DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về Hội nhập, Hợp tác và Cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và thế giới (Trang 29)

VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Phạm Thị Xuân Hà - Khoa Tiếng Anh, ĐHTM

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam nói chung, và của giáo dục đại học nước nhà nói riêng, cùng với công nghệ thông tin, tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoại ngữ này được xem là một trong những điều kiện cần thiết, tiên quyết, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển bởi lẽ đây chính là cầu nối giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế đồng thời là con đường ngắn nhất để tiếp cận mọi thành tựu văn hóa, tiến bộ khoa học và kỹ thuật của thế giới. Nắm được tiếng Anh, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình. Từ yêu cầu thực tế của nền kinh tế tri thức, từ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và năng lực tiếng Anh, việc dạy và học tiếng Anh phải thực sự đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động toàn cầu. Tuy nhiên, công việc này vẫn chưa được tiến hành một cách hiệu quả, chưa có nghiên cứu và giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam. Nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học đã không thể nắm bắt được những cơ hội nghề nghiệp cũng như khó có khả năng tiến sâu vào lĩnh vực nghiên cứu quốc tế do hạn chế về năng lực sử dụng ngoại ngữ. Nghiên cứu này tập trung chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về Hội nhập, Hợp tác và Cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và thế giới (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w