Luận án tiến sĩ năm 2011 Đề tài: Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng Định dạng file word Lý do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu thơ Huy Cận tức là nghiên cứu một trong những gương mặt thơ lớn của thời đại, một trong những nhà văn hóa có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Trên thi đàn Việt Nam vào những năm 1930-1945, từ phong trào Thơ mới đã xuất hiện những tài năng thơ, trong đó có Huy Cận, Xuân Diệu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh qua quyển Thi nhân Việt Nam đã nhận xét bước đầu về phong cách của các nhà thơ trẻ: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” [128, tr. 37] Dấu ấn phong cách thơ Huy Cận đã bắt đầu từ tập Lửa thiêng (ra đời năm 1940). Âm hưởng của tập thơ đã lan tỏa “một thời đại trong thi ca” (*tên tiểu luận của nhà phê bình Hoài Thanh, đăng trong Thi nhân Việt Nam) từ giữa thế kỷ XX đến nay. Ngày nay, từ thế kỷ XXI, với cái nhìn mới, rộng mở chúng ta càng có cơ hội nghiên cứu thấu đáo hơn phong cách thơ đặc sắc của Huy Cận trong giai đoạn sáng tác trước Cách Mạng Tháng Tám (đặc biệt, nghiên cứu dày công về tập Lửa thiêng). 1.2. Xã hội Việt Nam đang đổi mới, chuyển biến, hội nhập thế giới. Hoạt động văn hóa nói chung đang được rộng mở. Các hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật mới của thế giới cũng được chúng ta nghiên cứu, gạn lọc, tiếp thu trên tinh thần “học xưa vì nay”, “học ngoài vì trong”. Trong đó, có thể kể đến sự gạn lọc, tiếp thu, vận dụng ở lĩnh vực nghiên cứu văn học. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận trên cơ sở lý luận tổng hợp mới có ý nghĩa cấp thiết trong việc góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục nước nhà. Từ lòng ngưỡng mộ, yêu quý thơ ca Huy Cận, đặc biệt là tập thơ Lửa thiêng (với những câu thơ từ lâu ám ảnh sâu sắc trong tâm thức người viết: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu); thêm nữa, từ những vấn đề thú vị đặt ra ở trên trong bối cảnh mới, đã tạo động lực cho người viết suy nghĩ, xác định và chọn lựa đề tài nghiên cứu Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng một số đặc điểm lý luận văn học phương Đông truyền thống và lý luận văn học phương Tây hiện đại quen thuộc, luận án cụ thể hóa công việc tìm hiểu, khám phá thêm một số khía cạnh thi pháp thơ, ngôn ngữ thơ đầy tính sáng tạo độc đáo của nhà thơ Huy Cận. Và, cũng nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ trong quá trình từ khi tập thơ ra đời, luận án tìm hiểu những ảnh hưởng và âm hưởng của Lửa thiêng trong thời đại, so sánh đôi nét biểu hiện giống, khác nhau giữa thơ Huy Cận và thơ Xuân Diệu với một số nhà thơ cùng thời hoặc xuất hiện ở giai đoạn sau không lâu. 3. Lịch sử vấn đề Tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận ra mắt bạn đọc vào tháng 11, năm 1940 (nhà xuất bản Đời Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn in ấn và phát hành, khoảng 3.000 cuốn). Tập thơ do họa sĩ Tô Ngọc Vân trình bày bìa với lời đề tựa của Xuân Diệu. Nhìn lại chặng đường dài 70 năm từ lúc Lửa thiêng ra đời đến nay, qua khảo sát nhiều bài viết về tập thơ, người viết nhận thấy Xuân Diệu có thể được xếp là người đầu tiên có bài nhận xét, đánh giá, giới thiệu thơ Huy Cận với công chúng một cách bao quát và sớm nhất. Xuân Diệu cảm nhận tinh tế Lửa thiêng - “nỗi thê thiết của ngàn đời”, “lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế”. Lửa thiêng mang “hồn xưa” xôn xao, đượm “một tấm lòng thương yêu không biết có tự đời nào, và đoạn thảm, hồi vui cùng nhuốm một màu vĩnh viễn”. Là bạn tri kỷ, tri âm của Huy Cận, ngay từ buổi đầu Lửa thiêng ra đời, ông đã “nghe”, đã “cảm” được “cảm giác không gian” và “cái sầu của vũ trụ” của Huy Cận: “ ta nghe xa vắng quanh mình; ta đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô ” Sau Xuân Diệu, hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh- Hoài Chân có bài nhận xét Lửa thiêng: “ Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong ”, “Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”. Hai nhà phê bình cũng cho rằng hồn thơ Huy Cận “trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian ”, với “con đường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch, tứ bề càng vắng lặng, mênh mông ” [128, tr. 164-165] Tâm trạng này, chính Chế Lan Viên qua một tứ thơ tương tự cũng đã bộc bạch một cách đau đáu về sự cô đơn trên nẻo đường riêng của thơ ông: Đường về thu trước xa lắm lắm Mà kẻ đi về chỉ một tôi. Theo dõi những diễn biến thơ ca trên thi đàn lúc bấy giờ, Lương An viết trên báo Tràng An, số 12, tháng 3 năm 1941, tỏ ra khá ưu ái khi nhận xét Lửa thiêng: “Tập thơ Lửa thiêng là một tập thơ rất đáng chú ý về tình cảm cũng như về văn pháp. Không cần so sánh cũng đủ nhận thấy đó là một tập thơ hay và tác giả là một thi nhân có đặc tài. Trong cuộc xây đắp thi giới nước nhà, một tập thơ như thế là tất cả sự gắng công, và có lẽ là một công trình văn nghệ đáng chú ý nữa. Lửa thiêng ra đời, được hoan nghênh nhiệt liệt, cái đó không phải nghi ngờ gì nữa. Nhưng phần thưởng đích đáng nhất cho Huy Cận là tác phẩm của chàng sẽ được sống lâu.” Trái với sự ngợi ca của nhiều người dành cho thơ Huy Cận, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đánh giá Lửa thiêng có phần khe khắt hơn. Ông nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn còn mang nét chung “cái cảm giác của loài người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca ngợi”, “ .Huy Cận nghệ sĩ ở chỗ đó và cũng thiếu cái đặc sắc của nhà thơ ở chỗ đó: ông đã không đem cái tâm hồn của riêng ông để hòa cùng vũ trụ ” Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng thơ tả tình của Huy Cận không có những câu “nồng nàn, tha thiết, nóng nảy như thơ Xuân Diệu”, “không nhớ nhung, đắm đuối như thơ Lưu Trọng Lư”. Lời tình tự của Huy Cận “rất đẹp, rất êm đềm, nhưng thật không phải những lời tha thiết tự tâm can ” [101, tr. 417-419] Trong những thập niên 60, 70, và đặc biệt vào giữa đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam bắt đầu có những công trình nghiên cứu mới dành cho trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945. Phong trào Thơ mới với tác phẩm của những nhà thơ tên tuổi như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Tế Hanh được phân tích, đánh giá cởi mở hơn. Ngoài những bài viết hoặc tiểu luận nghiên cứu về Huy Cận của Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Mã Giang Lân , một số chuyên luận của các tác giả Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ nghiên cứu sâu về Thơ mới đều đề cập và phân tích tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận. Lửa thiêng không tách khỏi quỹ đạo chung của thơ ca lãng mạn giai đoạn này nhưng vẫn có những điểm riêng qua cảm nhận thời đại và quan niệm thẩm mỹ của Huy Cận. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét: “Quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ mới có nhiều điểm gặp gỡ với quan điểm nghệ thuật của các nhà văn lãng mạn phương Tây thế kỷ XIX. Nói chung đó là quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Và, tuy quan điểm mỹ học của các nhà lãng mạn ở nước ta thực ra cũng chẳng có gì mới so với các nhà lãng mạn phương Tây nhưng nó vẫn có những nét riêng, mới, lạ của thơ ca lãng mạn Việt Nam giai đoạn này. Nét riêng này được thể hiện từ quan niệm thẩm mỹ của thơ Thế Lữ với cái tôi nghệ sĩ là “cây đàn muôn điệu”; Xuân Diệu với quan niệm thẩm mỹ hồn thơ là “những khúc nhạc thơm”, “khúc nhạc hường”; Huy Thông đi tìm giấc mộng anh hùng trong lịch sử; Lưu Trọng Lư “hướng cái nhìn vào một thế giới mơ màng”; còn “chàng Huy Cận ngày xưa hay sầu lắm”, lại đi vào vũ trụ trăng sao ” [25, tr. 53] Khảo sát phong trào Thơ mới như hệ quy chiếu từ thực tại xã hội đến quan niệm sáng tác, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nêu lên một số nội dung, một số đề tài được tìm thấy trong thơ mới: “cái tôi” cô đơn; tình yêu mộng tưởng; cảnh đẹp của thiên nhiên, sông núi, làng quê; tình yêu quê hương, đất nước Và, bóc tách ra lớp vỏ bên ngoài của thơ ca lãng mạn, Hà Minh Đức nhận định cái “mạch ngầm” ý nghĩa trong Thơ mới: “Thơ mới chứa đựng nhiều nỗi niềm, niềm vui gắn bó với từng cuộc đời đến những nỗi buồn riêng thấm thía cô đơn và đau khổ. Trào lưu thi ca này như một tâm hồn trĩu nặng ưu tư và xao động trong tình cảm buồn vui, xót xa. Những tình cảm này gắn liền với từng cuộc đời thơ, nhưng cũng mang theo hơi thở chung của thời đại. Đó là tiếng nói, tâm tình của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị trước một thực TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ Thơ Huy Cận [1] Huy Cận (1967) , Lửa thiêng, Hoa Tiên tái bản, Sài Gòn [2] Huy Cận (1995), Lửa thiêng, Nxb Hội Nhà văn, HN [3] Huy Cận (1996), Thơ Huy Cận, Nxb Đồng Nai [4] Huy Cận (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng văn học Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, HN [5] Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Nam sưu tầm, giới thiệu (1986), Tuyển tập Huy Cận, Nxb Văn học, HN II/ Thơ Xuân Diệu [1] Xuân Diệu (1983), Tuyển tập thơ Xuân Diệu, Nxb Văn học, HN [2] Xuân Diệu (1987), Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Sở Văn hóa- Thông tin Nghĩa Bình xuất bản [3] Xuân Diệu (1999), Thơ tình Xuân Diệu, Nxb Đồng Nai III/ Thơ các tác giả khác [1] Nguyễn Bính (1986), Thơ Nguyễn Bính, Nxb Văn học và Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh, HN [2] Nguyễn Du (1996), Nguyễn Du toàn tập 1, 2, Mai Quốc Liên phiên âm, dịch nghĩa, chú thích, với sự cộng tác của Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN [3] Hồ Dzếnh (1997) , Thơ Hồ Dzếnh, Nxb Đồng Nai [4] Tế Hanh (2005), Thơ Tế Hanh, Nxb Đồng Nai [5] Tố Hữu (1979), Tác phẩm Thơ, Nxb Văn học, HN [6] Tố Hữu (2008) Toàn tập, tập 1 – Thơ ca, Nxb Văn học, HN [7] Phan Huy Ích (2002), Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc, Nguyễn Văn Xuân sưu tầm, chú giải, Nxb Văn nghệ, TPHCM [8] Bích Khê (1996) Thơ Bích Khê, Nxb Đồng Nai [9] Nguyễn Khuyến (1979), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Văn học, HN [10] Lưu Trọng Lư (2005), Thơ Lưu Trọng Lư, Nxb Đồng Nai [11] Thế Lữ (2009), Thơ Thế Lữ, Nxb Đồng Nai [12] Cao Bá Quát (1977), Thơ Cao Bá Quát, Nxb Văn học, HN [13] Nguyễn Xuân Sanh (1991), Tuyển tập thơ văn, Nxb Văn học, HN [14] Hàn Mặc Tử (1987) Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học, HN [15] Chế Lan Viên (2008), Thơ Chế Lan Viên, Nxb Đồng Nai IV/ Thơ nước ngoài (bản dịch) [1] Huỳnh Phan Anh dịch (2006) Rimbaud toàn tập, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TPHCM [2] Trần Mai Châu dịch (1999), Thơ Pháp thế kỷ XIX, Nxb Trẻ, TPHCM [3] Tản Đà dịch (1989), Thơ Đường, Nxb Trẻ và Hội Nghiên cứu Giảng dạy Văn học TPHCM [4] Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản dịch (2006), Đường thi trích dịch, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN [5] Đỗ Khánh Hoan dịch (1972), Rabindranath Tagore- Lời Dâng, Nxb An Tiêm, Sài Gòn V/ Tiếng Việt 1. Lê Thị Anh (2007), Thơ Mới với Thơ Đường, Nxb Văn học, HN 2. Antoine Compagnon (2006) Bản mệnh của lí thuyết, văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch), Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản 3. Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca (nhiều người dịch), Nxb Văn học, HN 4. Lại Nguyên Ân, Ngô Văn Phú (2001), Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp, Nxb Văn hóa- Thông tin, HN 5. Nguyễn Bao sưu tầm và giới thiệu (1991), Xuân Thu Nhã Tập Nxb Văn học, HN 6. Phạm Quốc Ca (2008), Thơ như tôi đã hiểu (tham luận Hội nghị khoa học “Những xu hướng mới trong thơ Việt Nam đương đại”), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM 7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN 8. Huy Cận (2000), Kinh cầu tự- Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN 9. Huy Cận (2001), Sáng tạo văn học, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc- Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN 10. Huy Cận (2002) Hồi ký song đôi tập 1, Nxb Hội Nhà văn, HN 11. Huy Cận (2003) Hồi ký song đôi tập 2, Nxb Hội Nhà văn, HN 12. Huy Cận (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, HN 13. Trần Mai Châu (1999), Thơ Pháp thế kỷ XIX, Nxb Trẻ, TPHCM
Trang 1DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nghiên cứu thơ Huy Cận tức là nghiên cứu một trong những gương
mặt thơ lớn của thời đại, một trong những nhà văn hóa có đóng góp đáng kểcho sự nghiệp văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam thế kỷ XX
Trên thi đàn Việt Nam vào những năm 1930-1945, từ phong trào Thơmới đã xuất hiện những tài năng thơ, trong đó có Huy Cận, Xuân Diệu… Nhà
phê bình văn học Hoài Thanh qua quyển Thi nhân Việt Nam đã nhận xét bước
đầu về phong cách của các nhà thơ trẻ: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi caViệt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này Chưa baogiờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng nhưNguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dịnhư Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” [128, tr.37]
Dấu ấn phong cách thơ Huy Cận đã bắt đầu từ tập Lửa thiêng (ra đời
năm 1940) Âm hưởng của tập thơ đã lan tỏa “một thời đại trong thi ca” (*tên
tiểu luận của nhà phê bình Hoài Thanh, đăng trong Thi nhân Việt Nam) từ
giữa thế kỷ XX đến nay
Ngày nay, từ thế kỷ XXI, với cái nhìn mới, rộng mở chúng ta càng có cơhội nghiên cứu thấu đáo hơn phong cách thơ đặc sắc của Huy Cận trong giaiđoạn sáng tác trước Cách Mạng Tháng Tám (đặc biệt, nghiên cứu dày công về
tập Lửa thiêng).
1.2 Xã hội Việt Nam đang đổi mới, chuyển biến, hội nhập thế giới.
Hoạt động văn hóa nói chung đang được rộng mở Các hoạt động lý luận, phêbình văn học nghệ thuật mới của thế giới cũng được chúng ta nghiên cứu, gạn
Trang 2lọc, tiếp thu trên tinh thần “học xưa vì nay”, “học ngoài vì trong” Trong đó,
có thể kể đến sự gạn lọc, tiếp thu, vận dụng ở lĩnh vực nghiên cứu văn học
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận trên cơ sở lý luậntổng hợp mới có ý nghĩa cấp thiết trong việc góp phần phục vụ sự nghiệp đổimới, phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục nước nhà
Từ lòng ngưỡng mộ, yêu quý thơ ca Huy Cận, đặc biệt là tập thơ Lửa thiêng (với những câu thơ từ lâu ám ảnh sâu sắc trong tâm thức người viết: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu); thêm nữa, từ những vấn đề
thú vị đặt ra ở trên trong bối cảnh mới, đã tạo động lực cho người viết suy
nghĩ, xác định và chọn lựa đề tài nghiên cứu Phong cách nghệ thuật thơ
Huy Cận qua Lửa thiêng.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng một số đặc điểm lý luận văn học phương Đông
truyền thống và lý luận văn học phương Tây hiện đại quen thuộc, luận án cụ
thể hóa công việc tìm hiểu, khám phá thêm một số khía cạnh thi pháp thơ,ngôn ngữ thơ đầy tính sáng tạo độc đáo của nhà thơ Huy Cận Và, cũng nhằmlàm nổi bật vấn đề nghiên cứu phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà thơtrong quá trình từ khi tập thơ ra đời, luận án tìm hiểu những ảnh hưởng và âm
hưởng của Lửa thiêng trong thời đại, so sánh đôi nét biểu hiện giống, khác
nhau giữa thơ Huy Cận và thơ Xuân Diệu với một số nhà thơ cùng thời hoặcxuất hiện ở giai đoạn sau không lâu
3 Lịch sử vấn đề
Tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận ra mắt bạn đọc vào tháng 11, năm
1940 (nhà xuất bản Đời Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn in ấn và phát hành,khoảng 3.000 cuốn) Tập thơ do họa sĩ Tô Ngọc Vân trình bày bìa với lời đề
tựa của Xuân Diệu Nhìn lại chặng đường dài 70 năm từ lúc Lửa thiêng ra đời
đến nay, qua khảo sát nhiều bài viết về tập thơ, người viết nhận thấy Xuân
Trang 3Diệu có thể được xếp là người đầu tiên có bài nhận xét, đánh giá, giới thiệuthơ Huy Cận với công chúng một cách bao quát và sớm nhất.
Xuân Diệu cảm nhận tinh tế Lửa thiêng - “nỗi thê thiết của ngàn đời”,
“lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế” Lửa thiêng mang “hồn xưa” xôn xao, đượm
“một tấm lòng thương yêu không biết có tự đời nào, và đoạn thảm, hồi vuicùng nhuốm một màu vĩnh viễn” Là bạn tri kỷ, tri âm của Huy Cận, ngay từ
buổi đầu Lửa thiêng ra đời, ông đã “nghe”, đã “cảm” được “cảm giác không
gian” và “cái sầu của vũ trụ” của Huy Cận: “…ta nghe xa vắng quanh mình;
ta đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vờivợi dàn ra cho đến hư vô…”
Sau Xuân Diệu, hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh- Hoài Chân có
bài nhận xét Lửa thiêng: “…Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình
thường, nhưng người luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhànglặng lẽ của thế giới bên trong…”, “Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông
Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõiđất này” Hai nhà phê bình cũng cho rằng hồn thơ Huy Cận “trong cuộc viễn
du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian…”, với “conđường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch, tứ bề càng vắng lặng, mênhmông…” [128, tr 164-165]
Tâm trạng này, chính Chế Lan Viên qua một tứ thơ tương tự cũng đã bộcbạch một cách đau đáu về sự cô đơn trên nẻo đường riêng của thơ ông:
Đường về thu trước xa lắm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi
Theo dõi những diễn biến thơ ca trên thi đàn lúc bấy giờ, Lương An viết
trên báo Tràng An, số 12, tháng 3 năm 1941, tỏ ra khá ưu ái khi nhận xét Lửa thiêng:
Trang 4“Tập thơ Lửa thiêng là một tập thơ rất đáng chú ý về tình cảm cũng như
về văn pháp Không cần so sánh cũng đủ nhận thấy đó là một tập thơ hay vàtác giả là một thi nhân có đặc tài Trong cuộc xây đắp thi giới nước nhà, mộttập thơ như thế là tất cả sự gắng công, và có lẽ là một công trình văn nghệđáng chú ý nữa
Lửa thiêng ra đời, được hoan nghênh nhiệt liệt, cái đó không phải nghi
ngờ gì nữa Nhưng phần thưởng đích đáng nhất cho Huy Cận là tác phẩm củachàng sẽ được sống lâu.”
Trái với sự ngợi ca của nhiều người dành cho thơ Huy Cận, nhà phê bình
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đánh giá Lửa thiêng có phần khe khắt
hơn Ông nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn còn mang nét chung “cái cảmgiác của loài người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca ngợi”, “ Huy Cậnnghệ sĩ ở chỗ đó và cũng thiếu cái đặc sắc của nhà thơ ở chỗ đó: ông đãkhông đem cái tâm hồn của riêng ông để hòa cùng vũ trụ…” Vũ Ngọc Phancũng cho rằng thơ tả tình của Huy Cận không có những câu “nồng nàn, thathiết, nóng nảy như thơ Xuân Diệu”, “không nhớ nhung, đắm đuối như thơLưu Trọng Lư” Lời tình tự của Huy Cận “rất đẹp, rất êm đềm, nhưng thậtkhông phải những lời tha thiết tự tâm can…” [101, tr 417-419]
Trong những thập niên 60, 70, và đặc biệt vào giữa đến cuối thập niên 80của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam bắt đầu có những côngtrình nghiên cứu mới dành cho trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945 Phongtrào Thơ mới với tác phẩm của những nhà thơ tên tuổi như Thế Lữ, LưuTrọng Lư, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,Bích Khê, Tế Hanh… được phân tích, đánh giá cởi mở hơn
Ngoài những bài viết hoặc tiểu luận nghiên cứu về Huy Cận của NguyễnXuân Nam, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Mã Giang Lân…,một số chuyên luận của các tác giả Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ…
Trang 5nghiên cứu sâu về Thơ mới đều đề cập và phân tích tập thơ Lửa thiêng của
Huy Cận
Lửa thiêng không tách khỏi quỹ đạo chung của thơ ca lãng mạn giai
đoạn này nhưng vẫn có những điểm riêng qua cảm nhận thời đại và quanniệm thẩm mỹ của Huy Cận Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét: “Quanđiểm thẩm mỹ của các nhà thơ mới có nhiều điểm gặp gỡ với quan điểm nghệthuật của các nhà văn lãng mạn phương Tây thế kỷ XIX Nói chung đó làquan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” Và, tuy quan điểm mỹ học của các nhàlãng mạn ở nước ta thực ra cũng chẳng có gì mới so với các nhà lãng mạnphương Tây nhưng nó vẫn có những nét riêng, mới, lạ của thơ ca lãng mạnViệt Nam giai đoạn này Nét riêng này được thể hiện từ quan niệm thẩm mỹcủa thơ Thế Lữ với cái tôi nghệ sĩ là “cây đàn muôn điệu”; Xuân Diệu vớiquan niệm thẩm mỹ hồn thơ là “những khúc nhạc thơm”, “khúc nhạc hường”;Huy Thông đi tìm giấc mộng anh hùng trong lịch sử; Lưu Trọng Lư “hướngcái nhìn vào một thế giới mơ màng”; còn “chàng Huy Cận ngày xưa hay sầulắm”, lại đi vào vũ trụ trăng sao…” [25, tr 53]
Khảo sát phong trào Thơ mới như hệ quy chiếu từ thực tại xã hội đếnquan niệm sáng tác, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nêu lên một số nội dung,một số đề tài được tìm thấy trong thơ mới: “cái tôi” cô đơn; tình yêu mộngtưởng; cảnh đẹp của thiên nhiên, sông núi, làng quê; tình yêu quê hương, đấtnước… Và, bóc tách ra lớp vỏ bên ngoài của thơ ca lãng mạn, Hà Minh Đứcnhận định cái “mạch ngầm” ý nghĩa trong Thơ mới: “Thơ mới chứa đựngnhiều nỗi niềm, niềm vui gắn bó với từng cuộc đời đến những nỗi buồn riêngthấm thía cô đơn và đau khổ Trào lưu thi ca này như một tâm hồn trĩu nặng
ưu tư và xao động trong tình cảm buồn vui, xót xa Những tình cảm này gắnliền với từng cuộc đời thơ, nhưng cũng mang theo hơi thở chung của thời đại
Đó là tiếng nói, tâm tình của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị trước một thực
Trang 6tại không như mình mong muốn Chế độ thực dân phong kiến ngày càng xiếtchặt xiềng gông lên số phận mỗi con người.” [32, tr 665-669]
“Cái tôi” vốn bé nhỏ và bị gò bó trong cuộc sống hằng ngày, nên luôncảm thấy thiếu một tầm vóc, thiếu một tiềm lực Các nhà thơ mới Huy Cận,Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh… ít nhiều đều có những tứ thơ nói lên sựkhát khao được giải phóng khỏi sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội Cái tôi trongthơ mới là cái tôi bộc lộ, cái tôi cảm xúc đang mở hết các giác quan để nhậnbiết thế giới xung quanh Vũ trụ bao la, trời cao, biển rộng vẫn là những đốitượng mà cảm hứng thi ca muốn vươn tới để hòa nhập Phải chăng vì thế, nói
riêng trong Lửa thiêng, Huy Cận đã tìm đến vũ trụ bao la để tạo ra sự cảm
hóa, để giải tỏa tâm tình, bộc lộ “cái tôi” riêng biệt của thi nhân?
Phân tích riêng thơ Huy Cận với ý nghĩa “ngọn Lửa thiêng trong đời và
trong thơ”, Hà Minh Đức mô tả khá rõ nét cuộc hành trình tâm tư của một nhàthơ trong tình yêu, nỗi sầu đời lẫn yêu đời, những khát vọng vũ trụ thanh cao
Và, Hà Minh Đức giải thích nỗi buồn trong thơ Huy Cận: “Thơ Huy Cậnbuồn, căn bệnh tinh thần của một thế hệ không dễ đổi thay; nhưng nỗi buồn
của Lửa thiêng không mang nhiều tính riêng tư, không gắn với dục vọng,
đam mê để rồi chán chường, tuyệt vọng Vẫn có một mạch tình cảm trongtrẻo, thiết tha gắn bó ân cần với cuộc sống và nói như cách nói của tác giả saunày, đó là tâm trạng “yêu đời nên đau đời”.”
Viết về “Thơ mới - những bước thăng trầm”, nhà nghiên cứu Lê Đình
Kỵ cũng dành không ít trang cho phần phân tích tập Lửa thiêng của Huy Cận.
Về cái nền chung, Thơ mới nằm trong thời kỳ văn học lãng mạn 1930-1945bộc lộ sự đổi mới về mặt thi pháp và tư duy thơ một cách tất yếu Cụ thể quasáng tác thơ ca, “những đổi mới ấy đã bộc lộ qua tư duy bằng liên tưởng,bằng ấn tượng, cảm giác, bằng âm thanh, nhịp điệu, biến cái trừu tượng thành
cụ thể, nối dài cái cụ thể bằng cái trừu tượng, nội tâm hóa ngoại giới, ngoại
Trang 7giới hóa nội tâm… do ảnh hưởng trực tiếp của tư duy thơ thời hiện đại…”[62, tr 458-461]
Trong chuyên luận mang tính lý luận, phê bình này, Lê Đình Kỵ nhậnxét “cái màu riêng của hồn thơ Huy Cận là sự “đơn chiếc”, “cô độc” cho đến
“chăn chiếu cũng mục cũng nở màu vĩnh viễn” Huy Cận nói đến thời gian
“vạn kỷ”, “vĩnh viễn” tưởng như không phải là nỗi niềm riêng tư của một ai
đó, mà chính cuộc sống xã hội bấy giờ đã biến thiên như vậy
Với sự hiểu biết uyên bác về thơ ca của một nhà nghiên cứu lý luận phêbình văn học, Lê Đình Kỵ nêu ý kiến M Gorky nhận xét thơ Verlaine như
một cách so sánh sâu sắc “trường hợp Lửa thiêng” của Huy Cận Đó là:
“những bài thơ luôn luôn buồn bã và thấm thía một nỗi phiền muộn sâu xacủa thi sĩ, ta nghe rất rõ tiếng kêu gào của sự thất vọng, nỗi đau đớn của mộttâm hồn tinh tế và dịu dàng, tâm hồn đó luôn khao khát ánh sáng, khao kháttrong sạch, đi tìm Thượng đế nhưng không thấy, muốn yêu thương con ngườinhưng không thể được.” [62, tr 468]
Cùng trong thập niên 60, 70, ở Sài Gòn, không kể những quan điểmxuyên tạc “nhà thơ tiền chiến” của một vài tác giả vùng văn học đô thị tạm
chiếm, phần nhiều, các tác phẩm như Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ hay Đi vào cõi thơ của Bùi Giáng, Dư vang nghệ thuật
của Trần Nhựt Tân… đã luận bàn, phân tích nhiều vấn đề liên quan đến tập
Lửa thiêng của Huy Cận.
Viết về hồn thơ Huy Cận qua Lửa thiêng, Phạm Thế Ngũ nêu một số
nhận xét tương đối bao quát những vấn đề cốt lõi trong thơ Huy Cận: tình yêuthiên nhiên, sự mơ mộng trong tình yêu, nỗi buồn, tính suy tưởng về cuộcđời… Phạm Thế Ngũ nhận xét thơ Huy Cận chất chứa nhiều “tình yêu mãnhliệt nhưng hay giấu”; cùng đem thiên nhiên vào thơ nhưng ở thơ Xuân Diệu
“thiên nhiên thường sực nức hương vị tình yêu và ngôn ngữ ái tình”, còn Huy
Trang 8Cận thích nói đến “núi sông, cây cỏ bình thản, lặng lẽ, hàm súc, như tâm hồntác giả” Phạm Thế Ngũ nhận định thơ Huy Cận “hay sầu rồi trốn về đườngthơ triết, ngẫm nghĩ về sự tẻ nhạt của cuộc đời và suy tưởng về cái chết…”.Điểm đáng chú ý ở đây, Phạm Thế Ngũ nhận xét nỗi buồn của Huy Cận là sựphản ứng của thời đại: “…Thơ Huy Cận đào sâu cái buồn mênh mang ấy đãgóp phần bổ túc cho một đề tài muôn thuở, làm phong phú thơ mới, ở mộtgiai đoạn chuyên về đạo tình Song ta có thể nói, qua năm 1938, ở xã hội ViệtNam, cái vui vẻ trẻ trung người ta, kể cả thanh niên uống đã tới chỗ cạn đắng.cái buồn của Huy Cận đây phải chăng là một phản ứng của thời đại Người ta
nghĩ đến những lời rầu rĩ, bâng khuâng của Á Nam và Tản Đà Chiếc linh hồn
nhỏ là tác giả Lửa thiêng, phải chăng như một cánh chim đầu đàn tiên cảm
cơn bão tố sắp tới” [99, tr 575-579]
Có thể nói, những năm này, không khí “triết học hiện đại”, “triết họchiện sinh”… nói chung được giới thiệu tương đối rộng rãi ở các trường đạihọc vùng đô thị tạm chiếm Đó là điều dễ hiểu khi một số lý thuyết, triết họccủa Kant, Bergson, Nietzsche, Heidegger, Husserl, Sartre, Merleau Ponty…,
ít nhiều đã được Trần Nhựt Tân vận dụng vào việc nghiên cứu thơ ca theo
cách tiếp nhận “đa hệ” của ông Qua các chương trong tiểu luận Dư vang nghệ thuật [126], ông phân tích quan niệm: “thơ là cái Đẹp”; “mơ về cái
Đẹp”; “vũ trụ thi ảnh”; “âm điệu, nhạc tính trong thơ” v.v… Đáng chú ý,trong việc chọn lựa một số tác phẩm thơ ca làm đối tượng nghiên cứu, Trần
Nhựt Tân đã đề cập và trích chọn khá nhiều câu thơ trong tập Lửa thiêng của Huy Cận Lửa thiêng được coi như một tác phẩm thơ ca Việt Nam tiêu biểu
nhất, bao trùm được những vấn đề nhà nghiên cứu đã phân tích, gửi gắm.Riêng, trường hợp Bùi Giáng đối với Huy Cận cũng là một “hiện tượngvăn học” khá đặc biệt Nhà thơ Bùi Giáng tự nhận ông chịu ảnh hưởng hồnthơ Huy Cận từ năm 16 tuổi khi học trung học ở Huế Cách đánh giá của Bùi
Trang 9Giáng về thơ ca nói chung thường thiên về trực cảm, có phần “lập dị” nhưngluôn để lộ kiến thức thật uyên bác về văn học Đông, Tây kim cổ Ông say mêđọc thơ, thuộc thơ và bộc lộ cảm nhận thơ Huy Cận theo suy nghĩ rất riêng,đầy cảm hứng mênh mang, sâu sắc, mạnh mẽ Chẳng hạn, với sự thụ cảm, suyluận về thơ Huy Cận, Bùi Giáng “tuyên bố” quả quyết “…Tình yêu và lữ thứ,
lữ thứ và không gian, đó là những gì quyết định hết nguồn thơ Lửa thiêng”
[34]
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, sựđổi mới nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam đã tác động đến tìnhhình văn chương, học thuật Việt Nam đương đại Sự vận dụng phương phápnghiên cứu văn học dựa vào thi pháp học, ngôn ngữ học, phân tâm học…được tìm thấy qua nhiều bài viết và công trình nghiên cứu phong phú có liênquan đến Thơ mới nói chung, hay có “chạm” ít nhiều đến thơ Huy Cận nóiriêng Đội ngũ các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ này, không phân biệt thế
hệ tuổi tác, có thể kể tên: Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, TrầnKhánh Thành, Lý Hoài Thu, Lý Toàn Thắng, Đỗ Lai Thúy, Lê Tiến Dũng,Ngô Văn Phú, Vũ Quần Phương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Đăng Điệp, VuGia, Chu Văn Sơn, Trần Huyền Sâm, Bùi Quang Tuyến, Trần Thiện Khanh,
Lê Thị Anh v.v…
Tham khảo chuyên luận Thi pháp thơ Huy Cận, người viết tìm thấy công
trình nghiên cứu công phu của Trần Khánh Thành về thơ Huy Cận (công trình
nghiên cứu này bao quát những tác phẩm từ tập Lửa thiêng đến những tập thơ
sáng tác sau Cách Mạng Tháng Tám) Dưới góc độ thi pháp học, ông phântích quan niệm nghệ thuật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cácphương thức biểu hiện và cái tôi trữ tình với nhiều đối cực trong thơ HuyCận Nhận định Huy Cận không tách rời hình tượng con người cô đơn với nỗi
buồn sầu, tình yêu mộng mơ… qua Lửa thiêng, Trần Khánh Thành mô tả và
Trang 10chứng minh “cái tôi trữ tình hài hòa luôn vận động giữa nhiều đối cực xuyênsuốt, so sánh với giai đoạn sáng tác thơ của Huy Cận sau này”… Đó là sự thểhiện “niềm khát vọng của nhà thơ là tìm đến cái đẹp hài hòa giữa cuộc đời và
vũ trụ, giữa cuộc đời riêng và cuộc đời chung, giữa cảm hứng lãng mạn vàcảm hứng hiện thực, giữa cảm xúc tươi tắn và tầm cao trí tuệ…” [132, tr 56-57]
Người nghiên cứu sâu về tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại, ngoàinhững chuyên đề về các nhà thơ, gần đây nhất, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân
đã trở lại chuyên đề Cấu trúc câu thơ Lửa thiêng của Huy Cận, đăng trên Tạp
chí Văn Học Qua bài viết, Mã Giang Lân bộc lộ rõ sự chú trọng của ông vềngôn ngữ nghệ thuật thơ Với hướng phân tích này, ông đã phát hiện thêm
một số chi tiết nghệ thuật mới mẻ của câu thơ Lửa thiêng và góp thêm một
vệt nghiên cứu mới về thơ Huy Cận [66]
Ngoài ra, người viết còn ghi nhận nhiều thông tin từ mảng bài nghiêncứu, đánh giá cuộc đời, sự nghiệp hay hồi ức và kỷ niệm về Huy Cận - mộtnhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, sau khi ông qua đời (19-2-2005) Đó
là những bài báo, bài nghiên cứu đăng tải trên các báo in, báo điện tử: NhânDân, Sài Gòn Giải Phóng, Văn Nghệ, tạp chí Hồn Việt, Sông Hương, HàTĩnh, Bình Định… của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ: Phan Cự Đệ,
Hà Minh Đức, Mai Quốc Liên, Hữu Thỉnh, Giang Nam, Trần Phương Trà,Nguyễn Trọng Tạo, Mai Hồng, Trần Đăng Khoa, Trần Mạnh Hảo, Lê ThịHồng Minh, Ngô Văn Phú, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Sỹ Đại, Vương TríNhàn, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thanh Mừng…
Mặt khác, người viết cũng tìm hiểu, chọn lọc, tham khảo một số bài viết
về thơ Huy Cận của các nhà nghiên cứu Việt Nam ở hải ngoại như ĐặngTiến, Thụy Khuê… Thực tế cho thấy các bài viết này khá chú trọng đến tập
thơ Lửa thiêng của Huy Cận (nhất là Đặng Tiến với chuyên đề Huy Cận
Trang 11trong tôi) Nhìn chung, những bài viết của các tác giả ở hải ngoại ít nhiều đều
vận dụng lý thuyết thi pháp cấu trúc luận của Roman Jakobson; điều đó chothấy “dấu vết” nghiên cứu ngữ học bao trùm ảnh hưởng một thời trong giớinghiên cứu văn học ở phương Tây
Phần nghiên cứu giới thiệu thơ Huy Cận trong văn chương Việt Nam ở
mảng tiếng Pháp có tập “Marées de la Mer Orientale” (Nước triều Đông),
Orphée La Différence xuất bản năm 1994 với lời giới thiệu của nhà Việt Namhọc nổi tiếng, Paul Schneider (Pháp) Ngoài phần mở đầu nhận xét chung vềthơ ca Việt Nam, Paul Schneider đã giới thiệu phần viết riêng về thơ Huy
Cận Nước triều Đông gồm nhiều bài thơ trong những chặng đường sáng tác
của Huy Cận, trong đó có phần trích dịch các bài thơ từ tập Lửa thiêng:
Ngậm ngùi (Mélancolie), Đi giữa đường thơm (La route parfumée), Thu rừng (Automne dans la forêt), Tình tự (Confidence d’amante), Áo trắng (La robe blanche), Gánh xiếc (Le cirque), Tràng giang (Fleuve immense) Đặc biệt, lời
nhận xét khái quát thơ Huy Cận trong văn học Việt Nam, Paul Schneider đãnêu lên một khía cạnh tương đồng giữa Nguyễn Trãi và Huy Cận: hai nhà thơđều sáng tác thơ ca trước khi hoạt động kháng chiến Nguyễn Trãi từng ởCôn Sơn trong thời gian ngắn trước khi đi theo cuộc kháng chiến của Lê Lợi
Ông đã có bài thơ hay Quy Côn Sơn trùng cửu ngẫu tác Bài thơ biểu hiện sự
gặp gỡ giữa con người thơ ca và con người dấn thân, yêu nước Huy Cận cũng
bộc lộ hai khía cạnh thơ ca và hoạt động cách mạng: tập thơ đầu tay Lửa thiêng của ông đã gặt hái thành công vào năm 1940; sau đó, ông đã tham gia
phong trào Việt Minh… [190, tr 7-10]
Về bản tiếng Anh, quyển “Vietnamese Literature” (Văn chương ViệtNam), Red River, Nhà xuất bản Ngoại văn xuất bản năm 1979, do NguyễnKhắc Viện và Hữu Ngọc chủ biên cùng đội ngũ dịch thuật: Mary Cowan,Carolyn Swetland, Đặng Thế Bính, Paddy Parrington, Elizabeth Hodgkin, đã
Trang 12giới thiệu khái quát lịch sử văn chương Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX.
Trong phần dịch sang bản tiếng Anh, tập Lửa thiêng (Sacred Fire) được giới
thiệu hai bài: Nhạc sầu (Music for the dead) và Tràng giang (Vast river).
Tóm lại, về lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Huy Cận qua tập Lửa thiêng
có thể tính đến hàng trăm bài báo và nhiều chuyên luận dưới nhiều góc độnghiên cứu khác nhau theo thời gian và bối cảnh không gian khác nhau.Nhưng, tựu trung, những vấn đề về cảm hứng thời đại, cảm hứng cô đơn củacon người với nỗi sầu vũ trụ, nỗi buồn thế kỷ, tình yêu thiên nhiên, tình yêuquê hương, đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc, những suy tư về cuộc đời…của Huy Cận, được các tác giả nhận định, phân tích, bàn luận tương đối cónhiều điểm gặp gỡ, trùng hợp Riêng về vấn đề phong cách thơ Huy Cận cóđặt ra trong một số bài viết của Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Long, HàMinh Đức, Trần Khánh Thành, Mã Giang Lân…, nhưng phần lớn, các tác giảchỉ nêu một cách khái quát hoặc nhận xét rải rác những khía cạnh chung khikhảo sát thơ Huy Cận qua nhiều thời kỳ sáng tác; hoặc có công trình chỉ đềcập vài nét phong cách thơ Huy Cận, chủ yếu qua những tác phẩm đươc nhàthơ sáng tác từ những năm 1960 trở về sau…
Cho nên, xét trên góc độ nghiên cứu tổng hợp mới, tương thích cho
việc tìm hiểu phong cách thơ Huy Cận nổi bật qua tập thơ Lửa thiêng,
người viết nhận thấy vẫn chưa có tác giả nào đề cập chuyên biệt Tuy vậy,xuất phát từ sự gợi mở của một số công trình nghiên cứu đi trước này, đã tạotiền đề quý báu, giúp người viết suy nghĩ sâu hơn việc nghiên cứu phong cách
thơ Huy Cận Đó là việc nghiên cứu phong cách thơ với cách nhìn toàn diện hơn trên cơ sở tìm hiểu tư tưởng, triết học, tâm lý học sáng tạo, tư duy nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật thơ ông Với hướng nghiên cứu
tổng hợp mới, khi chọn lọc, tiếp thu các phương pháp nghiên cứu văn học từtruyền thống đến hiện đại, người viết mong tìm thêm một cách tiếp cận mới,
Trang 13hỗ trợ cách lý giải đề tài, nhằm mang lại hiệu quả thích ứng, phù hợp vấn đềnghiên cứu.
Những cố gắng thực hiện đề tài luận án, ngoài niềm say mê của ngườiviết về thơ ca Huy Cận, còn là ước vọng mong muốn đóng góp thêm một vài
ý nghĩa hữu ích cho việc nghiên cứu, cảm thụ, thưởng thức văn chương mộtcách đa dạng, đa chiều kích trong đời sống văn học hiện nay
4 Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án không chứng minh lại kết luận của các công trình nghiên cứutrước về phong cách thơ Huy Cận đang tham khảo Dựa trên cách thức tổnghợp mới các phương pháp nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, nhiệm vụ luận ánlần lượt trình bày trong ba chương, nhằm chứng minh phong cách nghệ thuật
thơ Huy Cận qua Lửa thiêng (Và, phong cách đó vẫn là cơ sở cho chặng
đường sáng tác sau này của nhà thơ)
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận án chủ yếu nghiên cứu thơ Huy Cận, đồng thời so sánh với thơXuân Diệu cùng một số nhà thơ khác của phong trào Thơ mới
6 Phương pháp nghiên cứu
Đi tìm phương pháp nghiên cứu trong rừng lý thuyết mênh mông, ngườiviết cũng cần nói rõ: chỉ tham khảo, vận dụng vài lý thuyết nghiên cứu, nhằm
Trang 14làm sáng tỏ thêm đề tài luận án, dưới góc độ nghiên cứu lịch sử văn học, hơn
là đi sâu vào lý luận văn học
Tuy nhiên, một điều hiển nhiên và khách quan cho thấy: sự vận độngkhông ngừng của ngôn ngữ văn học, của các lý thuyết văn học trong đời sốnghiện nay vẫn đang diễn biến và luôn chịu sự tương tác qua lại của xã hội Nhànghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh đã nhận định trong lời giới thiệu công trình dịch
Chủ nghĩa cấu trúc và văn học [28] và gần đây nhất là bài đăng báo Văn Nghệ Về khuynh hướng duy ngữ trong văn học hiện nay đều phân tích những
diễn biến văn học trên bình diện lý thuyết Trịnh Bá Đĩnh phân định: “…hiện
nay xu hướng phê bình ngữ học hầu như đang chiếm ưu thế, nhất là trong khu
vực phê bình học viện.” Ông mô tả tiến trình của xu hướng được mệnh danh
“chủ nghĩa đế quốc ngôn ngữ học”, thế nhưng, xem ra tình hình của xu hướngnày ở phương Tây vào cuối thế kỷ XX đã và đang “lắng đọng”! Điều đó chothấy quy luật vận động của tư duy văn học không bao giờ đứng yên Ở đoạnkết bài viết, Trịnh Bá Đĩnh nhận định sâu sắc vấn đề: “văn học là một hiệntượng rất phức tạp, một hiện tượng mang tính tổng hợp văn hóa rất cao, một
bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa thời đại Làm nên nó không chỉ cónhững thành phần của riêng nó như cách tự sự, cách cấu tạo, mà còn có nhữngthành phần khác của văn hóa như tâm lý thời đại, hệ tư tưởng, các nghệ thuậtkhác Mà mỗi thời đại lại không tách rời khỏi toàn bộ truyền thống văn hóaquá khứ (trong mỗi thành tố nhỏ nhất của văn học cần nghe được tiếng vọngnhiều thế kỷ đã qua) và cả những mơ ước, dự phóng về tương lai Văn họcphải là sự tổng hợp của mỹ học của lời nói và mỹ học của cái được nói tới.Không phải ngẫu nhiên mà văn học ngay từ khởi thủy cho đến ngày nay vẫnkiên nhẫn kể về tình dục và quyền lực, về cái thiện, cái ác đích thực và giảtrang… Điều đó có nghĩa là văn học của chúng ta vẫn rất cần phải tiếp tục kể
Trang 15về những điều trông thấy mà đau đớn lòng, về tình yêu, số phận con người.”
Một mặt, tìm hiểu tình hình thực tế của hoạt động lý luận phê bình duyngữ ở phương Tây hiện nay như thế nào là một cách tiếp cận cập nhật củangười viết Có lẽ, cũng không phải là điều ngạc nhiên khi giới nghiên cứu đãbắt gặp những quan niệm “khá phản tỉnh” của các nhà lý luận văn học nổi
tiếng như Antoine Compagnon qua quyển Le Démon de la théorie- Con quỷ của lý thuyết (Lê Hồng Sâm dịch là Bản mệnh của lý thuyết), Tzvetan Todorov qua quyển La Littérature en péril (Nền văn chương đang lâm nguy).
Đó là những vấn đề “thời sự văn học” được giới nghiên cứu phương Tây quantâm Trường hợp tự phản biện và hoài nghi lý thuyết nghiên cứu văn học cấutrúc luận do chính mình giới thiệu và lập nên hệ thống, Todorov đã trình bàymối quan ngại về tình hình tiếp cận và nghiên cứu văn chương hiện tại ởPháp, nhất là trong phạm vi giảng dạy văn học ở nhà trường Sau quá trình
“trải nghiệm” và “kiểm nghiệm”, ông nhận xét lối phân tích cấu trúc mang lại
sự mới mẻ cho văn học nhưng chỉ nên xem là phương tiện hơn là cứu cánh
Trang 16Todorov cho rằng nếu chỉ dùng một phương pháp thôi, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của tác phẩm một cách sai lầm Ông cũng nhấn mạnh ý nghĩa giữa
tác phẩm văn học và bối cảnh luôn có mối quan hệ liên quan, đối thoại [159] Lược thuật sơ nét diễn biến tình hình hoạt động gần đây nhất của các lýthuyết nghiên cứu văn học ở phương Tây, người viết nhằm rút ra kinh nghiệmquý báu: không sa đà vào một lý thuyết nghiên cứu nào một cách cực đoan
“Gạn đục, khơi trong” các lý thuyết được coi như là phương châm vận dụng
nghiên cứu của luận án Chính vì vậy, về phương pháp người viết lựa chọn phương pháp nghiên cứu hợp lý, dung hòa, tổng hợp mới, tìm hiểu các mối liên quan đến sáng tác và cuộc đời tác giả, trên cơ sở thống kê, hệ thống, so sánh và đi sâu vào phân tích văn bản tác phẩm thơ ca Đó là
việc chọn lựa một số phương pháp thích hợp như phương pháp lịch sử,phương pháp phân tích theo thi pháp học, phong cách học, khảo sát, thống kê,
so sánh… Về lý thuyết, luận án tham khảo, vận dụng một số ý kiến bàn luậnvăn chương trong di sản văn học Việt Nam; tham khảo lý luận văn học trong
Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp; tham khảo lý thuyết tưởng tượng, hình
thành thi ảnh của nhà triết học kiêm phê bình văn học Pháp, GastonBachelard; tham khảo các phương thức cơ bản của thi pháp học- chủ nghĩacấu trúc của Roman Jakobson, cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU M.Lotman…
7 Những đóng góp mới của luận án
7.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua việc tổng hợp mới,luận án nhằm: (1) góp thêm vài ý kiến chứng minh phong cách thơ độc đáoqua ngôn ngữ thơ và thi ảnh mang tính văn chương - văn hóa - triết học củaHuy Cận; (2) góp thêm một hướng tiếp cận mới về nghiên cứu thơ ông trongdòng chảy của đời sống văn học, văn hóa, xã hội đương đại; (3) bổ sung tư
Trang 17liệu qua một số văn bản thơ, đối chiếu những tư liệu bản thảo ban đầu trong
tập Lửa thiêng đã được nhà thơ sử dụng qua thao tác chọn lựa hoặc kết hợp
trong quá trình sáng tác, đầy ý nghĩa thể hiện tình cảm yêu tiếng Việt của nhà
thơ
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận, luận án mong muốn bổ sungthêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Huy Cận ở nhà trường vàviệc cảm thụ văn chương đa chiều kích trong đời sống văn học hiện nay
Chương 3: Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận thể hiện qua ngôn ngữ
thơ Lửa thiêng
Trang 18Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN
1.1 Khái niệm “phong cách”
Khái niệm phong cách Le style, c’ est l’ homme (văn chính là người)
theo một bài nghiên cứu của Phan Huy Đường đã trích từ bài diễn văn củaBuffon bàn về văn phong thế kỷ XVIII của Pháp Buffon quan niệm phongcách là sự biểu hiện hoàn mỹ vào tác phẩm cái nhân cách, tư tưởng, tình cảmcủa chủ thể sáng tạo [169]
Theo quan niệm của Hégel, phong cách bao hàm tính chất độc đáo và cảtính võ đoán mang ý nghĩa cảm hứng chủ quan của nghệ sĩ Khái niệm phongcách được ông khái quát là phương thức biểu hiện, hay có khi là quy luật nghệthuật của một loại hình nghệ thuật nào đó như phong cách thơ, phong cáchnhạc kịch [42, tập 1, tr 472-473]
Phong cách được hiểu rộng rãi dành cho mọi sáng tác về tư tưởng nhưkhoa học, triết học, lịch sử Đại thi hào Đức, Goethe, khi bàn đến khái niệmphong cách cũng cho rằng đó là sự thống nhất chủ quan và khách quan trongsáng tác, khi nhà văn vừa vượt lên trên mọi sự mô phỏng đối với tự nhiên vừavượt lên trên cái tác phong, kiểu cách chủ quan của chính người sáng tác Ýkiến của Nguyễn Khắc Sính khi viết về phong cách đã liên hệ về trường hợp
chính Marx cũng sử dụng khái niệm phong cách- style để đánh giá tác phẩm
kinh tế học của Proudhon Tư tưởng này được Diderot, Flaubert (Pháp), Rauli(Anh) tán thành… [119]
Vào những năm đầu thế kỷ XX, Roland Barthes, nhà ngôn ngữ học- phêbình văn học Pháp, một trong những người đại diện lỗi lạc của chủ nghĩa cấu
trúc, không dùng khái niệm style khi bàn luận những vấn đề liên quan phong
Trang 19cách Ông sử dụng khái niệm écriture- lối viết và cho rằng phong cách nhà văn này khác nhà văn kia chính nhờ lối viết Cách gọi écriture là lối viết riêng của mỗi nhà văn được Barthes diễn giải trong công trình Độ không của lối viết Ông cho rằng lối viết là cái trung gian giữa ngôn ngữ và văn phong “… Văn phong là niềm đơn độc khép kín của nhà văn: một cách nói, một từ vựng nảy sinh từ cá thể và quá khứ của anh ta là chiều thẳng đứng cắm vào huyền thoại riêng biệt và bí ẩn của tác giả” [28, 54]
Cũng trong cuốn Độ không của lối viết, Barthes phân biệt trong một tác
phẩm văn chương: “ngôn ngữ” chung cho tất cả các nhà văn và “lối viết” do
sự suy nghĩ của nhà văn khi sử dụng hình thức mà họ chọn…” [88, tập 2, tr.57]
Tuy vậy, đồng thời với R Barthes, nhà bác ngữ học Đức, Léo Spitzer
định nghĩa văn phong là style Ông cho rằng mỗi không khí văn hóa sản sinh
ra một văn phong khác nhau
Một ý kiến khác của J Derrida được tìm thấy trong quyển “Các kháiniệm và thuật ngữ các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳthế kỷ XX” J Derrida, người đại diện khuynh hướng giải cấu trúc luận, đã
sử dụng khái niệm thuật ngữ écriture “là ngọn nguồn, khởi đầu của ngôn ngữ,
tuyệt nhiên không phải là cái tiếng nói đã chuyển tải ngôn từ nói ra” Ông phêphán những vấn đề còn bất cập của chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học [54,19]Thực tế, theo cách hiểu thông thường, người ta cho rằng style – phongcách - ngoài ngôn ngữ còn bao hàm cá tính độc đáo và quan niệm sáng táccủa nghệ sĩ trong cách thức diễn đạt; còn écriture – lối viết, thường chú trọng
về ngôn ngữ
Phong cách theo nghĩa rộng nhất là lối sống, cách sống, kiểu sống củamột con người, là sự phản ảnh của nhân cách của một con người thể hiệnthành hành vi, ứng xử của người đó đối với người khác, đối với cộng đồng
Trang 20Phong cách là nét riêng của nhân cách, do cá tính con người quy định Mỗicon người là một cá nhân của một cộng đồng, mỗi cá nhân là một thực thểduy nhất, độc nhất, không có bản thứ hai, không có sự lặp lại…
Một con người ra đi, không thể nào gặp lại
Một vũ trụ riêng tư không lặp lại bao giờ
(E Evtusenko)
Tóm lại, thuật ngữ hay khái niệm phong cách được hiểu và sử dụng một
cách quen thuộc nhất, rộng rãi và vẫn sử dụng cho đến hiện nay, được chọn từ
khái niệm style của Buffon
1.1.1 Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Tây
Nói đến vấn đề lý luận văn học phương Tây, chủ yếu người viết thamkhảo một bộ phận lý luận văn học Liên Xô tương đối được đề cập nhiều trongthời gian trước đây và vài khía cạnh lý thuyết văn học của châu Âu quenthuộc trong thế kỷ XX
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, khảo sát nhiều định nghĩa khác nhaucủa các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, lý luận văn học, nghệ thuật học, nhà lý
luận văn học Liên Xô Khrápchenkô trong quyển Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học đã trình bày khá công phu của nhiều người
định nghĩa tiêu biểu về phong cách [83]
Chẳng hạn, theo Đ Likhachev, phong cách là sự kết hợp trong bản thân
nó sự thụ cảm chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệthuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình Với ýnghĩa đó, khái niệm phong cách có thể được áp dụng vào những loại nghệthuật khác nhau và giữa chúng có thể có những sự tương ứng đồng đại Hoặc,theo Ar Grigorian: Phong cách nghệ thuật không thể vô can với phươngpháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểucủa nghệ sĩ về thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta…
Trang 21Phong cách là sự thống nhất cao nhất tất cả những phạm trù đó Ya Elxbergphát triển ý phong cách với tư cách là hình thức mang tính nội dung Phongcách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung Phong cách - đó là
sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh của tổ chức của nó…Ngoài ra, còn nhiều ý kiến khác về phong cách tương đối có sự bổ sung qualại của các nhà lý luận văn học như V Turbin, B Tômashevski V.Jirmunxky, Xtêpanôp, Pacpêlop, V Kôvalev, L Nôvichenkô, V Đneprov, A.Xôcôlôv…
Sau khi mô tả một cách khái quát, Khrápchenkô có cách cắt nghĩa riêng
và nhấn mạnh tính cá biệt trong sáng tác nghệ thuật thể hiện ở phong cách.Ông cho rằng phong cách là cách thể hiện nét độc đáo của sự sáng tạo vănhọc, là toàn bộ sự cảm thụ cuộc sống của nhà văn, quan điểm của nhà văn vềthế giới Nhân cách, cá tính của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm văn họcrất đa dạng Mỗi sự biến đổi trong phương pháp sáng tác, trong cảm thụ, đềudẫn đến sự thay đổi phong cách Phong cách là khả năng thể hiện sự chiếmlĩnh cuộc sống bằng hình tượng, khả năng chinh phục bạn đọc của nhà văn,phong cách thực hiện vai trò trong sự hình thành cấu trúc bên trong của cáchiện tượng văn học Phong cách cá nhân của nhà văn là hạt nhân của quá trìnhvăn học Phong cách thể hiện trong ngữ điệu, giọng điệu, cảm hứng sáng tạo,tính độc đáo trong sự miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, thể hiện trong cấutrúc tác phẩm, trong kết cấu, trong ngôn ngữ, trong thể loại, trong trườngphái
Bàn về phong cách chẳng bao giờ dứt theo thời gian với nhiều lý thuyếtcủa các nhà lý luận, phê bình và cả giới sáng tác văn học! Đôi khi, khái niệmnày được hiểu khá đơn giản Chẳng hạn, ở những năm đầu thế kỷ XXI,Louise Gluck, một gương mặt thơ nữ người Mỹ trong một bài viết giới thiệu
Những bài thơ hay nhất nước Mỹ chỉ nhấn mạnh ý: giọng điệu là yếu tố thể
Trang 22hiện rõ nét nhất làm nên trong phong cách Louise Gluck nêu: “Thơ là giọng,phong cách của tư tưởng”; và, bà cắt nghĩa: “…văn chương, một từ khủngkhiếp Nó thiếu hoàn toàn cảm giác về sự sống quyết liệt của giọng Như một
sự trừu tượng hóa, nó biến bài thơ thành cái gì đó hồn lìa khỏi xác, một điều
đã giải quyết xong, trơ ì và xa cách Trong khi đó giọng cất lên từ trang giấylại năng động diệu kỳ: nó quyến rũ, đòi hỏi, cay đắng, thông tuệ Nó khôngcất lên từ quá khứ mà ngay hiện tại… Thật thú vị khi biết được đôi điều vềphẩm chất ấy, bởi vì bài thơ, bất kể nội dung nói gì, nó sống sót không nhờnội dung mà nhờ giọng Khi nói giọng, tôi muốn chỉ cái phong cách (style)
…” [175]
1.1.2 Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Đông
Thuật ngữ phong cách trong lý luận văn học phương Đông quen thuộc
vẫn hay dùng Văn như kỳ nhân (Văn tức là người) Nhưng, có thể đây chỉ là cách dịch từ thuật ngữ phương Tây Le style, c’ est l’homme?
Ở Trung Quốc, cách thời đại chúng ta gần 1.500 năm, Lưu Hiệp trong
Văn tâm điêu long đã có hai chương bàn luận rộng rãi những vấn đề liên quan
đến sáng tác văn chương và tác giả: trong 49 chương trình bày lý luận cơ bản
về sáng tác, phê bình, phần thứ 3 bao gồm 24 chương cuối, tác giả bàn về
phong cốt, tình thái…
Lưu Hiệp cho rằng, tình cảm xúc động hình thành ngôn từ, đem diễn đạt
ra, sẽ thành văn chương… Do đó, tình và chí sẽ xác định ngôn từ, những tácphẩm anh hoa ra đời không cái nào tách rời khỏi tính cách, tình cảm của tácgiả
“Văn cần có cốt cũng như thân thể cần có bộ xương Tình cảm con ngườimang sẵn cái phong cũng giống như thân hình mang sẵn cái sinh khí Tạo lờivăn đoan trang chính trực thì văn cốt hình thành Ý chí và khí chất mạnh mẽtrong sáng thì văn phong thanh tân (khí chất ở đây người đọc có thể hiểu như
Trang 23bút lực của nhà văn, nhà thơ)… Phong cốt tác dụng cho văn chương cũnggiống như chim bay phải dùng đến đôi cánh vậy.
Phong cách của tác phẩm thay đổi theo cá tính của tác giả Cá tính khácnhau thì phong cách cũng khác nhau Mà cá tính của nhà văn là bao gồm đủ
cả các mặt: tài năng, khí chất, học vấn, tập quán… Chúng chủ yếu là do hậuthiên (hình thành do rèn luyện trong cuộc sống, trái với tiên thiên là do ditruyền phú bẩm) tùy theo sự thay đổi của hiện thực mà thay đổi Phong cáchcủa tác phẩm thể hiện cá tính, đương nhiên cũng thay đổi, cũng phát triển.Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan
Tóm tắt quan niệm của Lưu Hiệp trong hai chương này, cho thấy thể tínhbao gồm: thể là hình trạng, là bản thân tác phẩm văn chương; tính là tính cáchcủa tác giả Phong cốt được hiểu với tình, khí song đôi, từ, thể phối hợp Vănsáng, khí mạnh, ngọc quý người cầu Dựng thêm phong cốt, tạo thành phonglực tài hoa nổi bật, rực rỡ đẹp sao! Phong cốt tức phong thái và cốt cách củavăn chương [44, 338]
Sức lan tỏa của lý luận văn học của Lưu Hiệp rất lớn theo thời gian
Phạm trù văn học phong cốt đã nhiều lần được các nhà ngữ văn học Trung
Quốc hết sức chú ý Hoàng Khản (học trò của Chương Thái Diễm- một nhàcải cách chính trị và là một học giả nổi tiếng Trung Quốc đầu thế kỷ XX) đãráp cái khái niệm phong và cốt vào các khái niệm hình thức và nội dung Ôngcho rằng: “Phong là tư tưởng của văn, còn cốt là ngôn từ của văn”
Theo cách nhận định của nhiều nhà nghiên cứu thời đại sau này đã “gạnlọc” nhiều vấn đề lý luận văn học của Lưu Hiệp về hình tượng riêng lẻ, cácthủ pháp nghệ thuật, những chỗ gợi nhắc, liên tưởng, là những cái cố kết vớinhau thành một khối trong ý đồ tác giả… Ví dụ, họ nhắc lại ý kiến Lưu Hiệp
khi cho rằng cái cốt vẫn có thể là chết nếu thiếu ngôn từ Và, ngược lại, ngôn
Trang 24từ cũng chỉ nhờ cốt mới có thể trở thành tác phẩm văn học được [55,
124-134]
Thật thú vị, ngày nay, khuynh hướng xem các phạm trù hình thức và nộidung như các hiện tượng nhiều cấp được nhìn nhận là lẽ đương nhiên, trong
đó có vấn đề phong cốt, thể tính Vấn đề này có sự gặp gỡ với lý luận văn học
phương Tây quen thuộc về ý nghĩa khái niệm phong cách Điều đó chứng tỏLưu Hiệp đã đi trước thời đại của ông
1.1.3 Phong cách theo quan niệm lý luận văn học Việt Nam
Trong văn chương Việt Nam cổ không có những khái niệm hay thuậtngữ về lý luận văn học một cách rõ ràng về phong cách Tuy nhiên, sách bàn
về thơ, “sách nói chuyện làm thơ”, dưới tên gọi “thi thoại”, đã được Nguyễn
Dữ đề cập từ thế kỷ XVI qua Kim Hoa thi thoại ký, một trong những truyện
hư cấu trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục Cuộc nói chuyện thơ giả tưởng
giữa ba nhà thơ đương thời Ngô Chi Lan, Phù Thúc Hoành, Thái Thuận,mang dáng dấp bàn về “phong cách các nhà thơ”, tưởng như thật hoangđường nhưng khá thực tế trong lịch sử văn học: “…Thơ của ông Chuyết Am
kỳ lạ mà tiêu tao; thơ ông Vu Liêu mạnh mẽ mà khích động; thơ ông TùngXuyên như chàng trai xông trận, có vẻ sấn sổ; thơ ông Cúc Pha như cô gáichơi xuân, có vẻ mềm yếu Đến như ông Đỗ ở Kim Hoa, ông Trần ở NgọcTái, ông Đàm ở Ông Mặc, ông Vũ ở Đường An, không phải không ngang dọctung hoành; nhưng cầu lấy lời chín lẽ đạt, khiến cho làng phong nhã phảiphục thì chỉ duy những bài đầy lời trung ái của ông Nguyễn Ức Trai, lòng lúcnào cũng chẳng quên vua, có thể chen vào môn hộ của Đỗ Thiếu Lăng được.Còn đến giọng thơ biến hóa được khói mây, lời thơ quan hệ đến phong giáo,thì lão phu đây cũng chẳng chịu kém thua mấy” [22, 219]
Khi viết thể lệ biên soạn Toàn Việt thi tập, Lê Quý Đôn có nhận xét sở
trường riêng của mỗi tác giả như các yếu tố liên quan đến phong cách thơ:
Trang 25“Văn chương của mỗi nhà đều có thể cách riêng Nói về việc theo hầu nơi đàicác thì ôn hòa, nhuần nhị và phong phú; nói về việc đóng quân, đồn thú thìlạnh lùng, hùng tráng Miêu tả thời tiết, cảnh vật quý ở chỗ thanh cao, đẹp đẽ;miêu tả núi rừng, ẩn dật quý ở chỗ nhàn nhã, phóng khoáng Tỏ bày ý chí cầnphải trang trọng: viếng cổ cần phải cảm khái; tặng nhau nên mềm mỏng, lưuluyến Ý tứ lập trước, từ điệu theo sau, đem loại thơ này dùng cho các loại thơkhác mà không được, thế mới là tinh xảo, sít sao.” [141, tập 1, 87] Nguyễn
Đức Đạt luận bàn về văn chương trong Nam Sơn tùng thoại cũng nêu ý tương
tự: “Văn như con người của nó Văn thâm hậu thì con người của nó trầm màtĩnh; văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa; văn cao khiết thì conngười của nó đạm mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó thuần túy mà
đúng đắn” [141, tập 1, 276] Hoặc, trong bài viết cuối Tập thơ Rừng Chuối,
Cao Bá Quát cho rằng: “Thơ không có phẩm chất nhất định, phẩm chất củangười là phẩm chất của thơ Phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơcao…” Cao Bá Quát nhận xét ý nghĩa này không khác với ý nghĩa “văn chính
là người” của Buffon Nhưng lời nhận định ở đây có dạng “định lý đảo” khiông cho rằng “xem người thì có thể biết được thơ” [141, tập 1, 246]
Nghiên cứu những vấn đề lý luận văn học qua nhiều thời đại, thuật ngữ
phong cách được nhà lý luận văn học Phương Lựu cắt nghĩa trong Từ điển Văn học, tập 2 như sau: “Phong cách là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm
mỹ cao được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn… Phong cách có thể biểuhiện ở cảm hứng, thể loại, ngôn ngữ nghệ thuật… Phong cách liên quan cả về
tư tưởng và nghệ thuật… Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực kháchquan, bằng thực tiễn sống của nhà văn, nhà thơ…” [158]
Giải thích cặn kẽ hơn, Phương Lựu bổ sung: “… mỗi nhà văn có một nétriêng, nhưng chỉ có những cái riêng nào hay, sắc, sâu, tinh… thì mới đáng gọi
là phong cách… Tất nhiên, cái hay, cái sắc, cái sâu, cái tinh trong từng phong
Trang 26cách là khác nhau Phong cách dứt khoát phải muôn màu, muôn vẻ…”[75, tập
1, 63] Phương Lựu cũng phân tích sự khác nhau giữa phong cách và phươngpháp sáng tác Phương pháp sáng tác là hệ thống hữu cơ những nguyên tắc tưtưởng – nghệ thuật được xác định bởi một thế giới quan nhất định trongnhững điều kiện phản ánh cuộc sống bằng hình tượng Khi thế giới quan thayđổi, chỉ có những nét phong cách nào không phù hợp, sẽ chuyển đổi; cái cònlại sẽ tiếp tục tồn tại Chính vì thế, hai nhà văn khác nhau về thế giới quan vàphương pháp sáng tác vẫn có thể giống nhau có mức độ ở phong cách
Ngoài ra, qua nhiều cách lý giải của những nhà nghiên cứu văn học, nhàvăn Việt Nam hiện đại, phong cách được cắt nghĩa qua những góc độ cảmnhận khác nhau như sau
Ở góc độ nghiên cứu loại thể, Bùi Công Hùng trong Tìm hiểu nghệ thuật thơ ca [49] cũng cho rằng phong cách là kết quả của trình độ nghệ thuật cao,
có dấu ấn tác động đến thời đại, người đọc, mở ra một cách viết, một cách thểhiện mới, được mọi người thừa nhận Phần lớn các nhà văn, nhà thơ khi sángtạo đều thể hiện cá tính sáng tạo, ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặplại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống Tuy nhiên, chỉ khi nàonhà văn, nhà thơ đó đạt trình độ nghệ thuật cao trong nghệ thuật, mở ra đượcmột cách nhìn mới, cách nghĩ mới, cách cảm thụ mới, được mọi người thừanhận, người đó mới thực sự có phong cách, được chấp nhận là có phong cách.Bàn luận về phong cách, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân cũngnêu: “Phong cách là những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hìnhtượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sángtạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn
học nào đó” Nhà nghiên cứu Phan Ngọc, từng viết riêng một quyển sách Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, cắt nghĩa: “Phong cách là
một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một
Trang 27cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diệnmột thời đại, một thể loại hay một tác giả” Nhà nghiên cứu lý luận, phê bìnhvăn học, Đỗ Lai Thúy, chọn kiểu phân tích phân tâm học trong văn học (như
kiểu Bút pháp của ham muốn) cũng nêu phong cách là cá tính chủ thể sáng
tạo và sự tự do lựa chọn các phương thức ngôn ngữ để thể hiện nó trong tácphẩm Ông nhấn mạnh đến cá tính và cho rằng cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy
là tất cả… Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng phong cách là một phạm trùthẩm mỹ Nhà văn phải có tài năng thật sự, sáng tạo ra những tác phẩm cónghệ thuật cao mới được xem là nhà văn có phong cách Nhà văn có phongcách sẽ tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng…, có nhỡn quan về thếgiới, có tư tưởng nghệ thuật (idée poétique) riêng của nhà văn… [80, tr 8, 9]Nói về kinh nghiệm sáng tác liên quan đến phong cách, nhà văn NguyễnTuân nêu: “Văn học có cái rất vui là phong cách Cách nói, cách viết khác
nhau…Mỗi người viết có một cái vision (nhỡn quan) riêng Nó đẻ ra phong
cách Do thế mà anh thì thích tả gió, tả nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa…anh thì có sở trường này, sở trường nọ Rồi cách đưa vấn đề nhiều vấn đềcũng khác nhau…” [155, 715]
Nhìn chung, từ quan niệm phong cách của phương Tây, phương Đông
đến quan niệm phong cách của Việt Nam, đều cho thấy luôn có mối liên quan qua lại giữa tác giả - tác phẩm và ngược lại Mối quan hệ qua lại và
thống nhất giữa phong cách và phương pháp sáng tác, bút pháp, thi pháp… ítnhiều đều được các nhà lý luận nêu lên; trong đó, phong cách vẫn có ý nghĩabao trùm Nhà văn, nhà thơ thể hiện, mô tả cuộc sống, bộc lộ tình cảm, suynghĩ của mình, của nhân vật… qua bút pháp đã chọn lựa (tả thực, tượngtrưng, ước lệ…); điều đó góp phần tạo nên phong cách tác giả, phong cách tácphẩm Bút pháp được chọn sử dụng trong quá trình sáng tác, có thể thay đổi
Trang 28cho phù hợp tâm trạng tác giả hay đối tượng sáng tác nhưng phong cách vẫnkhông mất đi.
1.1.4 Phong cách theo cách hiểu và lựa chọn của người viết luận án:
Như vậy, khái quát lại nhiều quan niệm về phong cách, người viết luận
án đã bắt gặp khá nhiều điểm tương đồng về nhiều mặt, không tách rời giữanội dung, hình thức, bên cạnh sự khác biệt không lớn lắm giữa các ý kiếnphương Đông và phương Tây
Trên những cơ sở này, người viết chọn lựa một cách hợp lý các ý kiến để
lý giải phong cách Đó là: (1) tổng hợp cách hiểu phong cách của một nhà
văn, nhà thơ trên hai xu hướng nghiên cứu lý luận văn học phương Đông và
phương Tây; (2) định nghĩa phong cách theo Khrápchenkô gần như tổng hợp
được những điểm chung của các quan niệm về phong cách, về cả hai phương
diện: tác giả và tác phẩm; (3) phong cách thể hiện trong giọng điệu, cảm hứng
sáng tạo, tính độc đáo trong sự miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, thể hiện
trong cấu trúc tác phẩm… (4) Tìm hiểu phong cách thơ, luận án còn dựa vào
lý thuyết thi ảnh của Gaston Bachelard; lý thuyết ngôn ngữ thơ của RomanJakobson (Mặc dù, theo quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc, Jakobson khôngchú ý đến chủ thể tác giả, nhưng trong thực tế sáng tác, nhà văn, nhà thơchính là chủ thể sử dụng sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ để làm nên tácphẩm) Hơn nữa, “phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựachọn từ ngữ tiêu biểu, có một giá trị đặc thù, giúp cho ta nhận diện một thểloại, một tác phẩm hay một tác giả” như cách nói của Bùi Vĩnh Phúc, một nhànghiên cứu văn học Việt Nam ở hải ngoại đã nêu suy nghĩ và kinh nghiệm khi
vận dụng chủ nghĩa cấu trúc trong nghiên cứu văn học của ông [105] (5)
Ngoài ra, qua bài Cấu trúc câu thơ Lửa thiêng, người viết còn bắt gặp một chi
tiết đề xuất khá thú vị của nhà nghiên cứu Mã Giang Lân: “…Với kiến thức
Trang 29liên ngành, như bộ ba công cụ: lý luận văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học soi
vào hệ từ ngữ ấy sẽ làm hiện lên phong cách thơ Huy Cận ở Lửa thiêng” [66]
Từ những ý kiến trên giúp cho người viết mạnh dạn vận dụng nhiều
chiều kích tìm hiểu phong cách thơ Huy Cận qua tập Lửa thiêng, bao
gồm: các nhân tố trong cuộc đời ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ; tư tưởng triết học, tâm lý học nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện qua văn bản tác phẩm.
Dựa trên ba góc độ này, sẽ là hướng chính để luận án lần lượt đi vào
phần nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận ở phần kế tiếp của chương 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách thơ Huy Cận; chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận thể hiện qua vũ trụ thơ Lửa thiêng; chương 3: Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận thể hiện qua ngôn ngữ thơ Lửa thiêng
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách thơ Huy Cận 1.2.1 Gia đình và quê hương
Phong cách con người bộc lộ trên nhiều phương diện, trước hết là lời nói
và việc làm, tức ngôn ngữ và hành động qua mọi hoàn cảnh của cuộc sống,tạo nên số phận, thân phận của người đó…
Theo nhiều tư liệu sách vở viết lâu nay: Huy Cận sinh ngày 31-5-1919tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (có lúc đổi tên xã Đức Ân,thuộc huyện Đức Thọ; nhưng gần đây, xã Ân Phú được gọi tên trở lại và đượcxếp vào huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) Về chi tiết năm sinh của Huy Cận
đã có những thông tin mới, khác với giấy tờ do người cậu đã khai lại với mụcđích giúp cháu từ Hà Tĩnh vào Huế đi học Hà Minh Đức có lần đã nghe HuyCận nhắc đến chi tiết này trong một buổi trò chuyện thân mật; Mai Quốc Liênviết trên tạp chí Hồn Việt bài “Tế Hanh như tôi đã biết” cũng có nhắc đến chitiết Huy Cận sinh năm 1916 [70] Ngoài ra, trong một lần tiếp xúc và được trò
Trang 30chuyện với bà Trần Lệ Thu, phu nhân nhà thơ Huy Cận ở Hà Nội, người viếtluận án cũng được bà cho biết “thực tế Huy Cận sinh cuối năm 1916, tínhtheo dương lịch và theo âm lịch là cuối năm Bính Thìn, đầu năm Đinh Tỵ,1917” [18]
Một nguồn tin thứ hai do nhà thơ Hoàng Cát, em nuôi của nhà thơ XuânDiệu (có thời gian cùng sống ở ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ) đã có bài viết
và trò chuyện trực tiếp cùng phóng viên báo điện tử Vietnamnet trong ngày về
dự lễ tang nhà thơ Huy Cận (ông mất ngày 19-2-2005) Hoàng Cát khẳngđịnh: “Không phải Huy Cận sinh năm 1919 như trước đây người ta vẫn nói.Chính ra ông sinh năm Bính Thìn, ngày 29 Tết, năm đó là tháng thiếu nêncũng là 30 Tết Tính theo dương lịch là ngày 22-1-1917.” [166] Thêm nữa,một bài viết khác cũng khá thuyết phục của Trần Khánh Thành (người từng
nghiên cứu Thi pháp thơ Huy Cận) với bài Cù Huy Cận- Người suốt đời gắn
bó với cách mạng và thơ [180] Trần Khánh Thành cho biết trong chuyến
viếng thăm Huy Cận khoảng cuối năm 2004, chính nhà thơ một lần nữa đã
khẳng định lại năm sinh của mình: “Tuổi khai sinh của tôi hiện nay là do ông cậu khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22-1-1917) Tôi có thể sống đến
lúc kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long- Hà Nội không?”
Như vậy, chính ra, Huy Cận chỉ kém Xuân Diệu mấy tháng tuổi, chứkhông phải kém mấy năm tuổi (Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 và mất ngày18-12-1985) Chi tiết này là một tư liệu mới, có thể cắt nghĩa thêm về đờisống và nhận thức thời đại của một con người (việc phát hiện năm sinh chínhxác của nhà văn Maxim Gorky ở Liên Xô trước đây cũng là một trường hợpđiển hình) Huy Cận suýt soát đồng niên với Xuân Diệu – một trong nhữngyếu tố để các nhà thơ dễ dàng tìm thấy sự cảm thông, gần gũi, trong tình bạntâm giao sau này chăng?
Trang 31Trong Hồi ký song đôi, phần viết về gia đình, quê hương của mình, Huy
Cận đã giúp người đọc hình dung khá rõ về họ Cù Huy Ông sinh ra trong giađình một thời tương đối “có tiếng và có miếng” ở làng Ân Phú (Ân Phú nghĩa
là giàu có, thịnh vượng; người dân Ân Phú dựa vào chữ nghĩa “dân ân, quốcphú” trong truyện Tam quốc chí để luận tên làng) Vào thời còn trẻ, cụ ông(ông nội nhà thơ Huy Cận) nhờ chăm chỉ cần cù, cày sâu cuốc bẫm, dần dầnkhấm khá lên, ông tậu được ít ruộng, trở thành một hộ khá giả Trong làng Ân
Phú thời ấy xem ra nhà ông nội cũng thường thường bậc trung (nghĩa trung lưu), không thua kém ai và thừa sức nuôi thầy dạy chữ Hán trong nhà, rèn cặp
con cái Sang đến đời ông Cù Huy Chương, bố nhà thơ, không may cảnh nhàbắt đầu sa sút Sau cái chết của cụ ông, nhiều biến cố nho nhỏ ập đến, bắt đầunảy sinh những mối bất đồng, dằn vặt trong mối quan hệ gia đình Thuở ấy,tâm trí cậu bé Huy Cận luôn nhuốm lên những nỗi buồn từ những câu chuyệnxung quanh mình: bố thường vắng nhà; mẹ hờn bà; bà đốt nhà; mẹ giận bốchơi bài bạc suýt gán ruộng vì nợ… Nhưng rồi, nỗi buồn thời thơ ấu cũng chỉthoáng qua khi cậu bé Huy Cận luôn “bị” bận bịu học vỡ lòng chữ Hán tại giavới bố; rồi lại được thầy Cù Hoàng Thự rèn cặp học chữ quốc ngữ ở trườnglàng (khoảng năm 1924, 1925)
Nhắc đến quê hương qua hồi ức của Huy Cận, người ta hình dung mộtvùng quê nằm ở chân núi Mồng Ga (thật ra là Mồng Gà, theo tên chữ là KêQuan), cách bến Tam Soa (còn có tên Linh Cảm) khoảng 3km về phía tả ngạnsông Ngàn Sâu (tên chữ là Thâm Giang) Khúc sông này là thượng nguồnsông La rất vắng lặng và rất đẹp Huy Cận tâm sự: “Tôi sinh trong một quêhương đẹp mà nghèo, trong một gia đình nghèo mà buồn… Sông núi đất đai
ấy như đã làm ra xương thịt của tôi và tâm hồn tôi nữa” [10, tập 1, tr.30].Trong hồi ức, ông hình dung chợ Nướt bên kia sông (dạng chợ phiên họp 9 kỳtrong tháng vào những ngày 3, 6, 9 âm lịch), tương đối nhộn nhịp vì thu hút
Trang 32đông đảo dân buôn bán và nông dân trong vùng Thế nhưng, đó chỉ là chợnhỏ, sinh hoạt bán buôn trong địa bàn xã, nhu cầu gia tăng và mở rộng hơn làvào dịp giáp Tết: đi chợ Thượng Mỗi năm người dân Ân Phú mới có chuyến
đò dọc, xuôi từ bãi Giang đến chợ Thượng (chợ huyện Đức Thọ) ChợThượng được Huy Cận ví von là nơi gặp gỡ của “thế giới văn minh Âu Tây”với những mặt hàng hóa công nghiệp từ các thành phố lớn chuyển đến Mỗilần có dịp đi những chuyến đò xuôi đã để lại những ấn tượng thú vị, mới lạđối với Huy Cận Nhưng có lẽ điều đáng nói là những ấn tượng lạ lùng nhưnỗi ám ảnh của tuổi thơ đầy mơ mộng của Huy Cận về giòng sông mênhmông, những buổi trưa hè trời xanh ngắt, bãi cát ven sông chạy dài vắng lặnghay những ám ảnh về khúc sông đầy ghềnh thác, đáng sợ và cảnh nước lũ làm
eo sèo, hiu hắt một vùng quê nghèo khổ…
Tuổi thơ đi qua nhưng những hình ảnh ấy cứ lấp loáng trong ký ức Saunày, lớn lên, Huy Cận tự hỏi có phải đó là một trong những nguyên nhân đã
“ươm” nụ thành nỗi buồn rười rượi, sầu não không đâu, nhen nhóm một cáchkhó giải thích trong lòng cậu trai nhỏ 8 tuổi ở một vùng quê bán sơn cước?
Dựa trên những trang Hồi ký song đôi của Huy Cận, người viết luận án
hình dung đến không gian quê hương, hoàn cảnh gia đình và cả tính cáchthường u sầu, mơ mộng hay suy nghĩ về nỗi buồn của những người thân yêutrong gia đình ngay từ thời thơ ấu đã bộc lộ phần nào sự hình thành tính cáchcủa Huy Cận sau này Đó cũng là một trong những cơ sở có ảnh hưởng đếnphong cách thơ Huy Cận (tuy nhiên, yếu tố chủ quan này có thể sẽ thay đổitrong hoàn cảnh, môi trường thay đổi)
1.2.2 Truyền thống văn hóa của một vùng đất (thơ ca bác học, thơ
ca dân gian, văn hóa, văn nghệ dân gian…)
Hà Tĩnh, quê hương Huy Cận cũng là vùng đất nổi tiếng văn chươngtrong lịch sử văn học với thơ, phú, hát nói của nhiều bậc danh nho như Sử Hy
Trang 33Nhan, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, NguyễnHuy Hổ, Phan Huy Chú, Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ…
Một vùng không gian thơ ca còn lưu giữ trong ký ức tuổi nhỏ, Huy Cậnkhông quên những ấn tượng thi thư từ ông bố, cụ tú Cù Huy Chương Bố ôngthuộc thế hệ nhà Nho còn sót lại của câu chuyện đào tạo kiểu từ chương Hánhọc và đương nhiên con đường khoa cử là mục đích cao cả của “nòi thưhương” Đó là hướng lập công danh lý tưởng duy nhất đã ăn sâu vào nền nếp,khuôn phép xã hội phong kiến hàng mấy trăm năm, trước khi người Pháp đến
“Bố tôi tuy chỉ đậu tam trường nhưng là một nhà Nho khá thâm thúy; đọcnhiều sách nhất là sách sử, và về sau lại nghiên cứu sách thuốc, trước hết đểchữa bệnh cho bà con và họ hàng làng xóm Bố tôi ham đọc thơ Đường củaTrung Quốc, và rất ham ngâm ngợi các thơ văn của ta các đời trước, từ thơvăn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ cho đến thơvăn Nguyễn Khuyến, Tú Xương sau này Đặc biệt, bố tôi ham bình luận
Truyện Kiều, ca dao và Đại Nam quốc sử diễn ca cho bà con nghe Bố rất thuộc mười bài Khuê phụ thán của Thượng Tân thị, và những bài thơ yêu
nước của cụ Phan Sào Nam và của Á Nam Trần Tuấn Khải…” [10, tập 1, tr.73- 74]
Mối quan hệ trong gia đình chắc chắn cũng ít nhiều ảnh hưởng đến suynghĩ của con cái như lẽ thường tình trong cuộc sống Nhưng, về cuộc đời củacha mẹ trong mắt người con, làm thế nào cũng phải đánh giá cho công bằng?
Dù trong nhà có nhiều mối phiền toái giữa “người lớn” nhưng Huy Cận vẫncảm nhận được mối quan hệ gắn bó của cha mẹ Thân mẫu của nhà thơ là bàBùi Thị Chi, vốn con gái dệt lụa thanh lịch phường vải của làng Tùng Ảnh(Tùng Ảnh còn là nơi có đền thờ Phan Đình Phùng, vị Đình nguyên Tiến sĩyêu nước chống Pháp) Lấy chồng phải “gánh vác giang sơn nhà chồng”,người phụ nữ phường vải ngày ấy luôn kỳ vọng vào con đường khoa cử của
Trang 34chồng và sau này là con đường học hành của con trai Nhưng cuộc đời bàcũng khá cay cực vì những chuyện không đâu trong nhà cứ luôn nổi “sóngngầm” Nhiều lúc, bà rất buồn lòng đức ông chồng “dài lưng, tốn vải”, khônggặp thời, lại “sính” thói phong lưu, có lúc tưởng đã làm tán gia, bại sản! Thếnhưng, đêm nghe tiếng ông ngâm Kiều, bình thơ Kiều bên hiên nhà, bà vẫnquý trọng tài học và cảm cái tình tứ trong lời bình luận văn chương của ông.
Có điều, thật trớ trêu, những câu thơ Kiều ấy, đôi khi lại trở thành “vốn vănchương riêng” để bà bộc bạch nỗi buồn phiền:
Chém cha cái kiếp má đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi…
Chuyện kể về bố mẹ với những ảnh hưởng của Truyện Kiều trong giađình là vậy Nhưng mãi đến khi ở nhà người bác họ, tiếp xúc với thơ Kiều lầnđầu tiên, thế giới thơ ca mới thực sự lấp lánh và đi vào tâm tưởng của HuyCận Chuyện những ngày tháng học lớp năm, ở trọ nhà bác Nhỡn có gì đángnhớ? Phải chăng, đó là ấn tượng thật lạ lùng đối với Huy Cận, khi lần đầutiên, cậu học trò nghe ông Văn, quản gia nhà bác Nhỡn ngâm thơ:
Đề huề lưng túi gió trăng Sau lưng theo một vài thằng con con Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuốm non da trời…
Hồi ấy, Huy Cận chẳng hiểu ý nghĩa gì về đoạn thơ qua giọng ngâmsang sảng, hào hứng của ông quản gia trong một đêm trăng hè, thoang thoảnghương hoa mộc… Vậy mà, không hiểu vì sao những câu thơ cứ vang động;những hình ảnh lồng lộng hiện ra qua câu thơ, quyện lên một cảm giác “rấttrong, rất xanh”, làm vương vấn mãi trong lòng cậu trai nhỏ!
Nhớ lại “cái chất văn học” của quê nhà, Huy Cận không hiểu vì saongười dân trong làng xóm Ân Phú ngày ấy thuộc Kiều, ngâm Kiều là lẽ tự
Trang 35nhiên trong đời sống hàng ngày Chẳng ai cắt nghĩa nhờ đâu những người thợcày ra ruộng, người phu trên ngàn chở củi hay ngay cả những người dân thấthọc nhưng cũng thuộc lòng ít nhất dăm ba đoạn thơ của Nguyễn Du Đôi khingười ta chẳng phân biệt giữa thơ Kiều và ca dao, họ cứ ngâm, cứ lẩy Kiều,vận dụng thơ ca, hòa tan thơ Kiều vào dòng mạch văn nghệ dân gian qua hát
hò, hát dặm, hát ví dặm đối đáp trong những đêm trăng thanh gió mát trên bãiGiang:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
(Kiều)
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
(Ca dao)
Còn những bài vè “thế sự” truyền miệng đầy chất thơ của một anh trailàng nổi tiếng bên làng Thị lân cận, nằm phía hữu ngạn sông Ngàn Su (hayNgàn Sâu) không phải không gieo ít ấn tượng và khơi gợi những cảm xúc yêunước trong lòng người dân trong thôn xóm…
Thế nhưng, còn một điều cũng ít ai lý giải một cách tỏ tường vì sao âmđiệu, giọng điệu dân ca xứ Nghệ (bao gồm Hà Tĩnh, Nghệ An) thường nghebuồn buồn qua chất giọng trầm ấm, day dứt, đau đáu, khắc khoải, rất đặc biệt
và đặc sắc của những người dân vùng đất sông Lam, núi Hồng? Có phải, âmvực với chất giọng địa phương đa phần có chiều hướng xuống thấp, thanhđiệu trầm, cũng là một trong những đặc điểm ảnh hưởng, tạo giọng điệu u
sầu, thâm trầm trong phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận sau này qua Lửa thiêng?
1.2.3 Những vùng đất học của Huy Cận
Trang 36Trang đời tươi sâng của Huy Cận bắt đầu từ việc được người cậu ruột lẵng giâo Bùi Văn nhận nuôi dạy từ bậc tiểu học ở huyện Quảng Điền vă sau
đó văo đất Huế Những năm thâng năy, kiến thức từ tủ sâch của ông giâo BùiVăn đê giúp tđm hồn cậu học sinh Huy Cận gặp được nhiều thế giới vănchương Đông Tđy kim cổ thật thú vị Huy Cận đọc sâch tiếng Việt từ những
truyện thơ Nôm: Thạch Sanh, Phan Trần, Tống Trđn Cúc Hoa, Hoăng Trừu,
Nữ tú tăi, Trí Cóc, Truyện Kiều, Chinh phụ ngđm, Cung oân ngđm… đến vỉ Thất thủ kinh đô, thơ Nguyễn Bỉnh Khiím, Hồ Xuđn Hương, Bă Huyện
Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Sâch tiếng Phâp cũng được Huy
Cận say mí tìm đến với truyện cổ tích của Perrault, Andersen, Nghìn lẻ một đím, tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo, Ba người ngự lđm phâo thủ của A Dumas… Ở giai đoạn sau năy, trong hồi ký của Huy Cận,
còn cho biết trong lần văo Mỹ Tho, thăm Xuđn Diệu lúc đang lăm Tham tânhă đoan, ông đê may mắn gặp tủ sâch riíng của nhă câch mạng Nguyễn AnNinh (Xuđn Diệu lúc ấy đang trọ tại nhă bă Nguyễn An Ninh ở Mỹ Tho).Tđm thế hâo hức của một trí thức trẻ ham hiểu biết, khao khât tri thức, HuyCận bỏ thời gian say mí, nghiền ngẫm đọc những bộ sâch quý giâ bằng tiếngPhâp về thơ, về triết học của Tagore, Heine, Omar- Khayam, Goethe,Schiller…
Nhiều người mô tả đất Huế thơ mộng, lă nơi ươm mầm cho nhiều hạtgiống văn chương qua nhiều thế hệ, trong đó có thế hệ Huy Cận, NguyễnXuđn Sanh, Tế Hanh…
Nhă thơ Nguyễn Xuđn Sanh kể một số mẩu chuyện trong những nămthâng học trường Quốc học Huế cùng Huy Cận vă Nguyễn Xuđn Tâm (khôngphải lă nhă thơ Nguyễn Xuđn Tđm)… với tình bạn thđn thiết thật đẹp [17]
Thuở ấy Nguyễn Xuđn Sanh vă Huy Cận những cậu học sinh vừa mớilớn, đầy hoăi bêo, đầy ước mơ Gặp gỡ nhau, những người bạn trẻ yíu văn
Trang 37chương đã trao đổi bàn luận nhiều điều băn khoăn của tuổi trẻ và họ nhanhchóng thấu hiểu tấm lòng của nhau, bắt gặp những điều cùng tâm đắc từnhững câu chuyện văn chương, nghệ thuật Nhưng trong lòng, họ vẫn luônkhắc khoải, liệu rồi sẽ tìm một hướng đi của nghệ thuật như thế nào để nhận
ra được giá trị nhân bản của cuộc đời? Cuối cùng, họ cho ra mắt “tạp chí văn
chương” Bước Đầu (của học sinh trường cao đẳng tiểu học Quốc học Huế
những năm 1934-1936) do Huy Cận và Nguyễn Xuân Sanh chịu trách nhiệmthực hiện Thực ra, tạp chí chỉ là dạng chép tay nhưng cũng có thơ, truyệnngắn, xã luận và cả bình luận văn học, ra chiều thứ năm mỗi tuần NguyễnXuân Sanh cho rằng đó cũng là cách tỏ bày thiết thực những ước mơ, chíhướng của tuổi trẻ được bộc lộ ra bằng chữ viết Họ chờ đợi, hy vọng nhữngbông hoa tươi thắm sẽ nở ở tương lai không xa Đó cũng là cơ sở bước đầu đểsau này Nguyễn Xuân Sanh cộng tác với báo Tiếng Địch và bắt đầu được độc
giả biết đến tên qua bài Gió thu; còn Huy Cận tham gia viết bài cổ vũ Thơ
mới trên báo Tràng An và tạp chí Sông Hương với bút danh Hán Quỳ
Tuy nhiên, về chuyện đọc sách, cũng theo nhà thơ Nguyễn Xuân Sanhhồi tưởng: vào thời điểm ấy thư viện nhà trường chỉ toàn sách tiếng Pháp, rấthiếm hoi có sách tiếng Việt Thanh niên phần lớn đọc sách Pháp, tiếp thu vănhóa phương Tây một cách nhanh chóng Khao khát những kiến thức mới,khao khát đọc sách tiếng Việt, viết văn bằng tiếng Việt, Huy Cận và NguyễnXuân Sanh vẫn thường bách bộ từ trường qua cầu Trường Tiền vào thành phốHuế, tìm sách ở cửa hiệu Hương Giang của Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) vàcửa hiệu Văn Hóa của Đào Duy Anh Đặc biệt, tại hiệu sách Hương Giang,nhà cách mạng Hải Triều đã cung cấp cho các chàng trai trẻ có khi là sáchmới, những tập thơ, những bộ tiểu thuyết họ yêu thích; có khi là sách quýhiếm về di sản văn hóa dân tộc, sách mô tả cái hay, cái đẹp của quê hương,đất nước; hoặc một số tư liệu sách báo tiến bộ không được phổ biến công
Trang 38khai Thân tình hơn, “ông chủ nhà sách” rất thích trò chuyện, bàn luận chuyệnvăn chương với nhóm thanh niên hiếu học, đầy nhiệt huyết này Hiệu sáchHương Giang lúc bấy giờ còn là “cầu nối” giao lưu giữa một số nhà văn, nhàthơ với độc giả Huế Chính nơi đây, Huy Cận đã gặp Nguyễn Công Hoan từ
Hà Nội vào đất Trung Kỳ, giới thiệu tác phẩm của ông…
Đất Huế cũng là mảnh đất văn chương nhen nhóm, phát triển hồn thơHuy Cận; gặp gỡ văn nhân, trí thức Huy Cận được học với thầy Phan Tiên,Đoàn Nồng, Nguyễn Đình Dụ, Bửu Cân, Mai Trung Thứ…, đánh bạn vớiNguyễn Xuân Sanh, Tế Hanh, tìm “biết mặt” Thế Lữ, biết Đào Duy Anh, bànluận chuyện văn chương, với Hải Triều, làm quen với Hoài Thanh (lúc ấyđang làm việc ở tạp chí Sông Hương)…Và, kỳ lạ, cảm động nhất là cuộc hộingộ giữa Huy Cận và Xuân Diệu- tình bạn trong cuộc đời, tình bạn trong nghệthuật, tri kỷ, tri âm hơn nửa thế kỷ…
1.2.4.“Tình bạn trái đôi” Huy Cận- Xuân Diệu
Không ít bút mực đã viết về tình bạn thật đẹp và bền chặt của Huy Cận
và Xuân Diệu kể từ khi hai nhà thơ còn là học sinh và gặp nhau ở trường “tútài” Khải Định (Quốc học Huế) vào năm 1936 Thật ngẫu nhiên, đáng khâmphục khi hai người học trò giỏi trường Quốc học Huế với năng khiếu vănchương đều đoạt giải nhất về Pháp văn ở Concours Général (giải toàn ĐôngDương): Xuân Diệu đoạt năm 1936 và Huy Cận đoạt năm 1938 [18] Ôn lại
“tình bạn nửa thế kỷ” sau ngày Xuân Diệu ra đi (18-12-1985), Huy Cận kháiquát trong bài viết “Xuân Diệu và tôi” thật cảm động: “ Chúng tôi cùng chungmột hoài bão thiết tha về văn hóa dân tộc, tâm niệm góp phần khiêm tốn củamình bồi đắp cho văn hóa nước nhà Chúng tôi cùng một hoài vọng và quanniệm về thơ, là đi trên “con đường lớn của thơ: thơ của cuộc đời, thơ của conngười” [10, 197]
Trang 39Sau mùa tựu trường năm 1937, vừa đậu xong tú tài, Xuân Diệu tiếp tục
ra Hà Nội học Luật và được nhóm Tự Lực Văn Đoàn mời viết báo Ngày Nay,với tư cách một nhà báo được “ăn lương” hẳn hoi để chuyên sáng tác truyệnngắn, thơ Thư Thế Lữ viết cho Xuân Diệu: “Anh Xuân Diệu, anh có thể rangay Hà Nội được không? Anh viết báo Ngày Nay giúp chúng tôi nữa: viếtbáo kiếm ăn được ít, nhưng có lẽ đó là thứ công việc hợp với chúng ta hơn.Ngoài sự làm thơ ra, anh sẽ viết những lối khác thuộc về văn chương mà anhthích: phê bình, tiểu thuyết, bút ký v.v…” [162]
Sau đó, năm 1939, Huy Cận đậu tú tài toàn phần và ra Hà Nội thi vàotrường Cao đẳng Nông Lâm Đây cũng là thời điểm bắt đầu gắn bó của haingười bạn thân cũng là hai gương mặt Thơ mới, tiếp nối sự nổi tiếng của Thế
Lữ trên thi đàn Thơ mới đang đà lấn át thơ cũ Qua Xuân Diệu, Huy Cận trởthành người bạn văn chương thân tình, từ “văn kỳ thanh” đã “kiến kỳ hình”đối với nhóm Tự Lực Văn Đoàn Dù muốn hay không, nhóm Tự Lực VănĐoàn qua trang thơ trên báo Ngày Nay đã góp phần khẳng định tài thơ tỏasáng và vị trí mới của Xuân Diệu, Huy Cận trong những bước đi đầu tiên vào
làng văn học Việt Nam hiện đại Câu chuyện đăng bài Chiều xưa của Huy Cận cùng khung với bài Cảm xúc của Xuân Diệu trên báo Ngày Nay Tết năm
Dần 1938, tuy có sự chọn lọc ngẫu nhiên của Thế Lữ với vai trò người biêntập nhưng lại là một minh chứng khách quan cho “hạt mầm thơ” của “tráiđôi” đã hé lộ
Tiếp tục thực hiện chí hướng làm nghệ thuật, Xuân Diệu và Huy Cậnvừa học vừa làm, lúc ở Hà Nội cùng sống ở căn gác nhà số 40 phố Hàng Than(lúc ấy vợ chồng Lưu Trọng Lư và con trai nhỏ sống ở tầng dưới Tình bạnvăn chương giữa họ với nhau còn được lưu dấu qua việc Lưu Trọng Lư sáng
tác bài Chiếc cáng điều với lời đề tặng Xuân Diệu và Huy Cận, in trong tập thơ Tiếng thu).
Trang 40Hoài bão của hai người bạn yêu văn chương lúc này cũng không phảinhỏ Hồi ấy, bằng tiền dành dụm từ học bổng trường Nông Lâm của Huy Cận
và lương dạy học trường tư Thăng Long của Xuân Diệu, hai nhà thơ đã tiếnhành thực hiện dự án của nhà xuất bản Huy-Xuân Ấn phẩm đầu tiên của họ
ra đời là tái bản tập Thơ thơ nổi tiếng của Xuân Diệu Hoạt động xuất bản
chưa nhiều nhỏi gì thì tiền đầu tư cho nhà xuất bản Huy-Xuân đã cạn sạch!Không thể ngồi yên khi “nỗi đời cay cực đang giơ vuốt/cơm áo không đùa vớikhách thơ”; đến phiên mình, Xuân Diệu phải tìm “kế mưu sinh” Từ biệt HàNội nơi có Huy Cận và những người bạn nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Xuân Diệuvào miền Nam làm tham tá Sở thương chánh Mỹ Tho Cùng năm 1940 này,
nhà xuất bản Đời Nay cho in tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận Dĩ nhiên, lời
tựa là do Xuân Diệu viết từ Mỹ Tho gởi ra Hà Nội Tập thơ ra đời, tên tuổi
của Huy Cận nhanh chóng vang danh trên thi đàn Thơ mới với một giọng điệu thâm trầm, sầu não, rất lạ.
Thỉnh thoảng Huy Cận vào Mỹ Tho thăm bạn Có một lần, họ đã rủ nhauđến thăm quê hương Vĩnh Kim của nhạc sĩ Trần Văn Khê (cách tỉnh lỵ Mỹ Tho 4-5km) Các ông được gia đình nhạc sĩ Trần Văn Khê và bạn bè văn nghệ sĩ địaphương đón tiếp, mời dạo thuyền trên sông Sầm Giang trong một đêm trăng sáng.Lần đầu tiên, hai nhà thơ xứ Bắc được ngắm trăng rằm ở vùng sông nước Nam
Kỳ, thưởng thức đờn ca tài tử; sau đó, chủ mời khách cùng nhấm nháp cháo gà xéphay và nồi chè “tào thưng” đã hâm nóng [59, 142- 143] Năm 1942, khi Huy Cậnđậu kỹ sư canh nông và đi làm ở Sở Nghiên cứu Tầm tang, ông đánh điện tín thúcgiục Xuân Diệu trở ra Hà Nội tiếp tục sáng tác thơ văn và hoạt động xuất bản.Những năm này, Huy Cận đã tham gia hoạt động Việt Minh và cuối năm 1942,ông hướng dẫn Xuân Diệu vào con đường hoạt động bí mật Cách mạng thángTám năm 1945 thành công, hai nhà thơ đã tìm được đúng hướng đi của cáchmạng, của dân tộc Cũng bắt đầu từ đấy, những trang đời và những trang thơ của