1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011

37 813 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mạị trên toàn thế giới thì trong thời gian vừa qua nước ta cũng đã có những thay đổi tích cực và đạt được nhiều thành tựu trên mọi khía cạnh, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và việc gia nhập WTO đã mở nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông tin. Như chúng ta đã biết thì Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai màu mỡ phì nhiêu được bồi đắp bởi lượng phù sa từ hệ thống sông ngòi dày đặc. Hơn thế nữa sự cần cù chịu khó của người dân làm cho việc sản xuất nông sản phong phú và có giá trị ngày một đi lên, trong đó sản xuất lúa gạo chiếm phần lớn. Nổi tiếng ở nước ta là hai vựa thóc lớn nhất đó là Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Nhờ những điều kiện thuận lợi trên mà vị thế của Việt Nam đã được nâng lên sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Sản lượng cũng như giá cả gạo ở Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới hàng năm tăng lên rõ rệt. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,7 triệu tấn gạo, tiếp tục giữ vị trí thứ hai thế giới sau Thái Lan (nước xuất khẩu khoảng 9,03 triệu tấn), và năm 2011 đạt hơn 7 triệu tấn. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan, thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tình hình biến động giá cả và xuất khẩu gạo ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, tuy lượng gạo của nước ta xuất khẩu ra thế giới với sản lượng lớn nhưng giá cả lại thua các nước như Thái Lan và Ấn Độ bởi nước ta vẫn chú trọng đến năng xuất mà ít quan tâm đến chất lượng gạo. Mặt khác, trong việc điều hành xuất khẩu tồn tại một số bất cập như dấu hiệu đầu cơ làm giá gạo trong nước tăng lên, người tiêu dùng tiếp tục chịu thiệt. Từ những vấn đề trên, nhóm chúng tôi chọn chủ đề “Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011” làm đề tài nghiên cứu và đề ra một số giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong thời gian tới.

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mạị trên toàn thế giới thì trongthời gian vừa qua nước ta cũng đã có những thay đổi tích cực và đạt được nhiều thànhtựu trên mọi khía cạnh, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, ký kết hiệpđịnh thương mại Việt – Mỹ và việc gia nhập WTO đã mở nhiều cơ hội phát huy lợi thế

so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mớinhằm trao đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông tin

Như chúng ta đã biết thì Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậunhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai màu mỡ phì nhiêu được bồi đắp bởi lượng phù sa từ hệthống sông ngòi dày đặc Hơn thế nữa sự cần cù chịu khó của người dân làm cho việcsản xuất nông sản phong phú và có giá trị ngày một đi lên, trong đó sản xuất lúa gạochiếm phần lớn Nổi tiếng ở nước ta là hai vựa thóc lớn nhất đó là Đồng bằng SôngCửu Long và Đồng bằng Sông Hồng Nhờ những điều kiện thuận lợi trên mà vị thếcủa Việt Nam đã được nâng lên sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thếgiới Sản lượng cũng như giá cả gạo ở Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới hàng nămtăng lên rõ rệt Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,7 triệu tấn gạo, tiếp tục giữ vịtrí thứ hai thế giới sau Thái Lan (nước xuất khẩu khoảng 9,03 triệu tấn), và năm 2011đạt hơn 7 triệu tấn

Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan, thực tiễn tại Việt Namtrong thời gian qua cho thấy tình hình biến động giá cả và xuất khẩu gạo ở nước ta vẫncòn nhiều bất cập và tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, tuy lượng gạo của nước ta xuất khẩu

ra thế giới với sản lượng lớn nhưng giá cả lại thua các nước như Thái Lan và Ấn Độbởi nước ta vẫn chú trọng đến năng xuất mà ít quan tâm đến chất lượng gạo Mặt khác,trong việc điều hành xuất khẩu tồn tại một số bất cập như dấu hiệu đầu cơ làm giá gạotrong nước tăng lên, người tiêu dùng tiếp tục chịu thiệt

Từ những vấn đề trên, nhóm chúng tôi chọn chủ đề “Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011” làm đề tài nghiên cứu và

đề ra một số giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong thời gian tới

Trang 2

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH LÚA GẠO TRONG NƯỚC

VÀ THẾ GIỚI

1 Vị trí lúa gạo trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam

1.1 Lúa gạo trong nền kinh tế thế giới

Theo sự phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu cầu củacon người ngày càng phong phú, đa dạng Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và mặc vẫn là nhucầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số một trong đờisống hàng ngày Chính vì thế trong nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan tâm, lo lắngđến vấn đề lương thực như là một đề tài cấp bách Theo số liệu của Liên Hợp Quốc,hiện nay trên thế giới có khoảng trên 800 triệu người ở những nước nghèo, nhất là ởChâu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực, trong đó khoảng 200 triệu là trẻ em.Trung bình hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu dinhdưỡng tối thiểu vì nạn đói

Với nhu cầu trung bình hiện nay trên thế giới có thể duy trì sự sống cho khoảng3.008 triệu người, chiếm gần 53% dân số thế giới Từ đó chúng ta thấy được tầm quantrọng của lúa gạo trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

1.2.Vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưanhất thế giới Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thônchiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng laođộng cả nước Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa thu hút đại

bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân

Bên cạnh đó, với diện tích canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũngnhư tổng diện tích trồng cây lương thực có tỉ lệ lớn Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diệntích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí hàng đầu, gần 85% diện tích lương thực

Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lựcđất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân

Trang 3

2 Nhu cầu gạo của thị trường gạo thế giới

2.1 Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới

Theo đánh giá chung của tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), sốliệu mới nhất về bình quân tiêu thụ gạo của thế giới là 57 kg/người/năm Brunei đangđứng đầu thế giới về tiêu thụ gạo tính theo bình quân đầu người, với 245kg/người/năm Việt Nam giữ vị trí lớn thứ hai với 166 kg/người/năm còn Lào đứngthứ 3 với 163 kg/người Bangladesh cũng là một nước tiêu thụ gạo lớn, đứng thứ 4 với

160 kg/người Vị trí tiếp theo thuộc về Myanmar và Campuchia với mức tiêu thụ bìnhquân mỗi người 157 kg và 152 kg/năm Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giớigiữ vị trí thứ 9 về tiêu thụ tính theo đầu người với 103 kg/người Hàn Quốc là nướctiêu thụ gạo nhiều thứ 20 thế giới, với 76 kg/người/năm

Từ đó có thể nhận thấy, Châu Á là khu vực đông dân và có mức tiêu thụ gạonhiều nhất, chiếm 90% sản lượng tiêu thụ trên thế giới Đặc biệt là khối ASEAN vớilượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người gấp hơn 2,5 lần thế giới Trung bình một năm,

1 người dân ASEAN tiêu thụ 164 kg gạo, trong khi trung bình thế giới mỗi người tiêuthụ 57 kg gạo/năm Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn một nửa tổng tiêu thụ gạo toàncầu, nhưng lại không nằm trong top 10 nước tiêu thụ bình quân theo đầu người nhiềunhất Trong khi đó, các khu vực như châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông, EU có tỷ trọngtiêu thụ gạo còn tương đối thấp

Bảng 1.1: Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước

Đơn vị: 1000 tấn

Trang 4

2.2 Tình hình xuất – nhập khẩu gạo của thế giới

2.2.1 Tình hình nhập khẩu gạo trên thế giới

Trong năm 2011, lượng gạo giao dịch thương mại trên thế giới lên 8% đạt con

số kỹ lục 34,5 triệu so với 31,5 triệu tấn năm 2010 Tất cả các nơi ngoại trừ Nam Mỹđều có nhu cầu mua gạo tăng như ở châu Á (Bangladesh, Trung Quốc và Indonesia) vàchâu Phi (Ai Cập, Ghana, Nigeria, Senegal) Những nước xuất khẩu tăng bao gồm Ấn

Độ, Thái Lan, đạt kỹ lục có Argentina, Brazil và Việt Nam Trái lại xuất khẩu gạo củaTrung Quốc, Ai Cập, Pakistan và Mỹ giảm, do giá gạo trong nước tăng cao hay do sảnlượng thấp Tình hình nhập khẩu tính đến thời điểm 2011 có xu hướng: Nigeria giảm200.000 tấn, còn 2,3 triệu tấn do chính phủ nổ lực tối thiểu hóa lượng nhập khẩu.Indonesia giảm 550.000 tấn, còn 1,4 triệu tấn, mặc dù quyết định cuối cùng về nhậpkhẩu còn tùy thuộc vào những chính sách của chính phủ và chiến lược về lúa gạo quốcgia Philippines vẫn duy trì 1,5 triệu tấn ngay cả khi chính phủ có mục tiêu tự cung –

tự cấp

Trang 5

Bảng 1.2 : Tình hình nhập khẩu gạo theo các nước trên thế giới

Trang 6

Bảng 1.3 : Tình hình xuất khẩu gạo theo các nước trên thế giới

Đơn vị: 1000 tấn

Nguồn : USDA

2.3 Diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới

Trong giai đoạn 2008- 2011, giá gạo có xu thế ổn định dựa trên các đánh giá từcác nước nhập và xuất khẩu gạo Ấn Độ tiếp tục chi phối giá gạo trên thị trường thếgiới bằng cách đưa ra thị trường với giá thấp nhất Các nước xuất khẩu gạo truyềnthống đang phải cạnh tranh thương mại quyết liệt với Ấn Độ, đặc biệt là ở thị trườngchâu Phi cận Sahara và các Trung Đông

Năm 2010 và năm 2011, giá gạo thế giới vẫn duy trì ở mức gần 500USD/tấn vàtrong 1 năm vừa qua thì không có sự thay đổi đáng kể nào Nguyên nhân chính là dosản lượng gạo niên vụ 2010/11 khá cao và một lượng lớn trong đó không được giaodịch trên thị trường quốc tế mà được đưa vào tiêu dùng nội bộ tại một số thị trường lớnnhư Trung Quốc Và giá gạo thế giới bắt đầu giảm do nguồn cung cấp dồi dào từ cácnước xuất khẩu lớn Chính điều này đã làm cho mặt hàng gạo ít nhạy cảm với biếnđộng về giá trong khi giá ngô và lúa mì lại tăng mạnh

Trang 7

Biểu đồ 1: Giá gạo thế giới trung bình hàng tháng

từ tháng 1/2007 đến tháng 4/2011

Nguồn : FAO

Mặc dù đã có dấu hiệu cho thấy giá gạo trên thị trường bình ổn, nhưng triểnvọng giá gạo vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó xác định như diễn biến chính trị ởTrung Đông, nhu cầu và chính sách nhập khẩu của các nước Châu Phi… Mặt khác,nhu cầu nhập khẩu có xu hướng giảm đi từ nhiều nước nhập khẩu chính nhưIndonesia, Philippin, Iran… là những yếu tố làm cản trở giá gạo tăng trở lại trongtương lai

2.4 Dự báo triển vọng tiêu thụ gạo của thế giới

2.4.1 Triển vọng tiêu thụ

Theo dự báo của FAO, lượng tiêu thụ gạo bình quân trên đầu người năm 2012vẫn giữ ở mức ổn định, với những nổ lực nhằm kìm hãm giá cả leo thang của chínhphủ các nước Tổ chức FAO cũng cho biết dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2012 sẽvào khoảng 469 triệu tấn, trong đó 398 triệu tấn được dùng làm thực phẩm, tăng mứctiêu thụ gạo trên đầu người lên 58kg/người

Cũng theo tính toán của FAO, với tốc độ gia tăng dân số thế giới rất nhanhlượng gạo 524 triệu tấn sản xuất được mỗi năm hiện nay phải tăng lên 700 triệu tấn

Trang 8

mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Dự báo tiêu thụ gạo theo nhóm nước: Tổng mức

tiêu thụ của các nước đang phát triển sẽ tăng nhiều hơn so với các nước phát triển Dựbáo tiêu thụ gạo theo mục đích sử dụng: tiêu dùng gạo như thực phẩm tại các nướcđang phát triển sẽ tăng cũng lớn hơn so với tại các nước phát triển

Dự báo trong giai đoạn 2010-2015, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ làkhu vực tiêu thụ gạo nhiều nhất trong đó chỉ riêng Trung Quốc, Inđônêxia và Ấn Độtổng lượng gạo tiêu thụ sẽ vào khoảng 6,7 triệu tấn

Biểu đồ 2: Triển vọng tiêu thụ gạo theo khu vực giai đoạn 2010-2015

Nguồn : FAO 2.4.2 Triển vọng buôn bán gạo trên thị trường thế giới

Năm 2011, lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới đạt mức kỹ lục 34 triệutấn, so với 31,5 triệu tấn năm 2010 Theo báo cáo của FAO, dự báo lượng gạo buônbán trên thị trường thế giới năm 2012 sẽ giảm 1,5%, chỉ còn 33,5 triệu tấn do nhu cầunhập khẩu từ một số nước châu Á giảm Các nước nhập khẩu gạo thừa sức đáp ứngnhu cầu trên FAO cũng điều chỉnh giảm mức dự báo về mậu dịch gạo toàn cầu xuốngthấp hơn 160.000 tấn chủ yếu do nhu cầu giảm ở Bangladesh và Indonesia Xuất khẩu

Trang 9

gạo của Thái Lan, Việt Nam và Pakistan dự báo sẽ giảm trong năm 2012, trong khi củaArgentina, Brazil, Ấn Độ và Mỹ dự báo sẽ tăng.

Mặt khác, kho dự trữ gạo trên thế giới đến cuối năm 2011 tăng 4,3%, đạt 138,4triệu tấn so với năm 2010 chỉ có 132,7 triệu tấn Dự báo dự trữ gạo thế giới năm 2012tăng 2,7%, đạt 149 triệu tấn Nên về mậu dịch, các tổ chức quốc tế cũng nhất trí dựbáo năm 2012 Thái Lan có nguy cơ mất vị trí nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới bởi giácao sau khi chính phủ thực hiện chương trình thu mua can thiệp giá

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ năm 2012 có thể đổi ngôi TháiLan, sau khi dồn dập xuất khẩu từ sau khi xóa bỏ lệnh cấm xuất gạo phi – basmati từtháng 10 năm 2011 Việt Nam có thể cũng sẽ xuất khẩu nhiều hơn Thái Lan và vẫnduy trì vị trí thứ 2

Bảng1.4: Bảng dự báo về thứ hạng 10 nước nhập khẩu và xuất khẩu hàng

Nhậpkhẩukhẩu

Dựđoán

Nguồn: USDA, FAO

Trang 10

3 Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo của Việt Nam

3.1 Lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện đất đai : Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha,

trong đó đất giành để trồng lúa khoảng 4,3 triệu ha, chiếm trên 13% diện tích đất cảnước, bình quân đất theo đầu người của nước ta tuy thấp nhưng quỹ đất có khả năngtrồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng nông nghiệp Đất có khả năng nôngnghiệp nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa là 8,5 triệu ha

 Khí hậu : Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánhsáng Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú Hệ thống sông ngòi, kênh rạchchằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước ở nước ta

Nước tưới tiêu: Tài nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của

nghề trồng lúa ở Việt Nam Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằnglớn không chỉ cung cấp cho lúa nguồn nươc trời quý giá mà còn đồng thời bồi bổ cholúa nguồn phân đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước và đạm nhân tạo không thể

so sánh Cùng với nước mưa, dòng chảy mặt còn sản sinh trên lãnh thổ nước takhoảng 300 tỉ m3 nước Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi nước ta, với 10% ngân sách Nhànước đầu tư hàng năm đã đạt được thành qủa rõ rệt Có thể nói, nước, nguồn tàinguyên thiên nhiên vốn quý giá, cộng thêm sự chú trọng phát triển thuỷ lợi hơn nữacủa Nhà nước trong thời gian qua, là yếu tố rất cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩugạo ở nước ta

3.1.2 Điều kiện kinh tế_xã hội

 Nhân lực : Nguồn lao động dồi dào, hơn 70% dân số sống ở nông thôn.Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nềnsản xuất nông nghiệp hàng hoá

 Địa lý và cảng khẩu: Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế trongthời gian qua thường được vận chuyển bằng đường biển So với các phương thức vậntải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, vận tải biển quốc tế thường đảm bảotiện lợi, thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn Do vậy, riêng phương thức này đãchiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế Việt Nam có vị trí giao thông đường biển

Trang 11

rất thuận lợi Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều nằm gần sát đường hàng hảiquốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, TháiBình Dương, Trung Cận Đông, Châu Âu, Châu Mỹ.

Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu gạo

3.2 Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo của Việt Nam

Xuất phát từ những lợi thế so sánh về tiềm năng trong sản xuất và phát triển sảnxuất lúa gạo của Việt Nam, nước ta cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằmkhai thác tối đa lợi thế đó, đem lại lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước,

cụ thể:

Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới của đất nước

Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, giải quyết vốn cho quátrình phát triển kinh tế, góp phần đáp ứng mục tiêu chủ yếu của sự nghiệp đổi mới củaĐảng và Nhà nước ta hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cải thiện đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân

Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằngsản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực nên việc sản xuất và xuất khẩu gạo để nângcao thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho người dân là vô cùng cầnthiết

Phát huy lợi thế trong nước

Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế vềđất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu Một chiếnlược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác triệt để nhất các lợi thế Chính nhữnglợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa tăng đều đặn trong những năm qua

Qua những điều cơ bản đã nêu ở trên, chúng ta thấy rõ sự cần thiết phải xuấtkhẩu gạo cũng như tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu gạo là điều tất yếu

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 -2011.

1 Tình hình sản xuất trong nước

1.1 Tình hình và triển vọng sản xuất

Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của ViệtNam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu Hiện nay diệntích trồng lúa cả nước từ 7,3 đến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 tạ/ha, sản lượnggiao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4triệu tấn/năm Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng suấttrung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4 triệutấn gạo chất lượng cao

Cùng với các chính sách kinh tế đổi mới ngày càng hoàn thiện, người nông dân

an tâm, phấn khởi sản xuất, mạng lưới nghiên cứu phục vụ sản xuất và khuyến nôngkhá phát triển, trình độ kỹ thuật tăng lên, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, ngànhtrồng lúa ở nước ta có cơ sở vững chắc để phát triển nhanh chóng hơn làm giàu cho đấtnước Tuy nhiên, trong môi trường hội nhập hiện nay, bên cạnh những lợi thế sẳn có

và nhiều cơ hội được mở ra, người nông dân trồng lúa và ngành sản xuất lúa ở nước taphải đối mặt với nhiều thách thức mà chỉ có những giải pháp toàn diện và đồng bộ thìmới có thể chiếm được lợi thế phát triển vững chắc và lâu dài

Giai đoạn 2008 – 2011, tình hình sản xuất nước ta có những biến chuyển rõ rệt,điều này thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011

Trang 13

Nhận xét: Từ năm 2008 đến năm 2011, diện tích lúa tăng dần từ 7422.2 ngàntấn đến 7651.4 ngàn tấn, đặc biệt tăng mạnh diện tích vào năm 2010 đến năm 2011tăng 162 ngàn tấn Bên cạnh đó sản lượng tăng theo diện tích, từ 52.3 đến 55.3 tạ/ha.Ngoài ra, chỉ số phát triển về diện tích giảm từ năm 2008 đến năm 2011 từ 103.0%xuống 100.5%, tuy nhiên sau đó chỉ số phát triển tăng trở lại từ 100.5% đến 102.2%

từ năm 2009 đến năm 2011 Nguyên nhân là do Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiệnthuận lợi để ngành sản xuất lúa phát triển

1.2 Thị trường lúa, gạo Việt Nam

1.2.1 Sản xuất và cung ứng lúa, gạo

Tham gia vào sản xuất lúa ở Việt Nam có tới 70% số hộ cả nước, hay 84% số

hộ ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất phân bố rộng, qui mônhỏ và yêu cầu đảm bảo tiêu dùng lương thực trong các hộ gia đình, nên tỷ lệ số hộ cóbán lúa chỉ chiếm khoảng 60% Nếu xét theo vùng sản xuất, thì ĐBSCL có tỷ lệ số hộbán lúa chiếm khoảng 76% (cao nhất trong cả nước)

Bảng 2.2: Sản lượng lúa phân theo khu vực giai đoạn 2008_2011

Trang 14

Qua bảng trên ta thấy, sản lượng lúa của Việt Nam tăng đều qua các năm.Trong giai đoạn này, sản lượng lúa tăng 9,3%, trong đó Đồng bằng Sông Cửu Longchiếm sản lượng lớn nhất 23186,3 nghìn tấn, chiếm hơn 50% sản lượng lúa của cảnước năm 2011.

Sản lượng lúa không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cònxuất khẩu ra thị trường thế giới Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,7 triệu tấngạo và năm 2011 có thể sẽ đạt hơn 7 năm triệu tấn Giai đoạn 2008-2011 là thời kỳxuất khẩu lúa gạo của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh cả về giá cả và sản lượng

1.2.2 Tiêu dùng và mua lúa, gạo

Chỉ có khoảng 98% số hộ gia đình ở khu vực thành thị phải mua gạo trên thịtrường Nếu xét theo nhóm thu nhập, thì trong nhóm hộ giàu, tỷ lệ số hộ mua gạo trênthị trường cao hơn so với nhóm thu nhập thấp Bình quân lượng gạo mua trong mộtnăm của một hộ gia đình là trên 300kg

2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2011

2.1 Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam

Xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm gần đây có những bước tiến đáng

kể về kim ngạch xuất khẩu, theo hiệp hội lương thực việt nam kể từ năm 1989 đếnnay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn gạo ra trường quốc tế, mang về kimngạch khoảng 20 tỷ đôla, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Bảng 2.3: Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2008 - 2011

Trang 15

Nguyên nhân xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự pháttriển của khoa học công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng ngừasâu bệnh…giúp tăng năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gạo trong nước Việc giữvững và gia tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninhlương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên thị trường trong khu vực

và thế giới

Ngoài ra, do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng ởnhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp,điển hình như ở Ấn Độ, Philipins từng là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giớicũng trở thành nước nhập khẩu gạo Nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp đã tạo cơ hộicho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển

2.2 Kim ngạch xuất khẩu

Trong nhiều năm qua, giá trị hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới đượcnâng cao Giá gạo được cải thiện và có xu hướng tăng qua các năm, dẫn đến kimngạch xuất khẩu gạo cũng có xu hướng tăng theo

Sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng giảm tráingược nhau Khối lượng tăng thì giá giảm, giá tăng thì khối lượng giảm Trong khi đókim ngạch xuất khẩu gạo lại phụ thuộc vào hai yếu tố trên, dẫn đến kim ngạch xuấtkhẩu trong từng năm không thể tăng cao do luôn chịu sự ảnh hưởng từ sự sụt giảm củamột trong hai yếu tố đó Chỉ riêng năm 2008, vừa đạt mức tăng về khối lượng và giáxuất khẩu nên trong năm này kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh

Trang 16

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2008 - 2011

khẩu( triệu USD)

Nguồn: Tổng Cuc Thống Kê

Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm từ 2.910 triệu USD (năm 2008) lên 2.463triệu USD, năm 2009 là năm đạt kỉ lục về xuất khẩu gạo so với những năm trước,nhưng kim ngạch lại giảm 15,36% so cùng kì với năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu là

do giá xuất khẩu bình quân sau khi tăng đột biến năm 2008 đã hạ nhiệt, giảm xuốngcòn 400 USD/tấn

Ngoài ra, nguyên nhân của sụt giảm này là do giá sàn gạo liên tục tăng trongthời gian qua theo sự điều tiết của chính phủ để đảm bảo nông dân có lãi, trong khi đóchất lượng gạo nước ta còn thấp nên khi tăng giá cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn trong kí hợp đồng với đối tác làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu Từ năm 2009đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trở lại từ 2,463 triệu USD đến 4,000 triệuUSD

Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 4,000 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu

gạo tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng tốc về chất lượng gạo dẫn đến giá bán cao

Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liêntiếp về số lượng và trị giá làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng

2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có thể được phân chia thành haikhối, khối thứ nhất có được ưu thế về thị phần cũng như sự ưu tiên trong chính sáchcủa Nhà nước gồm có những thị trường tập trung lớn xuất khẩu theo hình thức hợpđồng Chính phủ, trong đó Philippines, Indonesia, Bangladesh, Cu Ba chiếm vị trí ápđảo, và phần còn lại là rất nhiều các thị trường xuất khẩu theo hình thức thương mại

Trang 17

Số liệu năm 2009, năm 2010 cho thấy các thị trường tập trung như Philippines,Indonesia, Malaysia, Bangladesh chiếm trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo

đi các thị trường của Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines trung bình

200 ngàn tấn/tháng, gần cuối năm là nước ta xuất khẩu trung bình đạt khoảng 300ngàn tấn/tháng sang Bangladesh và Indonesia Năm 2010, một năm tăng xuất khẩu độtbiến của Việt Nam thì thị phẩn của Philippines vẫn chiếm đến 21% Năm 2011, đầunăm là Indonesia và Bangladesh dẫn dắt thị trường, và nửa cuối năm lại là Philippines.Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về sốlượng và trị giá

Bảng 2.5: Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam

224466 tấn nhưng đến năm 2010 con số này đã tăng lên 309000 tấn tăng 37,7% và đếnnăm 2011 sản lượng nhập khẩu tăng 600000 tấn (tăng 94%) Như vậy, nhu cầu nhậpkhẩu gạo của Trung Quốc liên tục tăng trưởng bền vững qua ba năm và có nhiều khảnăng là một thị trường quan trọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong tương lai

Trang 18

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc từ mùa vụ

2009 đến 3 tháng đầu mùa vụ 2011

Đơn vị: Tấn

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

2.4 Diễn biến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Năm 2008: Năm 2008 được xem là năm xuất khẩu gạo gặt hái được thànhcông nhất trong giai đoạn này Nếu năm 2007, gạo nước ta xuất khẩu hơn 70 quốc gia

và vùng lãnh thổ thì năm 2008 đã tăng lên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ

Philipines vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta Năm 2008, nướcnày nhập khẩu 1.800 nghìn tấn, với kim ngạch 1.400 triệu USD, chiếm gần 40% lượnggạo xuất khẩu của nước ta

Trong top 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2008 thì có 3 thịtrường đứng đầu bảng ( Philipines, Malaysia, Cuba ) là thị trường truyền thống, chiếm63,8% về giá trị và 23,3% về lượng, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớnnhất

- Năm 2009: Năm 2009 gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính,nhưng chủ yếu vẫn là xuất sang Philipines, Malaysia, Cuba, Singapore

Xuất khẩu gạo sang thị trường Philipines vẫn giữ vị trí đầu với khối lượng hơn1,7 triệu tấn, giá trị hơn 917 triệu USD, đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khuvực Châu Á, chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009.Tiếp theo la Malaysia, Cuba, Singapore, Đài loan và Iraq

Ngày đăng: 10/04/2014, 12:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 1.1 Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước (Trang 3)
Bảng 1.2 : Tình hình nhập khẩu gạo theo các nước trên thế giới - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 1.2 Tình hình nhập khẩu gạo theo các nước trên thế giới (Trang 5)
Bảng1.4: Bảng  dự báo về thứ hạng 10 nước nhập khẩu và xuất khẩu hàng - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 1.4 Bảng dự báo về thứ hạng 10 nước nhập khẩu và xuất khẩu hàng (Trang 9)
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 (Trang 12)
Bảng 2.3: Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2008 - 2011 - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 2.3 Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2008 - 2011 (Trang 14)
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2008 - 2011 - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2008 - 2011 (Trang 16)
Bảng 2.5: Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 2.5 Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (Trang 17)
Bảng 2.7: 10 thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất - Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Bảng 2.7 10 thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w