ráp các thanh giằng đã kết thúc trong giai đoạn lắp ráp đấu đà tổng đoạn

Các thanh giằng trên chỉ được phép cắt bỏ khi đã lắp ráp hệ thống dây chằng giữ tàu phục vụ hạ thủy(vì khả năng chịu tải của 04 cò hãm không đủ giữ tàu lại)

Cấm việc hàn các chi tiết với vỏ tàu mà không được sự đồng ý của người phụtrách hạ thủy

Trên thực tế thì thanh giằng được lắp ngay từ khi chỉnh xong chuẩn đoạn chuẩn;cắt bỏ thanh giằng trước khi tháo căn đấu đà và việc lắp dây chằng giữ tàu không thực hiện

3.Chuẩn bị dầm ngang đỡ lái và vận chuyển vào vị trí:

-Dầm ngang đỡ lái được đưa vào vị trí trước khi đấu đà

-Dầm ngang lái được đặt đưới đáy tàu theo vị trí cho trong bản vẽ và được treo lên mạn tàu bằng dây cáp thép,các dây cáp thép này được luồn vào 4 tai hàn vào vỏ tàu

Trang 11

-Dầm ngang lái sau khi được đưa vào vị trí được dải một lớp gỗ đệm(loại gỗ tốt) δ100 sau đó dùng kích,kích dầm lên cho tới khi lớp gỗ đệm tỳ sát với đáy tàu.Dưới đáy dầm được kê các chồng căn tháo nhanh sau đó mới hạ kích.

-Sau khi máng trượt đã được đưa vào vị trí,trước khi tháo căn hạ thủy thì phảiđóng chặt các cặp nêm vát liên kết từ mặt máng trượt đến đáy dưới của dầm đỡ lái

4.Chuẩn bị tanh đà và rót hỗn hợp bôi trơn:

a)Chuẩn bị tanh đà:

-Phải tuân thủ quyết định của hội đồng hạ thủy về thời gian rót hỗn hợp bôi trơn,điều kiện thời tiết cũng như điều kiện chuẩn bị khác cho công việc rót hỗn hợpbôi trơn

-Kiểm tra tanh đà,cắt bỏ mọi tai,mã được hàn vào tanh đà và mài sạch ba via,văng vấu trên tanh đà.Phần tôn vỏ trên dầm trượt cần phải được sơn hoàn

thiện,các nút xả đáy và các chi tiết liên quan phần nằm trên tanh đà cần phải được xiết chặt và có bảo vệ

-Làm vệ sinh mặt đà:Dùng mỏ đốt loại bỏ hơi nước trên mặt gỗ;dùng nạo,bànchải sắt chải sạch bề mặt sau đó dùng rẻ lau sạch và thổi sạch bề mặt bằng khí nén.Trong quá trình vệ sinh phải kiểm tra và sử lý các hư hỏng bề mặt gỗ , các nút gỗ

b)Rót mỡ bôi trơn lên tanh đà:

-Nhiệt độ rót và độ dày lớp sáp nến,phương pháp tiến hành xác định trong

“Hướng dẫn rót hỗn hợp sáp nến”

-Lớp mỡ bôi trơn đường trượt gồm có 3 lớp:

Parafin Vazơlin Nhựa thông

Lớp 3 100% mỡ bò công nghiệp(YC2) 2 mm 50-60 độ

Trang 12

c)Chú ý:

-Không được rót hỗn hợp bôi trơn khi trời mưa,gió to…

-Các khu vực lân cận nơi rót hỗn hợp sáp nến không được sơn,hàn,cắt hơi… ảnh hưởng tới chất lượng hỗn hợp bôi trơn

-Phải có biên bản kiểm tra công việc rót hỗn hợp bôi trơn trên tanh đà

-Phải có biện pháp bảo vệ lớp hỗn hợp bôi trơn,phần tanh đà đã rót hỗn hợp bôi trơn nằm ngoài vỏ tàu phải có biện pháp bảo vệ để tránh mỡ bôi trơn không bị tan chảy khi trời nắng nóng.(dùng lá chuối phủ kín hoặc che bạt)

5.Chuẩn bị máng trượt và rót hỗn hợp sáp nến:

-Phải tuân thủ quyết định của hội đồng hạ thủy về thời gian rót hỗn hợp bôi trơn,điều kiện thời tiết cũng như các điều kiện chuẩn bị khác cho công việc rót hỗn hợp bôi trơn

b)Rót hỗn hợp bôi trơn:

-Nhiệt độ rót và độ dày lớp mỡ,phương pháp tiến hành xác định trong

“Hướng dẫn rót hỗn hợp bôi trơn”

-Lớp mỡ bôi trơn đường trượt gồm có 3 lớp:

Parafin Vazơlin Nhựa thông

Lớp 3 100% mỡ bò công nghiệp(YC2) 2 mm 50-60 độ

Trang 13

c)Chú ý:

-Không được rót hỗn hợp sáp nến khi trời mưa,gió to…

-Các khu vực lân cận nơi rót hỗn hợp sáp nến không được sơn,hàn,cắt hơi… ảnh hưởng tới chất lượng hỗn hợp sáp nến

-Phải có biên bản kiểm tra công việc rót hỗn hợp sáp nến trên máng trượt.-Sau khi kết thúc công việc rót sáp nến,máng được xếp úp với nhau thành từng cặp,dùng bạt phủ kín.Nếu thời tiết mùa hè vào những thời điểm nắng nóng phải phun nước làm mát lên lớp bạt phủ ngoài

6.Vận chuyển máng trượt vào vị trí:

-Trước khi vận chuyển máng trược vào vị trí trên tanh đà cần phải hoàn thànhcông việc rót hỗn hợp sáp nến trên tanh đà.Trên lớp hỗn hợp sáp nến phải được phủ

mỡ bôi trơn,cấm việc vận chuyển quá một máng cho một lần vận chuyển.Mỗi mángđược vận chuyển bằng dây nối với tời giữ ở đầu tanh đà.Khi vận chuyển xong một máng phải kiểm tra và trát bù lớp mỡ bôi trơn vào các vị trí bị khuyết hoặc mỏng

do máng phía trước trong quá trình vận chuyển cán đi mới được vận chuyển máng

kế tiếp.Cấm việc vận chuyển máng trượt khi trời mưa hoặc máng trượt bị ướt

-Cẩu máng trượt từ vị trí rót sáp nến (máng trượt đang nằm ngửa)ra vị trí để lật úp.Trong suốt quá trình cẩu lật phải luôn treo máng trượt trên không,cấm việc

va chạm của máng trượt vào các chướng ngại vật làm ảnh hưởng tới hỗn hợp sáp nến

-Cẩu đặt máng trượt lên đầu tanh đà (phần mũi tàu).Móc dây tời mũi vào tai của máng trượt.Nhả tời mũi để máng trượt tự trôi theo trọng lượng bản thân.Khi máng trượt trượt trên tanh đà phải có 6 người đi theo máng trượt tránh máng trượt chạy khỏi tanh đà

-Thứ tự và vị trí của máng trượt được cho trong bản vẽ:Bố trí Căn kê Đấu

đà-Hạ thủy tàu

Trang 14

-Các cặp máng trượt phải được lắp đặt song song và đối xứng nhau.Khoảng cách từ tâm đà đến máng trượt là đều nhau.

-Phải đảm bảo chắc chắn rằng lớp mỡ bôi trơn giữa máng trượt và tanh đà có

đủ chiều dày cần thiết theo quy định.Để làm tốt điều này ta cần thực hiện như sau:

+Trước khi đưa máng trượt vào vị trí phải kiểm tra lớp mỡ bôi trơn trênmặt tanh đà và bổ sung nếu thấy cấn thiết

+Khi máng trượt đã được đưa vào vị trí:Chèn các tấm cữ bằng gỗ dày 30mm(tấm gỗ cữ được gắn bằng đinh vào thành đứng phía trong tanh đà,khoan lỗ trên gỗ rộng hơn đinh để khi cần có thể quay tấm cữ xuống

sẽ mất tác dụng chèn) vào giữa mép trong của gờ chặn máng trượt với cạnh trong của tanh đà.Các thanh gỗ chèn này chỉ được xoay ra khỏi vị trí chèn sau khi đã hoàn thành việc lắp các thanh chống và cáp chằng máng ,dùng kích thủy lực nâng máng trượt(nâng ở phía gờ chặn của máng trượt)lên khoảng 30mm để tách bề mặt máng trượt khỏi mặt tanh đà.Dùng thanh chống bằng gỗ để nâng giữ trước khi hạ kích thủy lực.Các thanh gỗ này được tháo bỏ để hạ máng khi chuẩn bị cho tàu nằm trên máng trượt

-Phải đảm bảo khe hở giữa mặt trong của gờ chặn máng trượt cách đều mép của tanh đà tối thiểu là 30 mm,có thể dùng miếng gỗ nhỏ có chiều dày 30 mm đóngvào mép máng trượt để làm cữ

-Nếu xuất hiện khe hở giữa hai máng trượt thì phải loại bỏ hai khe hở này bằng các nêm gỗ.Khe hở nối tiếp giữa hai máng trượt phải được phủ ni lông và trát

mỡ kín đảm bảo không cho các vật khác rơi xuống mặt tanh đà qua nối này

-Để tránh các cặp máng trượt chạy khỏi tanh đà sau khi tàu trượt trên tanh đà mỗi cặp máng trượt có hai thanh chống ngang máng trượt bằng gỗ.Riêng cặp máng trượt ở vị trí khóa đà ngoài hai thanh gỗ chống sẽ bổ sung 2 thanh chống bằng thép:L90x90x10;thanh chống thép này được tháo ra ngay trước khi có lệnh hạ thủy

Ngày đăng: 10/04/2014, 21:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 6.1.Kích thước cơ bản của đà tàu. - Quy trình hạ thủy tàu 34 000 tấn của nhà máy đóng tàu Nam triệu
Hình 6.1. Kích thước cơ bản của đà tàu (Trang 2)
Hình 6.2..Căn tháo hình quả trám - Quy trình hạ thủy tàu 34 000 tấn của nhà máy đóng tàu Nam triệu
Hình 6.2.. Căn tháo hình quả trám (Trang 3)
Hình 6.4 Căn tháo nhanh kiểu cơ khí. - Quy trình hạ thủy tàu 34 000 tấn của nhà máy đóng tàu Nam triệu
Hình 6.4 Căn tháo nhanh kiểu cơ khí (Trang 4)
Hình 6. 6.Bố trí dầm đỡ. - Quy trình hạ thủy tàu 34 000 tấn của nhà máy đóng tàu Nam triệu
Hình 6. 6.Bố trí dầm đỡ (Trang 7)
Hình 6.2.8.Cấu tạo khoa hãm. - Quy trình hạ thủy tàu 34 000 tấn của nhà máy đóng tàu Nam triệu
Hình 6.2.8. Cấu tạo khoa hãm (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w