Tại Sở giao dịch người mua và người bán tiến hành mua bán những hàng hóa được niêm yết trên Sờ giao dịch theo những hợp đồng đã được chuẩn hóa bằng cách đặt lệnh giao dịch.. Sự đặc biệt
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
Giáo viên hướng dẫn : GV Võ Sỹ Mạnh
T H ư V I Ẽ M !
HÀ NỘI - 2008
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIÊU
LỜI NÓI Đ Ầ U Ì DANH M Ụ C C Á C T Ừ VIẾT T Ắ T TRONG K H Ó A L U Ậ N 5
Chương ì: L Ý L U Ậ N CHUNG V È MUA B Á N H À N G H Ó A QUA S Ở
GIAO DỊCH H À N G H Ó A 6
1 Mua bán hàng hóa 6
1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa 6
1.3.CÓCphương thức mua bán hàng hóa 9
1.3.1 Buôn bán thông thường trực tiếp 9
1.3.3 Buôn bán đối lưu 12
1.3.4 Đấu giá hàng hóa 13
1.3.5 Đấu thầu hàng hóa 14
Ì 3.6 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 15
2 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 16
2.1 Sở giao dịch hàng hóa 16
2.1.1 Khái niệm Sở giao dịch hàng hóa 16
2 Ì 2 Cơ cấu tổ chức của Sờ giao dịch hàng hóa 18
2.1.3 Phân loại Sờ giao dịch hàng hóa 20
2.2 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 21
2.2.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 21
2.2.2 Đặc điểm mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa 22
2.2.3 Các phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa23
3 Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 28
3.1 Đối với nền kinh tể 28
3.2 Đối với quản lý nhà nước 30
3.3 Đối với xã hội Ị Ị
Trang 4Chương l i : KINH NGHIỆM T H Ự C HIỆN MUA B Á N H À N G H Ó A
QUA S Ở GIAO DỊCH H À N G H Ó A TẠI M Ộ T S Ố N Ư Ớ C 33
1 Kinh nghiệm của một số nước về thực hiện mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa 33
1.1 Kinh nghiệm của Mỹ 33
Ì Ì Ì Cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch
hàng hóa ở Mỹ 33
1.1.2 Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
ờ Mỹ 37 1.1.3 Thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng
hóa ở Mỹ 38
Ì Ì 4 Giới thiệu một số Sở giao dịch hàng hóa ờ Mỹ 40
1,2 Kinh nghiệm của Singapore 42
1.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch
hàng hóa ờ Singapore 42
1.2.2 Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
ờ Singapore 48 1.2.3 Thực trạng hoạt động mua bán hang hóa qua Sờ giao dịch hàng
hóa ở Singapore 49
Ì 2.4 Giới thiệu một số Sờ giao dịch hàng hóa ở Singapore 51
1.3 Kinh nghiệm cửa Thái Lan 54
Ì 3.1 Cơ sờ pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa ờ Thái Lan 54
1.3.2 Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
ờ Thái Lan 58 1.3.3 Thục trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng
hóa ờ Thái Lan 59
1.3.4 Giới thiệu một số Sở giao dịch hàng hóa ờ Thái Lan 61
Trang 5Chương n i : T H Ự C T R Ạ N G V À GIẢI P H Á P P H Á T TRIỂN M U A B Á N
H À N G H Ó A QUA S Ở GIAO DỊCH H À N G H Ó A Ở VIỆT N A M 68
l.Thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
ở Việt Nam 68
1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóaở Việt Nam 68
1.2 Thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa 73
2 Dự báo khả năng phát triển mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa ở Việt Nam trong thời gian tối 77
3 Giải pháp và kiến nghị phát triển mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa đáp ứng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
3.1 Các giải pháp phát triến mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa 83
3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý 83
3.1.2 Đ ẩ y mạnh quản lý nhà nước trong hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa 86
PHỤ L Ụ C
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bàng Ì: số lượng hợp đồng giao dịch trên CBOT 2005 - 2007 39 Bảng 2: số lượng hợp đồng giao dịch trên SICOM 2005 - 2007 50 Bảng 3: số lượng hợp đồng giao dịch trên AFET 2005 - 2007 60
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam 2005 - 2007: 78 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2005 -2007: 79 Bàng 6: Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam 2005 - 2007: 80 Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam 2005 - 2007: 82
Trang 7LỜI NÓI ĐÀU
1 Tính cấp t h i ế t của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 8 0 % dân số sống ở nông thôn và gắn liền với sản xuất nông nghiệp Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất phong phú và có sản lượng lớn So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất và xuất khẩu lúa, gạo, cà phê, hạt điều, chè, cao su Tuy nhiên một đặc tính của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ, tình trạng cung vượt quá cầu vào thời kự thu hoạch khiến cho giá
cả có the giảm mạnh trên thị trường tiêu thụ Do đó các nhà sàn xuất nông nghiệp phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro về biến động giá, khó chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình Đe tránh được rủi ro nêu trên có một phương thức đó là mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Trên thế giới, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
đã hình thành và phát triển ờ những nước có nền kinh tế thị trường phát triển
từ những năm 40 của thế kỷ XIX Cho tới nay, đã có hơn 40 Sờ giao dịch hàng hóa được nối mạng giao dịch toàn cầu và các Sờ giao dịch này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được biết đến như một công cụ hữu hiệu trong việc phòng ngừa rủi ro về biến động giá
Tuy nhiên ờ Việt Nam, vẫn chưa có hoạt động mua bán hàng hóa qua
Sờ giao dịch hàng hóa Dường như cụm từ "mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa" còn quá mới mẻ đối với người dân Việt Nam Thậm chí ở Việt Nam còn chưa có một Sờ giao dịch hàng hóa nào để tiến hành hoạt động mua bán này Việt Nam mới chỉ có cơ sờ pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa là Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
Trang 8Việc hình thành và phát triển phương thức mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa là tất y ế u đối v ớ i một nước nông nghiệp phát triên như Việt Nam Thông qua các giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa, người nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể đảm bảo được l ợ i nhuận của mình, hạn chế được r ủ i ro về biến động giá bỞng cách căn cứ vào thông tin niêm yết trên Sờ giao dịch hàng hóa N ế u thấy giá hàng hóa có x u hướng giảm trong tương lai, họ có thể bán nông sản trước k h i thu hoạch
V ớ i mong muốn được tìm tòi và nghiên cứu về một vấn đề còn rất m ớ i này nhỞm đưa ra được giải pháp phát triển cho V i ệ t Nam tôi đã lựa chọn đề tài: "Mua bán hàng hoa qua Sờ giao dịch hàng hoa: Kinh nghiệm một sô nước và giải pháp phát triển cho Việt Nam " làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa đã được rất nhiều nhà k i n h tế trên t h ế giới nghiên cứu như Giáo sư Steven c Blank - Đ ạ i học Caliíbnia v ớ i cuốn "Thị trường tương lai và quyền chọn", Giáo sư Ross Buckley v ớ i cuốn " G i ớ i thiệu chung về giao dịch tương lai hàng hóa"
Ở V i ệ t Nam, cũng có một số nghiên cứu về mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa như "mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa" của ThS H à Thị Thanh Bình, "Thị trường giao sau" cùa TS Nguyễn Văn Nam
C ó thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên, ít nhiều có đề cập đến mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa, tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu, tập trung nghiên cứu hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa một cách có hệ thong
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục tiêu:
- Nghiên cứu và luận giải những cơ sở lý luận và k i n h nghiệm một số nước về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa nhỞm đưa ra các bài học kinh nghiệm cho V i ệ t Nam
Trang 9- Phát hiện và đánh giá đúng thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua sờ giao dịch hàng hóa ờ Việt Nam từ đó tìm ra các giải pháp phát triển cho Việt Nam
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu vấn đề cơ sở lý luận mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước thực hiện mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, từ đó rút ra bài hễc kinh nghiệm cho Việt Nam
- Đánh giá thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa ở Việt Nam
- Dự báo khả năng phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ờ Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp: thu thập tư liệu, phân tích, tổng hễp và so sánh, phương pháp diễn giải, quy nạp
5 Nội dung nghiên cứu:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương ì- Lý luận chung về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa
Chương li- Kinh nghiệm thực hiện mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa tại một số nước
Chương HI - Thực trạng và giải pháp phát triển mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam
Trang 10LỜI CẢM Ơ N
Tôi xin trân trọng cảm ôn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Võ Sỹ Mạnh, người
đã dành thời gian hướng dẫn và có những đánh giá, nhận xét hết sức quý báu cho bài luận văn của tôi Tôi cũng xin gựi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, thầy cô và bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình tôi thực hiện bài luận văn này
Trong quá trình thực hiện luận văn, do hạn chế về mặt thời gian, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm nghiên cứu nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy
cô và bạn đọc để bài khóa luận được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm
ơn
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẤT TRONG KHÓA LUẬN
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng
anh
Nghĩa tiếng việt
CEA Commodity Exchange Act Luật Sở giao dịch hàng hóa
SGX Singapore Exchange Sở giao dịch Singapore
AFTA Agricultural Futures
UBND - Uy ban nhân dân
NN & P T N T Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Trang 12Chương ì
LÝ LUẬN CHUNG VÈ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ
GIAO DỊCH HÀNG HÓA
1 Mua bán hàng hóa
1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa
Trong thời kỳ nguyên thủy của cải vật chất sản xuất ra chỉ là vừa đủ do
đó chưa xuất hiện mua bán hàng hóa K h i con người sản xuất ra của cải vật chất dư thừa họ tiến hành trao đổi trực tiếp vật h ọ có lấy vật h ọ cần Theo thời gian, v ớ i sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và phân công lao đống xã hối, hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn N h u cầu trao đổi do đó trờ nên phức tạp hơn, người có v ả i muốn đổi lấy thóc, nhưng người có thóc lại muốn đổi lấy t h ứ khác K h i đó tiền tệ ra đời v ớ i vai trò là vật ngang giá chung thống nhất V ớ i sự xuất hiện của tiền tệ, hoạt đống mua bán hàng hóa phát triển mạnh mẽ và diễn ra ờ khắp m ọ i nơi, g i ữ mốt vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế ờ mốt quốc gia cũng như trên toàn thế giới N h ờ có mua bán hàng hóa m à hàng hóa được lưu thông giữa các địa phương v ớ i nhau, giữa các quốc gia v ớ i nhau, những tiến bố xã h ố i được chia
sẻ giữa các vùng miền Ngoài ra mua bán hàng hóa còn là hoạt đống m à các thương nhân sử dụng để làm giàu cho chính họ cũng như cho đất nước họ Vậy mua bán hàng hóa là gì? C ó phải k h i mua bán bất kỳ mốt loại tài sản nào đều là mua bán hàng hóa? Qua quá trình nghiên cứu, khái niệm mua bán hàng hóa được hiếu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
T ừ điển bách khoa V i ệ t N a m không đưa ra định nghĩa về mua bán hàng hóa nhưng đưa ra khái niệm mua bán: "mua bán là hành v i trao đổi giữa hai bên, trong đó người mua hàng hay dịch v ụ nhận được quyền sở h ữ u hàng hóa (hay dịch v ụ ) từ người bán hay người làm dịch v ụ bằng cách trả m ố t số tiền theo giá cả hai bên thỏa thuận, hoặc giá cả họp pháp do N h à nước định chính
Trang 13thức" Như vậy qua khái niệm mua bán thì mua bán hàng hóa có thể hiểu như sau: "mua bán hàng hóa là hành vi trao đổi giữa hai bên, ừong đó người mua hàng nhận được quyền sở hữu hàng hóa từ người bán bằng cách trả một số tiền theo giá cả hai bên thỏa thuận, hoặc giá cà hợp pháp do Nhà nưầc định chính thức" Hàng hóa ờ đây được hiểu là "sản phẩm có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi (mua bán)"2
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: "mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền
sờ hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sờ hữu hàng hóa theo thỏa thuận".3
Từ hai định nghĩa trên có thể thấy, sự khác biệt căn bản giữa hai khái niệm này đó là Luật Thương mại năm 2005 nhấn mạnh mua bán hàng hóa là
"hoạt động thương mại" Theo cách hiểu của Luật Thương mại thi "hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác".4
Như vậy tất cả các hoạt động nhàm mục đích sinh lợi, nhằm đạt mục tiêu là lợi nhuận đều là hoạt động thương mại Và mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại cụ thể vầi mục tiêu đạt lợi nhuận
1.2 Đặc điếm mua bán hàng hóa
Qua khái niệm mua bán hàng hóa trình bày ờ trên, có thể rút ra các đặc điểm của mua bán hàng hóa như sau:
Thứ nhất, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại Tức là hoạt động
mua bán của các chủ thể là nhằm mục đích sinh lợi Hay các chủ thể tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa, thực hiện hành vi thương mại vầi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận
Trang 14Chính vì mua bán hàng hóa là hoạt động thương m ạ i nên có thể dễ dàng phân biệt hành v i mua bán hàng hóa v ớ i một số hành v i mua bán tài sản khác Ta có thể lấy ví dụ như hành v i mua hàng tiêu dùng, hành v i này hướng đến mục tiêu là giá trị sử dụng của hàng hóa chứ không phải là l ợ i nhuận
k i ế m được tờ việc mua hàng hóa này do vậy hành v i này chỉ là m ộ t hành v i dân sự và không được coi là mua bán hàng hóa
77;«- hai, đối tượng mua bán là hàng hóa H i ể u theo nghĩa thòng thường,
hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhàm mục đích thỏa m ã n nhu cầu của con người Cùng v ớ i sự phát triển của xã hội, hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng Dựa vào tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như bất động sàn, động sản, tài sản h ữ u hình, tài sản vô hình hay các quyền tài sàn
Đ ố i tượng hàng hóa trong mua bán hàng hóa ờ m ỗ i nước được quy định khác nhau, nhưng nhìn chung hàng hóa được mua bán là những hàng hóa được phép lưu thông thương mại và có thể chuyển quyền sờ hữu
Công ước Viên năm 1980 chì loại trờ đối v ớ i việc mua bán một số hàng hóa như chứng khoán, giấy bảo đảm chứng tờ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu Theo pháp luật Hoa Kỳ, hàng hóa bao g ồ m m ọ i t h ứ có thể chuyển dịch được (quyền sờ hữu) vào thời gian xác định theo hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa có thể là hàng hóa đã có ở thời điểm hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương l a i 2
Ở V i ệ t Nam, hàng hóa được quy định trong Luật Thương m ạ i n ă m
2005 bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền v ớ i đất đai.3
V ớ i cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hiện đang t ồ n tại hoặc hàng
2
Trang 15hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại
Thứ ba, trong mua bán hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sờ hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán Như vậy cả người bán và người mua muốn nhận được quyền cùa mình thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình, người mua muốn nhận được hàng thì phải trà tiền cho người bán và ngược lại người bán muốn nhận tiền thì phải giao hàng cho người mua
1.3 Các phương thức mua bán hàng hóa
Đe tiến hành mua bán hàng hóa người ta có rất nhiều phương thức Người mua và người bán có thể trực tiếp gặp gừ nhau và kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặc mua bán hàng hóa với nhau qua trung gian Căn cứ vào tính chất của từng loại mặt hàng, trên từng thị trường, từng thời điểm giao dịch, trình độ tiến hành giao dịch cũng như thời cơ và tính chất cùa từng thương vụ mà các bên có thể lựa chọn và áp dụng phương thức mua bán hàng hóa phù hợp Cho đến nay, các phương thức mua bán hàng hóa cơ bản và được áp dụng phổ biến là: buôn bán thông thường trực tiếp, giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá, đấu thầu, mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
1.3.1 Buôn bán thông thường trực tiếp
Buôn bán thông thường trực tiếp là phương thức mua bán hàng hóa mà bên mua và bên bán trực tiếp gặp gừ nhau nhau để trao đổi, thương lượng các điều kiện giao dịch để tiến tới ký kết và thực hiện hợp đồng Gọi là phương thức mua bán thông thường, tức là phương thức buôn bán phổ biến nhất thường thấy nhất, nó có thể diễn ra ờ mọi nơi, mọi lúc trên cơ sờ tự nguyện của mỗi bên Để tiến tới ký kết hợp đồng mua, bán với nhau các bên thường trải qua một quá trình giao dịch với sáu bước chủ yếu sau:
Trang 16Sơ đồ các bước diễn ra trong buôn bán thông thường trực tiếp
1.3.2 Giao dịch qua trung gian
Giao dịch qua trung gian là phương thức mua bán hàng hóa m à việc thiết lập m ố i quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua một người t h ứ ba N g ư ờ i thứ ba này gọi là người trung gian mua bán hàng hoa hay trung gian thương mại, thực hiện các hoạt động trung gian nhằm nhận được m ộ t khoản thù lao
Trang 17Sừ dụng trung gian thương mại có rất nhiều ưu điểm như: trung gian thương mại có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh của mình, tận dụng được cơ sở vật chất của người trung gian như mạng lưới phân phối,
hệ thông kho bãi, các m ố i quan hệ của người trung gian T u y nhiên k h i sử dụng trung gian thương mại thì lợi nhuận sẽ bộ chia sẻ và k h i thông qua trung gian người kinh doanh sẽ mất đi sự liên hệ trực tiếp v ớ i thộ trường
N g ư ờ i trung gian mua bán hàng hoa phổ biến là đại lý, môi g i ớ i , người nhận ủ y thác mua bán hàng hóa
- Đại lý
Đ ạ i lý là thương nhân tiến hành một hay nhiều hành v i theo sự ủ y thác của người ủ y thác Quan hệ giữa người ủ y thác v ớ i đại lý là quan hệ họp đồng đại lý và thường là quá trình hợp tác lâu dài K h i tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh, đại lý nhân danh chính mình (trừ đại lý thụ uy) mua, bán hàng hoa cho bên uy thác để hường thù lao H ọ có quyền chiếm hữu hàng hóa tuy nhiên h ọ không chộu trách nhiệm cá nhân trước người uy thác về việc phía đối tác không thực hiện hợp đồng
Căn cứ vào nội dung quan quan hệ giữa người uy thác và đại lý, người ta phân ra ba loại đại lý:
- Đ ạ i lý thụ uy: là người được chi độnh để hành động thay cho người uy thác với danh nghĩa và chi phí của người uỷ thác
- Đ ạ i lý hoa hồng: là người được uy thác tiến hành hoạt động v ớ i danh nghĩa của chính mình, nhưng v ớ i chi phí của người uy thác
- Đ ạ i lý kinh tiêu: là người đại lý hoạt động v ớ i danh nghĩa của chính mình, thù lao của người này là khoản chênh lệch giữa giá bán v ớ i giá mua Ngoài ra trong thực tế chúng ta còn gặp những đại lý khác như: đại lý đảm bảo thanh toán, đại lý độc quyền, đại lý bao tiêu
Trang 18- Môi giới
M ô i giới là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoa và được hường thù lao môi giới N g ư ờ i môi giới không đứng tên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, không chiếm hữu hàng hóa, không chịu trách nhiệm cá nhân trước người
ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng, không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng trừ trường hợp được ủ y quyền Quan hệ giữa người
ủy thác và người môi giới thường dựa trên sự ủy thác từng lần H ơ n nữa người môi giới có thể nhận tiền hoa hồng từ cả bên bán và bên mua
- Úy thác mua bán hàng hóa
ủ y thác mua bán hàng hóa là phương thức mua bán hàng hóa theo đó bên nhận ủ y thác thực hiện việc mua bán hàng hóa v ớ i danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận v ớ i bên ủy thác và được nhận thù lao ủ y thác Việc ủ y thác mua bán hàng hóa phải được xác lập bàng hụp đồng H ợ p đồng ủy thác mua bán hàng hóa thường được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Trong thực tế đôi k h i ủy thác còn được gụi là ký gửi, ví dụ thợ thủ công hay nghệ nhân ký gửi thương nhân có cửa hàng, cửa hiệu bán sản phẩm, tác phẩm của mình
1.3.3 Buôn bán đối lưu
Đây là phương thức mua bán hàng hóa phổ biến diễn ra giữa hai quốc trong thập niên 90 chùa thế kỷ XX Theo đó , buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trao đồi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ v ớ i nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng v ớ i lượng hàng nhận về Ở đây mục đích của xuất khẩu không
Trang 19phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, m à nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương
Hình thức hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ là hai hình thức truyền thống của buôn bán đối lưu Ngày nay đã có nhiều loại hình m ớ i ra đời như nghiệp
vụ có thanh toán bình hành, nghiệp vụ đối lưu, nghiệp vụ chuyển nợ, giao dịch bẫi hoàn và nghiệp v ụ mua lại sản phẩm
Đặc thù của phương thức mua bán đối lưu là thanh toán bằng hàng hóa với giá trị tương đương c h ứ không phải thanh toán bằng tiền nên đã giúp cho các nước thiếu ngoại tệ mạnh vẫn có thể nhập khẩu hàng hóa thông qua việc xuất khẩu những hàng hóa m à trong nước có thể có khả năng sản xuất và xuất khẩu
1.3.4 Đấu giá hàng hóa
Đ ấ u giá hàng hóa là phương thức mua bán hàng hóa được tổ chức ở một nơi nhất định tại đó người bán tiến hành công khai và có nhiều người mua tham d ự để chọn được người mua trà giá cao nhất
Dựa vào cách thức tô chức của bản đâu giá, đâu giá được chia làm ba loại hình:
- Trả giá tăng dần: là hình thức bán đấu giá theo đó người trà giá cao nhất thì mua được hàng
- Trả giá giảm dần: là hình thức đấu giá theo đó người bán đưa ra mức giá cao nhất, người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khơi điểm hoặc mức giá được hạ thấp sẽ là người mua hàng
- Trà giá kín: những người mua không biết đối t h ủ trà giá bao nhiêu nhưng sử dụng các dấu hiệu để dừng mua bán
Căn cứ vào đoi tượng giao dịch, ta có hai loại đấu giá:
Trang 20- Đ ấ u giá phi thương mại: là đấu giá m à hàng hóa mua về không phục
vụ cho sản xuất kinh doanh m à phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc mục đích khác
- Đ ấ u giá thương mại: là đấu giá m à hàng hóa mua về phục vụ cho sản xuất kinh doanh
So v ớ i các phương thức bán hàng khác, bán đấu giá hàng hóa đ e m lại lợi ích cho cả người bán lẫn người mua hàng N ó tạo cơ h ộ i bình đẳng cho những người mua hàng cùng tham gia trả giá, qua đó xác định được một mức giá cạnh tranh có lợi nhất cho người bán hàng N h ờ việc tổ chức đấu giá m à hàng hóa đem bán sẽ đến tay người mua có tiềm năng và hiầu đúng giá trị của chúng nhất Bán đấu giá còn tập trung được cung và cầu về các loại hàng hóa vào một thời gian và địa điầm nhất định, giúp cho việc xác lập quan hệ mua bán diễn ra nhanh chóng
1.3.5 Đấu thầu hàng hóa
Đ ấ u thầu hàng hóa là phương thức mua bán hàng hóa theo đó bên mua hàng hóa thông qua m ờ i thầu nhằm lựa chọn trong số các bên tham gia đấu thầu người đưa ra điều kiện có lợi nhất cho bên m ờ i thầu
Căn cứ vào cách thức lựa chọn người dự thầu, đau thầu được chia làm hai loại:
- Đ ấ u thầu rộng rãi: là hình thức đấu thầu m à bên m ờ i thầu không hạn chế số lượng các bên d ự thầu
- Đ ấ u thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu m à bên m ờ i thầu chỉ m ờ i một
số nhà thầu nhất định
Nếu xét về phương thức đấu thầu, người ta chia ra làm đấu thầu thành:
- Đ ấ u thầu một túi h ồ sơ: bên d ự thầu nộp một túi h ồ sơ d ự thầu gồm đề xuất về tài chính và đề xuất về kỹ thuật
Trang 21- Đ ấ u thầu hai túi h ồ sơ: bên d ự thầu nộp hai túi h ồ sơ d ự thầu riêng biệt gồm đề xuất kỹ thuật, đề xuất về tài chính H ồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được m ờ trước
Việc mua sắm hàng hóa thông qua đấu thầu đ e m lại hiệu quả k i n h tế - xã hội rất to lớn N ó hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa những người bán hàng bằng năng lực, chất lượng, giá cả cởa hàng hóa D o vậy, các thương nhân phải không ngừng tìm tòi sáng tạo để cài tiến quy trình, công nghệ sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Việc thắng thầu sẽ giúp cho thương nhân nâng cao uy tín cùa mình và m ở rộng các m ố i quan hệ trên thị trường Ngoài r a qua đấu thầu người mua hàng có thế l ự a chọn được người cung ứng tốt nhất các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính, thương mại, nhờ đó m à giảm chi phí đầu tư và tăng lợi ích kinh tế cởa việc mua sắm hàng hóa
1.3.6 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
M u a bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Sau đây viết tắt là Sờ giao dịch) là một phương thức mua bán đặc biệt bời sự có mặt cùa một chở thể t h ứ
ba tham gia vào quan hệ mua bán đó là Sở giao dịch Tại Sở giao dịch người mua và người bán tiến hành mua bán những hàng hóa được niêm yết trên Sờ giao dịch theo những hợp đồng đã được chuẩn hóa bằng cách đặt lệnh giao dịch
Sự đặc biệt cởa phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn thể hiện ở việc người ta mua bán các lượng hàng nhất định, theo những tiêu chuẩn cởa Sờ giao dịch, v ớ i "giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hang được xác định trong tương l a i " Thông thường mua bán ờ Sở giao dịch, người mua và người bán sẽ không tiến hành giao nhận hàng hóa thực sự m à các giao dịch mua bán ờ Sờ giao dịch hàng hóa thường là mua khống bán khống Vào thời điểm đáo hạn hợp đồng, bên mua và bên bán sẽ tiến hành thanh toán bù trừ chênh lệch giữa giá ở thời điểm
Trang 22ký kết hợp đồng và giá lúc thực hiện họp đồng thông qua phòng thanh toán của Sờ giao dịch hàng hóa
2 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
2.1 Sở giao dịch hàng hóa
2.1.1 Khái niệm Sở giao dịch hàng hóa
Vào những năm mất mùa, người nông dân trữ hàng làm giá tăng cao, điều này gây khó khăn cho giới thương nhân N g ư ợ c l ạ i , k h i bội thu, giới thương nhân lại dìm giá xuống, gây khó khăn cho người nông dân Đ ể tránh tình trạng đó, thương nhân và nông dân đã gỏp nhau trước m ỗ i vụ m ù a để thỏa thuận giá cả trước Ban đầu các hoạt động trên đây giữa người mua và người bán diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ, về sau các hoạt động này đã t r ờ thành phổ biến do tính ưu việt của nó trong tiêu thụ và lưu thông nông sản
M ộ t thị trường m ớ i xuất hiện, đó là thị trường m à ở đó người mua và người bán gỏp nhau để thỏa thuận, cam kết v ớ i nhau về việc mua bán hàng hóa v ớ i giá ở thời điểm hiện tại, giao hàng và nhận tiền tại một thời điểm trong tương lai - thị trường hàng hóa tương lai (commodity Futures market)
Vào năm 1848, tại M ỹ một Sở giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board o f Trade, viết tắt là C B O T ) đã được thành lập C B O T là sờ giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới, sự ra đời của nó đã đánh dấu bước ngoỏt cho hoạt động mua bán hàng hóa tương lai, hình thành nên thị trường
mua bán hàng hóa tương lai có tổ chức được biết đến là mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa Tại Sở giao dịch hàng hóa, người ta mua và bán
những hàng hóa theo những hợp đồng đã được chuẩn hóa về số lượng, chất lượng và theo các quy tắc của Sở giao dịch
Thị trường mua bán hàng hóa tương lai trong Sở giao dịch diễn ra hết sức sôi động và ngày càng phát triển Cho tới nay, trên thế giới đã có hơn 40
Sờ giao dịch hàng hóa được nối mạng giao dịch toàn cầu để thực hiện phương thức mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa Trên thế giới, M ỹ và A n h
Trang 23là hai nước dẫn đầu thế giới về sự phát triển của Sở giao dịch hàng hóa Trong khu vực Châu Á, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, đều
đã có những Sờ giao dịch hàng hóa phát triển
N h ư vậy có thể hiểu: "Sở giao dịch hàng hóa là một tô chức có tư cách
pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thê, có tô chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cản thiết đế giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuân hóa tuân theo những quy tắc giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa "
Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa tện tại ờ các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hành, tuy vậy bản chất chung của Sở giao dịch hàng hóa là "một tố chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập" Sờ giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận và ký kết nhũng hợp đệng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trục tiếp giao ngay ( c a m kết việc mua hàng hóa v ớ i mức giá ở thời điểm hiện tại còn việc giao hàng và nhận tiền sẽ được thực hiện trong tương lai) và là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa
So v ớ i giao dịch mua bán hàng hóa tương lai trên thị trường t ự do thì mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa có rất nhiều ưu điểm, thể hiện qua vai trò của Sờ giao dịch hàng hóa như sau:
- Cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức v ớ i cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa
- Đ ư a ra các quy tắc giao dịch tại Sở giao dịch, giám sát và thực t h i những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối v ớ i thương nhân hoạt động k i n h doanh ờ Sờ giao dịch; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các thành viên và các giao dịch nhằm đ à m bảo cho các giao dịch đưge-vận-hành lành mạnh và hiệu quả N h ờ đó khắc phục được những bất cập trên thị trường t ự do như việc
Trang 24không g i ữ đúng cam kết, không thực hiện hợp đồng của các bên mua và bán khi thấy việc thực hiện hợp đồng gây bất lợi cho mình
- Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định của mình Tránh hiện tượng đồng thổi giá trên thị trường
2.1.2 Cơ cấu tớ chức của Sở giao dịch hàng hóa
Sờ giao dịch hàng hóa là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân g i ữ vai trò tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa trong thị trường hàng hóa tương lai có tổ chức Đ ể phục v ụ cho việc mua bán hàng hóa, các Sở giao dịch trên thế giới đều có các bộ phận chính sau đây:
Sơ đồ các bộ phận chính của Sở giao dịch hàng hóa
Trung tâm thông tin
Phòng môi giới
Ban niêm yết giá
a Ban giám đốc (Board of managers, directorate)
Q u y ề n hạn của Ban giám đốc Sờ giao dịch bao gồm: ban hành các quy tắc, các quy định, thông báo hay lệnh về các vấn đề có liên quan đến việc mua bán ở Sờ giao dịch Các thành viên của Ban giám đốc phải có kiến thức và năng lực về các lĩnh vực tài chính, thương mại, luật pháp, nông nghiệp và giao dịch tại Sở giao dịch
Trang 25b Sàn giao dịch (Trading floor)
Sàn giao dịch khác v ớ i trung tâm giao dịch Đây là nơi diễn ra việc mua bán giao dịch ký kết kợp đồng của những nhân viên giao dịch của Sờ giao dịch, những nhà môi giới Sàn giao dịch của các Sờ giao dịch trên thế giới được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc vào khả năng vật chất kạ thuật của các Sờ giao dịch
c Phòng thanh toán (Clearing house)
Sờ giao dịch thành lập Phòng thanh toán nhàm thực hiện các nhiệm vụ: Thanh toán các tài khoản giao dịch, điều chình tài khoản bảo chứng, giao nhận hàng hóa, thu và g i ữ tiền bảo chứng, giám sát sự minh bạch tài chính cùa hệ thống giao dịch tại Sờ giao dịch
d Trung tâm thông tin (inịormation center)
Trung tâm thông t i n của Sờ giao dịch sẽ cung cấp cho khách hàng những tin tức, số liệu cần thiết để phục vụ cho khách hàng d ự đoán giá cả, ra các quyết sách Những thông tin đó thường bao gồm: s ố hợp đồng mua vào
và bán ra trong ngày, giá mua bán, giá niêm yết
e Phòng môi giới (công ty môi giới - Brokerage firm)
Đây là bộ phận quản lý các nhà môi giới (Broker), những người thay mặt người mua, người bán giao dịch, ký kết hợp đồng tại các trung tâm giao dịch N g ư ờ i môi giới sẽ nhận sự ủy thác (lệnh - order) của khách hàng để tiến hành mua bán hàng hóa tại sờ và thu một khoản tiền thù lao (commission)
/ Ban niêm yết giá (quatation committee)
diễn ra hàng ngày hàng g i ờ tại Sờ giao dịch trên bảng điện từ, để giúp cho các
Trang 26nhà môi giói, các nhà tư vấn nấm vững các thông tin diễn biến thị trường tại
Sờ giao dịch
2.1.3 Phân loại Sở giao dịch hàng hóa
Đ ể phân loại Sờ giao dịch hàng hóa, người ta có thể càn cứ vào những tiêu thức khác nhau C ó thể phân loại Sờ giao dịch hàng hóa theo mặt hàng kinh doanh chính hay theo hình thức sờ hữu Sở giao dịch, cách thức giao dịch:
a Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh chính tại Sở giao dịch hàng hóa
Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh chính tại Sờ giao dịch thì có thể phân loại Sờ giao dịch hàng hóa thành:
- Sở giao dịch ngũ cốc: ờ Sở giao dịch này mặt hàng được mua bán sẽ chủ yếu là ngũ cốc như Sở giao dịch hàng hóa Chicago, Sở giao dịch hàng hóa thành phố Kansas,
- Sờ giao dịch gia súc: ở Sờ giao dịch này mặt hàng được mua bán sẽ chù y ế u là g i a súc như Sở giao dịch Thương mại Chicago,
- Sờ giao dịch cà phê, đường, ca cao: ở Sờ giao dịch này mặt hàng được mua bán sẽ chủ yếu là Cà phê, ca cao, đường như Sờ giao dịch đường,cà phê,
ca cao ở New York, Sờ giao dịch hàng hóa Luân Đôn,
- Sờ giao dịch Bông vải: ờ Sờ giao dịch này mặt hàng được mua bán sẽ chủ yếu là bông vải như Sở giao dịch bông vải N e w York,
- Sờ giao dịch năng lượng, k i m loại: ở Sở giao dịch này mặt hàng được mua bán sẽ chủ yếu là K i m loại, năng lượng như Sở giao dịch Thương m ạ i New York, Sờ giao dịch K i m loại Luân Đôn,
b Căn cứ vào hình thức sở hữu Sở giao dịch hàng hóa
N ế u cứ vào hình thức sờ hữu Sờ giao dịch hàng hóa thì có thể phân loại
Sở giao dịch thành:
- Sở giao dịch hàng hóa sờ h ữ u nhà nước: là Sờ giao dịch hàng hóa
1 0 0 % v ố n N h à nước, như Sờ giao dịch tương lai hàng nông sản Thái Lan
Trang 27- Sở giao dịch hàng hóa sở hữu tư nhân: là Sờ giao dịch hàng hóa được thành lập bời tư nhân không có sự tham gia góp v ố n của N h à nước
c Căn cứ vào cách thức giao dịch tại Sờ giao dịch hàng hóa
N ế u căn cứ vào cách thức giao dịch tại Sờ giao dịch hàng hóa thì có thể phân loại Sở giao dịch hàng hóa thành:
- Sờ giao dịch hàng hóa hóa hữu hình: đó là Sờ giao dịch m à các giao dịch diễn ra tại sàn giao dịch
- Sở giao dịch hàng hóa điện tử: đó là Sở giao dịch m à các giao dịch là giao dịch điện tử
2.2 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
2.2.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Hoạt đỹng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa xuất hiện đầu tiên ờ M ỹ vào năm 1948, k h i m à Sờ giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới được thành lập - Sở giao dịch hàng hóa Chicago Cho đến nay, hoạt đỹng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã trờ nên khá phổ biến trên thế giới với trên 40 Sở giao dịch hàng hóa được nối mạng giao dịch toàn cầu và đặc biệt phát triển ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật bời những lợi ích to lớn m à phương thức mua bán hàng hóa này mang lại
Qua quá trình tìm hiếu về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt đỹng
mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa, ta có thể hiểu "Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sờ giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điếm hiện tại, thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai "
Giống như mua bán hàng hóa thông thường, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt đỹng thương mại, tại Sở giao dịch hàng hóa, người
1 Xem: Điều 63, khoản Ì, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
Trang 28người mua và người bán tiến hành mua bán hàng hóa theo những họp đồng đã được chuẩn hóa của Sờ giao dịch nhằm hướng đến mục tiêu là lợi nhuận Nhưng khác với các phương thức mua bán hàng hóa khác, trong phương thức mua bán hàng hóa này, thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm thực hiện họp đồng không trùng nhau Khoặng thời gian từ lúc ký kết hợp đồng đến lúc đáo hạn hợp đồng xác định, có thể là ba tháng, sáu tháng, chín tháng Ngoài
ra, những mặt hàng được mua bán qua Sờ giao dịch thường là những mặt hàng có tính thời vụ, giá cặ thường biến động mạnh và được chuẩn hóa về số lượng, chủng loại, phẩm chất
2.2.2 Đặc điểm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt Ngoài những đặc điểm cơ bàn giống như đặc điểm của mua bán hàng hóa nói chung, mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa còn mang những đặc thù riêng:
Thứ nhất, các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch được thực
hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán Hợp đồng này đuợc giao kết và thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa Các hợp đồng mua bán hàng hóa đã được tiêu chuẩn hóa về số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm giao hàng, các bên chỉ cần thỏa thuận về giá cặ Một trong những căn cứ
để các bên xác định giá cho hợp đồng mua bán hàng hóa là giá cặ hàng hóa niêm yết tại Sỡ giao dịch
Thứ hai, hàng hóa được trao đổi giữa bên mua và bên bán phặi là
những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa một cách cụ thể và được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ Hơn nữa những hàng hóa này thường chưa hiện hữu tại thời điểm các bên giao kết họp đồng mua bán hàng hóa Hàng hóa tương lai mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa, trên thực tế thường là những hàng có cung và cầu lớn và thường xuyên biến động
Trang 29Thứ ba, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên thường không được thực
hiện vào thời điểm ký kết họp đồng m à được thực hiện vào một thời diêm
nhất định trong tương lai Trong hợp đồng tương lai (futures contract), bên
bán có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định cho bên mua và có quyên nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ờ mức giá thỏa thuận lúc giao két hợp đồng; bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thỏa thuận trong họp đồng và cũng có quyền nhận hàng vào một thời điểm trong tuông lai Trong
hợp đồng quyền chọn (option contract), bên mua quyền được mua hoầc
quyền được bán có nghĩa vụ trà một khoản tiền nhất định và có quyền chọn mua hoầc chọn bán hàng hóa tại thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận; bên bán quyền có quyền nhận tiền và phải thực hiện nghĩa vụ m à mình cam kết Phần lớn những giao dịch ờ Sở giao dịch đều là giao dịch khống, sự chênh lệch giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường tại thời điểm giao hàng được các bên thanh toán bù trừ trên cơ sờ biến động giá
Thứ tư, việc mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch được thực hiện theo
các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thủ tục của Sờ giao dịch hàng hóa Sờ giao dịch đóng vai trò trung gian, kết nối các bên mua và bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng N h ờ đó, việc mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch giúp các nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng và thuận l ợ i để lựa chọn đối tác của mình C ơ chế giám sát trong Sờ giao dịch hàng hóa là điều kiện quan trọng đảm bảo hợp đồng được thực hiện hiệu quả Điều này là một trong những đầc điểm giúp cho việc phân biệt giữa mua bán hàng hóa qua sờ giao dịch v ớ i các giao dịch kỳ hạn được thực hiện ngoài Sờ giao dịch
2.2.3 Các phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
M u a bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thường được thực hiện theo các phương thức: ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa giao ngay; tham gia vào hợp đồng tương lai hoầc tham gia vào hợp đồng quyền chọn hàng hóa qua
Sờ giao dịch hàng hóa
Trang 30- Mua bán hàng hóa giao ngay
M u a bán hàng hóa giao ngay đó là những giao dịch m à ngay sau k h i ký
k ế t hợp đồng, bên bán giao ngay hàng hóa cho bên mua và bên mua cũng trả tiền ngay cho bên bán
H ọ p đồng giao ngay được ký kết trên cơ sờ "hợp đồng mẫu của Sờ giao dịch", giữa người có sẵn hàng muốn giao ngay v ớ i người có n h u cầu gấp, cần được giao nay Vì vậy hợp đồng giao ngay còn được gọi là hợp đồng hiện vật Giá cà mua bán ờ đây là giá giao ngay Giao dịch này chể chiếm khoảng 5 % trong các giao dịch ờ Sờ giao dịch
- Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai hàng hóa thỏa thuận giữa người mua và người bán
về một hàng hóa được giao vào một thời điểm trong tương lai và tại mức giá nhất định Giao dịch tương lai có thể yêu cầu giao hàng hóa hoặc nếu không thế giao hàng thì sẽ có quy định về việc thanh toán tiền thay cho việc giao hàng hóa Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch tương lai đều là giao dịch khống chứ không giao nhận hàng thực tế Đ ể đảm bảo có thanh toán cuối cùng, các hợp đồng tương lai có yêu cầu tiền bảo chứng và khoản tiền này sẽ được điều chểnh hàng ngày
Trong hợp đồng tương lai, quyền và nghĩa vụ của m ỗ i bên luôn đi liền với nhau T u y nhiên những người này không trực tiếp gặp g ỡ nhau m à sẽ đặt lệnh mua bán qua Sờ giao dịch, Sờ giao dịch là trung gian sẽ t ự động tìm đối tác mua bán cho các bên Ngoài ra giao dịch tương lai còn là một giao dịch trung hòa, nghĩa là m ỗ i một đồng tiền m à bên mua họp đồng tương lai t h u được sẽ là đồng tiền m à bên bán hợp đồng tương lai mất số tiền m à m ỗ i bên thu được hay mất đi trong một hợp đồng tương lai là bàng nhau và đối ngược nhau R ủ i ro đối v ớ i cả bên mua và bên bán là không có giới hạn, nó p h ụ thuộc vào độ lớn và giá cà cùa hợp đồng
Trang 31Hợp đồng tương lai được sử dụng v ớ i hai mục đích là đầu cơ hay t ự bảo hiểm Ban đầu k h i m ớ i ra đời thì họp đồng tương lai được người bán và người mua hàng sù dụng để kiểm soát rủi ro của mình Ngày nay, hầu hết các giao dịch tương lai trên Sở giao dịch hàng hóa đều thể hiện sự đầu cơ trên giá trị hàng hóa chứ không phải là sự cận trọng trong việc t ự bảo hiêm r ủ i ro Nghiệp vụ t ự bảo hiểm là một kỹ thuật thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh những rủi ro biến đông giá
cả làm thiệt hại đến số lãi d ự tính, bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong
Sờ giao dịch Ví dụ như người nông dân d ự định thu hoạch lúa vào tháng 5, nếu theo giá bình thường hiện nay người này sẽ thu được một khoản lãi là 5000000$ Nhưng lo sợ đến tháng 5 thì giá lúa sẽ giám xuống h ọ sẽ bị l ỗ , nên người nông dân này đến ngay Sở giao dịch để bán khống ngay lượng lúa này, với giá ờ thời điểm hiện tại và hẹn giao hàng vào tháng 5 Đen tháng 5 người nông dân đó bán lúa trên thị trường theo giá của thị trường lúc đó và đồng thời đến Sở giao dịch thanh toán chênh lệch giá cùa hợp đồng bán khống N ế u giá lúa ờ tháng 5 hạ hơn thì người này l ỗ ở giao dịch hiện vật nhưng lãi ờ giao dịch khống, ngược lại nếu lúa ờ tháng 5 có giá cao hơn thì người nông dân lãi trong giao dịch hiện vật và l ỗ trong giao dịch khống N h ư vậy lãi ờ hợp đồng này sẽ bù cho l ỗ ở hợp đồng kia do đó lãi d ự tính của người nông dân vẫn là 5000000$ T u y nhiên, mức độ biến động giá cả trong giao dịch hiện vật và giao dịch khống không hoàn toàn giống nhau Vì vậy các nhà kinh doanh chỉ
có thể hạn chế được phần nào những rủi r o biến động về giá cả, c h ứ không hoàn toàn tránh được những rủi ro này
Còn đối v ớ i nhà đầu cơ dám chấp nhận rủi ro để thu được l ợ i nhuận thì
họ hoàn toàn sử dụng các giao dịch khống trên Sở giao dịch nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá vào thời điểm ký kết hợp đồng v ớ i giá lúc đáo hạn hợp đồng K h i họ d ự đoán giá một mặt hàng sẽ tăng trong tương lai, h ọ sẽ đến Sờ giao dịch và mua hợp đồng tương lai - người đầu cơ giá lên (bull)
Trang 32N g ư ợ c lại k h i h ọ d ự đoán là giá mặt hàng đó sẽ giảm trong tương lai, thì họ sẽ bán hàng hóa tương lai - người đầu cơ giá xuống là (bear) Ví dụ như k h i một thương nhân d ự đoán giá gạo trong tương lai sẽ tăng, thương nhân này đã đến
Sờ giao dịch và ký hợp đồng mua gạo v ớ i giá 1000S/MT nhận hàng sau 3 tháng Vào thời điểm đáo hạn hợp đồng giá gạo tăng lên 1200S/MT, thì người này hường chênh lứch 200S/MT
Trong trường hợp giá cả biến động không đủng như d ự đoán cùa mình, bên d ự đoán không đúng có thể đề nghị đối phương x i n trả một khoản tiền bù Khoản tiền bù m à bên mua phải bò ra là "bù hoãn mua" (Contango) K h o ả n tiền bù m à bên bán phải bỏ ra là "bù hoãn bán" (backnardation).'
- Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận theo đó người mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định v ớ i mức giá định trước và phải trà một khoản tiền nhất định để mua quyền này Phí quyền chọn được thanh toán k h i ký kết hợp đồng M ộ t quyền lựa chọn mua được g ọ i là quyền chọn mua (can option) và một quyền lựa chọn bán được gọi là quyền chọn bán (put option)
Hợp đồng quyền chọn xác lập quyền chứ không phải nghĩa vụ N g ư ờ i mua quyền có thể lựa chọn thực hiứn hoặc không thực hiứn một giao dịch nhất định vào một thời điểm trong tương lai N ế u quyền chọn được thực hiứn, viức giao hàng hóa đổi lấy tiền sẽ diễn ra vào ngày ghi rõ trong hợp đồng N ê u không thể giao hàng thì sẽ có quy định thanh toán tiền thay cho viức giao hàng Nấu quyền chọn không được thực hiứn, nó sẽ hết hiứu lực Không xảy
ra trao đổi hàng hóa và bên mua quyền sẽ mất khoản tiền mua quyền chọn Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền, khả năng l ỗ là chỉ giới hạn trong giá phải trà Lý do là vì nếu tại thời điểm thực hiứn quyền chọn nếu giá t r o n g hợp đồng gây thiứt hại cho người mua quyền h ọ sẽ không thực hiứn
Trang 33quyền chọn nữa N g ư ợ c lại, đối v ớ i người bán quyền chọn thì khoản lỗ của h ọ
là không giới hạn, nó sẽ phụ thuộc vào giá cả trên thị trường và độ l ớ n của hợp đồng
C ó hai loại hợp đồng quyền chọn :
- Hợp đồng quyền chọn mua (can option): là hợp đồng theo đó bên mua quyền được phép lựa chọn thực hiện hoầc không thực hiện việc mua một hàng hóa nhất định theo hợp đồng
- Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là hợp đồng theo đó bên mua quyền được phép lựa chọn thực hiện hoầc không thực hiện việc bán một hàng hóa nhất định theo hợp đồng
C ũ n g giống như hợp đồng tương lai, họp đồng quyền chọn cũng được
sử dụng v ớ i hai mục đích là đầu cơ hay tự bào hiểm, nhưng thường mục đích
tự bảo hiểm là chủ yếu
V ớ i người sử dụng hợp đồng quyền chọn nhằm mục đích đầu cơ, thì khi h ọ d ự đoán giá một mầt hàng sẽ tăng trong tương lai, h ọ sẽ đến Sở giao dịch và mua hợp đồng quyền chọn mua N g ư ợ c lại k h i họ d ự đoán là giá mầt hàng đó sẽ giảm trong tương lai, thì họ sẽ mua hợp đồng quyền chọn bán Ví
dụ như khi thấy trên thị trường giá len đang có x u hướng tăng lên, một người
đã đến Sờ giao dịch và mua một quyền chọn mua 1000 k g len, v ớ i phí quyền chọn là 500$ nếu vào ngày thực hiện quyền chọn giá thị trường của loại len
đó cao hơn giá thực hiện l,45$/kg như vậy anh ta thực hiện quyền chọn và sẽ được l ợ i từ hợp đồng này 1500$ trừ đi tiền phí quyền chọn anh ta thu được một khoản l ợ i nhuận đáng kể là 1000$ trên khoản đầu tư ban đầu là 500$ tương đương v ớ i l ợ i suất là 2 0 0 % N ế u diễn biến thị trường không như d ự đoán anh ta không thực hiện quyền chọn và chấp nhận mất 500$ tiền phí quyền chọn
Trang 34Trong nghiệp vụ tự bảo hem thì đối với người mua hàng khi giá hàng trong tương lai có xu hướng tăng lên thì họ sẽ đến Sờ giao dịch và mua quyền lựa chọn mua, còn đối với người bán khi dự định giá hàng trong tương lai sẽ giảm họ sẽ đến Sờ giao dịch và mua quyền chọn bán Ví dụ một công ty A có một lô hàng nếu bán ờ thời điểm hiện tại thì có trị giá 200 000 $ và lợi nhuận
là 50 000 $ Công ty A có một lô hàng sẽ bán cho công ty B sau 6 tháng nữa
Sợ rằng sau 6 tháng giá hàng giảm, công ty A có thể bị thiệt hại, để tránh rấi
ro công ty A vào Sờ giao dịch mua họp đồng quyền chọn bán lô hàng với giá
200 000 $ và thời hạn giao hàng sau 6 tháng, với phí quyền chọn là 6000$ Vào khi giao hàng, nếu giá giảm còn 180 000 USD, thì công ty A sẽ thực hiện quyền chọn bán và thu chênh lệch giá theo hợp đồng với giá trên thị trường
bù cho khoản lỗ trong giao dịch thực tế Nêu giá hàng tăng cao, doanh nghiệp
A sẽ không thực hiện quyền chọn bán và chịu mất 6000$ thay vì sẽ mất toàn
bộ số tiền chênh lệch nếu tham gia họp đồng tương lai
Sử dụng hợp đồng quyền chọn có ưu điểm hơn họp đồng tương lai là doanh nghiệp đã xác định được trước khoản tiền mà họ bò ra để đảm bảo cho khoản lợi nhuận dự tính trong tương lai từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh
3 Vai trò cấa mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như vai trò san sẻ rấi ro giúp những người tự bảo hiểm tránh được những rấi ro về giá hay vai trò định hướng sản xuất Bên cạnh những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn đóng góp vai trò to lớn đối với quản lý Nhà nước cũng như đối với xã hội
3.1 Đoi với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa giúp cho nền kinh tế được vận hành trơn tru hơn và phát triển bền vững nhờ những
Trang 35vai trò như san sẻ rủi ro, định hướng sản xuất, bảo vệ nhà đầu tư và điều chỉnh giá cả trên thị trường:
- San sẻ rủi ro được thể hiện rất rõ trong việc các thương nhân sử dụng
các họp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn nhữm mục đích t ự bảo hiểm cho thương vụ thực tế của mình Giao dịch tại Sờ giao dịch có cơ chế phát hiện giá khá mạnh, những thay đổi giá cả ờ Sờ giao dịch hàng hóa chịu ảnh hưởng của cung cầu hàng hóa cho nên nhũng thương nhàn giao dịch hàng hóa thực tế như hãng kinh doanh, hãng sản xuất, đều tận đụng m ọ i khả năng lợi dụng thị trường Sở giao dịch hàng hóa để chuyển dịch những rủi ro về giá cả trong giao dịch thực tế, tránh hoặc giảm được những tổn thất do biển động giá gây nên
- Định hướng sàn xuất: nhờ giao dịch tại Sờ là giao dịch tập trung và
công khai sẽ giúp các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh thấy rõ hơn diễn biến của quan hệ cung cầu, giá cả, có nguồn thông tin giúp họ định hướng sản xuất, kinh doanh Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa ở Sờ giao dịch buộc những người sàn xuất phải không ngừng tìm tòi sáng tạo để cải tiến quy trình, công nghệ sàn xuất, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường về chất lượng, phẩm cấp của hàng hóa
- Bảo vệ nhà đầu tư: v ớ i việc sử dụng các hợp đồng tương lai và h ọ p
đồng quyền chọn được niêm yết trong Sở giao dịch giúp kiểm soát r ủ i ro trong thanh toán, đảm bảo thực hiện hợp đồng tạo ra môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư Trong các giao dịch ờ Sở giao dịch cả bên mua và bên bán không hề biết ai là phía đối tác Công t y thanh toán bù trừ sẽ thực hiện chức năng trung gian trong tất cả các giao dịch Việc thực hiện các hợp đồng trong Sờ giao dịch sẽ được đàm bào bững sự công bững và uy tín cùa các
Sở giao dịch và công ty thanh toán bù trừ Đ ố i v ớ i các bên trong hợp đồng tương lai, những thay đổi về giá trị tài khoản của các bên tham gia hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá thị trường và được ghi nhận Bên
Trang 36cạnh đó các hợp đồng này còn yêu cầu ký quỹ Sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp cho công t y thanh toán bù t r ừ phòng ngừa được rủi ro cho các hợp đồng
- Điều chinh giá cả trên thị trường: việc các bên mua bán hàng hóa v ớ i
giá cả d ự kiến trong tương lai giúp cho thị trường t ự điều chỉnh giá N ế u có một t i n xặu (chẳng hạn như thời tiết khó khăn có thể gây mặt mùa) hoặc t i n tốt (được mùa) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả của mặt hàng đó sẽ tự động điều chỉnh trong một thời gian trên thị trường Sờ giao dịch hàng hóa trước k h i
có sự thay đổi giá thực sự trên thị trường tự do N h ờ biết trước được giá cả d ự kiến t r o n g tương lai nên những người cần bảo h ộ có thể điều tiết sàn xuặt, t ự động cân bàng cung cầu H ơ n thế nữa, việc niêm yết giá cả công khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá, ép giá Giá cả được niêm yết công khai không chì l ợ i cho những người giao dịch trên Sờ giao dịch m à nó còn là căn cứ đề các nhà kinh doanh trong nước, k h u vực hoặc thế giới thực hiện việc mua bán của mình
3.2 Đối với quản lý nhà nước
Thị trường mua bán hàng hóa trong Sở giao dịch hàng hóa là một phong vũ biểu cho nền kinh tế trong tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp t ừ các diễn biến giá cả hàng hóa trên thế giới trong tương lai gần D o
đó, mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch trờ thành một công cụ để N h à nước quản lý, quan sát sự biến chuyển trên thị trường trong sờ nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết và phát triển kinh tế N h ữ n g vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trong quản lý kinh tế của N h à nước được kề đến như:
- M u a bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa sẽ giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá cả Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn tiến giá trên thị trường phản ánh được quan hệ cung cầu, đặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả d ự kiến
Trang 37trong tương lai gần N h ữ n g người t ự bảo hiểm sẽ không lo bị ép giá và t ự động điều tiết việc sản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường Còn nhà nước thì biết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng sàn xuất, thực hiện việc quản lý kinh tế vĩ m ô của mình
- Việc tiêu chuẩn hóa trên Sờ giao dịch là một dịp thuận tiện đê N h à nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp v ớ i các tiêu chuẩn quốc tế, đứng thời nâng cao quy m ô sản xuất để tiến tới một nền sàn xuất chuyên nghiệp, có định hướng hơn, tránh sự sản xuất thiếu tập trung
- Việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lĩnh vực được mua bán, sự thay đổi giá cả, thông tin trên sờ giao dịch hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc thống kê thương mại Dựa vào số liệu thống kê đó, nhà nước thực hiện việc quản lý kinh tế được hiệu quả hơn V à cùng v ớ i nguứn d ữ liệu thống kê được trong quá k h ứ sẽ giúp cho nhà nước có cơ sở đưa ra được những d ự đoán trong tương lai, đưa ra các giãi pháp phòng ngừa thích hợp, hạn chế các diễn biến bất lợi cho nền kinh tế, tránh được những cú sốc do thị trường gây ra tránh rơi vào nhũng tình huống xấu xảy đến bất ngờ
3.3 Đối với xã hội
M u a bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa có hai vai trò quan trọng đối v ớ i xã hội: giảm chi phí rủi ro đối v ớ i xã hội và giúp phân bổ nguứn lực trong xã hội một cách tối ưu
- V a i trò giảm chi phí rủi ro đối v ớ i xã hội thể hiện trong việc người t ự bảo hiểm sử dụng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa để chuyển rủi
ro về giá không mong muốn sang cho nguôi khác, thường là những nhà đầu
cơ, những người sẵn sàng chấp nhận r ủ i ro để mong muốn kiếm l ờ i N ế u không có phương thức mua bán qua Sờ giao dịch hàng hóa thì khó có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả, chi phí r ủ i ro đối v ớ i xã h ộ i sẽ cao hơn những người nông dân và nhà sàn xuất sẽ phải chịu cảnh bấp bênh về giá
Trang 38- V a i trò phân bổ nguồn lực trong xã hội một cách tối ưu: Sờ giao dịch hàng hóa đưa đến một thương mại tập trung hóa, do đó dễ xác định được giá quân bình hay là khả năng thị trường sẽ phát hiện được giá cả cân bằng thực
sự Giá cả chính xác hơn dẫn đến sự phân bổ nguồn lực xã h ộ i tối ưu vì v ớ i các thông t i n về giá cả, quan hệ cung củu là các y ế u tố chính xác nên người tiêu dùng, người sản xuất sẽ có được các quyết định đúng hơn về hàng hóa được tiêu thụ, được sàn xuất, cách sản xuất trong giai đoạn hiện tại so v ớ i tương lai
Tóm lại, một hoạt động mua bán được coi là mua bán hàng hóa k h i đối
tượng tham gia vào giao dịch mua bán trao đổi này là hàng hóa và các chủ thê tham gia giao dịch là nhằm mục tiêu lợi nhuận Đ e tiến hành mua bán hàng hóa người ta có rất nhiều phương thức, trong đó có một phương thức mua bán hàng hóa hết sức đặc biệt đó là mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa là một hình thức mua bán hàng hóa tập trung v ớ i sự tham gia của Sờ giao địch hàng hóa T ạ i Sở giao dịch hàng hóa, người ta tiến hành mua bán hàng hóa theo những tiêu chuẩn và quy tắc của Sờ giao dịch v ớ i giá ờ thời điểm hiện tại, giao hàng và thanh toán tại một thời điểm trong tương lai bằng cách tham gia vào hợp đồng tương lai hay quyền chọn M u a bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển nhờ những vai trò như giúp cho nền kinh tế vận hành trơn t r u hơn và phát triển bền vững, hay vai trò của nó đối v ớ i quản lý nhà nước và đối v ớ i xã hội
Trang 39Chương li KINH NGHIỆM THỰC HIỆN MUA BÁN HÀNG HÓA QUA
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA TẠI MỘT SỐ NƯỚC
1 Kinh nghiệm của một số nước về thực hiện mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
LI Kinh nghiệm của Mỹ
1.1.1 C ơ sử pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ
Ở Mỹ các giao dịch kỳ hạn có rất ít quy chế song đổi với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa thì lại có rất nhiều quy chế, ờ các cấp khác nhau có nhểng quy chế cụ thế khác nhau Hơn nểa các quy chế này cũng thường xuyên được sửa đổi để phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường Cụ thể ờ cấp Liên bang có Luật mua bán tương lai mặt hàng Bông năm 1941, Luật mua bán tương lai mặt hàng ngũ cốc năm 1922, Luật về Sở giao dịch hàng hóa năm 1936 Và hiện nay đạo luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ là Luật Sờ giao dịch hàng hóa (Commodity Exchange Act, viết tắt là CEA) nằm trong phần thứ nhất của Đạo luật sửa đổi Gao dịch hàng hóa tương lai năm 2000 (Commodity Futures Modernization Act of 2000)
CEA được thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2000 Luật này ra đời nhằm xóa bỏ và ngăn ngừa sự đối lập trong mua bán ngũ cốc ờ các Sở giao dịch Nhưng điều đó không có nghĩa là luật này chỉ điều chỉnh về mua bán ngũ cốc qua Sờ giao địch hàng hóa m à CEA còn điều chỉnh việc mua bán nhểng hàng hóa khác qua các Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ
Trang 40• Những quy định về hàng hóa và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Hàng hóa (commodity) theo cách hiểu của CEA là lúa mỹ, bông vải, ngũ cốc, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen, hạt lanh, hạt miến, thực phàm xay bột, bơ, trứng, khoai tây A i Len, len, chất béo và dầu (bao gồm mỡ lẩn,
mỡ động vật, dầu ép từ hạt bông, dầu lạc, dầu đậu nành, và những chất béo và dầu khác), bột bông, hạt bông, đậu tương, hạt đậu tương, vật nuôi, sản phẩm
từ vật nuôi, nước cam đông lạnh, và tất cả những vật phẩm và sản phẩm khác trừ tất cả các dịch vụ, các quyền, lãi suất đưẩc sử dụng trong các hẩp đồng giao hàng ngay hoặc giao hàng trong tương lai.1
CEA không định nghĩa mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa
mà thay vào đó là hẩp đồng mua bán hàng hóa giao hàng trong tương lai (contracts of sale of a commodity for íuture delivery) Đó là những hẩp đồng không bao gồm hẩp đồng mua bán hàng hóa trả tiền ngay nhưng bị hoãn việc giao hàng vào thời điểm trong tương lai.2
Để mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, bên mua và bên bán phải tham gia vào các họp đồng đưẩc chuẩn hóa của Sờ giao dịch Tuy nhiên không phải ai cũng đủ tư cách pháp lý để tham gia vào các hẩp đồng này Những người tham gia vào họp đồng mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa hẩp pháp (Eligible Contract Participants)đưẩc quy định trong CEA bao gồm:
- Các tổ chức (thể chế) tài chính theo quy định;
- Các công ty bào hiểm theo quy định;
- Các công ty đầu tư theo quy định;
- Quỹ kinh doanh hàng hóa (commodity pool) với tổng tài sàn từ 5 triệu
đô la Mỹ (USD) trờ lên;
1 Xem CEA, sec.la, (5)
-'Xem CEA, séc la, (lí)