Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới
Trang 1Bộ giáo dục vμ đμo tạo Học viện chính trị - hμnh chính
quốc gia hồ chí minh
Phan văn Tân
Xung đột x∙ hội về đất đai
ở nông thôn thời kỳ đổi mới
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây)
Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 30 01
Tóm tắt Luận án tiến sĩ xã hội học
Hà Nội - 2008
Công trình đã được hoàn thành tại:
Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS Lê Tiêu La 2) TS Bùi Phương Đình
Phản biện 1: GS, TS Tô Duy Hợp
Viện Xã hội học
Phản biện 2: PGS, TS Vũ Hào Quang
Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 3: PGS, TS Nguyễn Hữu Minh
Viện Gia đình & Giới
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, họp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vào hồi giờ ngày tháng 8 năm 2008
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 2Danh mục các công trình của tác giả
có liên quan đến luận án
1 Lê Tiêu La - Phan Tân (2001), "Xung đột xã hội qua lăng kính của Xã
hội học", Tạp chí Công an nhân dân, (02), tr.25-28
2 Phan Tân (2003), "Xung quanh kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu
kiện đất đai của đồng bào dân tộc Khơmer ở huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang", Tạp chí Công an nhân dân, (11), tr.73-76
3 Phan Tân (2005), "Nhận thức về xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay
- một số vấn đề đặt ra", Tạp chí Công an nhân dân, (9), tr.113-116
4 Phan Tân (2006), "Hậu quả sau những xung đột xã hội ở xã Trung Tú
và một số bài học rút ra qua công tác giải quyết ổn định tình hình ở
địa phương", Tạp chí Công an nhân dân, (8), tr.85-88
5 Phan Tân (2007), "Một số giải pháp ngăn ngừa, xử lý đối với số người
cầm đầu trong các vụ xung đột, khiếu - tố ở Hà Tây", Tạp chí
Công an nhân dân, Số (01), tr.111-114
6 Phan Tân (2007), "Những biện pháp bảo đảm ổn định xã hội trong
công tác giải phóng mặt bằng", Tạp chí Công an nhân dân, (9),
tr.93-96
7 Phan Tân (2007), "Mất ổn định an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp
ở Hà Tây - vấn đề đặt ra từ những sai phạm của cán bộ cơ sở", Tạp
chí Công an nhân dân, (10), tr.58-60
8 Phan Tân (2007), "Một số loại hình xung đột về đất đai ở nông thôn
Hà Tây", Tạp chí Xã hội học, 4(100), tr.90-96
9 Phan Tân (2008), "Khiếu - tố và hành vi lợi dụng khiếu - tố vi phạm
pháp luật", Tạp chí Công an nhân dân, (03), tr.91-92
Trang 3Phần Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ những năm 80 (Thế kỷ XX),
được đánh dấu bằng các chính sách: Chỉ thị số 100-CT/TƯ (01/1981);
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1986); Nghị quyết số
10-NQ/TƯ (4/1988); Nghị quyết Trung ương 6 (Khoá VI - 3/1989) đã tạo ra
những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt của đời sống xã hội
Bên cạnh những thành tựu đó, thì mặt trái của kinh tế thị trường;
nhiều tiêu cực nghiêm trọng và kéo dài như tệ tham nhũng, quan liêu, mất
công bằng, mất dân chủ của một số cán bộ đã tác động đến đời sống của
người dân, gây bức xúc, bất bình dẫn đến xung đột xã hội Điển hình là
các xung đột ở Cần Thơ, Đồng Tháp (1990 - 1994), Thái Bình (1997), Tây
Nguyên (2001 và 2004).v.v
Tình hình đó cho đến nay vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là
các tỉnh có lợi thế phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá như Đồng Nai,
Bình Dương, Hà Tây, Hưng Yên đã và đang gây ra những hậu quả
nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự
Từ thực tế trên, vấn đề được đặt ra ở đây là: Căn nguyên của những
xung đột xã hội về đất đai đã và đang xảy ra ở nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới là gì? Mức độ, cấp độ xung đột xảy ra xuất phát từ quan hệ đất đai
ở Việt Nam đưa đến hậu quả gì? Những biện pháp nào có tính khả thi để
giải quyết xung đột trong tình hình hiện nay và giải pháp phòng ngừa thời
gian tới?
Về mặt lý luận, đối với xung đột xã hội cần vận dụng phương pháp
luận nào, lý thuyết nào để nghiên cứu, giải quyết xung đột? Trong thời kỳ
đổi mới ở nước ta, những mâu thuẫn, xung đột cần giải quyết bằng bạo lực
hay đối thoại hoà bình?
Đây là những câu hỏi mà đề tài của Luận án sẽ góp phần giải đáp
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu xung đột x∙ hội về đất đai trên thế giới
Vấn đề đất đai và xung đột xã hội về đất đai được các nhà khoa học chú trọng nghiên cứu từ rất sớm, nhất là hướng đến giá trị của đất đai trong việc quyết định đến mỗi chính thể xã hội, như các nghiên cứu của Montesquieu (1689-1755), Karx Marx (1818-1883), Friedrich Engels (1820-1895) Sau này là nghiên cứu của Robert L.Sansom (1968), Anita R.Desai (1937 ), Thomas L.Friedman (2005).v.v về vai trò của đất đai ở nông thôn trong xã hội truyền thống và hiện đại
Các nhà khoa học cố gắng tiếp cận từ quan hệ lợi ích, cách phân phối các tài nguyên không công bằng, đã nhìn nhận xung đột xã hội về đất đai có một vị trí hết sức quan trọng cho sự tồn tại, phát triển hay kìm hãm xã hội
2.2 Tình hình nghiên cứu xung đột x∙ hội ở Việt Nam
Trước thời kỳ đổi mới, khái niệm mâu thuẫn được đề cập nhiều hơn là khái niệm xung đột Trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều mâu thuẫn xã hội đơn lẻ tích tụ cả quá trình dài bùng phát tạo nên những điểm nóng, mất ổn định an ninh, trật tự khiến các nhà chính trị, nhà quản lý, nhà khoa học thấy cần thiết phải nghiên cứu vấn đề xung đột xã hội theo đúng như bản thân sự tồn tại của nó
Vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, các quan hệ xung quanh sở hữu, sử dụng đất đai; lịch sử của vấn đề đất đai cũng được nghiên cứu ở mức độ
nhất định
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thấy công trình, đề tài nào được công bố nghiên cứu một cách chính thức, độc lập, có hệ thống xung đột xã hội về
đất đai và sử dụng phương pháp điều tra Xã hội học để lý giải hiện tượng xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn Việt Nam
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Mô tả thực trạng xung đột về đất đai; phân tích các yếu tố tham gia, tác động đến xung đột về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới
Trang 4- Đề xuất một hệ thống các giải pháp khả thi nhằm giải quyết xung
đột, ổn định tình hình kinh tế - xã hội và góp phần phát triển bền vững
nông thôn
3.2 Nhiệm vụ
- Bước đầu hệ thống hoá các lý thuyết Xã hội học nghiên cứu về xung
đột xã hội và làm rõ các khái niệm cộng cụ như: "xung đột xã hội", "xung
đột xã hội về đất đai", "xung đột chính sách", "xung đột lợi ích"
- Đưa ra các tiêu chí phân loại mức độ xung đột, tính chất, mục đích,
động cơ của xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn
- Xây dựng chỉ báo về các yếu tố tham gia, tác động đến xung đột xã
hội về đất đai
- Dự báo xu hướng biến đổi xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời gian tới
- Xây dựng cơ sở luận chứng cho một số khuyến nghị về chính sách và
giải pháp giải quyết xung đột
4 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
4.1 Giả thuyết nghiên cứu
- Trong hai thập niên vừa qua của thời kỳ đổi mới, xung đột xã hội
về đất đai ở nông thôn đã diễn ra với quy mô lớn không chỉ ở địa bàn thôn,
xã mà còn xảy ra trên phạm vi liên xã và liên huyện, với tính chất nghiêm
trọng và mức độ gay gắt, phức tạp
- Sự không đồng bộ, không theo kịp tiến trình đổi mới của hệ thống
chính sách, luật pháp về đất đai; sự phân chia bất hợp lý lợi ích, giá trị liên
quan đến đất đai đã góp phần dẫn đến xung đột xã hội ở nông thôn
- Nhận thức, thái độ, hành vi chưa phù hợp của cán bộ quản lý cấp
cơ sở trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai có ảnh hưởng
tiêu cực đến việc giải quyết xung đột về đất đai và có thể làm tăng thêm
mức độ gay gắt của các cuộc xung đột đó
- Trong các đối tượng người dân tham gia xung đột về đất đai, những
người cao tuổi, phụ nữ, người có trình độ học vấn thấp thường là những người
bị lợi dụng kích động tham gia đã đẩy xung đột có lúc lên đến cực điểm
- Trong thời gian tới, xung đột về đất đai chủ yếu diễn ra giữa một bộ phận nhân dân với các doanh nghiệp và giữa nhân dân với chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý, giải quyết quan hệ đất đai
4.2 Khung phân tích
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở giả thuyết nêu ra, khung phân tích của đề tài được xây dựng như sau:
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn
thời kỳ đổi mới
5.2 Khách thể nghiên cứu: Nông thôn tỉnh Hà Tây 5.3 Phạm vi nghiên cứu: Khoảng thời gian 1986-2006
6 Đối tượng, phạm vi thu thập thông tin
6.1 Đối tượng thu thập thông tin:
- Người dân nông thôn tham gia tranh chấp, khiếu - tố, xung đột đất
đai ở tỉnh Hà Tây
- Cán bộ tham gia giải quyết xung đột, tranh chấp, khiếu - tố
6.2 Phạm vi thu thập thông tin: Điền dã, khảo sát thu thập thông tin
tại địa bàn 7 xã của tỉnh Hà Tây: Trung Tú (huyện ứng Hoà), Lê Lợi
Hệ quả tích cực của xung
đột
Hệ quả tiêu cực của xung
đột
Đặc điểm nhóm xã hội
- Cán bộ chính quyền quản
lý, giải quyết đất đai
- Cộng đồng thôn, xóm
- Hộ gia đình
Đặc điểm cá nhân
(giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, việc làm, dân tộc, tôn giáo, vị trí trong xung đột)
Thực trạng
và xu hướng biến đổi xung đột xã
hội về đất đai
-Loại hình XĐ
-Quy mô XĐ
-Tính chất XĐ
-Mức độ, tần suất XĐ
-Mục đích, động cơ XĐ
Chính sách, luật pháp về đất đai
- Phương thức thực hiện
- Thực tiễn xử lý
Chính sách
đổi mới
Lịch sử của xung
đột về
đất
đai
Trang 5(huyện Thường Tín), An Khánh (huyện Hoài Đức), Hồng Hà (huyện Đan
Phượng), Vân Hoà (huyện Ba Vì), Tri Thuỷ (huyện Phú Xuyên), Bình
Minh (huyện Thanh Oai)
7 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cơ sở lý luận
Đề tài sử dụng chủ yếu các lý thuyết của Xã hội học nghiên cứu về
xung đột xã hội làm cơ sở lý luận và phương pháp luận vào quá trình
nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn xung đột xã hội ở Việt Nam Các
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam về đất đai và phát triển được nghiên cứu làm rõ qua thực
trạng thực thi chính sách, nguyên nhân từ chính sách, từ đó định hướng cơ
sở đề ra giải pháp giải quyết xung đột Ngoài ra các công trình khoa học,
các bài báo của các nhà khoa học trong và ngoài nước được sử dụng như là
những căn cứ so sánh, luận chứng cho nội dung nghiên cứu của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Xã hội học, cụ thể:
- Phương pháp Phân tích tài liệu: Các công trình nghiên cứu về xung
đột xã hội, về quản lý, sở hữu và sử dụng đất đai; các đề tài khoa học, bài
viết về mất ổn định an ninh, trật tự nông thôn
Từ hồ sơ địa bàn của Công an tỉnh Hà Tây, đề tài đã tiến hành nghiên
cứu, phân tích xử lý 146 hồ sơ vụ việc có trong thời gian từ năm
1987-2005, qua Chương trình SPSS
- Phương pháp nghiên cứu Định lượng được sử dụng là phương pháp
phỏng vấn Bảng hỏi cấu trúc, với 308 mẫu phỏng vấn các cá nhân tham gia
xung đột
- Phương pháp nghiên cứu Định tính được tiến hành chủ yếu từ
phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân với 66 mẫu, gồm nhóm cán bộ cấp
tỉnh, huyện, xã tham gia giải quyết xung đột đất đai và người dân tham gia
xung đột trên địa bàn 7 xã nghiên cứu
- Thời điểm khảo sát thực địa được thực hiện từ tháng 10/2005 -
5/2006
8 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Xung đột xã hội về đất đai ở Việt Nam được áp dụng các lý thuyết xã hội học về xung đột, đặc biệt là lý thuyết Xung đột và phương pháp điều tra Xã hội học để nghiên cứu một cách hệ thống
- Ngoài khía cạnh tiêu cực của xung đột xã hội, luận án đi tìm những khía cạnh tích cực của nó, xem xung đột là hiện tượng xã hội tất yếu khách quan trong xã hội đang phát triển
9 ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Hiện tượng xung đột xã hội về đất đai ở Việt Nam được áp dụng lý thuyết xung đột xã hội, phương pháp điều tra Xã hội học nghiên cứu nhằm xây dựng những căn cứ khoa học từ thực tiễn, giúp cho việc kiểm soát những xung đột về đất đai vốn đang là vấn đề nóng hiện nay ở nông thôn
- Hy vọng luận án sẽ là tài liệu bổ ích cho những người quan tâm đến những bất ổn định xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây, có cái nhìn khách quan về xung đột xã hội như là một hiện tượng xã hội cần được công khai nghiên cứu một cách khoa học
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho nhà quản lý nhìn nhận vấn đề xung đột là một hiện tượng "bình thường", tất yếu trong mỗi xã hội, từ đó có căn cứ khoa học để đưa ra các quyết sách giải quyết xung
đột
- Luận án góp phần hệ thống hoá lý thuyết Xã hội học về xung đột xã hội
10 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết
Trang 6Chương 1
Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu xung đột xã hội về
đất đai 1.1 khái niệm xung đột xã hội
Qua nghiên cứu các quan điểm về xung đột, NCS đưa ra quan niệm về
xung đột xã hội như sau:
Xung đột xã hội được hiểu là tình huống hoặc quá trình xã hội, mà
trong đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân trong mỗi nhóm
xã hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung, thể hiện bằng sự đối lập,
sự bất đồng, sự tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, cảm xúc,
nhu cầu, giá trị, mối quan tâm về nguồn lực tài nguyên - xã hội và đôi lúc
được thể hiện bằng cả hành vi đụng độ, thù địch
Xung đột xã hội là hiện tượng xã hội khách quan, giải quyết quan hệ
xã hội trung tâm là lợi ích, hợp thành bản chất của mọi xã hội
1.2 Tiếp cận xã hội học nghiên cứu xung đột xã hội ở Việt Nam hiện
nay
1.2.1 Thực chất của xung đột và quá trình hình thành xung đột
xã hội
Để trả lời cho các câu hỏi: Ai xung đột với ai và vì cái gì? Ai thắng
ai trong xung đột? Có thể giải quyết xung đột và phòng ngừa xung đột
không? NCS làm rõ một số nội dung sau:
1.2.1.1 Thực chất của xung đột x∙ hội
- Xung đột xã hội là một trong những động lực cơ bản của sự biến đổi
xã hội
- Xung đột là tình trạng mâu thuẫn đối kháng
- Xung đột lợi ích và xung đột giá trị là hai hình thức cơ bản của xung
đột xã hội
- Bên cạnh tính tự giác của chủ thể xung đột, các xung đột vô thức
cũng xảy ra khi mâu thuẫn bị đẩy lên cao do không khí đám đông, các
hành vi đã vượt quá mong muốn và tầm kiểm soát
1.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của xung đột x∙ hội
- Xung đột bắt nguồn từ mâu thuẫn lợi ích, bất bình đẳng trong việc chia sẽ các nguồn lực giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng với nhau
- Xung đột bắt nguồn từ sự phân hoá, sự bất đồng về lối sống, hệ giá trị, niềm tin
- Xung đột là quá trình tập trung hoá quyền lực trong mỗi nhóm
- Sự đoàn kết, phản kháng trong xung đột hướng đến chia một xã hội thành hai phái, hoặc hai hệ quả có thể xảy ra: sự thống trị từ một phía đánh bại bên kia, hoặc một sự cân bằng mới về lực lượng được thiết lập
Xã hội Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội đang có những chuyển đổi cơ chế chưa thống nhất thì xung
đột xã hội xảy ra là không tránh khỏi
1.2.2 Các loại hình xung đột xã hội
1.2.2.1 Loại hình theo cấp độ chủ thể xung đột
Trên cơ sở hình thức biểu hiện, quy mô số lượng người tham gia có xung đột đối ứng ngang cấp cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; có xung đột xảy ra đan xen liên cấp
Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay, vấn đề mâu thuẫn, xung
đột giữa các cá nhân, các nhóm nhỏ trong xã hội hoặc nhóm nhỏ với người
đại diện tổ chức nhất định là phổ biến hơn cả
1.2.2.2 Loại hình xung đột theo lĩnh vực x∙ hội, bao gồm: xung đột
kinh tế, xung đột văn hóa, xung đột tư tưởng
1.2.2.3 Loại hình xung đột theo hình thức, mức độ biểu hiện, bao
gồm: xung đột hiện thực, xung đột "ẩn", "tiềm tàng"
Ngoài ra, xung đột còn được phân loại như: Theo hình thức - giá trị tham gia xung đột: có xung đột về giá trị giữa các cá nhân; xung đột về giá trị giữa các nhóm nhỏ; xung đột giá trị giữa các nhóm lớn Theo cấp độ chính trị: có xung đột trong khuôn khổ một thể chế chính trị, trên cơ sở
chấp nhận thể chế chính trị đó; có xung đột đe doạ, hoặc đặt ra vấn đề thay
đổi thể chế chính trị Theo lợi ích tham gia xung đột: có xung đột cùng lợi
Trang 7ích; xung đột không cùng lợi ích Theo sự phân tầng xã hội: có xung đột
giữa các nhóm trên cùng một tầng lớp; xung đột giữa các nhóm thuộc các
tầng lớp khác nhau Theo mức độ quan hệ cặp: có xung đột bạo lực - phi
bạo lực
1.2.3 Phản chức năng và chức năng của xung đột xã hội
Xem xét về mặt chức năng luận, bản chất của xung đột là phản chức
năng, trong quan hệ biện chứng của nó, xung đột sinh ra xung đột, sẽ làm
gia tăng tình trạng phản chức năng (tính thứ nhất), còn chức năng của xung
đột chỉ là tính thứ hai, theo một ý nghĩa nhất định
1.2.3.1 Phản chức năng của xung đột
Các bên đều vì lợi ích của bản thân và nhóm mà đặt vấn đề thắng -
thua với đối thủ, đưa đến một số hệ quả tiêu cực như: khoét sâu sự hiểu
lầm, tăng sự bất đồng và những định kiến không thuận lợi về nhau; làm
tăng thái độ bất hợp tác, thái độ chia rẽ, thậm chí thái độ đối đầu, thù địch
giữa các bên với nhau
1.2.3.2 Chức năng của xung đột
Chức năng tích cực của xung đột thể hiện theo một số mặt: Tăng
cường kỷ cương, trật tự xã hội, là đòn bẩy để sửa chữa những thiếu sót; các
chính sách xã hội thay đổi kịp thời hợp lý hơn, nó có thể tạo ra những biến
đổi riêng lẽ hoặc bộ phận trong chế độ xã hội hiện tại
Tóm lại, bất kỳ một cuộc xung đột nào cũng chứa đựng cả hai khía
cạnh tích cực và tiêu cực
1.2.3.3 Xuất hiện thủ lĩnh và những người đại diện
Nhóm này xuất hiện để dẫn dắt, chỉ huy người khác trong nhóm cùng
thống nhất, tập hợp sức mạnh của nhóm theo một định hướng nhất định để
đạt mục đích, mục tiêu
1.2.4 Phương pháp giải quyết xung đột
Qua nghiên cứu, tổng kết lý luận, luận án rút ra một số phương pháp
cụ thể giải quyết xung đột xã hội như: phương pháp trấn áp; phương pháp
điều hoà; phương pháp người trung gian; phương pháp cách ly; phương pháp đàm phán - thương lượng; phương pháp thông tin làm dịu xung đột Các phương pháp, biện pháp giải quyết xung đột xã hội cần được vận dụng một cách khôn khéo, cương quyết nhưng mềm dẻo, linh hoạt tuỳ vào tình huống xã hội cụ thể để đảm bảo an ninh, ổn định và trật tự xã hội
1.3 Tiếp cận xã hội học nông thôn nghiên cứu về đất đai, con người ở
nông thôn Việt Nam
1.3.1 Vấn đề đất đai và con người nông thôn trong quan hệ với xung đột
Nông thôn, đất đai là đối tượng sản xuất chủ yếu, là yếu tố sống còn của người nông dân Những nhóm xã hội nông thôn khác nhau chủ yếu xuất phát từ vấn đề sở hữu đất đai
1.3.2 Sơ lược lịch sử xung đột về đất đai ở Việt Nam trước thời kỳ
đổi mới
Cả thời kỳ dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, mọi chính sách về đất đai của các triều đại đều đã đụng đến tầng bản chất nhất cuộc sống của người nông dân Các phong trào nông dân nổi lên đều đánh dấu bởi những thay
đổi của chính sách về đất đai của các triều đại
1.3.3 Nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới
Trước thời kỳ đổi mới, quan hệ ruộng đất không được giải quyết thoả
đáng đã làm tha hoá người nông dân và làm trì trệ sự phát triển của sản xuất nông nghiệp Bước sang thời kỳ đổi mới, với một loạt chính sách hợp
lý được ban hành; một vấn đề then chốt nhất, căn bản nhất và cũng thể hiện sự tiến bộ nhất, gây ra sự biến động lớn lao trong nông thôn là vấn đề ruộng đất đã được đặt ra và giải quyết Nó là khâu đột phá mở đường cho
sự phát triển của lực lượng sản xuất trong khu vực nông thôn
Trang 8Chương 2
Thực trạng xung đột xã hội về đất đai
ở nông thôn Hà tây thời kỳ đổi mới 2.1 Tình hình xung đột xã hội về đất đai trên phạm vi cả nước
Trên phạm vi cả nước, từ năm 1988-2005 đã xảy ra 198.632 vụ xung
đột, trong đó số vụ xung đột liên quan đến đất đai chiếm 62,7% Hiện
tượng khiếu - tố vượt cấp, coi thường kỷ cương, xung đột vi phạm pháp luật
diễn ra khá nghiêm trọng, đưa đến những thiệt hại đáng kể cả về người, tài
sản và tinh thần xã hội
2.2 Thực trạng xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn Hà Tây
2.2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội
Hà Tây là một tỉnh nông nghiệp, nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông
Hồng; nông thôn tỉnh Hà Tây gần như mang đầy đủ đặc trưng của làng quê
Việt Nam truyền thống được xây dựng trên cơ sở chung là nền văn hóa lúa
nước
Trong xu thế phát triển hiện nay, với những biến đổi về cơ cấu kinh tế
theo hướng mới là phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ thì bài toán về
đất đai đặt ra những nan giải mới cho tỉnh Hà Tây
Vấn đề phân bố diện tích đất cho các khu, cụm, điểm công nghiệp, khu
đô thị, làng nghề phát triển trở thành đòi hỏi gay gắt và bức xúc, tạo nên một
sức ép lớn về đất đai đối với toàn tỉnh cũng như mỗi địa bàn cơ sở
2.2.2 Tình hình xung đột xã hội về đất đai
Từ năm 1995 - 2005, toàn tỉnh Hà Tây có 190 vụ xung đột, tranh chấp
ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự mà cơ quan công an phải tham gia
giải quyết
Tuy nhiên, do số vụ có thời gian kéo dài nhiều năm nên có những năm
trên địa bàn Hà Tây tồn tại và diễn ra đến 130 vụ (năm 1999) Trong tổng
số các vụ xung đột về đất đai chiếm đến 59,2%, còn lại là các xung đột
khác như: xung đột do vi phạm chính sách, tham nhũng, xung đột sắc tộc,
tôn giáo Trên thực tế, một số vụ xung đột về việc vi phạm chính sách,
tham nhũng, quan hệ tôn giáo phần nhiều đều có liên quan đến đất đai, nhưng do mang nặng mục đích, nội dung khác nên yếu tố đất đai không
được đề cập nhiều
Số người tham gia xung đột từ một vài người đến vài chục người thậm chí hàng trăm người đều đã xuất hiện ở Hà Tây Qua phân tích Hồ sơ chỉ
có 0,5% vụ việc có quy mô giữa hai gia đình với nhau, còn lại có sự tham gia từ 3 gia đình trở lên; 77,9% số vụ có dưới 50 người tham gia, trên 50 người có 21,6%
2.2.3 Các loại hình xung đột về đất đai ở Hà Tây
Từ cơ sở lý luận về loại hình xung đột, nghiên cứu thực tiễn xung đột
về đất đai ở Hà Tây, luận án cho thấy một số kết quả sau:
2.2.3.1 Phân loại theo chủ thể tham gia xung đột
Về các loại hình xung đột giữa các chủ thể với nhau (chủ thể chủ động tạo ra xung đột và chủ thể bị động đối phó xung đột), chiếm tỷ lệ cao nhất
là xung đột giữa người dân với chính quyền địa phương về việc quản lý, giải quyết đất đai ở cơ sở; tiếp đến là xung đột giữa nhân dân với các cơ
quan xí nghiệp (xem Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Nhóm chủ thể các bên tham gia xung đột
Chủ thể qua Hồ sơ
Chủ thể qua Phỏng vấn
Chủ thể các bên của xung đột
TS % TS %
-Giữa các thôn, xóm với nhau 10 6,9 18 5,8
-Giữa các dòng họ với nhau 2 1,4
-Giữa các gia đình với nhau 10 6,9 46 14,9
-Giữa những người thân trong gia đình, dòng họ 4 2,7 8 2,6
-Giữa nhân dân địa phương với người đến xây
-Giữa nhân dân địa phương với chính quyền 80 54,8 130 42,2
-Giữa nhân dân với cơ quan, xí nghiệp 26 17,8 104 33,8
-Giữa nhân dân với một số đơn vị quân đội 12 8,2
Tổng 146 100,0 308 100,0
Qua phân tích Hồ sơ và phỏng vấn Bảng hỏi, các loại xung đột mà hai bên chủ thể chủ động và bị động tham gia thể hiện ở 6 loại hình sau:
Trang 9- Xung đột giữa các gia đình trong cộng đồng dân cư về quyền sử
dụng đất
- Xung đột đòi quyền sử dụng đất giữa các thôn, xóm với nhau
- Xung đột giữa người dân với các tổ chức kinh tế - xã hội (các tổ
chức, các công ty, doanh nghiệp)
- Xung đột giữa người dân với chính quyền trong quản lý, giải quyết
quan hệ đất đai
- Xung đột giữa người dân với một số đơn vị quân đội
- Xung đột đất đai được chuyển hoá chủ thể từ xung đột trong nội bộ
quần chúng nhân dân thành xung đột giữa nhân dân với chính quyền
2.2.3.2 Phân loại theo mục đích, động cơ tham gia xung đột của
chủ thể
Bảng 2.4: Mục đích của chủ thể tham gia xung đột
Mục đích qua
Hồ sơ
Mục đích qua Phỏng vấn
Mục đích xung đột
-Chống, trốn nộp thuế 4 2,7 26 8,4
-Đòi công bằng 68 46,6 138 44,8
-Đòi thay đổi đội ngũ cán bộ 56 38,4 65 21,1
-Bảo vệ danh dự 36 24,7 110 35,6
-Bảo vệ giá trị văn hoá 22 15,1 105 34,1
Kết quả từ hai nhóm số liệu thu thập được (xem Bảng 2.4), mục đích
đòi đất chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là đòi công bằng, đòi thay đổi đội ngũ
cán bộ, đòi tiền Qua nghiên cứu, phân tích NCS phân loại xung đột có
mục đích, động cơ theo hai nhóm:
- Xung đột đòi công bằng trong đền bù, đòi hỗ trợ kinh tế khi Nhà
nước, tổ chức thu hồi đất
- Xung đột nhằm giữ gìn các giá trị văn hoá, bảo vệ danh dự liên quan
đến đất đai
2.2.3.3 Phân loại theo mức độ hành vi của các cuộc xung đột
Qua phân tích Hồ sơ và phỏng vấn Bảng hỏi cho thấy số liệu về cấp độ hành vi xung đột như sau:
Bảng 2.5: Các mức độ xung đột đã từng xảy ra
Mức độ theo Hồ sơ
Mức độ theo Phỏng vấn
Các mức độ xung đột
TS % TS %
Phân nhóm
-Vụ việc có gửi đơn khiếu - tố 112 76,7 253 82,1
-Tán phát tài liệu kích động 30 20,5 77 25,0
-Cản trở sản xuất, xây dựng 62 42,5 238 77,3
-Mang biểu ngữ, khẩu hiệu phản đối 32 21,9 125 40,6
-Tụ tập đông người, ngồi lỳ 66 45,2 166 53,9
-Chặn xe lãnh đạo đưa đơn 16 11,0 75 24,4
Phi bạo lực
-Dùng hung khí tấn công 28 19,2 185 60,1
-Chống, bắt người thi hành công vụ 42 28,8 117 38,0
-Đập phá, huỷ hoại, cướp tài sản 32 21,9 139 45,1
-Sử dụng vũ khí quân dụng 2 1,4 23 7,5
Bạo lực
Mức độ hành vi của xung đột thể hiện ở 3 loại hình:
- Tranh chấp, khiếu - tố ở địa bàn cơ sở trực tiếp
- Tranh chấp, khiếu - tố lên cấp tỉnh, Trung ương
- Tranh chấp, khiếu - tố căng thẳng dẫn đến đụng độ, xô xát lớn
Về tiếp cận mức độ hành vi xung đột theo quan hệ cặp Bạo lực và Phi
bạo lực (trong các vụ xung đột có bạo lực có thể bao gồm cả các hành vi đã
trải qua ở xung đột Phi bạo lực) Có đến 43,2% từ phân tích Hồ sơ và 62,0%
qua phỏng vấn Bảng hỏi số trường hợp tham gia xung đột có bạo lực Ngoài các loại hình xung đột được phân loại theo nhóm ở trên, xung
đột về đất đai ở Hà Tây còn biểu hiện nội dung tính phức tạp của xung
đột ở 2 khía cạnh:
- Xung đột về đất đai có người đứng đầu chỉ đạo, kích động, lôi kéo;
- Xung đột về đất đai liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng
2.2.4 Hệ quả của xung đột xã hội về đất đai
2.2.4.1 Hệ quả tiêu cực
Xung đột về đất đai đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực đến quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Xung đột không chỉ ảnh hưởng trực
Trang 10tiếp đến lợi ích của các bên tham gia mà còn ảnh hưởng đến lợi ích Nhà
nước Mỗi xung đột đều mang trong nó quan điểm thắng - thua và cả 2 bên
đều cố gắng đạt được mục tiêu ta phải thắng nên đã không thể tránh khỏi
nhiều hậu quả đáng tiếc; cụ thể:
- Xã hội mất đoàn kết, lòng tin của dân đối với Đảng, chính quyền bị
xói mòn nghiêm trọng; an ninh nông thôn mất ổn định
- Sản xuất bị đình trệ
2.2.4.2 Hệ quả tích cực
Các vụ xung đột thời gian qua xảy ra ở nông thôn đã đem lại bài học
đắt giá cho các cơ sở đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương về
công tác lãnh đạo và quản lý xã hội Xung đột đã thức tỉnh các tổ chức, cá
nhân những cán bộ, đảng viên có biểu hiện quan liêu, xa dân, thiếu trách
nhiệm trước dân cần có sự sửa đổi, điều chỉnh trong việc thực thi chức
năng, nhiệm vụ của mình trước nhân dân
Chương 3
Những yếu tố tham gia, tác động đến xung đột xã hội về đất đai ở
nông thôn Hà Tây 3.1 Sự chưa nhất quán, hoàn thiện của chính sách, luật pháp về đất đai
Sự chưa nhất quán, hoàn thiện của chính sách được NCS phân tích qua
ba nội dung cơ bản:
3.1.1 Chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước về đất đai ban
hành gần như phủ định nhau do một phần của sự chuyển đổi cơ chế và đôi
lúc chưa phù hợp với địa bàn cụ thể
3.1.2 Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng không thống nhất ở
các vùng, các địa bàn
3.1.3 Thu hồi đất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động
đến môi trường, chính sách xã hội, văn hoá truyền thống nông thôn
3.2 Đặc điểm nhóm xã hội 3.2.1 Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân
Nghiên cứu đi vào phân tích hành vi xung đột của nhóm xã hội bị tác
động bởi tâm lý cộng đồng thôn, xóm trong ứng xử với đất đai, giá trị đất
đai từ việc phân chia lợi ích Luận án đã phân loại nhóm chủ động xung
đột làm hai nhóm: Nhóm lớn (đại diện của cộng đồng thôn, xóm) Nhóm nhỏ (một số gia đình không đại diện cộng đồng) Kết quả phân tích cho thấy: Trong cộng đồng nông thôn, Nhóm lớn khi xung đột thường đưa ra
những giá trị chung làm tiêu chí căn cứ cho mục đích xung đột cần bảo vệ
Đó là việc đề cao danh dự, văn hoá, uy tín của cộng đồng; quyền được phán xét đối với đội ngũ cán bộ từ lợi thế văn hoá cộng đồng, từ việc thực hiện quyền bầu cử cho đến dùng vũ lực Vì thế, hậu quả xung đột để lại của
Nhóm lớn cũng nặng nề hơn Trong khi đó, Nhóm nhỏ lại hướng đến mục
đích xung đột cụ thể, thực tế như đòi tiền, đòi đất
3.2.2 Nhận thức, thái độ, hành vi của cán bộ quản lý đất đai
Nhận thức, thái độ của một bộ phận cán bộ trong tham gia quản lý, giải quyết quan hệ đất đai làm ảnh hưởng tiêu cực đến xung đột được nghiên cứu, phân tích dưới ba khía cạnh:
- Tình trạng tiêu cực, tham nhũng của cán bộ liên quan đến đất đai
- Những sai phạm của cán bộ trong quản lý và giải quyết tranh chấp, khiếu - tố đất đai
- Cán bộ tham gia hậu thuẫn tranh chấp, khiếu - tố đất đai
3.2.3 Nhóm "thủ lĩnh" trong các xung đột
"Thủ lĩnh" trong xung đột ở Hà Tây rất đa dạng, tuỳ theo từng loại nội dung vấn đề mà thành phần của nhóm đứng đầu chỉ đạo mang tính đặc thù riêng Họ là những nhân vật nhạy cảm với thời cuộc, có hiểu biết pháp luật,
có kế hoạch, có mục đích rõ ràng, có tham mưu chỉ đạo tuần tự từng bước
Đặc biệt, phức tạp gay gắt nhất là những vụ họ lợi dụng danh nghĩa tập thể
đòi quyền lợi cho tập thể, kích động người dân chống đối chính quyền