Định hướng đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011 (Trang 27 - 30)

4. Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hộ i, thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.

1.2. Định hướng đối với các doanh nghiệp

- Thực hiện chiến lược cạnh tranh về xuất khẩu gạo Việt Nam.

+ Chiến lược cạnh tranh bằng giá cả xuất khẩu gạo: Giá cả sản xuất gạo giảm đi tạo điều kiện cạnh tranh bằng giá cả ở thị trường nước ngoài với giá thấp. Việt Nam chấp nhận giá bán gạo thấp hơn Thái Lan trung bình 20 – 30 USD/tấn. Nhưng giá ngày càng được cải thiện nên mức chênh lệch trên cũng giảm.

+ Cạnh trang bằng chất lượng gạo xuất khẩu: Đầu tư trang thiết bị xay xát đổi mới, công nghệ mới, áp dụng các phương pháp bảo quản lúa, gạo mới góp phần làm giảm tỷ lệ tấm trong gạo từ 25% xuống còn 5%.

- Phân khúc thị trường để chọn sản phẩm gạo phù hợp với điều kiện nước sẽ nhập khẩu gạo: Gạo Việt Nam đi vào Châu Phi, Châu Á là hướng chính do giá không cao và chất lượng phù hợp túi tiền thấp của người tiêu dùng.

+ Cạnh tranh bằng quan hệ với thị trường và khách hàng: Gạo Việt Nam ngày càng có vị thế hơn ở thị trường thế giới. Quan hệ chính trị đi đôi với quan hệ thị trường và khách hàng, giữ uy tín và nhất là có các dịch vụ đầy đủ đi kèm nên thị trường từng bước được củng cố và phát triển.

+ Cạnh tranh bằng kỹ thuật nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Kỹ thuật nghiệp vụ xuất khẩu được cải tiến nên sức cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên đáng kể. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng được nghiêm túc tạo thế cạnh tranh ở thị trường. Bao bì đóng gói gạo, kiểm tra chất lượng, phương tiện vận tải bảo đảm thời hạn giao hàng cũng như nội dung hợp đồng được nghiên cứu bổ sung thành hợp đồng chuẩn. Việc thanh toán được thực hiện gọn ghẽ, đúng với các yêu cầu của thị trường.

+ Cạnh tranh bằng vận dụng marketing, xúc tiến thương mại và quảng cáo: Xúc tiến thương mại được quan tâm, vận dụng hệ thống marketing – mix được vận dụng đúng yêu cầu và đúng lúc tạo cho cạnh tranh tăng.

Đặc biệt, chiến lược marketing được thể hiện ở cả cấp Chính phủ: Việt Nam còn giúp đỡ các nước (như Châu Phi) kỹ thuật canh tác trồng trọt về lúa nước, cử chuyên gia sang tư vấn cho Châu Phi. Tín nhiệm của Việt Nam tăng và củng cố là điều kiện tốt cho cạnh tranh xuất khẩu gạo.

- Đa phương hóa thị trường tiêu thụ gạo, xác định và có sự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo mang tính chiến lược, lâu dài bằng ổn định số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá. Khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thị trường quen thuộc và truyền thống của mình.

- Tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương và song phương để tạo cơ hội thâm nhập và khai thác các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo.

- Kinh doanh gạo cũng như mọi hàng hoá khác đều phải phù hợp với quy luật kĩ thuật thị trường. Từ đó xây dựng mọi cơ sở nền tảng cho xuất khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trường và tập quán thương mại.

2. Giải pháp

2.1. Đối với phát triển sản xuất và liên kết trong sản xuất lúa.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu toàn cầu, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân. Đồng thời chú trọng cơ giới hóa trong qui trình sản xuất để giảm giá thành, giảm công lao động, giảm thất thoát trong thu hoạch và sau thu hoạch, gia tăng thu nhập cho nông dân; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật

- Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống lúa khi cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng, cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang từng thị trường khác nhau. Giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng diện tích gạo có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước.

- Củng cố vấn đề quyền sử dụng đất sao cho đất có thể được tập trung dồn thửa nhằm có được quy mô sản xuất lớn hơn song vẫn không ảnh hưởng đến quyền sở hữu. Điều này góp phần giảm chi phí phân loại và giúp cho việc kiểm soát chất lượng gạo.

- Để duy trì và mở rộng các dạng hình tổ chức sản xuất, hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển, chú ý phát triển kinh tế hộ, việc nâng cao năng lực tổ chức và quản lý cho nông dân là rất cần thiết. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý gồm: Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý tổ nhóm cho các Tổ, Câu lạc bộ, HTX, tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho các hộ nông dân và các tổ chức này …

- Thực hiện liên kết 4 nhà là khâu mấu chốt để giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân trong xu thế sản xuất hàng hóa hiện nay và tương lai. Liên kết tạo điều kiện chia sẻ thông tin và trách nhiệm như thành lập diễn đàn, đối thoại, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm … để giải quyết vấn đề thị trường, tạo cơ chế và chính sách phù hợp để thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững. Đặc biệt chú ý phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nông sản xuất và nhà doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011 (Trang 27 - 30)

w