Triển vọng phát triển của ASEAN
Trang 1Nhóm 5
Đề tài: Trình bày những hiểu biết về khối EU và đánh giá triển vọng của khối ASEAN.
Danh sách nhóm:
1 Trần Ngọc Hải
2 Lê Quý Hiển
3 Vũ Minh Huế
4 Lê Quang Hưng
5 Tô Anh Minh (NT)
6 Nguyễn Thị Ngân
7 Phạm Thị Thu Phương
8 Nguyễn Thị Thơm
Trang 2Bố cục
Mở Đầu
I, Tổng quan về EU
1 Lịch sử hình thành
2 EU là l iên minh kinh tế - tiền tệ
3 Thể chế của EU
II, Tìm hiểu chung về ASEAN
1 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
2 Giới thiệu chung về AFTA
3 Cơ hội và thách thức
III, Triển vọng của ASEAN
1 So sánh những tương đồng và khác biệt về hội nhập khu vực của EU và ASEAN.
2 ASEAN học được những bài học kinh nghiệm gì qua sự hội nhập của EU.
3 Triển vọng của ASEAN
Kết luận
Trang 3Mở đầu
Trong một thời kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới sau chiến tranh có một xu hướng phát triển có thể dễ dàng nhận ra ngay đó là xu hướng hợp tác quốc tế đối với các nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực hay trên phạm vi toàn thế giới Biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng này là sự hình thành và phát triển của những tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế mang tính chất quốc tế Ngoài ra các hiệp định song phương hay đa phương giữa các chính phủ các nước đóng vai trò quan trọng kịch thích và góp phần đẩy mạnh xu hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế – nhân tố cơ bản của tiến trình toàn cầu hoá Những ví dụ cơ bản nhất cho xu hướng này có thể thấy ngay ở các tổ chức, các hiệp hội kinh tế hay thương mại như uỷ ban Châu Âu EEC – tiền thân của EU, hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEAN với khu mậu dịch tự do AFTA hiệp ước chung về thuế quan và thương mại GATT tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO Ngoài ra còn có một
số các tổ chức và các diễn đàn hợp tác kinh tế khác như WP, IMF, OPEC, APEC, NAFTA… Mặc dù các tổ chức hay các hiệp ước kinh tế này được lập ra với các mục đích có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng cùng có một điểm chung đó là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và mục đích chính là để thúc đẩy và phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân bằng cách triệt để khai thác các lợi thế so sánh và tranh thủ các nguần lực từ bên ngoài hay đẩy mạnh thu hút và khai thác các nguồn lực nội sinh
Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế:
Thỏa thuận mậu dich ưu đãi
Là hình thức lỏng lẻo nhất, thấp nhất
Các hàng rào mậu dịch đối với các nước thành viên thấp hơn so với các nước không phải thành viên
Khu vực mậu dịch tự do
Các hàng rào mậu dịch sẽ được bãi bỏ dần giữa các nước thành viên
Mỗi thành viên vẫn giữ lại những hàng rào mậu dịch riêng
VD: EFTA, NAFTA, ASEAN
Liên hiệp quan thuế
Đã đạt trình độ cao hơn “Khu vực mậu dịch tự do” ở chỗ sẽ thống nhất một mức thuế quan chung
VD: EEC
Thị trường chung
Cho phép di chuyển tự do lao động và tư bản giữa các nước thành viên
VD: ECM
Liên hiệp kinh tế
Trang 4Hình thức cao nhất chẳng những thống nhất về kinh tế,mà còn thống nhất về tài chính, về chính trị, về văn hóa
VD: EU
I,Tổng quan về EU
Liên minh châu Âu (EU – European Union) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu Ngày nay Liên minh châu Âu là khối liên kết kinh tế - chính trị có tính tổ chức trong sự thống nhất cao nhất trong các liên kết của thế giới
Với gần 500 triệu công dân thuộc 27 quốc gia, các nước trong Liên minh châu Âu sản xuất gần 30% tổng sản phẩm của thế giới (16.8 ngàn tỉ năm 2007)
1 Lịch sử hình thành:
Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ Đệ nhị Thế chiến Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950
Liên minh này được thành lập chính thức bởi Hiệp định Maastricht (chính thức được phê chuẩn ngày 1 tháng 11 năm 1993) dựa trên nền tảng của một số tổ chức tiền thân :
Cộng đồng Than và Thép châu Âu (năm 1951 tại Pari)
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC – European Economic Community) năm
1957 với mục tiêu xây dựng thị trường chung châu Âu
Một số Hiệp ước quan trọng có vai trò cột mốc trong việc hình thành và quyết định đường lối phát triển của Liên minh châu Âu :
1948 Brussels
Trang 51957 European Economic Community (Custom union), European
Atomic Energy Community (Corporation in devoloping nuclear)
1967 Brussels
1993 Maastricht
1999 Amsterdam
Các nước gia nhập Liên minh châu Âu theo thứ tự thời gian :
Năm Quốc gia
1957 Bỉ, Tây Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973 Đan Mạch, Ireland, Anh
1981 Hy Lạp
1986 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995 Áo, Phần Lan, Thụy Điển
2004 Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,
Malta, Cộng hòa Síp
2007 Romania, Bulgaria
Có thể thấy, giai đoạn từ 1990 mà đặc biệt là trong năm 2004 là một năm quan trọng đối với liên minh kinh tế - chính trị này khi có hàng loạt nước châu Âu gia nhập, đáng chú ý hơn, có một loạt các nước trước kia là thành viên của SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) từng có quan hệ “thân Nga” Theo nhiều lý giải, chính việc dỡ bỏ bức
Trang 6tường Berlin đã tạo ra những điều kiện vô cùng lý tưởng cho liên minh này mở rộng về phía Đông, nâng cao vai trò của mình trong các vấn đề liên quan đến Nga
4 EU là l iên minh kinh tế - tiền tệ
Từ khi thành lập, EU đã thiết lập một nền kinh tế xuyên suốt lãnh thổ các thành viên Hiện tại một đồng tiền chung đang được sử dụng giữa 16 quốc gia thuộc “Khu vực đồng Euro” (Eurozone) Được xem như một nền kinh tế thống nhất, EU tạo ra GDP danh nghĩa là $16.83 ngàn tỉ năm 2007, $18 493.009 tỉ (€12 581 tỉ) năm 2008, chiếm 31% tổng sản lượng kinh tế thế giới EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về GDP danh nghĩa, cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất, nhà nhập khẩu lớn thứ 2 và là đối tác thương mại hàng
đầu của nhiều quốc gia có tầm cỡ như Ấn Độ, Trung Quốc
170 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới về doanh thu1 có trụ sở chính tại EU Tháng 5/2007, thất nghiệp ở EU là 7%, đầu tư bằng 21.4% GDP, lạm phát 2.2% và thâm hụt công cộng là -0.9% GDP Thu nhập bình quân đầu người biến động giữa các nước thành viên từ $7000 USD tới $690002 (Việt Nam là $726)
Trong khối EU :
- Sự lưu chuyển của hàng hóa, vốn (tư bản), con người và dịch vụ là hoàn toàn tự do
- Một biểu thuế nhập khẩu được áp dụng chung cho tất cả mọi hàng hóa vào thị trường này
- Hàng hóa một khi ở trong thị trường đơn nhất này có thể tự do lưu thông mà không chịu tác động của bất cứ nghĩa vụ hải quan, hạn ngạch nhập khẩu hay thuế phân biệt nào khác
- Một trong những bước tiến quan trọng nhất phát triển thị trường đơn nhất này là sử dụng một đồng tiền chung : EURO
Việc tạo ra đơn vị tiền tệ chung Châu Âu đã trở thành một mục tiêu chính thức của
EU từ năm 1969 Theo Hiệp ước Maastricht 1993 về Liên minh Châu Âu, Ủy ban kinh tế
1
Trang 7Châu Âu soạn thảo kế hoạch cho sự ra đời đồng tiền Châu Âu thống nhất năm 1999 Bất chấp những tranh cãi, đơn vị tiền tệ chung, EURO, đã xuất hiện đúng thời gian định trước, tháng 1 năm 1999, với 11 trong số 15 thành viên EU lúc đó tham gia trong liên minh tiền tệ này: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha Đan Mạch, Thụy Điển, và Anh đã chọn không tham gia từ đầu,
được tham gia vào năm 2000
Bắt đầu từ 1/1/1999, tỷ lệ trao đổi của các quốc gia tham gia liên minh tiền tệ được
cố định vĩnh viễn theo EURO Đồng EURO trở thành đơn vị hạch toán ECB thâu tóm chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương quốc gia, các chính phủ bắt đầu phát hành
nợ bằng đồng euro Đầu năm 2002, giấy bạc và tiền xu euro đã bắt đầu lưu thông và trước tháng 6 năm đó, các đồng tiền quốc gia đã được thay thế hoàn toàn bằng euro
Liệu đồng euro có phải thuốc bổ cho nền kinh tế Châu Âu không và liệu nó có giúp tăng GDP của EU không vẫn là một câu hỏi mở Tuy nhiên, động cơ đằng sau liên minh tiền tệ này có lẽ (theo một số nhà kinh tế) mang tính chính trị nhiều hơn tính kinh
tế Liên minh tiền tệ sẽ củng cố liên minh chính trị, tạo ra một Châu Âu hợp nhất để có thể diễn một vai mạnh hơn cả về chính trị lẫn kinh tế trên kịch trường kinh tế thế giới
Hình 3.2: Tỉ giá USD/EUR giai đoạn 1999-2009
Trang 8(Nguồn: ECB)
Với sự ra đời của Hệ thống tiền tệ Châu Âu và đồng EURO năm 1999, USD sẽ bị thử thách gay go để giữ được vị trí là đơn vị dự trữ và thanh toán quốc tế cơ bản Việc sử dụng EURO tăng thêm sự thống nhất của thị trường tài chính Châu Âu, giúp nó cạnh tranh với thị trường tài chính Mỹ Sự tăng sử dụng đồng EURO trong các thị trường tài chính sau đó sẽ làm EURO trở nên thích hợp hơn cho các giao dịch quốc tế Hiện nay GDP cũng như xuất khẩu của EU đã qua mặt Mỹ, thậm chí còn vượt khá xa Nếu European Central Bank có thể đảm bảo lạm phát ở mức thấp thì Euro sẽ thực sự trở thành một đồng tiền vững chắc, báo hiệu một triển vọng lớn
Dù vậy, để EURO có thể gặm vào vị trí của USD, EU phải hoạt động như một thực thể liên kết chặt chẽ về chính trị, để có thể phô trương sức mạnh ảnh hưởng của nó trên trường quốc tế Điều này thì lại thật đáng ngờ, và đa số nhà phân tích cho rằng cần
có thời gian dài trước khi EURO đá USD ra khỏi hoạt động giao dịch tài chính quốc tế
5 Thể chế của EU
Trang 9- Hội đồng Châu Âu: bao gồm những người đứng đầu nhà nước, chính phủ các nước thành viên và chủ tịch ủy ban Châu Âu Hội đồng Châu Âu có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn của EU và đóng vai trò như một diễn đàn chính trị
- Ủy ban Châu Âu: là cơ quan hành pháp của EU, gồm 20 ủy viên được ủy nhiệm dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và phải được Quốc hội Châu Âu tán thành Ủa ban Châu Âu đề xuất lên hội đồng bộ trưởng cấc biện pháp phát triển chính sách chung và theo dõi việc tôn trọng các hiệp ước
- Nghị viện Châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU Nghị viên Châu Âu có chức năng thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, cùng hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực Nghị viên cũng có quyền bãi miễn
ủy viên ban Châu Âu
- Tóa án Châu Âu: Có quyền bác bỏ những quy định của các ủy ban Châu ÂU, văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU
- Tòa kiểm toán Châu Âu: có chức năng kiểm tra cá khoản tài chính của EU để đảm bảo tính hợp pháp của các khoản thu chi
- Ủy ban kinh tế và xã hội: là cơ quan đại diện cho lợi ích của các nhóm người trong xã hội, có nhiệm vụ tư vấn tới lợi ích của các đơn vị địa phương và khu vực
- Ngân hàng đầu tư Châu Âu: đảm bảo trách nhiệm cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp và các nước thành viên trên cơ sở nguồn vốn của các nước thành viên đóng góp hoặc vốn vay quốc tế
II,Tìm hiểu chung về ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực
1 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác nhau ở Đông Nam Á
Trang 10Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một
tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ
(CACM) Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN
Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước
Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999)
ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009)
* Những cột mốc phát triển quan trọng
+ Tuyên bố ASEAN:
Ngày 8/8/1967, tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Phó Thủ tướng Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã ra Tuyên bố ASEAN
Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa; tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực
+ Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập:
Ngày 27/11/1971, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines, Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái
Trang 11Lan đã ký và công bố “Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á”- Tuyên bố ZOPFAN
Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài
+ Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á:
Ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).Hiệp ước nhằm thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á
+ Hiến chương ASEAN:
Từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (năm 2004), lãnh đạo các nước ASEAN
đã nhất trí xây dựng bản Hiến chương ASEAN Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (năm 2007), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất việc phê chuẩn Hiến chương trong vòng một năm
Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn Đây là một sự kiện quan trọng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triển
Hiến chương ASEAN đánh dấu một bước chuyển mình cơ bản của Hiệp hội sang một giai đoạn mới, trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; đồng thời, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN, nhất là của các vị lãnh đạo, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh hơn, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như
của từng nước thành viên
*Hoạt động:
+ Về chính trị-an ninh: Đây là lĩnh vực có nhiều hoạt động hợp tác nổi trội và là
nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các
vị Lãnh đạo Cấp cao