Phương thức liên kết nối và quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn (trong văn chương nghệ thuật và văn bản chính luận)
Trang 1mở đầu
1 Tính thời sự của luận án
Ngôn ngữ học văn bản với tư cách là bộ môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống giao tiếp phát triển rầm rộ trên thế giới vào những năm 60 của thế kỉ 20 ở Việt Nam, ngôn ngữ học văn bản được quan tâm từ những năm 80 của thế kỉ trước, và có hàng loạt công trình về ngôn ngữ học văn bản đã được
công bố như Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985,1999) của Trần Ngọc Thêm, Văn bản và liên kết tiếng Việt (1998), Giao tiếp-Văn bản-Mạch lạc-Liên kết-Đoạn văn (2002) của Diệp Quang Ban, Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt
(1999) của Nguyễn Thị Việt Thanh và hàng loạt những bài báo khác
Phép nối được các nhà ngôn ngữ học văn bản trên thế giới nghiên cứu kĩ ở hai phương diện: lí thuyết và ứng dụng ở Việt Nam, phép liên kết này được các nhà Việt ngữ rất quan tâm Tuy nhiên, phép nối cũng như các phép liên kết khác được nghiên cứu trên quan niệm liên kết thuộc cấu trúc Trong khi đó, ngôn ngữ học văn bản thế giới đã chỉ ra việc nghiên cứu các phương tiện liên kết đi sâu vào việc khám phá, tìm hiểu bản chất của mối quan hệ nghĩa Về vấn
đề này, ngôn ngữ học văn bản thế giới đã tiến một bước xa, có những kiến giải sâu sắc và được ủng hộ Vì vậy, việc hiểu đúng phép nối, phân tích chính xác quan hệ nghĩa và giá trị tu từ của chúng trên cứ liệu tiếng Việt là việc làm cấp thiết đối với các nhà Việt ngữ chuẩn bị cho việc dạy học phân tích diễn ngôn ở các cấp học ở Việt Nam
2 Đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số tác phẩm trong văn chương nghệ thuật và văn bản chính luận
- Các loại phương tiện thuộc phép nối
- Các kiểu quan hệ do phương tiện nối diễn đạt Giá trị tu từ của việc sử dụng phép nối
2.2 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí thuyết về phép liên kết nói chung và phép nối nói riêng
- Xác định cơ sở phân loại, thực hiện sự phân loại các phương tiện nối tiếng Việt
- Xác định tần số xuất hiện của chúng So sánh tổng quát tần số xuất hiện, khả năng sử dụng phép nối trong hai kiểu lại văn bản đó
- Phân tích, miêu tả và xác định quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn do các phương tiện nối diễn đạt
- Phân tích giá trị tu từ của phương tiện nối qua một số ngữ liệu cụ thể
Việc thực hiện nhiệm vụ trên nhằm những mục đích sau đây:
- Xây dựng hệ thống các phương tiện thuộc phép nối Làm rõ vai trò của chúng về phương diện lôgíc nghĩa và tu từ Lãm rõ tầm quan trọng của các phương tiện nối trong tổ chức văn bản
Trang 23 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4 Sơ lược về việc nghiên cứu liên kết trong văn bản
4.1.Sơ lược về việc nghiên cứu liên kết trong văn bản trên thế giới
Trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học quan tâm đến lĩnh vực văn bản từ rất sớm (khoảng cuối năm 40 của thế kỉ 20) Đó là Belichơ, Paxplôp, Các Bôxtơ Ngôn ngữ học văn bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, số lượng các bài báo, chuyên luận tăng nhanh, hàng loạt các tạp chí chuyên đề, hội thảo được ra đời ở các nước Đức, áo, Bỉ Người có nhiều đóng góp là Ô I Moskalskaja, Halliday và Hasan, David Nunan
4.2 Sơ lược về việc nghiên cứu liên kết trong văn bản ở Việt Nam
Ngôn ngữ học văn bản được các nhà Việt ngữ quan tâm từ 1970 Nguyễn Tài Cẩn nhận ra sự chật hẹp của ngôn ngữ cấu trúc và cho câu không phải là đơn vị nghiên cứu cuối cùng của ngôn ngữ Trần Ngọc Thêm nghiên cứu một cách
khoa học, đầy đủ về liên kết văn bản tiếng Viêt trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985, 1999) Nguyễn Đức Dân và Lê Đông có bài viết Phương thức liên kết từ nối trên tạp chí Ngôn ngữ số 1-1985 Đỗ Hữu Châu đưa ra kiến giải của mình vè liên kết văn bản trong Ngữ pháp văn bản (1994), Nguyễn Thị Việt Thanh với Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Phan văn Hoà với Phương thức liên kết phát ngôn đói chiếu ngữ liệu Anh-Việt (1998) Diệp Quang Ban với Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998), Giao tiếp-Văn bản-Mạch lạc-Liên kết-Đoạn văn (2002) và nhiều bài báo, chuyên luận khác
5 Cái mới của luận án
5.1 Lập bảng kê các phương tiện nối trong tiếng Việt thuộc hai loại văn bản, văn chương nghệ thuật và văn bản chính luận trên một số tư liệu được khảo sát
Trang 35.2 Nghiên cứu chúng một cách có hệ thống, miêu tả cụ thể các kiểu quan hệ nghĩa do phép nối đem lại cho văn bản tiếng Việt
5.3 Khai thác giá trị tu từ của phương tiện nối trong một số tác phẩm văn chương nghệ thuật và văn chính luận cũng như của tiếng Việt nói chung
5.4 Luận án góp phần hoàn chỉnh lí thuyết về liên kết trong văn bản ứng dụng vào việc nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu góp phần đáng kể vào việc biên soạn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, chuẩn bị cơ ở vật chất cho việc dạy và học về phân tích diễn ngôn và tạo lập văn bản ở các cấp học của Việt Nam
5 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có bốn chương:
1.1.1 Câu
Câu có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, cho nên việc nghiên cứu câu vô cùng phức tạp Hiện nay có rất nhiều định nghiã về câu Trong những định nghĩa ấy, người ta nhận ra có ba quan niệm lớn tác động đến việc nghiên cứu câu ứng dụng vào ngôn ngữ Câu được nhiều nhà Việt ngữ chú ý như Cao Xuân Hạo, Hồ Lê, Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban Điểm chung là câu có cấu tạo ngữ pháp hoàn chỉnh, được hiện thực hoá, tình thái hoá trong giao tiếp, có tính độc lập tương đối, là đơn vị thông báo nhỏ nhất, có cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ Nếu không đặt câu vào tình huống hoạt động của ngôn ngữ thì khó nắm bắt được cái nghĩa cần thiết của nó
1.1.2 Phát ngôn
Hiện nay, trong ngôn ngữ có nhiều cách hiểu về phát ngôn Các nhà Việt ngữ như Hồ Lê, Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban đưa ra các định nghĩa về phát
ngôn Điểm chung là Phát ngôn là câu trong hoạt động giao tiếp Để tiện cho
nghiên cứu, luận án coi câu là phát ngôn (phát ngôn có độ dài từ chữ cái viết hoa sau dấu chấm câu và kết thúc là dấu chấm câu) Như vậy, việc hiểu câu-phát ngôn có tác dụng không nhỏ cho phân tích văn bản đi sâu vào mặt nghĩa, mặt sử dụng, chỉ ra những tầng nghĩa bị khuất lấp dưới bề mặt ngôn từ
Trang 41.2.Văn bản và diễn ngôn
1.2.1 Văn bản
Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ văn bản được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm Cho đến nay, thuật ngữ này có nhiều cách lí giải Các nhà ngôn ngữ như Galperin, Cook, Halliday, Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban đã đưa ra các
định nghĩa về văn bản Điểm chung của các định nghĩa đó là: Văn bản có thể là dạng nói hoặc dạng viết; cũng có thể dài cũng có thể ngắn; cấu trúc của văn bản bao gồm cả cấu trúc hình thức lẫn cấu trúc nghĩa; có đề tài (hoặc chủ đề) Việc hiểu văn bản như thế là hiểu được các bình diện của văn bản như: ngữ nghĩa, cách tổ chức và cấu tạo văn bản, chức năng của văn bản Nó có tác dụng thiết thực trong việc tiếp nhận, phân tích, tạo lập văn bản
1.2.2 Diễn ngôn
Hiện nay, diễn ngôn và văn bản có nhiều định nghĩa Qua những định nghĩa
đó, người ta nhận thấy có sự bất đồng ý kiến về hai thuật ngữ này Đối với một
số học giả, các thuật ngữ đó gần như thay thế cho nhau; đối với một số học giả khác, diễn ngôn chỉ ngôn ngữ trong ngữ cảnh Tuy nhiên, họ đồng ý rằng cả văn bản và diễn ngôn đều cần được xác định dựa vào mặt nghĩa Những văn bản mạch lạc, những sản phẩm diễn ngôn mạch lạc là cái tạo nên tổng thể có nghĩa
Những điều vừa nêu trên đây cũng đủ cho ta hình dung tính phức tạp trong sự
cố gắng của các nhà nghiên cứu chỉ ra chỗ khác nhau của văn bản và diễn ngôn Mặc dù vậy, việc phân biệt sự diễn đạt hình thức của lời nói (ứng với phân tích văn bản) với chức năng giao tiếp (ứng với phân tích diễn ngôn) là cần thiết cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản ngày nay Chúng tôi có quan niệm văn bản và diễn ngôn như các thuật ngữ đồng nghĩa, thay thế cho nhau, được xác
định dựa hoàn toàn vào mặt nghĩa
1.3 Một số vấn đề của phân tích diễn ngôn
1.3.1 Về phân tích diễn ngôn
Nunan đưa ra định nghĩa: “Diễn ngôn như là một chuỗi ngôn ngữ gồm một số
câu, những câu này được nhận biết là có liên quan một cách nào đó” Những
diễn ngôn mạch lạc là những cái tạo nên một tổng thể nghĩa Phân tích diễn ngôn liên quan dến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng
1.3.2 Yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn
Nunan đề cập những yếu tố cơ bản nhất trong diễn ngôn như liên kết, cấu trúc tin, tin đã cho và tin mới, quan hệ đề - thuyết, thể loại và phân tích mệnh đề
1.3.3 Tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa
Các nhà phân tích diễn ngôn rất chú ý dến liên kết, mạch lạc trong diễn ngôn,
hành động ngôn ngữ, những hiểu biết cơ sở về thương lượng nghĩa
1.3.4 Phát triển năng lực diễn ngôn
Muốn có kĩ năng nói/viết, các em phải được dạy học một cách tường minh
Trong đọc/viết, các em cần đến những chỉ dẫn tường minh trong việc hiểu để tạo
Trang 5ra mối quan hệ trong diễn ngôn
1.4 Về quan hệ giữa liên kết và mạch lạc
1.4.1 Mạch lạc trong văn bản
Khi nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản, các nhà ngôn ngữ trên thế giới rất
quan tâm đến tính mạch lạc văn bản, coi chúng là “chất văn bản” Wales chỉ rõ:
“Mạch lạc được hiểu là liên kết ngữ nghĩa” Crystals: “Mạch lạc là tính nối kết chức năng làm nền cho khúc đoạn ngôn ngữ hành chức; nó trái ngược với tính rời rạc” Halliday và Hasan: “Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết là một trong những điều kiện tạo thành chất văn bản (texture)” Nunan:
“Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải tập hợp câu và phát ngôn không có liên đới với nhau”
Các nhà Việt ngữ cũng rất quan tâm đến mạch lạc trong văn bản Mỗi nhà nghiên cứu từ góc độ của mình rút ra nhận xét vai trò của mạch lạc trong văn bản Đỗ Hữu Châu nghiên cứu mạch lạc từ góc độ dụng học Diệp Quang Ban
có nhiều bài viết và chuyên luận viết về mạch lạc trong văn bản
1.4.2.Liên kết trong văn bản
1.4.2.1 Khái niệm liên kết
Khi ngôn ngữ học văn bản phát triển, hiện tượng đầu tiên được giới nghiên
cứu chú ý là “tính liên kết” của văn bản Họ cho rằng văn bản không phải là
phép cộng đơn thuần của những câu đúng ngữ pháp mà giữa các câu có mối liên
hệ chặt chẽ, thống nhất Và quan niệm liên kết không nằm trong bình diện cấu trúc mà là hệ thống quan hệ được biểu hiện qua các yếu tố ngữ nghĩa của văn
bản ở Việt Nam, Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Liên kết chính là nhân tố quan trọng có tác dụng biến một chuỗi câu thành một văn bản” Và coi liên kết thuộc cấu trúc Diệp Quang Ban coi liên kết “phi cấu trúc tính” Quan niệm ấy
được bắt đầu từ cách hiểu của Halliday trong Dẫn luận ngữ pháp chức năng
1.4.2.2 Phân loại các phương thức liên kết
Hiện nay, trên thế giới, cách phân loại các phương thức liên kết của Halliday
được giới nghiên cứu chú ý và ủng hộ Cơ sở phân loại của ông là dựa trên quan
hệ nghĩa, liên kết thuộc hệ thống chứ không thuộc cấu trúc Ông chia chia các
phương thức liên kết trong tiếng Anh thành bốn: phép quy chiếu, phép thế và tỉnh lược, phép nối, phép liên kết từ vựng ở Việt Nam, Trần Ngọc Thêm là
người đầu tiên phân loại phương thức liên kết trong văn bản tiếng Việt Cơ sở
phân loại dựa trên tiêu chí hình thức, cấu trúc, nội dung Người thứ hai phân loại
phân loại phương thức liên kết tiếng Việt là Diệp Quang Ban Cách phân loại
của ông theo quan niệm của Halliday Riêng phép thế và tỉnh lược được tách ra
thành phép thế, phép tỉnh lược Luận án theo hướng phân loại này
1.4.3 Quan hệ giữa liên kết và mạch lạc
Mạch lạc được xem là cái “chất văn bản” tạo ra một văn bản đích thực
Những câu có liên kết với nhau vẫn có thể không tạo ra một văn bản đích thực
Trang 6Có những câu không liên kết với nhau vẫn tạo ra được một văn bản bởi chúng mạch lạc với nhau Liên kết và mạch lạc có liên quan đến việc có thể tạo ra hoặc không tạo ra văn bản, chỉ có mạch lạc là yếu tố quyết định làm cho một chuỗi câu trở thành một văn bản đích thực Mạch lạc chỉ có mặt trong văn bản đích thực, còn liên kết có mặt cả trong văn bản đích thực và phi văn bản Mạch lạc có thể được diễn đạt bằng các phương tiện liên kết, nhưng có thể không cần đến các phương tiện liên kết
1.5.Các phương thức liên kết trong văn bản của Halliday
1.5.1 Phép quy chiếu
Halliday chỉ ra hướng quy chiếu: hồi chiếu và khứ chiếu, nội chiếu và ngoại chiếu, và chia thành: quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh
1.5.2 Phép tỉnh lược và thay thế
Tỉnh lược được thực hiện ở ba trường hợp: Tỉnh lược danh từ, tỉnh lược động
từ, tỉnh lược mệnh đề Thay thế cũng được thực hiện ở ba trường hợp: Thế danh
từ, thế động từ, thế mệnh đề
1.5.3 Phép nối (x, mục 1.6 Phép nối)
1.5.4 Phép liên kết từ vựng
Liên kết từ vựng xuất hiện thông qua sự lựa chọn các đơn vị xuất hiện trước
đó Phép liên kết từ vựng được chia thành ba phạm trù: lặp từ ngữ; đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa; phối hợp từ ngữ
1.6.Phép nối
1.6.1 Khái niệm
Halliday, Hasan, Mc Carthy cùng có một quan niệm đưa ra định nghĩa về
phép nối: “Các yếu tố dùng để nối có tác dụng liên kết nhờ trong chúng tiềm tàng những ý nghiã riêng, giúp làm bộc lộ những ý nghĩa quan hệ nào đó được giả định trước là có mặt giữa những mệnh đề, những câu trong văn bản” Trần Ngọc thêm đưa ra định nghĩa: “ở phép tuyến tính, những quan hệ đó nằm trong tiềm ẩn Nếu những quan hệ đó được thể hiện ra bằng những phương tiện từ vựng thì ta có hiện tượng nối kết hay phép nối nói chung” Diệp Quang Ban định nghĩa: “Phép nối là việc sử dụng tại vị trí đầu câu, hoặc trước vị ngữ (động từ ở
vị ngữ) những từ ngữ có khả năng chỉ quan hệ bộc lộ kiểu quan hệ giữa hai câu
có quan hệ với nhau bằng cách nào đó liên kết hai câu lại với nhau” Cách hiểu
phép nối của Halliday, Mc Carthy, Diệp Quang Ban là dựa trên quan hệ nghĩa Cách hiểu của chúng tôi có cơ sở từ cách hiểu này
1.6.2 Các kiểu quan hệ có trong phép nối
Halliday và Hasan phân loại phép nối trong tiếng Anh thành bốn kiểu quan
hệ: thời gian, nguyên nhân, bổ sung, nghịch đối Trong Giao tiếp-Văn bản-Mạch lạc-Liên kết-Đoạn văn (2002), Diệp Quang Ban chia phép nối tiếng Việt thành sáu kiểu quan hệ: nguyên nhân, điều kiện, tương phản, mục đích, bổ sung, thời gian Luận án đi theo quan niệm trên của Halliday và Diệp Quang Ban
Trang 7chương 2
các phương tiện thuộc phép nối tiếng việt
trong một số tác phẩm văn chương nghệ thuật 2.1 Tiểu dẫn
Luận án chọn một số tác phẩm của các nhà văn: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao và một số truyện ngắn trong Truyện ngắn hay 2001 dể khảo sát
Mỗi tác giả khảo sát 200 trang (từ trang đầu đến trang 200) để rút ra các phát ngôn chứa phương tiện nối, lập bảng kê tần số xuất hiện, so sánh cách sử dụng chúng (mỗi tác giả xin dẫn ra một ví dụ)
2.2 Các phương tiện thuộc phép nối trong tiểu thuyết của Ngô Tất Tố
2.2.1 Quan hệ từ phụ thuộc
Có 43 lần quan hệ từ xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.2.1.1 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân: vì (17), bởi vì (7), (cho) nên (2)
2.2.1.2 Quan hệ từ chỉ điều kịên: nếu (1)
2.2.1.3 Quan hệ từ chỉ mục đích: để (cho) (16)
2.2.3 Những từ ngữ nối kết thuộc kiểu khác
Có 139 lần từ ngữ khác xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.2.3.1 Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ
a Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ nguyên nhân: vậy (thì, là) (5), vì (thế,
vậy) (8), bởi (thế, vậy) (3)
b Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ điều kiện: thế thì (9)
c Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ tương phản: tuy (vậy) (3), thế mà (5)
d Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ bổ sung: thế là (7)
e Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ thời gian: lúc (ấy, này) (2), từ đó, tiếp
đó (3), thế rồi (6), độ này (1), lần này (6)
2.2.3.2 Từ ngữ khác có tác dụng liên kết
a Từ ngữ chỉ quan hệ tương phản: trái lại (2), trừ ra (1), riêng (2)
b Từ ngữ chỉ quan hệ bổ sung: hơn nữa (2), cũng như (3), tóm lại (1), thêm (1)
c Từ ngữ chỉ quan hệ thời gian: trước kia (1), đầu tiên (1), bây giờ (31), tiếp
đến (3), một hồi (sau, nữa) (6), một lát (sau, nữa) (15), giây lát (2), thêm mấy bữa nay (3), sau (này, khi) (3), kết cục (1), cuối cùng (2), sau rốt (1)
Ví dụ: Ngủ trọ phải hai xu một tối Nếu chị không ăn cơm ăn quà
Trang 8Quan hệ từ nếu diễn đạt quan hệ điều kiện ở phát ngôn chứa nó với phát ngôn
đi trước Trên cơ sở ấy hai phát ngôn liên kết với nhau
Các quan hệ từ và những từ ngữ khác có tác dụng nối kết nêu trên được tổng
kết trong các Bảng 2.1, 2.2, 2.3 (x, Phụ lục, tr.207-208, Luận án)
2.3 Các phương tiện thuộc phép nối trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan
2.3.1 Quan hệ từ phụ thuộc
Có 115 lần các quan hệ từ xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.3.1.1 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân: (bởi) vì (31), cho nên (46), thì ra (23) 2.3.1.2 Quan hệ từ chỉ điều kiện: giá như (6), hễ (2)
2.3.1.3 Quan hệ từ chỉ mục đích: để (4), cho (1)
2.3.2.3 Quan hệ từ chỉ thời gian: rồi (51)
2.3.3 Những từ ngữ nối kết thuộc kiểu khác
Có 161 lần từ ngữ khác xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.3.3.1 Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ
a Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ nguyên nhân: vậy mà (23), vì vậy (2),
bởi thế (3)
b Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ điều kiện: thế thì (11)
c Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ tương phản: tuy vậy (1), thế ra (2), thế
nhưng (3), thế mà (8), ấy thế (mà) (7)
d Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ bổ sung: thế (nghĩa) là (13), không
những thế (3), như thế (3)
e Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ thời gian: mới hôm kia (1), ngày ấy
(5), lúc (ấy, bấy giờ, đó) (30), độ ấy (1), lần này (4), thế rồi (6), từ đó (2)
2.3.3.2 Từ ngữ khác có tác dụng liên kết
a Từ ngữ chỉ quan hệ bổ sung: nghĩa là (2), (nói) tóm lại (2), cũng như (3)
b Từ ngữ chỉ quan hệ thời gian: bây giờ (18), đầu tiên (1), kế đến (1), sau (khi,
này, lúc) (3), kết cục (3)
Ví dụ: Ông chủ báo cho chạy một vạn rưởi số Nghĩa là gấp bốn ngày thường
Tổ hợp từ nghĩa là diễn đạt quan hệ bổ sung ở phát ngôn chứa nó với phát
ngôn đi trước Trên cơ sở ấy hai phát ngôn liên kết với nhau
Các quan hệ từ và những từ ngữ khác có tác dụng nối kết nêu trên được tổng
kết trong các Bảng 2.4, 2.5, 2.6 (x, Phụ lục, tr.209-210, Luận án)
Trang 92.4 Các phương tiện thuộc phép nối trong truyện ngắn của Nam Cao
2.4.1 Quan hệ từ phụ thuộc
Có 95 lần quan hệ từ xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.4.1.1 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân: vì (10), bởi vì (22), là vì (4), (cho) nên
(4), thì ra (23)
2.4.1.2 Quan hệ từ chỉ tương phản: tuy (nhiên) (3), dẫu sao (3)
2.4.1.3 Quan hệ từ chỉ mục đích: để (cho) (8), cho (đến) (11)
2.4.1.4 Quan hệ từ chỉ bổ sung: bằng ấy (1), thành (thử, ra) (6)
2.4.2.4 Quan hệ từ chỉ thời gian: và (10), rồi (78)
2.4.3 Những từ ngữ nối kết thuộc kiểu khác
Có 187 lần từ ngữ khác xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.4.3.1 Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại đại từ
a Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ nguyên nhân: vì thế (11), vậy (mà,
thì) (12), bởi (vậy, thế) (2)
b Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ điều kiện: thế thì (13)
c Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ tương phản: tuy vậy (2), dù (vậy, thế)
(2), thế (nhưng) mà (10), ấy thế mà (4)
d Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ bổ sung: thế là (9), như thế (6), quả
vậy (9)
e Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ thời gian: từ hôm ấy (2), ngay chiều
hôm ấy (2), hồi, lúc, khi (ấy) (20), trước kia (5), trong khi ấy (1), ngay lúc ấy(1), lần này (5), từ đó (1)
2.4.3.2 Từ ngữ khác có tác dụng liên kết
a Từ ngữ chỉ quan hệ tương phản: riêng (2), trái lại (1)
b Từ ngữ chỉ quan hệ bổ sung: cũng (có thể, có lẽ) (16), ấy là (7)
c Từ ngữ chỉ quan hệ thời gian: thoạt (tiên, đầu) (3), bây giờ (24), đột nhiên
(3), bao giờ (1), dần dần (1), lâu dần (1), lần sau (2), lần thứ nhì (1), tiếp theo (2), một (lát, lúc) (3), sau cùng (3)
Ví dụ: Chúng uống với nhau rất là nhều Và rất là nhiều
Quan hệ từ và diễn đạt quan hệ bổ sung ở phát ngôn chứa nó với phát ngôn đi
trước Trên cơ sở ấy hai phát ngôn liên kết với nhau
Các quan hệ từ và những từ ngữ khác có tác dụng nối kết nêu trên được tổng
kết trong các Bảng 2.7, 2.8, 2.9 (x, Phụ lục, tr.211-212, Luận án)
2.5 Các phương tiện thuộc phép nối trong Truyện ngắn hay 2001
Trang 102.5.1 Quan hệ từ phụ thuộc
Có 51 lần quan hệ từ xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.5.1.1 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân: vì (9), bởi (vì) (2), cho nên (1), thì ra (4) 2.5.1.2 Quan hệ từ chỉ điều kiện: giá như (1)
2.5.1.3 Quan hệ từ chỉ tương phản: tuy (nhiên) (4), dù (sao) (3)
2.5.1.4 Quan hệ từ chỉ mục đích: để (9), cho (5)
2.5.1.5 Quan hệ từ chỉ bổ sung: như là (6), vẫn là (5), thành (thử, ra) (2)
2.5.2.4 Quan hệ từ chỉ thời gian: rồi (33), và (3)
2.5.3 Những từ ngữ nối kết thuộc kiểu khác
Có 130 lần từ ngữ khác xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
2.5.3.1 Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ
a.Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ nguyên nhân: vậy (mà, thì) (14), vì
(vậy, thế) (5), bởi vậy (2)
b Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ điều kiện: nếu thì (3), nhờ vậy (3)
c Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ tương phản: ấy thế mà (2)
d Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ bổ sung: thôi thế (1), thế là (9), như
thế (2), cứ thế (3)
e Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ thời gian: hồi (đó, ấy) (8), thời (thưở)
ấy (2), năm ấy (1), trước đấy (1), lần này (3), thế rồi (11), sau (đó, này) (7)
2.5.3.2 Từ ngữ khác có tác dụng liên kết
a.Từ ngữ chỉ quan hệ tương phản: trái ngược (1)
b Từ ngữ chỉ quan hệ bổ sung: cũng (như) (16), hơn nữa (1), có thể nói (1),
nghĩa là (1), nói (tóm, chung) (2)
c Từ ngữ chỉ quan hệ thời gian: mấy (lần trước, năm trước) (2), thoạt đầu (1),
lần đầu tiên (1), trước tiên (2), bây giờ (13), đột (nhiên, ngột) (3), lần sau (1), cuối cùng (6), rốt cuộc (1), trước sau (1)
Ví dụ: Hà thổn thức khi đã thấy năm ngày mà thày chưa về Hay là thày có ai?
Tổ hợp từ hay là diễn đạt quan hệ bổ sung theo kiểu lựa chọn ở phát ngôn
chứa nó với phát ngôn đi trước Trên cơ sở ấy hai phát ngôn liên kết với nhau Các quan hệ từ và những từ ngữ khác có tác dụng nối kết nêu trên được tổng
kết trong các Bảng 2.10, 2.11, 2.12 (x, Phụ lục, tr.213-214, Luận án)
2.6 So sánh cách sử dụng các phương tiện nối trong các tác phẩm khảo sát 2.6.1 Bảng 2.13 (x, tr.76-79, Luận án)
2.6.2 Nhận xét
Trang 11Có điểm khác biệt trong cách sử dụng phương tiện nối là do mấy yếu tố sau:
a Do yếu tố thời đại và sự phát triển của tiếng Việt gắn liền với nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người
b Việc sử dụng phương tiện nối của mỗi nhà văn phụ thuộc vào phong cách, sở trường, sở thích, thói quen ngôn ngữ của mỗi nhà văn
c Đối tượng, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung của từng kiểu loại văn bản, quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn của từng văn bản quyết định đến việc lựa chọn phương tiện nối này hay phương tiện nối kia hoặc không sử dụng chúng
d Việc dùng phép nối góp phần bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ người viết
chương 3
các phương tiện thuộc phép nối tiếng việt
trong một số văn bản chính luận 3.1 Tiểu dẫn
ở chương này, luận án chọn một số bài viết của các ông: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi để khảo sát Mỗi tác giả khảo sát 200 trang (từ trang đầu đến trang 200) để rút ra các phát ngôn chứa phương tiện nối, lập bảng kê tần số xuất hiện, so sánh cách sử dụng chúng (mỗi tác giả xin dẫn ra một ví dụ)
3.2 Các phương tiện thuộc phép nối trong một số bài viết của
Trường Chinh
3.2.1 Quan hệ từ phụ thuộc
Có 45 lần quan hệ từ xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
3.2.1.1 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân: vì(15), bởi vì(1), do đó(5), cho nên (18) 3.2.1.2 Quan hệ từ chỉ tương phản: dù sao (3), mặc dù (1), tuy nhiên (2)
3.2.3 Những từ ngữ nối kết thuộc kiểu khác
Có 122 lần từ ngữ khác xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
3.2.3.1 Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ
a.Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ nguyên nhân: vì (vậy, thế) (2), vậy
(3), bởi vậy (6), (có, cứ) như thế (10)
b Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ điều kiện: muốn thế (2)
c Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ tương phản: tuy vậy (8)
d Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ bổ sung: thật thế (7), thế là (4)
Trang 12e Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ thời gian: trước đây (1), lúc đó (2),
sau này (2)
3.2.3.2 Từ ngữ khác có tác dụng liên kết
a.Từ ngữ chỉ quan hệ tương phản: trái lại (15), ngược lại (1)
b.Từ ngữ chỉ quan hệ bổ sung: mặt khác (2), ngoài ra (1), nói một cách khác (6), nói chung (4), hơn nữa (6), nghĩa là (3), tóm lại (12), cũng (như) (6)
c.Từ ngữ chỉ quan hệ thời gian: thoạt tiên (1), đồng thời (18)
Ví dụ: Đánh giặc mà không tiến công thì không phải là đánh giặc Song phần
nhiều bộ đội và dân quân du kích ta chưa nhận rõ muốn tấn công phải thế nào
Từ song diễn đạt quan hệ tương phản ở phát ngôn chứa nó với phát ngôn đi
trước Trên cơ sở ấy hai phát ngôn liên kết với nhau
Các quan hệ từ và những từ ngữ khác có tác dụng nối kết nêu trên được tổng
kết trong các Bảng 3.1, 3.2, 3.3 (x, Phụ lục, tr.215-216, Luận án)
3.3 Các phương tiện thuộc phép nối trong một số bài viết của
Phạm Văn Đồng
3.3.1 Quan hệ từ phụ thuộc
Có 112 lần quan hệ từ xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
3.3.1.1 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân: vì (37), do (1), bởi vì (11), cho nên (48) 3.3.1.2 Quan hệ từ chỉ tương phản: tuy nhiên (3),
3.3.1.3 Quan hệ từ chỉ mục đích: để (cho, mà) (5), cho (đến) (2)
3.3.3 Những từ ngữ nối kết thuộc kiểu khác
Có 121 lần từ ngữ khác xuất hiện (số lần xuất hiện đặt trong ngoặc đơn)
3.3.3.1 Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ
a.Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ nguyên nhân: vì (vậy, thế) (9), bởi vậy
(1), vậy (thì) (9)
b.Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ điều kiện: muốn vậy (8), thế thì (6) c.Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ tương phản: mặc dù như vậy (1)
d.Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ bổ sung: nói như (vậy, thế) (7), thực
vậy (1), quả vậy (2)
e.Từ ngữ chứa quan hệ từ và đại từ chỉ thời gian: trước (đây, đó) (5), lúc đó
(4), từ đó (1), sau (đây, đó, này) (5)
3.3.3.2 Từ ngữ khác có tác dụng liên kết
a.Từ ngữ chỉ quan hệ điều kiện: nhờ (1)