1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nông nghiệp tiến nông

144 459 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trong quá trình sản xuất, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vậnđộng, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinh doanhđược diễn ra liên tục, thường xuyên.Tùy từng điề

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Huệ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

CHƯƠNG 1 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ 3

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1.Vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.2 Phân loại VLĐ 5

1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn 5

1.1.2.2 Dựa vào vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh 8

1.1.3 Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp 9

1.1.4 Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp 11

1.1.4.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn 11

1.1.4.2 Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn 12

1.1.4.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn 13

1.1.5 Nhu cầu VLĐ và các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp 14

1.1.5.1 Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp 14

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 17

Trang 3

1.2.1.Hiệu quả sử dụng VLĐ và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử

dụng VLĐ của doanh nghiệp 17

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp .20

1.2.2.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ 20

1.2.2.2 Mức tiết kiệm VLĐ 21

1.2.2.3 Hàm lượng vốn lưu động 21

1.2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ 22

1.2.2.5 Một số chỉ tiêu khác 22

1.2.2.6 Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán 23

1.3 PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP 24

1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp 24

1.3.1.1 Các nhân tố chủ quan 25

1.3.1.2 Các nhân tố khách quan 27

1.3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp 29

CHƯƠNG 2 32

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VLĐ Ở 32

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 32

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh 33

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh củaCông ty 33

2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 40

2.1.4.1 Yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra của sản phẩm 40

2.1.4.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 40

2.1.4.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 47

2.1.5 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty 48

Trang 4

2.1.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một

số năm trở lại đây 48

2.1.5.2 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty năm 2012 51

2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 56

2.2.1 Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối công tác tổ chức và sử dụng VLĐ 56

2.2.1.1 Nhân tố khách quan 56

2.2.1.2 Nhân tố chủ quan 57

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 57

2.2.2.1.Những thuận lợi 57

2.2.2.2 Khó khăn 58

2.2.3 Nguồn vồn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của Công ty 59

2.2.3.1.Nguồn vốn kinh doanh của Công ty 59

2.2.3.2 Nguồn vốn lưu động của Công ty 68

2.2.4 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ ở tại Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông 78

2.2.4.1 Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ở Công ty 78

2.2.4.2 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán 82

2.2.4.3 Tình hình quản lý các khoản phải thu 89

2.2.4.4 Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho 97

2.2.5 Đánh giá kết cấu vốn lưu động theo vai trò 103

2.2.6 Đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty Công nông nghiệp Tiến Nông năm 2012 107

2.2.7 Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức sử dụng VLĐ 110

2.2.7.1 Những kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng VLĐ 110

2.2.7.2 Những vấn đề cần khắc phục trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty 111

CHƯƠNG 3 113

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ ỞCÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 113

Trang 5

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 1133.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 1163.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ một cách hợp lý và có kế hoạch huy độngvốn phù hợp 1173.2.2 Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 1203.2.3 Quản lý và dự trữ hợp lý hàng tồn kho 1213.2.4 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu 1233.2.5 Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm 1253.2.7 Nâng cao năng lực, trình độ, tay nghề của cán bộ, công nhân vàlao động củaCông ty 127KẾT LUẬN 130

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 2.1 49

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2011, 2012 49

BẢNG 2.2 52

SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2012 52

BẢNG 2.3 55

HỆ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY NĂM 2012 55

BẢNG 2.4 61

CƠ CẤU VỐN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2012 61

BẢNG 2.5 63

CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2012 63

BẢNG 2.6 71

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2012 71

BẢNG 2.7 73

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ TẠM THỜI NĂM 2012 73

BẢNG 2.8 77

SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2012 77

BẢNG 2.9 79

CƠ CẤU VLĐ CỦA CÔNG TY NĂM 2012 79

BẢNG 2.10 83

Trang 8

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2012 .83

BẢNG 2.11 86

HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY 86

BẢNG 2.12 90

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY NĂM 2012 90

BẢNG 2.13 94

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY 94

BẢNG 2.14 96

TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY NĂM 2012 96

BẢNG 2.15 98

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO CUA CÔNG TY NĂM 2012 .98

BẢNG 2.16 102

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO 102

BẢNG 17 104

ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG THEO VAI TRÒ 104

BẢNG 2.18 108

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY CP CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG NĂM 2012 108

BẢNG 3.1 115

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2013 115

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 35

Trang 9

Sơ đồ 2.2 39

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại 39

Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông 39

Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát quá trình sản xuất phân bón NPK 41

Sơ đồ 2.4 67

Tình hình tài trợ của Công tytại hai thời điểm đầu và cuối năm 2012 67

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tổ chức bộ máy quản lý 34

Trang 10

Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hoá với những trách nhiệm quyền hạn nhất định, có mối liên hệ mật thiết với nhau và được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý Cơ cấu tổ chức tốt nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đối phó với những biến động của thị

trường 34

Tổ chức bộ máy kế toán 39

Biểu đồ 2.1 64

Cơ cấu nguồn VKD của Công ty 65

Biểu đồ 2.2 66

Tương quan Hệ số nợ thời điểm cuối năm 2012 của Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông với một số doanh nghiệp cùng ngành 66

Biểu đồ 2.3 74

Cơ cấu Nợ ngắn hạn của Công ty cuối năm 2012 74

Biểu đồ 2.4 91

Cơ cấu Nợ phải thu của Công ty năm 2012 91

Biểu đồ 2.5 99

Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty năm 2012 99

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo

cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.Đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mởrộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏtrong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tếtoàn cầu.Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiệnnay thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu

tố quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũngkhông nằm ngoài yêu cầu đó VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinhdoanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng

kỳ của doanh nghiệp

Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinhdoanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Công nông nghiệp TiếnNông, em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Vốn lưu động và các giải pháp tàichính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổphần công nông nghiệp Tiến Nông”

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động

- Phân tích thực trạng tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phầncông nông nghiệp Tiến Nông từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty này

Trang 12

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổphần Công nông nghiệp Tiến Nông

- Phạm vi nghiên cứu là các nội dung trong phân tích hiệu quả tổ chức, sửdụng vốn lưu động thực tế tại Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông

4 Về phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến độngcủa các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp sốchênh lệch…

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử

dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động ở Công

ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông.

Chương 3: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm góp phần nâng cao

hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông.

Mặc dù đã cố gắng hết sức xong do điều kiện nghiên cứu và kiến thức cònhạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi sai sót Em rất mong được sựđóng góp của thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Hoàng Thị Huệ

CHƯƠNG 1

Trang 13

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1.Vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của ba yếu tố: Sức lao động, tưliệu lao động và đối tượng lao động

Tư liệu lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thìkhông thay đổi hình thái biểu hiện ban đầu, giá trị được chuyển dịch từngphần vào giá trị sản phẩm và chỉ được thu hồi qua nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh Về mặt hiện vật, tư liệu lao động là các tài sản cố định (máy móc, thiết

bị, nhà xưởng…).Về mặt giá trị thì được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp

Đối tượng lao động thì chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh,luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch mộtlần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm và được thu hồi toàn bộ khi kết thúc mộtchu kỳ kinh doanh Xét về mặt hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động(TSLĐ), xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động (VLĐ) của doanhnghiệp TSLĐ gồm hai bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông

- TSLĐ sản xuất gồm: Vật tư để dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất đượctiến hành liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,… vànhững vật tư đang trong quá trình cần hoàn thiện như: sản phẩm dở dang, bánthành phẩm

- TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông củadoanh nghiệp như sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trongthanh toán, chi phí trả trước,…

Trang 14

Trong quá trình sản xuất, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vậnđộng, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinh doanhđược diễn ra liên tục, thường xuyên.

Tùy từng điều kiện sản xuất, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệpđòi hỏi phải có lượng TSLĐ nhất định để quá trình kinh doanh được diễn raliên tục, thường xuyên.Hình thành nên số TSLĐ này, các doanh nghiệp phảiứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó, số vốn này đượcgọi là VLĐ của doanh nghiệp.VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vậnđộng, chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau:

Đối với doanh nghiệp sản xuất: sự vận động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn tiêu thụ: VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hoá chuyển sanghình thành vốn bằng tiền

Đối với doanh nghiệp thương mại: sự vận động của VLĐ qua 2 giai đoạn:

Trang 15

Sự vận động của VLĐ từ hình thái ban đầu là vốn bằng tiền chuyển quacác hình thái khác nhau của các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanhcuối cùng lại trở về hình thái ban đầu của nó gọi là sự tuần hoàn của VLĐ Doquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thườngxuyên liên tục nên VLĐ tuần hoàn không ngừng, được lặp đi lặp lại có tínhchất chu kì và được gọi là sự chu chuyển của VLĐ Do sự chu chuyển khôngngừng cho nên trong cùng một lúc thường xuyên có sự tồn tại của các bộ phậnVLĐ khác nhau trên các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất Trongquá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, VLĐ chuyển hết giá trị ngaytrong một lần và được hoàn lại toàn bộ khi doanh nghiệp thực hiện xong việctiêu thụ và xác định có doanh thu Do đó VLĐ hoàn thành một vòng tuầnhoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Như vậy từ những phân tích trên đây, ta có khái niệm về VLĐ: “VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ khác nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục VLĐ luân chuyển toàn bộ ngay trong một lần và thu hồi toàn

bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.”

1.1.2 Phân loại VLĐ

Để quản lý VLĐ được tốt cần phải phân loại VLĐ Dựa theo tiêu thứckhác nhau, có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau Thông thường có một

số cách phân loại chủ yếu sau đây:

1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn

Nếu dựa trên tiêu thức hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốnthì VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại:

* Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Trang 16

Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền

đang chuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp cóthể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Dù vậy,trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượngtiền cần thiết nhất định

Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: Chủ yếu là các

khoản phải thu của khách hàng (thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợdoanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hìnhthức bán trước trả sau) Ngoài ra với một số trường hợp mua sắm vật tư khanhiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cungứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng

* Vốn về hàng tồn kho:

Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư

dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm Các loại này được gọi chung

là vốn về hàng tồn kho Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn khocủa doanh nghiệp gồm:

Vốn về nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ

cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm

Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp

cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sảnphẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặctạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi

Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt

động sản xuất kinh doanh

Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa

chữa các tài sản cố định

Trang 17

Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói

sản phẩm trong qua trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu

chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh

Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất

kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Giátrị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm)

Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh

nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tínhhết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sảnphẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thínghiệm…

Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt

tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho

Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giátrị các loại hàng hóa dự trữ

Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xemxét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huychức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái biểuhiện để định hướng điều chỉnh sao cho hợp lý và có hiệu quả

Từ các cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể xác định đượckết cấu VLĐ của mình theo những tiêu thức khác nhau Kết cấu VLĐ phảnánh thành phần và mối quan hệ trong tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng sốvốn lưu động của doanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giốngnhau, thậm chí tại một doanh nghiệp nhưng ở những thời điểm khác nhau thì

Trang 18

kết cấu VLĐ cũng khác nhau Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệptheo các tiêu thức phân loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số VLĐ

mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm

và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể củadoanh nghiệp

1.1.2.2 Dựa vào vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại: VLĐtrong khâu dự trữ sản xuất,VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất và VLĐ trongkhâu lưu thông

VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:Bao gồm:

- Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắnhạn…

Phương pháp này cho phép biết được kết cấu VLĐ theo vai trò Từ đó,giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trìnhluân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình

Trang 19

kinh doanh Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợpnhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ.

1.1.3 Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp

Từ các cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể xác định đượckết cấu VLĐ của mình theo những tiêu thức khác nhau Kết cấu VLĐ phảnánh thành phần và mối quan hệ trong tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng sốVLĐ của doanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giốngnhau, thậm chí tại một doanh nghiệp nhưng ở những thời điểm khác nhau thìkết cấu VLĐ cũng khác nhau Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệptheo các tiêu thức phân loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốnVLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó xác định đúng đắn các trọngđiểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụthể của doanh nghiệp

*Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ:

- Các nhân tố về mặt cung ứng, dự trữ vật tư, thành phẩm:

Biểu hiện của sự ảnh hưởng này được thể hiện ở những điểm sau:

+ Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nguồn vật tư: ảnh hưởng tới việc

dự trữ nguyên vật liệu, vật tư của doanh nghiệp, khoảng cách này càng gần thìmỗi lần mua nguyên vật liệu càngít dẫn tới nhu cầu dự trữ giảm, còn nếukhoảng cách này càng xa thì mỗi lần mua phải mua nhiều lên làm cho nhu cầu

dự trữ tăng

+ Khả năng cung cấp của thị trường: nếu thị trường trong giai đoạn

đang trong thời gian khan hiếm hàng hoá vật tư thì doanh nghiệp phải dự trữnhiều để đảm bảo sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và liên tục

Trang 20

Ngược lại, nếu thị trường luôn sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệuhàng hoá của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không cần phải dự trữ nhiều.

+ Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp: kỳ hạn dài,khối lượng vật tư nhiều thì doanh nghiệp phải dự trữ nhiều và ngược lại

+ Tính thời vụ và sự khan hiếm của vật tư: đối với nguyên vật liệu theomùa như hàng nông sản chẳng hạn thì lượng hàng tồn kho sẽ lớn vào thờiđiểm thu hoạch và sẽ ít vào thời điểm cuối vụ Ví dụ điển hình là dự trữ hàngtồn kho của các doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực thu muanông sản như gạo, càphê,…thường tăng cao vào khi vào vụ thu hoạch củanông dân

+ Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ: điều này ảnhhưởng đến việc dự trữ thành phẩm của doanh nghiệp Thị trường tiêu thụ cànggần thì doanh nghiệp càng dễ tiêu thụ hàng hoá cho nên mức dự trữ cũngđược giảm đi

+ Hợp đồng giao bán và khối lượng hàng hoá bán ra

+ Hàng hoá tiêu thụ có tính chất thời vụ: ảnh hưởng đến khối lượnghàng tồn kho của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm

- Những nhân tố về mặt sản xuất:

+ Đặc điểm kỹ thuật công nghệ thường ảnh hưởng tới vốn sản phẩm dởdang, công nghệ càng cao thì sản phẩm dở dang càng ít Mặt khác việc đầu tưvào khoa học công nghệ làm tăng định phí tuy nhiên sẽ góp phần làm giảm biếnphí trên một đơn vị sản phẩm do đó giảm nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

+ Mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo: sản phẩm càng phức tạp thìsản phẩm dở dang càng nhiều và ngược lại

+ Độ dài của chu kỳ sản xuất nếu chu kỳ kỹ thuật sản xuất nhiều côngđoạn thì sản phẩm dở dang càng nhiều do vậy mà nhu cầu VLĐ càng lớn

+ Trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp

Trang 21

- Những nhân tố về mặt thanh toán: đây là các nhân tố ảnh hưởng trực

tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông

+ Các nhân tố tổ chức thu hồi tiền hàng như phương pháp thanh toánhợp lý, thủ tục thanh toán gọn, không để khách hàng chịu nhiều sẽ làm giảm

tỷ trọng các khoản nợ phải thu

+ Tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các đơn vị, thực hiệnhợp đồng thanh toán, lựa chọn hình thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến kếtcấu VLĐ Chẳng hạn nếu lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền, phươngthức thanh toán chuyển khoản thì kết cấu vốn nghiêng về tiền gửi ngânhàng…

Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn ảnh hưởng bởi tính chấtthời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức quản lý…

1.1.4 Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp

1.1.4.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn

Nếu căn cứ quan hệ về vốn trong doanh nghiệp thì nguồn VLĐ củadoanh nghiệp được chia làm 2 loại:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu

của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chiphôi và định đoạt Tuỳ theo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có những nội dung cụ thể như:Nguồn vốn từ ngân sách cấp hay có nguồn gốc từ ngân sách cho các Công tynhà nước; Vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trongcác Công ty cổ phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu

mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp …

-Các khoản nợ phải trả (nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp):

+ Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại,các tổ chức tín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu

Trang 22

+ Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếmdụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác Trong nền kinh tế thị trườngphát sinh các quan hệ thanh toán như: phải trả người bán, phải nộp ngân sách,phải trả công nhân viên…

Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hìnhthành từ vốn bản thân hay từ các nguồn ngoại sinh Từ đó có các quyết địnhtrong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ một cách hợp lý, đảm bảo an toàn

về tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp Thông thường các doanhnghiệp luôn có các cách sử dụng kết hợp cả hai loại này

1.1.4.2 Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn

Nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐtạm thời

- Nguồn VLĐ thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết

Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyênphải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển nhưcác tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng Nguồn VLĐ thường xuyên củadoanh nghiệp tại một thời điểm được xác định như sau:

Nguồn VLĐ

thường xuyên =

Tổng nguồn vốn thườngxuyên của doanh nghiệp -

Giá trị còn lại của TSCĐ

Trang 23

xuyên của DN

Hoặc = Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao lũy kế

- Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới mộtnăm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạmthời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoảnphải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác…

Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐthường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầuchung về VLĐ của doanh nghiệp

Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồnphù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổchức nguồn vốn.Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sửdụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất

1.1.4.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Dựa vào tiêu thức này thì nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chiathành nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanhnghiệp

- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động từ

bản thân các hoạt động của doanh nghiệp như tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận

để lại tái đầu tư, các khoản dự phòng…

-Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có

thể huy động từ việc vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành tráiphiếu, cổ phiếu…

Trang 24

Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọngcủa từng nguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định nhữngchính sách huy động vốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất.

1.1.5 Nhu cầu VLĐ và các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

1.1.5.1 Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tụctạo thành chu kỳ kinh doanh

“Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua sắm, dự trữ vật tư, sản xuất ra sản phẩm và bán được sản phẩm, thu được tiền bán hàng.”

Thông thường người ta chia chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thành 3giai đoạn sau:

Do đó, trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu

VLĐ “Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp…)”.

Có thể xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp theo công thức sau:

Mua sắm, dự trữ

vật tư cần thiết

Bán được sản phẩm, thu được tiền bán hàng

Nhu cầu Mức dự Khoản phải Khoản phải trả nhà cungvốn lưu = trữ hàng + thu từ - cấp

động tồn kho khách hàng

Sản xuất tạo ra sản phẩm

Trang 25

Trong đó:

- Mức dự trữ hàng tồn kho: là mức dự trữ những tài sản của doanh nghiệp

để sản xuất hoặc bán ra sau này Thường thì mức dự trữ hàng tồn kho củadoang nghiệp tồn tại dưới 3 hình thức: nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất,các sản phẩm dở dang và các thành phẩm chờ tiêu thụ

- Khoản phải thu từ khách hàng: là khoản mà đơn vị phải thu của người

mua sản phẩm, khoản lao vụ và dịch vụ của người giao thầu, xây dựng cơ bản

về các khối lượng công tác xây dựng cơ bản đơn vị đã hoàn thành, bàn giaonhưng chưa được trả tiền

- Khoản phải trả nhà cung cấp: là những khoản phát sinh trong quá trình

thanh toán, có tính chất tạm thời mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho cácbên do chưa đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn thanh toán theo hợp đồng

ký kết

Số VLĐ mà doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầuVLĐ lớn hay nhỏ trong từng thời kỳ kinh doanh Trong công tác quản lýVLĐ, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu VLĐ cần thiếttương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định

“Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải

đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục.Đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.”

Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là một vấn

đề phức tạp Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanhnghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khácnhau để xác định nhu cầu VLĐ Hiện có 2 phương pháp chủ yếu: phươngpháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

Trang 26

a/ Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp

Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Căn cứ vào các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến lượng VLĐ doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhucầu VLĐ thường xuyên

Trình tự của phương pháp này như sau:

- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấpcho khách hàng

- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp

- Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

(*) Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợpvới các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Tuy vậy, nó có hạn chế là việc tínhtoán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán lớn và mất nhiều thời gian

b/ Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp

Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầuvốn Có thể chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệm theo thực tế của các

doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanhnghiệp mình

Việc xác định nhu cầu VLĐ theo cách này là dựa vào hệ số VLĐ tínhtheo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loạitrong ngành Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanhthu của doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầuVLĐ cần thiết

Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bịhạn chế Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập doanhnghiệp với quy mô nhỏ

Trang 27

Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụngVLĐở thời kỳ

vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về VLĐ cho các thời kỳtiếp theo

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữacác yếu tố hợp thành nhu cầuVLĐ gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ kháchhàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động

và có tính chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệchuẩn nhu cầuVLĐ tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhucầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo

Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau:

- Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầuVLĐ trongnăm báo cáo Khi xác định số dự bình quân các khoản phải phân tích tìnhhình để loại trừ số liệu không hợp lý

- Xácđịnh tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báocáo Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần

- Xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.2.1.Hiệu quả sử dụng VLĐ và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện nay có thể tồn tại và phát triển để đạt được lợinhuận tối đa, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lýcác hoạt động kinh doanh của mình Một trong những vấn đề cần phải quantâm phát triển đó là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và nâng caohiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng

Trang 28

“Hiệu quả sử dụng vốn là sử dụng và điều hoà vốn thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, từng thời điểm sao cho tốt nhất cho doanh nghiệp.”

Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ phải được hiểu trênhai khía cạnh:

- Một là, với số vốn hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩmvới chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sảnxuất để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăngtrưởng của lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn

Hai khía cạnh cũng chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổchức quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nóiriêng Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng là một vấn đề cốtyếu trọng doanh nghiệp vì những lý do sau:

Trước hết, xuất phát từ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Bất kỳ doanh

nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hướng tới mụctiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan tới tất cảcác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là nguồn tích lũy cơbản để tái đầu tư, tái sản xuất mở rộng Trong điều kiện hiện nay, doanhnghiệp có thể tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện quyết định làdoanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không?Vì vậy lợi nhuận được coi

là một trong những đòn bẩy quan trọng, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó trong quá trình sản xuất,việc sử dụng VLĐ như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận là một bài toán dànhcho mọi doanh nghiệp

Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò to lớn của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh: Để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 29

doanh nghiệp diễn ra một cách thông suốt, liên tục thì ở bất cứ một quy môhoạt động nào đều cần phải có một lượng VLĐ phù hợp Đó là điều kiệnquyết định và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.Với vai trò quan trọng đó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn quantâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý VLĐ.

Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp ngày một quyết liệt, không chỉ bó hẹp trongphạm vi một quốc gia mà còn mở rộng tới phạm vi cả thế giới Đứng trướcnhững đòi hỏi ngày một khắt khe của người tiêu dùng, sản phẩm hàng hóaphải đa dạng về chủng loại, chất lượng phải không ngừng được nâng cao.Đểthực hiện được điều này, doanh nghiệp phải huy động và khai thác các nguồnlực của mình một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Từ đó, doanh nghiệpmới có khả năng tái đầu tư, cải tiến máy móc, tăng năng suất lao động, nângcao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ giúpdoanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô, lĩnh vựa kinh doanh, tạo ra hiệuquả kinh tế, tăng công ăn việc làm cho người lao động

Thứ ba, trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là rất lớn, song nguồn tài trợ lại có hạn Do vậy, vấn

đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn càng trở nên một vấn để hết sức cần thiết.Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động VLĐ thích hợp sẽ giảmđược một khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết, do đó tác động lớn đếnviệc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thứ tư, do tình trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, tình hình kinh doanh kém hiệu quả còn diễn ra tại nhiều doanh nghiệp Do chưa thích ứng

được với các quy luật khắt khe của nền kinh tế thị trường, trình độ quản lýcòn yếu kém nên đã dẫn đến việc lâm vào tình trạng lúng túng, trì trệ, thậmchí phá sản Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn không được bảo toàn do thua lỗ

Trang 30

trong kinh doanh Vì vậy, để nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, nhanhchóng theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới hiện nay thì cần khắcphục tình trạng yếu kém, trì trệ, cần phải quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả sửdụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng.

Xuất phát từ những khía cạnh trên cho thấy sự cần thiết phải nâng caohiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp.Đây là một khâu quantrọng trong công tác quản lý tài chính, là vấn đề quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp, người tathường sử dụng các chỉ tiêu sau:

1.2.2.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ

Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐcủa doanh nghiệp là cao hay thấp

Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện ở hai chỉ tiêu:

+ Số lần luân chuyển VLĐ (Vòng quay VLĐ):

MVLĐbq

Trong đó:

L: Số lần luân chuyển VLĐ ở trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển của VLĐ hay DTT bán hàng trong kỳ

VLĐbq: VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quaycủa VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Trang 31

+ Kỳ luân chuyển VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiệnđược một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐtrong kỳ

N VLĐbq x N

K = hay K =

L M

Trong đó:

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn 1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90ngày, 1 tháng là 30 ngày

VLĐbq: VLĐ bình quân được sử dụng ở trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển của VLĐ hay DTT bán hàng trong kỳ

Trang 32

Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần

có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu nàyđược tính như sau:

Sn

Trong đó:

Sn : Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàngcần bao nhiêu VLĐ Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐcàng cao

1.2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước hoặc sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Trang 33

Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bìnhquân trong kỳ Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vìchỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao.

+ Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho

Doanh thu bán hàng (có thuế)

Số dư bình quân các khoản phải thuChỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán củadoanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thuhồi các khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng

+ Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền

bình quân =

Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thu có thuế bình quân 1 ngàyChỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanhnghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Kỳthu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sáchbán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp

1.2.2.6 Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán

Tổng tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trang 34

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trangtrải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảmbảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho phép đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán

Lãi vay phải trả + lợi nhuận trước thuế

Lãi vay phải trả

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lái tiền vay của doanh nghiệp vàphản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ

Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính giúp doanh nghiệp đứng trên nhiều góc

độ khác nhau thực hiện sự đánh giá toàn diện đối với việc tổ chức và sử dụngVLĐ của mình

1.3 PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vậnđộng liên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó

Trang 35

tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Trong quá trình vận động đó VLĐchịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Chính vì vậy, trong hoạt động kinhdoanh của mình, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp phải

đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra được các giải pháihợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quảsản xuất kinh doanh của mình Xét một cách tổng quát, có một số nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau:

1.3.1.1 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có :

* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Việc xác định cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp càng được tối ưu hóa bấy nhiêu Nếu bố trí cơ cấuvốn không hợp lý, làm mất cân đối giữa VCĐ và VLĐ dẫn đến làm thiếuhoặc thừa một loại vốn nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

* Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫnđến thừa hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu thiếu vốn sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất kinhdoanh, làm xuất hiện tình trạng công nhân viên không phải làm việc màvẫn được hưởng lương theo quy định, còn nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí,làm tăng chi phí kinh doanh Như vậy thừa hoặc thiếu vốn đều làm giảmhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Việc sử dụng vốn

Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinhdoanh như : mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt

Trang 36

nhiều trong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, khôngtận dụng được các phế phẩm, phế liệu loại ra Điều này gây ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp.

* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp

Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết địnhbởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do vậy các doanh nghiệpphải luôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu,tiêu thụ ở đâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động cácnguồn lực hợp lý, nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa Trong nền kinh tếthị trường, quy mô và tính chất sản xuất kinh doanh đều do thị trườngquyết định Việc dự đoán, nắm bắt thời cơ là yếu tố quyết định sự thànhbại trong kinh doanh Vì vậy việc lựa chọn phương án kinh doanh,phương án sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Các phương án được lựa chọn phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường,xuất phát từ nhu cầu thị trường Có như vậy, sản phẩm sản xuất ra mới cókhả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệu quả kinh tế cao và đồngthời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

* Trình độ các nhà quản lý của doanh nghiệp

Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụchuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp Phải kiểm tra các số liệu kếtoán một cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồnthu, chi của doanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ cónhư vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 37

* Mối quan hệ của doanh nghiệp

Mối quan hệ của doanh nghiệp thể hiện trên hai phương diện, đó là mốiquan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhàcung cấp Mối quan hệ của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đếnnhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm qua đó ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với kháchhàng thì sản phẩm tiêu thụ nhanh và dễ dàng hơn Mặt khác quan hệ giữadoanh nghiệp và nhà cung cấp tốt thì nguyên vật liệu phục vụ cho quá trìnhsản xuất sẽ được cung ứng kịp thời, đẩy nhanh tiến độ sản xuất của doanhnghiệp, tránh được tình trạng ngừng hoạt động do thiếu nguyên nhiên vật liệu,làm giảm được những chi phí không cần thiết

1.3.1.2 Các nhân tố khách quan

Ngoài những nhân tố chủ quan trên, việc quản lý và sử dụng VLĐcủa doanh nghiệp còn chịu nhiều ảnh hưởng của một số nhân tố kháchquan Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp,doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng

và phòng ngừa hợp lý

* Cơ chế và các chính sách của nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệpđược tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải chịu sự quản lý vĩ mô của Nhànước thông qua hàng loạt các chính sách, bộ luật được Nhà nước banhành Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanhnghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra Chính

vì thế, một sự thay đổi trong cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nướcđều có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

Trang 38

nghiệp Một số chính sách như chính sách trích lập dự phòng tạo điều kiệncho doanh nghiệp có nguồn bù đắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộpthuế và chính sách hoàn thuế đối với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệuquả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu Nhà nước tạo được môi trườngkinh doanh lành mạnh, một hệ thống chính sách hợp lý, các văn bản phápluật đồng bộ và ổn định sẽ có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế đối với cácdoanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và đồng

vốn sinh lợi tối đa.

* Ảnh hưởng của lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua củađồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật tư từ đólàm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

* Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành

Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tếtham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thịtrường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngàycàng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thườngtrong kinh doanh Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp

* Các rủi ro bất khả kháng

Doanh nghiệp còn có khả năng gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ranhư hỏa hoạn, lũ lụt mà doanh nghiệp không lường trước được, gây ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ

Trang 39

đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét,nghiên cứu một cách thận trọng từng nguyên nhân để đưa ra các giải pháp kịpthời và cụ thể.

1.3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp

* Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh

Việc xác định hợp lý, đúng đắn nhu cầu VLĐ là căn cứ để doanh nghiệp

tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn huy động trong kinhdoanh đảm bảo cho quá trình đó tiến hành liên tục Hạn chế đến mức thấpnhất tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn sản xuất kinh doanh hoặc tránh phải

đi vay vốn ngoài kế hoạch với lãi suất cao cũng như tình trạng thừa vốn gây ứđọng vốn

* Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp sao cho đáp ứng nhu cầu sản xuất

Tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp, đồngthời tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lýđối với từng nguồn, giảm thấp nhất chi phí sử dụng vốn

* Quản lý tốt vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là yếu tố quyết định đến khả năng thanh toán của doanhnghiệp, tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thườngxuyên phải có một lượng vốn bằng tiền tương ứng mới đảm bảo cho tình hìnhtài chính của doanh nghiệp ở tình trạng bình thường Một số biện pháp cụ thể

mà doanh nghiệp cần xem xét:

- Xác định dự trữ vốn bằng tiền một cách hợp lý

- Xây dựng nội quy, quy chế quản lý các khoản thu chi đặc biệt là bằngtiền mặt nhằm tránh sự mất mát, trục lợi Chi - thu tiền mặt phải qua quỹ

Trang 40

- Quản lý chặt chẽ những khoản tạm ứng.

- Thường xuyên đảm bảo các khoản thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp

* Quản lý tốt khoản phải thu

Quản lý các khoản phải thu của khách hàng là vấn đề quan trọng nhưngcũng rất phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Các khoảnphải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong VLĐ của doanhnghiệp, mặt khác cho khách hàng chiếm dụng nhiều hay ít, trong thời gianbao lâu lại liên quan đến mối quan hệ bạn hàng của doanh nghiệp Để quản lýtốt các khoản phải thu từ khách hàng cần một số biện pháp cụ thể như:

- Xác định chính sách bán chịu (tín dụng thương mại) với khách hàng

- Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu

- Xác định điều kiện thanh toán: Thời gian thanh toán, điều kiện chiếtkhấu

- Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu và có biện pháp phù hợp thu hồi

nợ bảo toàn vốn

*Quản lý tốt hàng tồn kho dự trữ

Quản lý vốn về hàng tồn kho rất quan trọng, nó chiếm tỷ trọng đáng kểtrong tổng tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐcủa doanh nghiệp Dự trữ hàng tồn kho hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm chi phílưu kho, chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng; quá trình sản xuất kinh doanhđược liên tục Để quản lý tốt hàng tồn kho có thể cần những biện pháp chủyếu như:

- Xác định đúng đắn lượng vật tư nguyên liệu, hàng hóa cần mua vàotrong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý

- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạtmục tiêu: Giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doanhnghiệp và tất cả đều gắn với chất lượng vật tư, hàng hóa đảm bảo

Ngày đăng: 05/04/2014, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính - Nhà xuất bản Tài chính năm 2010 Khác
2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính - Nhà xuất bản Tài chính năm 2011 Khác
3. Các báo và tạp chí chuyên ngành: Thời báo kinh tế, Tạp chí tài chính Khác
4. Một số trang web:tiennong.vn; vinafer.vn; finance.tvsi.com.vn Khác
5. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính trong năm 2011,2012 của Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông Khác
6. Báo cáo phân tích PVFCCo của ABCS 7. Một số tài liệu khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý. - Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nông nghiệp tiến nông
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý (Trang 45)
Sơ đồ 2.2 - Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nông nghiệp tiến nông
Sơ đồ 2.2 (Trang 49)
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát quá trình sản xuất phân bón NPK - Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nông nghiệp tiến nông
Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm soát quá trình sản xuất phân bón NPK (Trang 51)
Sơ đồ 2.4 - Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nông nghiệp tiến nông
Sơ đồ 2.4 (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w