1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo trình môn kế toán ngân hàng

363 4,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 363
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

hoạt của số dư và người gửi tiền được hưởng các tiện ích thanh toán, nên tiềngửi thanh toán thường không được ngân hàng trả lãi, hoặc được trả lãi nhưngvới mức lãi suất thấp.Tiền gửi khô

Trang 1

Chương II

KẾ TOÁN NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Nguồn vốn của NHTM gồm hai nguồn chủ yếu: vốn tự có và vốn huyđộng Mỗi loại nguồn vốn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý và phươngpháp hạch toán khác nhau

1 Kế toán vốn tự có (VTC)

1.1 Một số nét về vốn tự có của ngân hàng thương mại

Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vàomục đích kinh doanh theo luật định Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định

sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng Mặt khác, với chức năng bảo vệVTC được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trìkhả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ Vốn tự có cũng

là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chínhtrong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: VTC của NHTM baogồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác(như chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhận chưa phân phối )

Như vậy, vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm 3 bộ phận là: Vốn củaNHTM, quỹ của NHTM và các tài sản Nợ khác được xếp vào vốn

1.1.1 Vốn của ngân hàng thương mại

a Vốn điều lệ

Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ của NHTM và tối thiểu phảibằng vốn pháp định Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lậpmột ngân hàng Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữucủa từng loại hình ngân hàng Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước do

Trang 2

Nhà nước cấp 100%, đối với ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước (NHTM

cổ phần ) được hình thành do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổphần hoặc các bên tham gia liên doanh đóng góp

b Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định (TSCĐ)

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua TSCĐ để xây dựng nhà cửa, côngtrình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải phục

vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM Nguồn hình thành của loại vốnnày có thể do ngân sách Nhà nước cấp (đối với NHTM Nhà nước) hoặc tíchlũy trong quá trình hoạt động của NHTM

c Vốn khác

Ngoài 2 loại vốn trên, NHTM còn có các loại vốn khác như thặng

dư phát hành cổ phiếu, lợi nhuận để lại không phân phối

1.1.2 Quỹ của ngân hàng thương mại

Quỹ của NHTM bao gồm:

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

- Quỹ dự phòng tài chính;

- Quỹ đầu tư phát triển;

- Quỹ khen thưởng;

- Quỹ phúc lợi

Những quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm theo luật định, do vậy

tỷ lệ trích, nội dung sử dụng quỹ phải theo đúng qui định

1.1.3 Một số tài sản Nợ được xếp vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: gồm chênh lệch đánh giá tỷ giá hốiđoái, vàng bạc, đá quỹ; chênh lệch đánh giá lại các tài sản trực tiếp tạo ra lợinhuận cho NHTM (như chứng khoán, tài sản gán nợ đã chuyển quyền sởhữu ) và đánh giá lại TSCĐ,

Trang 3

Nếu chênh lệch đánh giá có kết quả tăng (dư Có) sẽ góp phần làm tăngvốn của NHTM; ngược lại, nếu kết quả đánh giá có số chênh lệch giảm (dưNợ) sẽ làm giảm vốn của NHTM.

- Chênh lệch thu nhập, chi phí trong năm: nếu thu nhập lớn hơn chi phíthì góp phần tăng vốn; ngược lại

- Kết quả lợi nhuận năm sau chưa phân phối

1.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu bố trí ở loại 6 hệ thống tài khoản củacác tổ chức tín dụng Tùy theo nội dung của từng ngồn vốn, trong loại 6 tàikhoản được bố trí thành tài khoản cấp 1, cấp 2 để ghi chép sự hình thành vàquá trình sử dụng từng loại vốn

1.2.1 Tài khoản 60 - Vốn của tổ chức tín dụng (NHTM)

Tài khoản cấp 1 số 60 dùng để tập hợp các loại vốn của một NHTM nhưvốn điều lệ, vốn đầu tư XDCB và mua sắm tài sản, các loại vốn khác Do mỗiloại vốn có mục đích sử dụng khác nhau nên TK60 được chi tiết thành các tàikhoản cấp 2

- Tài khoản vốn điều lệ (SH601)

Tài khoản 601 mở tại hội sở chính của mỗi NHTM Tài khoản này cómột tài khoản chi tiết Đối với các NHTM cổ phần, ngoài sổ tài khoản chi tiết

mở thêm sổ theo dõi danh sách các cổ đông và sổ số tiền góp cổ phần

Kết cấu tài khoản 601: - Vốn điều lệ:

Bên Có ghi: - Nguồn vốn điều lệ tăng

Bên Nợ ghi: - Nguồn vốn điều lệ giảm

Số dư Có: - Phản ánh số vốn điều lệ hiện có của NHTM

- Tài khoản vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (SH602)

Tài khoản 602: mở tại hội Sở chính của NHTM dùng để phản ánh nguồnvốn XDCB; mua sắm TSCĐ của NHTM (ngoài vốn điều lệ được sử dụng đểXDCB, mua sắm TSCĐ) Tài khoản 602 có 2 tài khoản chi tiết:

Trang 4

+ Vốn Ngân sách Nhà nước cấp.

+ Vốn của NHTM

Kết cấu của tài khoản 602 - Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ

Bên Có ghi: - Nguồn vốn XDCB, mua sắm TSCĐ của NHTM được cấp

(đối với NHTM Nhà nước), trích từ quỹ đầu tư, phát triển,quỹ phúc lợi

- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ

Bên Nợ ghi: - Số khấu hao cơ bản TSCĐ nộp NSNN (giảm vốn NSNN

cấp)

- Giảm vốn do chưa khấu hao cơ bản hết giá trị TSCĐ thanh lý

- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ

- Tài khoản vốn khác (SH609)

Tài khoản này được mở tại Hội sở chính của ngân hàng để phản ánh cácvốn khác của ngân hàng được hình thành trong quá trình hoạt động

Kết cấu của tài khoản 609:

Bên Có ghi: Số vốn được hình thành

Bên Nợ ghi: Số vốn sử dụng

Số dư Có: Phản ảnh số vốn khác hiện có của ngân hàng

1.2.2 Tài khoản 61 - Quỹ của tổ chức tín dụng

Tài khoản 61 dùng để phản ánh các loại quỹ của NHTM theo luật các tổchức tín dụng và chế độ tài chính của NHTM

Tài khoản 61 được bố trí thành các TK cấp 2:

- TK quỹ dữ trữ bổ sung vốn điều lệ (SH 611)

- TK quỹ đầu tư phát triển (SH 612)

- TK quỹ dự phòng tài chính (SH613)

- TK quỹ khác (SH 614)

Trang 5

Các TK cấp 2 trên có kết cấu chung như sau:

Bên Có ghi: - Số tiền trích lập quỹ hàng năm

Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng quỹ

Số dự Có: - Phản ảnh số tiền hiện còn của từng quỹ

1.2.3 Tài khoản quỹ 62 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tài khoản 62 dùng để phản ảnh quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đượctrích lập hàng năm theo quy định của pháp luật

Tài khoản 62 được bố trí thành TK cấp 2:

+ TK quỹ khen thưởng (SH 621)

1.4 Quy trình kế toán

1.4.1 Kế toán vốn điều lệ

1.4.1.1 Kế toán vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Nhà nước

Ngân hàng thương mại Nhà nước nhận cấp phát vốn điều lệ từ Ngânsách Nhà nước thông qua tài khoản tiền gửi của NHTM tại Sở giao dịch Ngânhàng Nhà nước, hoặc chuyển vốn qua thanh toán bù trừ giữa Hội sở chính với

Sở giao dịch NHNN Số vốn này được quản lý tập trung tại Hội sở chính

Trang 6

Khi nhận được giấy báo cấp vốn từ NHNN, kế toán tại Hội sở chính lậpchứng từ hạch toán

Nợ: TK tiền gửi tại NHNN (nếu chuyển quan TKTG tại NHNN) SH1113

Hoặc tài khoản thanh toán bù trừ (nếu qua TTBT) SH 5012.Có: - TK vốn điều lệ - SH 601

Việc giảm vốn điều lệ phải căn cứ vào quy định của Nhà nước CácNHTM không tùy tiện giảm vốn điều lệ Khi giảm vốn điều lệ kế toán căn cứvào cấp có thẩm quyền để ghi giảm vốn vào các tài khoản thích hợp

1.4.1.2 Kế toán vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần

Vốn điều lệ của NHTM cổ phần được hình thành do các cổ đông đónggóp thông qua mua cổ phần

a Kế toán tăng vốn điều lệ ban đầu do cổ đông mua cổ phần

Cổ đông mua cổ phần có thể bằng tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiềngửi tại ngân hàng Cũng có thể góp vốn bằng TSCĐ (giá trị quyền sử dụng đấthoặc tài sản khác)

Tùy theo cách góp vốn, kế toán lập chứng từ để hạch toán:

Nợ: - TK tiền mặt (nếu cổ đông mua cổ phần bằng tiền mặt - SH1011

- Hoặc TK tiền gửi của cổ đông (nếu cổ đông trích TK tiền gửi

Trang 7

được coi là lợi nhuận và NHTM được giữ lại (hạch toán vào TK quỹ dự trữ bổsung vốn điều lệ).

+ Khi phát hành thêm cổ phần với giá bán ngang bằng mệnh giá, kế toánlập chứng từ hạch toán như bút toán tăng vốn điều lệ ban đầu

+ Khi phát hành thêm cổ phần với giá bán cao hơn mệnh giá, kế toán lậpchứng từ hạch toán:

Nợ: - TK tiền mặt hoặc TK tiền gửi của người mua

(số tiền theo mệnh giá + thặng dư phát hành)Có: - TK vốn điều lệ (theo mệnh giá) - SH 601

Có: - TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (phần thặng dư phát hành

- SH 611

Ví dụ: Số cố phần phát hành thêm 1.000 cổ phần, mệnh giá cổ phần500.000đ, giá bán 1 cổ phần là 600.000đ, giả sử cổ phần phát hành thêm đãbán hết bằng tiền mặt

+ Số tiền theo mệnh giá:

500.000đ x 1.000CP = 500.000.000đ+ Số tiền thu được theo giá bán CP:

600.000 x 1.000 = 600.000.000đ+ Chênh lệch thặng dư phát hành:

600.000.000đ - 500.000.00đ = 100.000.000đHạch toán:

Nợ: TK tiền mặt: 600T

Có: TK vốn điều lệ: 500T

Có TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 100T

Các trường hợp tăng vốn điều lệ của NHTM cổ phần từ các nguồn khácnhư bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại TSCĐ và các quỹkhác theo quy định của pháp luật được Đại hội đồng cổ đông thông qua và

Trang 8

được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì kế toán căn cứ vào quyết định tăngvốn điều lệ để lập chứng từ kế toán phản ảnh vào các tài khoản thích hợp.Cũng như NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần không được tùy tiệngiảm vốn điều lệ Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM cổphần buộc phải giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

- Lỗ trong 3 năm liên tiếp, ngân hàng thương mại cổ phần phải quyếtđịnh giảm vốn điều lệ tương ứng với số lỗ lũy kế đến năm thứ ba

- Các khoản vốn đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xácđịnh hoặc quyết định là tổn thất trong hoạt động sau khi đã xử lý trích lập dựphòng rủi ro

- Số vốn góp có nguồn gốc không hợp pháp hoặc người góp vốn khôngđảm bảo tư cách cổ đông theo kết luận của thanh tra

- Giảm giá TSCĐ khi đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.Việc giảm vốn điều lệ gắn liền với việc giảm mệnh giá hoặc giảm sốlượng cổ phần hoặc đồng thời cả hai hình thức này

Khi có quyết định giảm vốn điều lệ kế toán lập chứng từ để phản ảnhvào các tài khoản thích hợp theo nội dung giảm vốn điều lệ

1.4.2 Kế toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định

Vốn đầu tư XDCB, mua sắn TSCĐ được cấu tạo bằng nhiều nguồn khácnhau:

+ Vốn Ngân sách Nhà nước cấp (đối với NHTM Nhà nước)

+ Trích từ quỹ đầu tư phát triển và một số quỹ khác theo luật định

+ Từ đánh giá lại TSCĐ khi TSCĐ tăng nguyên giá

Nguồn vốn này được quản lý tập trung tại hội sở chính Khi sử dụng vốnphải đảm bảo đúng mục đích, tuân thủ các quy định theo chế độ tài chính củaNhà nước, ngành Đối với các công trình XDCB và mua sắm TSCĐ phải cóbản thiết kế kỹ thuật, có dự toán gửi cấp có thẩm quyền, và chỉ khi nào dự

Trang 9

toán được duyệt mới xây dựng, mua sắm Sau khi hoàn thành xây dựng, muasắm phải lập báo cáo quyết toán gửi cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Tại các ngân hàng khi hạch toán, theo dõi nguồn vốn đầu tư XDCB vàmua sắm TSCĐ phải chia thành 2 tiểu khoản:

+ Tiểu khoản: Nguồn vốn thuộc NSNN

+ Tiểu khoản: Nguồn vốn của bản thân ngân hàng

1.4.2.1 Kế toán tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định

- Nhận vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ từ NSNN đối với các NHTMNhà nước: Kế toán căn cứ giấy báo từ NHNN chuyển sang lập chứng từ, hạchtoán:

Nợ: - Tài khoản tiền gửi tại NHNN (nếu thanh toán qua TK tiềngửi tại NHNN) - SH 1113

- Hoặc TK thanh toàn bù trừ (nếu TTBT) - SH 5012

Có - TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ - SH 602

- Nhận vốn từ các quỹ của bản thân NH: Kế toán lập chứng từ hạch toán.Nợ: TK quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ phúc lợi - SD 621 hoặc 622

Có TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ - SH 602

- Tăng vốn do đánh giá lại TSCĐ: Kế toán lập chứng từ, hạch toán:Nợ: TK tài sản cố định - SH 301

Có TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ - SH 602

1.4.2.2 Kế toán giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định

- Giảm vốn khi nộp khấu hao cơ bản cho NSNN đối với NHTM Nhànước: Kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: - TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ - SH 602

Có: - TK tiền gửi Kho bạc Nhà nước (nếu Kho bạc Nhà nước mở

TK tiền gửi tại NHTM)

- Hoặc TK tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước hay TK thanh

Trang 10

toán bù trừ (nếu Kho bạc mở TK tiền gửi tại NHNN).

- Giảm vốn do chưa khấu hai hết giá trị TSCĐ thanh lý: Kế toán lậpchứng từ, hạch toán:

Nợ: TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ

Có: TK tài sản cố định

1.4.3 Kế toán trích lập và sử dụng các quỹ

1.4.3.1 Kế toán quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

Theo quy định, hàng năm các NHTM được trích 5% lợi nhuận sau khihoàn thành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để hình thành quỹ dự trữ bổ sungvốn điều lệ Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ thực cócủa NHTM

Tại hội sở chính, sau khi xác định được kết quả kinh doanh trong năm vànộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách sẽ lập chứng từ để trích tàikhoản "lợi nhuận năm trước" (TK 692) chuyển vào TK "quỹ dự trữ bổ sungvốn điều lệ" (TK (611)

Nợ: TK lợi nhuận năm trước - SH 692

Có: TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - SH 611

Khi có quyết định sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, kế toán lậpchứng từ hạch toán:

Nợ: - TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - SH 611

Có: - TK thích hợp (sử dụng TK phù hợp với nội dung quỹ theoquyết định của cấp có thẩm quyền)

1.4.3.2 Kế toán quỹ đầu tư phát triển

Quỹ đầu tư phát triển dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinhdoanh đổi mới công nghệ, trang thiết bị của NHTM Căn cứ vào nhu cầu đầu

tư và khả năng của quỹ, hội đồng quản trị của NHTM quyết định hình thức vàbiện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn phát triển vốn

PhÇn gi¸ trÞ TSC§ cha khÊu hao hÕt gi¸ trÞ

Trang 11

Theo quy định, hàng năm các NHTM được trích để hình thành quỹ đầu

tư phát triển nghiệp vụ tối đa không quá 50% lợi nhuận sau khi nộp thuế thunhập doanh nghiệp và trừ đi các khoản:

- Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

- Bù khoản lỗ của năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợinhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

- Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước

- Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của NHTM.Việc trích quỹ đầu tư phát triển được tiền hành cùng thời gian với tríchlập các quỹ khác Sau khi tính toán được số tiền vần trích để lập quỹ, kế toánlập chứng từ, hạch toán:

Nợ: TK lợi nhuận năm trước - SH 692

Có: TK quỹ đầu tư phát triển - SH 612

Khi có lệnh sử dụng quỹ kế toán lập chứng từ để hạch toán:

Nợ: TK quỹ đầu tư phát triển - SH 612

Có: TK vốn XDCB, mua sắm TSCĐ - SH 602

1.4.3.3 Kế toán quỹ dự phòng tài chính

Quỹ dữ phòng tài chính được hình thành từ lợi nhuận hàng năm và đượcdùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ratrong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường củacác tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của các tổ chức bảo hiểm và sử dụng dựphòng trích lập từ chi phí

Quỹ này được trích bằng 10% lợi nhận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

và đã trừ các khoản phải trừ như trích quỹ đầu tư phát triển Số dư tối đa củaquỹ bằng 25% vốn điều lệ của NHTM

Khi trích lập quỹ kế toán lập chứng từ hạch toán:

Nợ: TK lợi nhuận năm trước - SH 692

Trang 12

Có: TK quỹ dự phòng tài chính - SH 613.

Khi sử dụng quỹ kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: TK quỹ dự phòng tài chính - SH 613

Có: TK thích hợp

1.4.3.4 Kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi

- Quỹ khen thưởng của NHTM dùng để:

+ Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viêntrong đơn vị trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán

bộ, công nhân viên

+ Thưởng đột xuất cho CBCNV, tập thể trong NHTM khi có sáng kiến,cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong kinh doanh.+ Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài NHTM có quan hệ kinh tế đãhoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng Đóng góp có hiệu quả vào hoạtđộng kinh doanh của NHTM

Mức thưởng do Hội đồng quản trị NHTM quyết định

- Quỹ phúc lợi dùng để:

+ Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trìnhphúc lợi của NHTM

+ Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội

+ Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho CBCNV NHTM.+ Chi các hoạt động phúc lợi khác

Trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi được tiến hành cùng thời gian vớitrích lập các quỹ khác

Khi trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi kế toán căn cứ số tiền đã tínhtoán được lập chứng từ hạch toán:

Nợ: - TK lợi nhuận năm trước - SH 692

Có: - TK quỹ khen thưởng (phần của quỹ khen thưởng) - SH 621

Trang 13

- TK quỹ phúc lợi (phần của quỹ phúc lợi) - SH 622.

Khi sử dụng quỹ kế toán căn cứ vào quyết định của Hội đồng quản trị vàTổng giám đốc (Giám đốc) lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: - TK quỹ khen thưởng (nếu chi khen thưởng)

- Hoặc TK quỹ phúc lợi (nếu chi phúc lợi)

Có: - TK 1011 (nếu chi bằng tiền mặt)

- Hoặc liên hàng đi (nếu chuyển về cho các chi nhánh phụthuộc)

- Hoặc TK thích hợp khác

2 Kế toán vốn huy động

2.1 Một số vấn đề chung về kế toán vốn huy động

2.1.1 Khái quát vốn huy động của ngân hàng thương mại

Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy độngđược trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồnvốn khác Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt độngcủa mỗi NHTM

2.1.1.1 Nghiệp vụ tiền gửi

Nghiệp vụ tiền gửi của NHTM gồm tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm của dân cư

a Tiền gửi: Gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

- Tiền gửi không kỳ hạn: Loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân gửi và ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoảnchi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

Với nội dung chi trả như vậy và việc sử dụng séc để thanh toán nên tàikhoản tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán haytài khoản séc Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể gửi

và rút tiền ra bất kỳ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản Với tình chất linh

Trang 14

hoạt của số dư và người gửi tiền được hưởng các tiện ích thanh toán, nên tiềngửi thanh toán thường không được ngân hàng trả lãi, hoặc được trả lãi nhưngvới mức lãi suất thấp.

Tiền gửi không kỳ hạn được phản ảnh trên tài khoản có tên gọi "tàikhoản tiền gửi không kỳ hạn" hay còn gọi là tài khoản thanh toán Tính chấtcủa tài khoản thanh toán là luôn luôn dư Có Tuy nhiên, nếu giữa ngân hàng

và người gửi tiền thỏa thuận với nhau sử dụng hình thức thấu chi tài khoán thìtài khoản này có thể dư Có và cũng có thể dư Nợ (nên còn được gọi là TKvãng lai) Ngân hàng không khống chế số dư Có nhưng khống chế số dư Nợtheo một hạn mức đã thỏa thuận giữa ngân hàng và người gửi tiền Ví dụ: Hạnmức thấu chi là 100 triệu đồng thì dư Nợ cao nhất của tài khoản thanh toáncũng là 100 triệu đồng

Tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phản ảnh mối quan hệkinh tế, pháp lý giữa ngân hàng với người gửi tiền nên giữa ngân hàng vớingười gửi tiền phải tuân thủ quy chế về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi doThống đốc NHNN ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liênquan, đồng thời chủ TK phải làm thủ tục mở TK và đăng ký mẫu chữ ký củachủ TK và kế toán trưởng, mẫu con dấu tại các ngân hàng mở TK Ngân hàngđược từ chối thanh toán nếu người gửi tiền vị phạm quy định quản lý TKthanh toán và chế độ chứng từ kế toán ngân hàng

- Tiền gửi có kỳ hạn: Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi

Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền saumột thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm Tuy nhiên, donhững lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, trường hợpnày người gửi tiền không được hưởng lãi, hoặc được hưởng theo lãi suất thấp,tùy theo quy định của mỗi ngân hàng

Tiền gửi có kỳ hạn được phản ảnh trên tài khoản có tên gọi "tiền gửi có

kỳ hạn"

b Tiền gửi tiết kiệm

Trang 15

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiềngửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy địnhcủa tổ chức nhân tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của phápluật về bảo hiểm tiền gửi.

Mục đích của người gửi tiết kiệm là để hưởng lãi và để tích lũy, do vậytài khoản tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát hành séc hay thực hiệncác khoản thanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoảntiền gửi tiết kiệm để trả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chínhchủ tài khoản

- Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 lạo là tiếtkiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm người gửi tiền cóthể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việcnào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ

có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chứcnhận tiền gửi tiết kiệm

Trường hợp người gửi tiền rút tiền trước hạn thì phải có sự thỏa thuậnvới nơi nhận gửi tiền ngay khi gửi và người gửi tiền chỉ được hưởng lãi suấtkhông vượt quá lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Nếu người gửi tiềnkhông có sự thỏa thuận trước thì vẫn được lĩnh ra trước hạn nhưng phải chịumột mức phí đối với khoản tiền tiết kiệm rút trước hạn và hưởng lãi suất nhưtrường hợp trên

- Xét về mục đích gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm được phân thành:

+ Tiết kiệm xây dựng nhà ở

+ Tiết kiệm mua sắm tài sản có giá trị cao

+ Tiết kiệm hưởng lãi và dự thưởng

+ v.v

Trang 16

Tiền gửi tiết kiệm được phản ảnh trên các tài khoản "tài khoản tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn", "tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn", "tài khoản tiết kiệmkhác".

Cá nhân người gửi tiền có đủ điều kiện theo quy chế gửi tiền tiết kiệmđứng tên chủ tài khoản tiền gửi tiết kiệm Nếu nhiều người cùng sở hữu, sốtiền gửi theo đúng pháp luật thì đứng tên đồng chủ tài khoản tiền gửi tiếtkiệm

2.1.1.2 Phát hành các giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huyđộng vốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng chomột mục đích nào đó Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết củaviệc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thôngthường

Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứngchỉ tiền gửi có mệnh giá

Việc phát hành giấy tờ có giá phải tuân thủ chuẩn mực kế toán số 16 "chiphí đi vay" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Theo chuẩn mực kế toán số 16, các doanh nghiệp trong đó có NHTMphát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá nganggiá, phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá có phụtrội

- Phát hành giấy tờ có giá ngang giá: là phát hành giấy tờ có giá đúngbằng mệnh giá của giấy tờ có giá (giá bán giấy tờ có giá = mệnh giá giấy tờ

có giá) Trường hợp này xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩacủa giấy tờ có giá phát hành

- Phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu: là phát hành giấy tờ có giá vớigiá thấp hơn mệnh giá của giấy tờ có giá (giá bán giấy tờ có giá < mệnh giácủa giấy tờ có giá) Phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá củagiấy tờ có giá gọi là chiết khấu giấy tờ có giá Trường hợp này thường xảy ra

Trang 17

khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của giấy tờ có giá phát hànhđược các nhà đầu tư chấp nhận.

- Phát hành giấy tờ có giá phụ trội: là phát hành giấy tờ có giá với giácao hơn mệnh giá của giấy tờ có giá (giá bán giấy tờ có giá > mệnh giá củagiấy tờ có giá) Phần chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá của giấy

tờ có giá gọi là phụ trội giấy tờ có giá Trường hợp này thường xảy ra khi lãisuất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư chấp nhận

Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng 3 hình thức là trả lãitrước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ

- Trả lãi trước: số tiền lãi của giấy tờ có giá phát hành được trả chongười mua ngay khi phát hành số tiền lãi được khấu trừ ngay vào mệnh giácủa giấy tờ có giá

- Trả lãi sau: số tiền lãi của giấy tờ có giá phát hành được trả cùng gốcthi thanh toán giấy tờ có giá đáo hạn

- Trả lãi định kỳ: số tiền lãi của giấy tờ có giá phát hành được trả chongười mua theo tưng định kỳ tháng, 6 tháng hay 12 tháng

2.1.2.3 Nguồn vốn vay

Nguồn vốn đi vay nhằm tạo khả năng thanh toán cho NHTM Nguồn vốn

đi vay được hình thành bởi:

+ Vay các tổ chức tín dụng trong nước

+ Vay các ngân hàng nước ngoài

+ Vay Ngân hàng Nhà nước

Khi vay vốn các NHTM phải thực hiện quy định của chế độ tín dụnghiện hành và hợp đồng tín dụng với cương vị là người đi vay

2.1.1.4 Các nguồn vốn khác

Bao gồm vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, nhậnvốn liên doanh, liên kết

2.1.2 Tài khoản sử dụng

Trang 18

Các tài khoản phản ảnh nghiệp vụ vốn huy động được bố trí ở loại 4 (cáckhoản phải trả) trong hệ thống tài khoản của tổ chức tín dụng Các tài khoảnphản ảnh nguồn vốn có nội dụng, kết cấu như sau:

a Tài khoản tiền gửi của khách hàng (SH42)

Tài khoản tiền gửi của khách hàng bao gồm các tài khoản tiền gửi không

kì hạn, tài khoản tiền gửi có kì hạn, tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vốnchuyên dùng Các tài khoản tiền gửi được bố trí thành tiền gửi của kháchhàng bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ

Các tài khoản tiền gửi có kết cấu chung như sau:

Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng gửi vào

Bên Nợ khi: - Số tiền khách hàng lấy ra

Số dư có: - Phản ánh số tiền của khách hàng hiện còn gửi ngân hàngĐối với tài khoản tiền gửi thanh toán áp dụng kĩ thuật thấu chi (TK vãnglai) thì tài khoản này có thể dư Nợ, mức dư Nợ cao nhất bằng hạn mức thấuchi đã thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng

Hạch toán chi tiết:

- Đối với tài khoản tiền gửi không kì hạn và tiền gửi chuyên dùng mở tàikhoản chi tiết theo từng người gửi tiền

- Đối với tài khoản tiền gửi có kì hạn mở tài khoản chi tiết theo từngmón tiền gửi của khách hàng

b Tài khoản phát hành giấy tờ có giá (SH 43)

Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình phát hành giấy tờ có giá(GTCG) và thanh toán giấy tờ có giá của NHTM Tài khoản này cũng dùng

để phản ảnh các khoản chiết khấu, phụ trội khi phát hành giấy tờ có giá vàtình hình phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi khí đi vaytính vào chi phí kinh doanh của NHTM theo từng kì

Khi hạch toán tài khoản 43 phải lưu ý một số nội dung:

Trang 19

- Khoản chiết khấu và phụ trội GTCG được xác định và ghi nhận ngaytại thời điểm phát hành GTCG Sự chênh lệnh giữa lãi suất thị trường và lãisuất danh nghĩa sau thời điểm phát hành GTCG không ảnh hưởng đến giá trịkhoản phụ trội hay chiết khấu đã xác định.

Do vậy khi hạch toán phát hành GTCG phải phản ánh chi tiết các nộidung có liên quan đến phát hành GTCG, gồm:

+ Mệnh giá giấy tờ có giá

+ Chiết khấu giấy tờ có giá

+ Phụ trội giấy tờ có giá

Đồng thời theo dõi chi tiết theo thời hạn phát hành GTCG Ngoài sổ tàikhoản chi tiết còn mở sổ theo dõi chi tiết từng loại GTCG (trái phiếu, kìphiếu, chứng chỉ tiền gửi) để quản lý phát hành và đối chiếu khi thanh toán

- Theo dõi chiết khấu, phụ trội cho từng loại giấy tờ có giá phát hành vàtình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vayvào chi phí kinh doanh theo từng kì

- Trường hợp trả lãi trước GTCG (trả lãi ngay khi phát hành) thì số lãihạch toán vào tài khoản “chi phí chờ phân bổ”, định kì sẽ phân bổ lãi trong kìvào chi phí

- Trường hợp trả lãi khi đáo hạn GTCG (trả lãi sau) thì định kì phải tínhlãi giấy tờ có giá phải trả từng kì để ghi nhận vào chi phí (lãi phải trả dồn tínhtrên GTCG)

- Khi lập báo cáo tài chính trên bảng cân đối kế toán trong phần nợ phảitrả thì chỉ tiêu phát hành GTCG được phản ảnh trên c ơ sở thuần (xác địnhbằng giá trị GTCG theo mệnh giá trừ (-) chiết khấu GTCG cộng (+) phụ trộigiấy tờ có giá)

Tài khoản cấp 1 số 43 được bố trí thành một số tài khoản cấp 2:

b1 - Tài khoản mệnh giá GTCG bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ(số hiệu 431 và 434)

Trang 20

Các tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị GTCG phát hành theo mệnhgiá khi NHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG và việc thanh toánGTCG đáo hạn trong kì.

Các tài khoản này dùng để phản ảnh chiết khấu GTCG phát sinh khiNHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có chiết khấu và việc phân bổchiết khấu GTCG trong kì

Kết cấu của tài khoản 432 và 435

Bên Nợ ghi: - Chiết khấu GTCG phát sinh trong kì

Bên Có ghi: - Phân bổ chiết khấu GTCG trong kì

Số dư Nợ: - Phản ảnh chiết khấu GTCG chưa phân bổ cuối kì

b3 - Tài khoản phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và bằngngoại tệ (SH 433 và 436)

Các tài khoản này dùng để phản ảnh phụ trội GTCG phát sinh khiNHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có phụ trội và việc phân bổphụ trội GTCG trong kì

Kết cấu của tài khoản 433 và 436:

Bên Có ghi: - Phụ trội GTCG phát sinh trong kì

Bên Nợ ghi: - Phân bổ phụ trội GTCG trong kì

Số dư Có: - Phản ảnh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kì

Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành GTCG

Trang 21

c Các tài khoản vay

Các tài khoản vay dùng để phản ảnh nguồn vốn vay của NHTM Các tàikhoản vay bao gồm: Vay NHNN bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ (SH

403 và 404); Vay các TCTD trong nước bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại

tệ (SH 415 và 416); vay các ngân hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam vàbằng ngoại tệ (SH 417 và 418); vay chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu

và các giấy tờ có giá (SH 419)

Các tài khoản vay có kết cấu chung:

Bên Có ghi: - Số tiền NHTM đi vay

Bên Nợ ghi: - Số tiền NHTM trả nợ

- Số tiền bị xử lí chuyển nợ quá hạn

Bên Có ghi: - Số vốn nhận được từ các tổ chức giao vốn

Bên Nợ ghi: - Số vốn đã thanh toán với tổ chức giao vốn (khi đã

giải ngân cho khách hàng vay)

Số dư Có: - Phản ảnh số vốn nhận của các tổ chức giao vốn

nhưng chưa giải ngân cho khách hàngHạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức giao vốn

e Tài khoản lãi phải trả (SH 49)

Trang 22

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi dồn tính (theo nguyên tắc cơ sởdồn tính) tính trên các tài khoản nguồn vốn (tiền gửi của khách hàng, tiền vaycác tổ chức khác) mà NHTM phải trả khi đến hạn Số lãi này đã hạch toán vàochi phí trong kì nhưng chưa trả cho khách hàng.

Tài khoản 49 có các tài khoản cấp 2: Lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491);lãi phải trả về phát hành các GTCG (SH 492); lãi phải trả cho tiền vay (SH493); lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay (SH 494)

Tài khoản lãi phải trả có kết cấu chung:

Bên Có ghi: - Số tiền lãi phải trả dồn tính

Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi đã trả

Số dư Có: - Phản ảnh số tiền lãi phải trả dồn tính, chưa thanh toánHạch toán chi tiết: mở TK chi tiết theo từng khoản tiền gửi và tiền vay

g Tài khoản chi phí chờ phân bổ (SH 388)

Tài khoản này dùng để phản ảnh các chi phí thực tế đã phát sinh (như chitrả lãi trước) nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều

kỳ kế toán và việc kết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí củacác kì kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán

Kết cấu của tài khoản 388 - Chi phí chờ phân bổ:

Bên Nợ ghi: - Chi phí chờ phân bổ (chi trả trước) phát sinh trong kỳBên Có ghi: - Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ

Số dư Nợ: - Phản ảnh các khoản chi phí trả trước chưa được phân

bổHạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ

phân bổ

2.1.3 Chứng từ

Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ huy động vốn khá phong phú,đặc biệt chứng từ dùng cho tài khoản tiền gửi thanh toán Ngoài chứng từ giấy

Trang 23

còn sử dụng chứng từ điện tử Một số loại chứng từ sử dụng phổ biến là:

- Nhóm chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt

- Nhóm chứng từ thanh toán KDTM: séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷnhiệm chi (lệnh chi), uỷ nhiệm thu (nhờ thu)

- Nhóm chứng từ điện tử: Uỷ nhiệm chi điện tử, uỷ nhiệm thu điện tử,thẻ thanh toán

- Các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

- Các loại sổ tiết kiệm

- Các loại hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn

Các loại chứng từ này có liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền từ tài khoảncủa khách hàng nên phải đảm bảo tính pháp lí cao, không sử dụng lẫn lộn cácchứng từ Trên chứng từ phải có đầy đủ chữ kí của khách hàng và ngân hàngtheo chế độ chứng từ của ngân hàng Một số loại phải bảo quản theo chế độ bảoquản chứng từ có giá như các loại séc, các loại GTCG, các loại thẻ tiết kiệm

2.2 Quy trình kế toán

2.2.1 Kế toán tiền gửi thanh toán

Sau khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, chủ tài khoản sử dụng tài khoảncủa mình để nộp tiền, lĩnh tiền theo mục đích đã định

2.2.1.1 Kế toán nhận tiền gửi

Có hai cách nộp tiền vào tài khoản là nộp bằng tiền mặt và nộp bằngchuyển khoản (thanh toán KDTM)

a Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt:

Người gửi tiền lập giấy nộp tiền kèm tiền mặt nộp vào ngân hàng

Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt sau khi đã thu đủ tiền kế toán vào sổchi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính

Bút toán phản ảnh nhận tiền gửi bằng TM:

Trang 24

Nợ: TK tiền mặt (SH 1011)

Có: TK tiền gửi của người nộp (SH 4221.xx)

b Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản

Ngân hàng nhận tiền gửi bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từthanh toán không dùng tiền mặt như: Bảng kê nộp séc chuyển khoản, séc bảochi, bảng kê thanh toán thư tín dụng, lệnh chi (UNC), uỷ nhiệm thu Căn cứvào các chứng từ này kế toán kiểm soát và vào sổ kế toán chi tiết hoặc nhập

dữ liệu vào máy tính

Bút toán phản ảnh nhận tiền gửi bằng chuyển khoản:

Nợ: - TK tiền gửi của người chi trả (SH 4221.xx) (nếu thanh toán cùngngân hàng)

- Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khácngân hàng)

Có: - TK tiền gửi của người thụ hưởng (SH 4221.xx)

2.2.1.2 Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán

a Chi trả bằng tiền mặt

Chủ tài khoản phát hành séc tiền mặt gửi ngân hàng để lĩnh tiền mặt từtài khoản thanh toán Nhận séc kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp củachứng từ, kiểm soát số dư của tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng thấuchi tài khoản), vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính, làm thủ tục chitiền cho người có tên ghi trên tờ séc

Bút toán phản ảnh chi tiền mặt từ tài khoản thanh toán:

Nợ: TK tiền gửi thanh toán (SH 4221 xx)

Có: TK tiền mặt (SH1011)

b Chi trả bằng chuyển khoản

Chủ tài khoản sử dụng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nhưlệnh chi (uỷ nhiệm chi), séc chuyển khoản để trích tài khoản của mìnhchuyển trả tiền cho người thụ hưởng

Trang 25

Kế toán kiểm soát chứng từ, vào sổ tài khoản chi tiết hoặc nhập dữ liệuvào máy tính.

Bút toán phản ánh chi trả bằng chuyển khoản:

Nợ: - TK tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản - người chi trả (SH4221.xx)

Có: - TK tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng (SH4221.xx)(nếu thanh toán cùng ngân hàng)

- Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng (nếu thanh toánkhác ngân hàng)

Trường hợp chủ tài khoản trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán đểchuyển đến một ngân hàng khác (thanh toán khác ngân hàng) thì ngân hàngthu lệ phí chuyển tiền và thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo số tiền chuyển:+ Lệ phí chuyển tiền:

Lệ phí chuyển tiền thu theo tỉ lệ do từng hệ thống NHTM quy định.+ Thuế GTGT

Là mức thuế (thuế xuất) áp dụng đối với loại hàng hoá dịch vụ chịu thuếGTGT do Bộ Tài chính quy định

Ví dụ: Công ty A gửi tới ngân hàng lệnh chi số tiền 100 triệu đồng đểtrích tài khoản tiền gửi thanh toán trả tiền hàng cho một khách hàng có tàikhoản tại Ngân hàng X Tỷ lệ phí chuyển tiền là 0.05% (chưa gồm thuếGTGT), thuế GTGT là 10% trên số phí chuyển tiền

Trang 26

500.000đ +50.000đ = 550.000đ

Hạch toán thu phí chuyển tiền của Công ty A

Kế toán lập chứng từ kiêm hoá đơn thuế GTGT, hạch toán:

Nợ: TK tiền gửi Cty A: 550.000đ

Có: TK thuế GTGT phải nộp (SH4531): 50.000đ

Có: TK thu nhập/phí chuyển tiền: 500.000đ

2.2.1.3 Kế toán trả lãi tài khoản tiền gửi thanh toán

Hàng tháng (vào ngày gần cuối tháng) kế toán tính và trả lãi các tàikhoản tiền gửi thanh toán Số lãi này được nhập vào TK của chủ tài khoản (lãinhập gốc - lãi kép)

Phương pháp tính lãi: áp dụng phương pháp tính tích số theo công thứcsau:

Tổng tích số tính lãi

Số dư Có TKthanh toán x

số ngày dư Cóthực tế trong thángViệc tính lãi được tiến hành trên bảng kê số dư để tính tích số, bảng nàykiểm chứng từ hạch toán thu lãi:

Mẫu bảng kê số dư tính lãi

Trang 27

STT Ngày Số dư Ngày Số dư Ngày Số dư 1

Bảng kê số dư tính lãi do các TTV giữ tài khoản tiền gửi của khách hànglập Trường hợp đã áp dụng chương trình tính lãi thì bảng kê này do máy tínhlập

Bút toán phản ánh chi trả lãi tiền gửi:

Nợ: TK chi phí - chi trả lãi tiền gửi

Có: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng

2.2.2 Kế toán tiền gửi có kì hạn

Đặc điểm của tài khoản tiền gửi có kì hạn là người gửi tiền chỉ được rúttiền khi khoản tiền gửi đã đến hạn trả, trường hợp vì lý do nào đó người giấy

tờ có giá rút tiền ra trước hạn thì NH sẽ áp dụng chế tài như người giấy tờ có

Trang 28

giá không được hưởng lãi, hoặc áp dụng mức lãi suất thấp do NH quy định.Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng người gửi không đến rút tiền thì coi nhưgửi tiếp kì hạn mới.

2.2.2.1 Kế toán nhận tiền gửi

- Căn cứ vào giấy nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vàomáy tính Hạch toán:

2.2.2.2 Kế toán chi trả tiền gửi

Khác với tài khoản tiền gửi không kì hạn, khi khách hàng rút tiền ở tàikhoản tiền gửi có kì hạn phải rút trọn số tiền của kì hạn

- Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt,

kế toán căn cứ giấy lĩnh tiền mặt ghi:

Nợ: - TK tiền gửi có kì hạn (SH 4222.xx)

Có: - TK tiền mặt (SH 1011)

- Cũng có thể khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi không kì hạn:Trong trường hợp này khách hàng làm giấy đề nghị chuyển tiền từ TK tiềngửi có kì hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Căn cứ vào giấy đề nghịcủa khách hàng kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: - TK tiền gửi có kì hạn (SH 4222.xx)

Có: - TK tiền gửi không kì hạn (SH 4221.xx)

2.2.2.3 Kế toán trả lãi tiền gửi có kì hạn

Việc trả lãi tiền gửi có kì hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo

Trang 29

hạn (trả cùng gốc) Tuy nhiên thực hiện nguyên tức cơ sở dồn tính thì hàngtháng tiến hành tính lãi và hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đốiứng với TK “lãi phải trả cho tiền gửi” Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kếtoán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản “lãi phải trả cho tiền gửi”tổng số tiền lãi.

Tính lãi tiền gửi có kỳ hạn áp dụng phương pháp lãi đơn (tính theo món).Công thức tính lãi hàng tháng:

Tiền lãi = Số tiền gửi vào x lãi suất tiền gửi/tháng

Sau khi tính được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: - TK chi phí trả lãi (tiểu khoản thích hợp)

Có: - TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)

Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi, hạchtoán:

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)

Có: - TK thích hợp (TK tiền mặt hay TK tiền gửi không kì hạn)

2.2.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm

2.2.3.1 Đặc điểm quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm

- Về thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm: Căn cứ để mở tài khoản tiềngửi tiết kiệm là chứng minh thư nhân dân của người gửi tiền Đối với ngườinước ngoài sinh sống và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì phải có hộ chiếu

và thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kì hạn gửi tiền Sau khi kiểmsoát các giấy tờ tuỳ thân cơ sở nhận tiền tiết kiệm sẽ mở cho người gửi tiềnmột tài khoản tiết kiệm thích hợp Người gửi tiền đứng chủ tài khoản Trườnghợp có từ 2 người trở lên cùng sở hữu số tiền gửi thì đứng đồng chủ tài khoản.Chủ tài khoản phải đăng kí mẫu chữ kí tại cơ sở nhận tiền gửi và phải kí đúngmẫu chữ kí trên chứng từ kế toán mỗi khi có giao dịch gửi, rút tiền và cácgiao dịch thanh toán theo qui định

- Chứng từ sử dụng: Ngoài giấy nộp tiền và lĩnh tiền còn sử dụng các

Trang 30

loại chứng từ chuyên dùng:

+ Thẻ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiềngửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm

Thẻ tiết kiệm có thể có nhiều trang dùng cho loại tiết kiệm không kì hạn(gửi vào, rút ra nhiều lần) và có thể chỉ có 1 trang dùng loại tiết kiệm có kìhạn (gửi vào và rút ra 1 lần duy nhất)

Thẻ tiết kiệm do từng tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thiết kế và in ấncho phù hợp với từng tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Tuy nhiên trên thẻ tiếtkiệm phải có đầy đủ các yếu tố chủ yếu: 1/ tên tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm;loại tiền (đồng Việt Nam hay ngoại tệ); số tiền; kì hạn gửi tiền; ngày gửi tiền;ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn); lãi suất,phương thức trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi; 2/

Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số chứng minh thư nhândân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; 3/ số thẻ, con dấu, chữ kícủa Tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hoặc ngườiđược tổng giám đốc (giáo đốc) uỷ quyền; chữ kí của giao dịch viên của tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm; 4/ và một số yếu tố khác

- Phiếu lưu: là hình thức sổ tờ rời được lập ra theo thẻ tiết kiệm để lưu tại

tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm với mục đích theo dõi tình hình giao dịch tiếtkiệm của người gửi tiết kiệm Trên phiếu lưu ngoài các yếu tố như thẻ tiếtkiệm có có yếu tố mẫu chữ kí của người gửi tiên để nhân viên giao dịch tiếtkiệm kiểm soát khi thanh toán tiền gửi tiết kiệm

2.2.3.2 Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm

a Kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm

- Lần đầu tiên gửi tiết kiệm người gửi tiền xuất trình chứng minh thưnhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài), viết giấy nộp tiền vàphiếu lưu, đăng kí mẫu chữ kí trên phiếu lưu sau đó trao giấy nộp tiền vàphiếu lưu cho nhân viên giao dịch tiết kiệm, nộp tiền mặt cho bộ phận ngânquỹ

Trang 31

Sau khi nhân viên giao dịch kiểm soát chứng từ và bộ phận ngân quỹ thu

đủ tiền nhân viên giao dịch tiết kiệm lập thẻ tiết kiệm để trao cho người gửitiền

Về hạch toán, căn cứ vào chứng từ ghi:

Nợ: - TK tiền mặt (SH 1011)

Có: - TK tiết kiệm không kì hạn hoặc tài khoản tiết kiệm có kì hạn

(4231-4232)

- Các lần gửi tiếp theo:

+ Đối với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: người gửi tiền viết giấy nộptiền kèm thẻ tiết kiệm gửi cho nhân viên giao dịch tiết kiệm để nhân viên tiếtkiệm nhập số tiền gửi tiếp vào thẻ tiết kiệm sau đó trả lại thẻ tiết kiệm chongười gửi tiền Trường hợp này không phải lập thẻ tiết kiệm và phiếu lưumới

+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: do loại tiết kiệm có kì hạn mở tàikhoản theo từng kì hạn và mỗi thẻ tiết kiệm có kì hạn chỉ xác định 1 lần gửi

và rút duy nhất nên người gửi tiền tiết kiệm có kì hạn gửi món mới thì xemnhư gửi lần đầu nên phải làm các thủ tục như gửi lần đầu tiên

Về hạch toán gửi tiếp giống hạch toán gửi lần đầu

b Kế toán chi trả tiền gửi tiết kiệm

- Chi trả tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: Người rút tiền viết giấy lĩnhtiền mặt kèm thẻ tiết kiệm và chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu gửinhân viên giao dịch tiết kiệm Nhân viên giao dịch kiểm soát chứng minh thư,thẻ tiết kiệm, giấy lĩnh tiền, chữ kí của người rút tiền so với chữ kí mẫu đãđăng kí trên phiếu lưu, nếu không có gì sai sót sẽ xử lí theo 2 trường hợp:+ Nếu người gửi tiền chỉ rút 1 phần của số tiền trên thẻ tiết kiệm thì saukhi ghi số tiền rút ra vào thẻ tiết kiệm và phiếu lưu, rút số dư (số tiền còn lại)

sẽ trả lại thẻ tiết kiệm cho người gửi để giao dịch tiếp

+ Nếu người gửi tiền rút toàn bộ số tiền của thẻ tiết kiệm thì sau khi làmcác thủ tục như trường hợp một nhân viên giao dịch sẽ thu hồi thẻ tiết kiệm từ

Trang 32

người gửi để bảo quản cùng phiếu lưu.

Giấy lĩnh tiền mặt được chuyển cho bộ phận ngân quỹ để chi tiền chongười rút tiền Nếu là chứng từ chuyển khoản thì được dùng làm căn cứ đểhạch toán vào các tài khoản thích hợp

- Chi trả tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: Do tiết kiệm có kì hạn chỉ chi trảtoàn bộ số tiền gửi một lần khi đáo hạn nên đến hạn trả người gửi tiền cũnglàm các thủ tục như tiết kiệm không kì hạn để lĩnh toàn bộ số tiền của thẻ tiếtkiệm: sau khi hoàn thành chi tiền cho người gửi thẻ tiết kiệm có kì hạn đượcgiữ lại để bảo quản cùng phiếu lưu

Bút toán phản ảnh chi trả tiền gửi tiết kiệm:

+ Chi trả bằng tiền mặt:

Nợ: - TK tiết kiệm không kì hạn hoặc tài khoản tiết kiệm có kì hạn

(4231-4232)Có: - TK tiền mặt (1011)

+ Chi trả bằng chuyển khoản:

Nợ: - TK tiết kiệm không kì hạn hoặc tài khoản tiết kiệm có kì

hạn (4231-4232)Có: - TK cho vay (nếu người gửi tiết kiệm trả nợ vay ngân hàng)

- Hoặc Tk tiền gửi thích hợp (nếu người gửi tiết kiệm trích

TK tiết kiệm để chuyển sang TK khác của chính người gửitiết kiệm)

c Kế toán chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm

- Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn:

Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn được thực hiện theo định kìtháng và áp dụng phương pháp tính lãi tính số tháng

Ngày cuối tháng, nhân viên kế toán tiết kiệm tiến hành tính lãi cho tất cảcác tài khoản tiết kiệm không kì hạn Việc trả lãi được thực hiện bằng haicách: hoặc là trả bằng tiền mặt trực tiếp cho người gửi tiền; hoặc là nhập vào

Trang 33

tài khoản tiết kiệm của người gửi tiền (lãi nhập gốc).

+ Trả lãi bằng tiền mặt trực tiếp cho người gửi tiền: kế toán lập phiếuchi, hạch toán:

Nợ: - TK trả lãi tiền gửi (SH 801)

Có: - TK tiền mặt (SH 1011)

+ Trả lãi nhập gốc: dùng bảng kê tính lãi làm chứng từ, hạch toán:

Nợ: - TK trả lãi tiền gửi (SH 801)

Có: - TK tiết kiệm không kì hạn của người gửi tiền (SH 4231)

- Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kì hạn:

Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kì hạn được thực hiện khi khoản tiền gửiđáo hạn (trả lãi sau) Tuy nhiên do NHTM áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tínhnên hàng tháng phải tính lãi trong kì để hạch toán số lãi này vào TK chi phíđối ứng với tài khoản “lãi phải trả” Đến thời hạn trả lãi cho người gửi tiền sẽtrích từ tài khoản “lãi phải trả” để chi trả cho người gửi tiền cùng gốc

+ Hàng tháng tính lãi, hạch toán:

Nợ: - TK trả lãi tiền gửi (SH 801)

Có: - TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491)

+ Khi trả lãi cho người gửi tiền: Lập phiếu chi, hạch toán:

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491)

Có: - TK tiền mặt (SH 1011)

Trường hợp người gửi tiền lĩnh tiền trước hạn thì kế toán phải làm thủtục để hoàn nhập sổ lãi hàng tháng đã hạch toán dự trả sau khi trừ số lãi ngườigửi tiết kiệm có kì hạn lĩnh trước hạn được hưởng theo quy định của NHTMnhận tiền gửi

Bút toán chi lãi cho người gửi tiền lĩnh trước hạn:

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491)

Có: - TK tiền mặt (lĩnh bằng tiền mặt)

Sè tiÒn l·i

Trang 34

Bút toán hoàn nhập để giảm chi phí:

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491)

Có: - TK chi phí trả lãi

2.2.4 Kế toán phát hành giấy tờ có giá

Người mua giấy tờ có giá sau khi làm thủ tục nộp tiền vào ngân hàngphát hành giấy tờ có giá (có thể mua bằng tiền mặt hoặc mua bằng chuyểnkhoản) sẽ được nhận các loại giấy tờ có giá thích hợp từ ngân hàng pháthành

Căn cứ vào chứng từ nộp tiền, kế toán ngân hàng phát hành giấy tờ cógiá hạch toán theo các trường hợp:

2.2.4.1 Kế toán phát hành GTCG theo mệnh giá

a Phản ảnh số tiền thu về phát hành GTCG theo mệnh giá

Nợ: - TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi )

Có: - TK mệnh giá GTCG (TK 431 hoặc 434)

b Kế toán trả lãi phát hành GTCG theo mệnh giá:

- Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ (tháng): số tiền trả lãi được hạch toánthẳng vào TK chi trả lãi phát hành GTCG (TK 803)

Nợ: - TK trả lãi phát hành GTCG (TK 803)

Có: - TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

- Nếu trả lãi GTCG sau (trả lãi cùng gốc khi đáo hạn): trường hợp nàytừng định kỳ (tháng) NHTM phải tính số lãi dư trả trong kỳ để hạch toán vàotài khoản “lãi phải trả" về phát hành GTCG”, khi thanh toán GTCG sẽ trích từtài khoản này chi trả lãi cùng gốc

Sè tiÒn thu b¸n GTCG

Sè tiÒn l·i trong kú

Sè tiÒn l·i trong kú

Trang 35

Nợ: - TK lãi phải trả về phát hành GTCG (492)

Có: - TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

Ngoài bút toán trả lãi còn có bút toán chi trả gốc

- Nếu trả lãi GTCG trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG) số tiền trảlãi trước được khấu trừ vào mệnh giá của GTCG và được hạch toán vào tàikhoản “chi phí chờ phân bổ” sau đó được phân bổ vào tài khoản chi trả lãitheo từng định kỳ (tháng)

+ Tại thời điểm phát hành GTCG:

Nợ: - TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): Số tiền thực thu

(mệnh giá - lãi)Nợ: - TK chi phí chờ phân bổ (TK 388): Tiền lãi

Nợ: - TK mệnh giá GTCG (Tk 431/434)

Có: - TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác)

2.2.4.2 Kế toán phát hành GTCG có chiết khấu

a Phản ảnh số tiền thu về phát hành GTCG có chiết khấu

Khoản chiết khấu khách hàng được hưởng được khấu trừ vào mệnh giácủa GTCG, như vậy khách hàng chỉ phải nộp tiền chênh lệch giữa mệnh giáGTCG và khoản chiết khấu

Nợ: - TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): số tiền thu về

Tæng sè tiÒn l·i

Sè tiÒn l·i ph©n

bæ trong kú

Sè tiÒn theomÖnh gi¸

Trang 36

bán GTCG (mệnh giá - khoản chiết khấu)Nợ: - TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền chiết khấu

Có: - TK mệnh giá GTCG (TK 431/434): số tiền theo mệnh giá

b Kế toán trả lãi phát hành GTCG và phân bổ khoản chiết khấu

- Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ (tháng): việc trả lãi GTCG theo định kỳđược kết hợp với phân bổ khoản chiết khấu trong kỳ và được phản ảnh vào tàikhoản “chi trả lãi phát hành GTCG”

Nợ: - TK lãi phải trả phát hành GTCG (TK 803): số tiền lãi + khoản

chiết khấu phân bổ trong kỳCó: - TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác: số tiền lãi

Có: - TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền phân bổ chiết

khấu trong kỳ

- Nếu trả lãi GTCG sau (trả lãi khi thanh toán GTCG đáo hạn): từng định

kỳ (tháng) phải hạch toán dự trả lãi trong kỳ cùng với phân bổ chiết khấutrong kỳ Khi thanh toán GTCG sẽ trả lãi cho khách hàng cùng gốc

+ Định kỳ hạch toán dự trả lãi và phân bổ chiết khấu:

Nợ: - TK trả lãi phát hành GTCG (TK 803): số tiền lãi + khoản

chiết khấu phân bổ trong kỳCó: - TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): số tiền lãi

Có: - TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền phân bổ chiết

khấuĐến thời hạn thanh toán GTCG chi trả lãi cho khách hàng

Nợ: - TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492)

Có: - TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi)

Ngoài bút toán chi trả lãi còn có bút toán chi trả gốc

- Nếu trả lãi trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG có chiết khấu).Khoản lãi này cùng với khoản chiết khấu được khấu trừ vào mệnh giá GTCG,

Tæng tiÒn l·i ph¶i tr¶

Trang 37

người mua GTCG chỉ phải nộp số tiền chênh lệch.

Số tiền trả lãi được hạch toán vào tài khoản “chi phí chờ phân bổ”, từngđịnh kỳ sẽ phân bổ vào TK 803 cùng với khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ.+ Tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ: - TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): số tiền thực thu

(mệnh giá - (tiền lãi + khoản chiết khấu)Nợ: - TK chi phí chờ phân bổ (TK 388): số tiền lãi trả trước

Nợ: - TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền chiết khấu

Có: - TK mệnh giá GTCG (TK 431/434): số tiền theo mệnh giá+ Định kỳ (tháng) phân bổ lãi và khoản chiết khấu trong kỳ

Nợ: - TK chi trả lãi phát hành GTCG (TK 803): tổng số tiền phân

bổCó: - TK chi phí chờ phân bổ (TK 388): số tiền lãi phân bổ

Có: - TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền chiết khấu phân

bổ

c Kế toán thanh toán GTCG có chiết khấu khi đáo hạn

Thủ tục thanh toán và kế toán thanh toán GTCG có chiết khấu giốngthanh toán GTCG phát hành theo mệnh giá - điểm c mục 2.2.4.1

2.2.4.3 Kế toán phát hành GTCG có phụ trội

a Phản ảnh số tiền thu về phát hành GTCG có phụ trội

Khoản phụ trội được người mua GTCG chấp nhận và phải nộp vào NHphát hành GTCG cùng mệnh giá GTCG ngay khi mua GTCG Khoản phụ trộiđược hạch toán vào TK “phụ trội GTCG” và từng định kỳ được phân bổ dần

để giảm chi phí đi vay (hạch toán vào bên Có TK 803)

Nợ: - TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): Số tiền thu về

bán GTCG (mệnh giá + khoản phụ trội)Có: - TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phụ trội

Trang 38

Có: - TK mệnh giá GTCG (TK 431/435): số tiền mệnh giá

b Kế toán trả lãi và phân bổ khoản phụ trội

- Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ (tháng): số tiền trả lãi trong kỳ đượcphản ảnh vào bên Nợ TK 803, khoản phân bổ phụ trội trong kỳ được phảnảnh vào bên Có TK 803 để giảm chi phí:

+ Kế toán dự trả lãi trong kỳ (tháng):

Cùng với bút toán trả lãi có thêm bút toán chi trả gốc

- Nếu trả lãi trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG)

Số tiền trả lãi trước được khấu trừ vào mệnh giá cộng (+) khoản phụ trội,

Sè tiÒn l·i trong kú

Sè tiÒn ph©n bæ phô tréi

Sè l·i trong kú

Sè tiÒn phô tréi ph©n bæ trong kú

Tæng sètiÒn l·i

Trang 39

người mua GTCG chỉ phải nộp phần chênh lệch Số tiền lãi trả trước đượchạch toán vào tài khoản “chi phí chờ phân bổ” để từng định kỳ phân bổ vào

TK 803 cùng với phân bổ khoản phụ trội

+ Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ: - TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): tổng số tiền thực

thu (mệnh giá + khoản phụ trội - lãi trả trước)Nợ: - TK chi phí chờ phân bổ (TK 388): số tiền lãi

Có: - TK phụ trội GTCG (TK 433/438): số tiền phụ trội

c Kế toán thanh toán GTCG có phụ trội

Thủ tục thanh toán và kế toán thanh toán GTCG có phụ trội giống thanhtoán GTCG theo mệnh giá - Điểm c mục 2.2.4.1

3 Kế toán vốn đi vay

3.1 Kế toán vốn vay các tổ chức tín dụng trong nước

Căn cứ vào các chứng từ cho vay từ tổ chức tín dụng cho vay gửi tới nhưhợp đồng tín dụng, giấy nhận Nợ, giấy báo Nợ kế toán NHTM đi vay hạchtoán vào các tài khoản vay thích hợp; đồng thời theo dõi trả Nợ, chuyển Nợquá hạn và tính trả lãi

a Kế toán khi vay vốn, hạch toán:

Nợ: - TK thích hợp (TK tiền mặt - nếu vay bằng tiền mặt hay TK

L·i ph©n bæ trong kú

Kho¶n phô tréi ph©n bæ trong kú

Trang 40

thanh toán vốn giữa các ngân hàng)Có: - TK vay các tổ chức tín dụng trong nước (SH 4151 hoặc 4161)

b Kế toán trả Nợ:

Đến hạn trả nợ, NHTM vay vốn chủ động trả nợ tổ chức tín dụng chovay Kế toán lập chứng từ hạch toán:

Nợ: - TK vay các tổ chức tín dụng trong nước (SH 4151 hoặc 4161)Có: - TK thích hợp (TK tiền mặt hoặc thanh toán vốn giữa các ngân

hàng)

c Kế toán chuyển nợ quá hạn

- Căn cứ vào giấy báo chuyển Nợ quá hạn của tổ chức tín dụng cho vay

để hạch toán số Nợ quá hạn vào tài khoản Nợ quá hạn

Nợ: - TK nợ quá hạn (SH 4159 hoặc 4169)

Có: - TK vay các TCTD trong nước (SH 4151 hoặc 4161)

d Kế toán trả lãi vốn vay

Hàng tháng kế toán tính lãi trên số dư TK vay để hạch toán vào tài khoản

“Lãi phải trả cho tiền vay" (SH 4931 hoặc 4932)” Đến hạn trả lãi hạch toántrả lãi theo cách thu lãi của TCTD cho vay

+ Hàng tháng hạch toán tiền lãi phải trả cho tiền vay

Nợ: - TK trả lãi tiền vay (SH 802)

Có: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931 hoặc 4932)

+ Khi trả lãi cho TCTD cho vay:

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931 hoặc 4932)

Có: - TK thích hợp

3.2 Kế toán vay vốn Ngân hàng Nhà nước

NHTM vay Ngân hàng Nhà nước theo các loại sau:

Ngày đăng: 08/04/2014, 18:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kê số dư tính lãi do các TTV giữ tài khoản tiền gửi của khách hàng lập. Trường hợp đã áp dụng chương trình tính lãi thì bảng kê này do máy tính lập. - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Bảng k ê số dư tính lãi do các TTV giữ tài khoản tiền gửi của khách hàng lập. Trường hợp đã áp dụng chương trình tính lãi thì bảng kê này do máy tính lập (Trang 27)
Sơ đồ thanh toán nhờ thu - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Sơ đồ thanh toán nhờ thu (Trang 232)
Sơ đồ thanh toán thư tín dụng - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Sơ đồ thanh toán thư tín dụng (Trang 239)
Bảng kết hợp tài  khoản ngày - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Bảng k ết hợp tài khoản ngày (Trang 350)
Bảng cân đối tài khoản ngày - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Bảng c ân đối tài khoản ngày (Trang 350)
Hình thức của kế toán tổng hợp bao gồm tập nhật ký chứng từ, bảng kết hợp  tài khoản, sổ cái, bảng cân đối tài khoản và bộ báo cáo tài chính. - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Hình th ức của kế toán tổng hợp bao gồm tập nhật ký chứng từ, bảng kết hợp tài khoản, sổ cái, bảng cân đối tài khoản và bộ báo cáo tài chính (Trang 352)
Bảng kết hợp tài khoản có 2 loại: Bảng kết hợp tài khoản ngày và Bảng kết hợp tài khoản tháng (năm).Bảng kết hợp tài khoản lập theo tài khoản tổng  hợp cấp nào phụ thuộc vào chỉ tiêu của bảng CĐ tài khoản ngày. - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Bảng k ết hợp tài khoản có 2 loại: Bảng kết hợp tài khoản ngày và Bảng kết hợp tài khoản tháng (năm).Bảng kết hợp tài khoản lập theo tài khoản tổng hợp cấp nào phụ thuộc vào chỉ tiêu của bảng CĐ tài khoản ngày (Trang 353)
Bảng cân đối tài khoản với mục đích kiểm tra mức độ chính xác, đầy - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Bảng c ân đối tài khoản với mục đích kiểm tra mức độ chính xác, đầy (Trang 354)
Bảng cân đối tài khoản Ngày ........ tháng........năm........ - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
Bảng c ân đối tài khoản Ngày ........ tháng........năm (Trang 355)
6.4.2. Sơ đồ nội dung quy trình - Giáo trình môn kế toán ngân hàng
6.4.2. Sơ đồ nội dung quy trình (Trang 356)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w