Quy trình cho vay:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – eximbank chi nhánh quận 3 (1) (Trang 25 - 29)

1. Cung cấp sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp để bổ sung vốn lưu

1.2.Quy trình cho vay:

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Khi khách hàng đến vay vốn, CBTD trao đổi với khách hàng và tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tư vấn cho khách hàng về những đặc điểm của món vay:

a)Đối tượng cho vay: là những doanh nghiệp thiếu vốn lưu động đang cần sự hỗ trợ về tài chính của ngân hàng.

Báo cáo thực tập nhận thức 21

b)Điều kiện cho vay: - Có năng lực pháp lý.

- Có mục đích sử dụng vốn phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. - Có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ và lãi vay cho ngân hàng. - Có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản nợ vay tại ngân hàng.

c) Thời hạn vay: tùy theo nhu cầu khách hàng và đánh giá của ngân hàng về khả năng trả nợ.

d) Lãi suất: Theo quy định của Eximbank theo từng thời điểm.

Sau khi tư vấn xong, CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng:

- Giấy đề nghị vay vốn (1 bản). - Giấy đề nghị cấp hạn mức (1 bản). - Phương án sản xuất kinh doanh (1 bản).

- Biên bản họp Hội đồng Thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Giấy Ủy Quyền ( Công ty TNHH một thành viên), Biên bản họp Hội đồng Quản Trị ( Công ty cổ phần)… (3 bản).

- Hồ sơ pháp lý Công ty: giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty, CMND giám đốc, BCTC 2 năm gần nhất, hóa đơn chứng từ, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán...

- Hồ sơ về chủ sở hữu tài sản: CMND của các chủ sở hữu, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn (nếu chủ sở hữu là vợ chồng), Giấy chứng nhận độc thân của UBND phường (nếu còn độc thân), Giấy chứng nhận tài sản riêng (nếu là tài sản riêng của một trong hai vợ chồng)…

Báo cáo thực tập nhận thức 22 +Bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất…, Hợp đồng mua bán nhà đất (nếu có), Thông báo nộp lệ phí trước bạ hoặc Tờ khai lệ phí trước bạ, Bản vẽ…

+Tài sản khác: giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản.

Bước 2: Thẩm định tín dụng và thẩm định giá tài sản đảm bảo: a) Thẩm định tín dụng:

Sắp xếp thời gian hẹn giờ với khách hàng để xuống DN, xem xét hoạt động của DN có ổn định hay không. Quy mô của DN như thế nào, có thể trả được nợ và lãi vay hay không.

b) Xác minh tính chất hợp pháp và định giá tài sản thế chấp:

*Nếu khoản vay trên 2 tỷ:

Lập phiếu đề nghị định giá, trình lên Trưởng phòng KHDN xem xét và ký duyệt. Sau đó Fax phiếu đề nghị định giá và các giấy tờ có liên quan đến tài sản lên phòng Thẩm Định Giá Hội Sở và hẹn ngày cùng nhân viên TĐG, khách hàng cùng thẩm định thực tế tài sản.

Sau đó 1 đến 2 ngày phòng TĐG sẽ gởi Biên bản thẩm định giá qua tin nhắn nội bộ.

*Nếu khoản vay dưới 2 tỷ:

Nhân viên tín dụng có thể tự định giá theo mẫu có sẵn của Ngân hàng Eximbank hoặc gửi lên Phòng Thẩm Định giá Hội Sở.

Bước 3: Lập tờ trình về hồ sơ vay vốn của khách hàng:

Lập tờ trình theo mẫu đã có sẵn của ngân hàng Eximbank, trong đó bao gồm các nội dung:

Báo cáo thực tập nhận thức 23 - Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng qua các tỷ số tài chính như: tỷ số thanh toán hiện thời, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản…

- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh. - Thẩm định tài sản đảm bảo.

Bước 4: Xét duyệt cho vay:

Trình báo cáo tín dụng và hồ sơ vay lên trưởng phòng KHDN, trưởng phòng KHDN xem xét, kiểm tra và đánh giá lại việc thẩm định của CBTD, rồi tiến hành việc trình lên giám đốc để xem xét và quyết định cho vay.

Bước 5: Tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi giám đốc quyết định cho vay, thì cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng về việc chấp nhận cho vay của Ngân hàng. Sau đó, Cán bộ tín dụng tiến hành nhập đơn vào Korebank và chuẩn bị các giấy tờ để đi công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.

Bước 6: Lập báo cáo giải ngân, khế ước nhận nợ và gởi hồ sơ vào phòng ngân quỹ:

Sau khi đăng ký giao dịch đảm bảo xong thì CBTD lập báo cáo giải ngân trình bộ phận kế toán kiểm tra, sau đó trình lãnh đạo phòng KHDN và giám đốc phê duyệt.

Sau khi phê duyệt xong, CBTD lập hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ và biên bản giao nhận hồ sơ tài sản thế chấp để cho khách hàng ký.

Sau đó chuyển hồ sơ giải ngân cho bộ phận kế toán giải ngân và nhập ngoại bảng.

Ghi chú: Trong các lần giải ngân tiếp theo còn trong hạn mức thì khách hàng phải bổ sung: giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, giấy cam kết thế chấp, các hợp đồng kinh tế và các chứng từ hóa đơn chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Báo cáo thực tập nhận thức 24 Khi giải ngân xong CBTD gởi hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp xuống phòng ngân quỹ. Lưu dữ liệu cần thiết cho bản thân cán bộ, và các giấy tờ cho khách hàng lưu trữ.

Bước 7: Thu nợ - thu lãi:

Hàng tháng đến ngày thu nợ lãi và nợ gốc, CBTD báo cho Doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản và tiến hành thu lãi.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng - lưu trữ hồ sơ tín dụng:

Sau khi thanh toán đủ tiền lãi và gốc cho Ngân hàng, CBTD lấy hồ sơ lưu từ phòng Ngân Quỹ để tiến hành giải chấp cho khách hàng rồi chuyển cho bộ phận Kế Toán tiến hành xuất ngoại bảng TSTC. và CBTD lập hồ sơ giải chấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – eximbank chi nhánh quận 3 (1) (Trang 25 - 29)