ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về Hội nhập, Hợp tác và Cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và thế giới (Trang 25 - 26)

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ThS. Nguyễn Thành Hưng – Khoa KTKT, ĐHTM

Tóm tắt

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành dịch vụ của Việt Nam phải nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý. Lĩnh vực kế toán kiểm toán, một lĩnh vực dịch vụ đã nằm trong lộ trình cam kết của Chính phủ cho phép mở cửa tự do cạnh tranh. Khi đó, nền kinh tế của đất nước sẽ đòi hỏi các dịch vụ kế toán, kiểm toán phải có chất lượng cao hơn, hoàn hảo hơn, được cung cấp bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, bản lĩnh và có đạo đức nghề nghiệp. Sự hội nhập này đã có những ảnh hưởng to lớn đến hoạt động tài chính kế toán của các doanh nghiệp và còn tác động mạnh mẽ đến quá trình đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở tất cả các Viện, các Trường đại học thuộc khối ngành kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp để đề cập đến thực trạng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực quan trọng này, đáp ứng nhu cầu xã hội trong điều kiện hội nhập.

MỘT VÀI TRAO ĐỔI VỀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN MÔN – KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN MÔN – KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

ThS. Phạm Hà Phương - Khoa QLNNL,ĐHTM

Tóm tắt

Dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới của chúng ta trở nên “phẳng” hơn (sự kết nối) với ba sự hội tụ của những người chơi mới, những sân chơi mới và những quy trình chơi mới. Chính điều này, cho phép các quốc gia, các doanh nghiệp (DN) và các cá nhân dễ dàng hợp tác và cạnh tranh để phát triển theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.

Trong cuộc chiến cạnh tranh để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nước ngoài thường sử dụng các năng lực công nghệ cốt lõi cũng như có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Trong bối cảnh, một sân chới mới rộng lớn hơn với nhiều áp lực cạnh tranh, đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là vừa và nhỏ, với nguồn lao động dồi dào về số lượng, song chất lượng thì hầu như chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình hội nhập, phát triển, nhất là chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn – kỹ thuật ở nước ta hiện nay vẫn còn ở trình độ trung bình, là một điểm yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính vì vậy, bài viết muốn đề cập một số trao đổi xung quanh một số giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn – kỹ thuật ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu. Bài viết trình bày một số lý luận cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn – kỹ thuật, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn – kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn – kỹ thuật ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về Hội nhập, Hợp tác và Cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và thế giới (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w