1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

27 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 383,31 KB

Nội dung

Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Trang 1

VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NGUYỄN VĂN TIẾN

THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 62 38 50 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Văn Luyện

Phản biện 1:……… Phản biện 2:……… Phản biện 3:………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Nhà nước và pháp luật, số 27, Trần xuân Soạn, Hà Nội

Vào hồi……….giờ………ngày……….tháng……… năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia

Thư viện Viện Nhà nước và pháp luật

Trang 3

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1 Nguyễn Văn Tiến (2008), “Đường lối xử lý và hậu quả những trường hợp không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”, Nhà nước và Pháp luật, (7)

2 Nguyễn Văn Tiến (2008), “Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với vụ việc hôn nhân và gia đình”, Khoa học pháp lý, (4).

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 cho đến nay, với chủ trương đổi mới, đất nước ta đã có chuyển biến sâu sắc trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đã đạt được những thành tích quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển của đất nước, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Song, quá trình phát triển vẫn bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm và chưa được khắc phục triệt để Tình hình vi phạm pháp luật diễn ra vẫn còn phổ biến và ngày càng đa dạng, trong khi đó pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội, cơ chế điều chỉnh pháp luật vẫn còn nhiều trở ngại, bất cập Điều này làm ảnh hưởng đến trật tự công công, làm xói mòn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng tin và quyền lợi của nhân dân

Những khuyết điểm và yếu kém đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động tư pháp Theo đánh giá của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

Lý luận và thực tiễn cho thấy việc cải cách tư pháp có mối liên hệ với việc hoàn thiện pháp luật thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp trong kinh doanh

và cơ chế áp dụng pháp luật thẩm quyền tại Tòa án nhân dân Đây là một trong số những nội dung cơ bản, quan trọng trong việc cải cách và trên nền tảng đó, hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 5

Nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chính xác về pháp luật thẩm quyền xét xử thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp trong kinh doanh và cơ chế áp dụng thẩm quyền xét xử có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo vệ quyền công dân, xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng, thực hiện pháp luật góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân và đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Những điều trình bày trên đây là lý do, lập luận cho sự

lựa chọn việc nghiên cứu thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật

tố tụng dân sự Việt Nam làm đề tài luận án Tiến sĩ khoa học

Luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại, một phạm vi cơ bản trong luật tố tụng dân sự, vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn, tiền đề pháp lý để công dân tiếp cận công lý và là một nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền xét xử trong tố tụng dân sự chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ, đúng mức, chưa đi sâu phân tích, đánh giá về phạm vi này Đặc biệt, trong các giáo trình luật tố tụng dân sự của các trường đại học trong nước hiện nay, thẩm quyền xét xử với tư cách là một phạm vi cơ bản đã được đề cập nhưng chưa sâu sắc, toàn diện hoặc chỉ ở mức liệt kê

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả nhận thấy có một số công trình khoa học trong nước được nghiên cứu dưới các mức

độ và góc độ khác nhau đã được công bố như:

- " Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của GS.TSKH Đào Trí Úc

(Chủ biên), sách chuyên khảo, nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội năm 2007

- "Xây dựng Bộ luật tố tụng Tố tụng Dân sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn" của PGS.TS Phan Hữu Thư, sách

tham khảo, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001

Trang 6

- "Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay" của TS Đào Văn Hội, sách tham khảo, nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004

- "Về pháp luật tố tụng dân sự", dự án VIE/95/017-

Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam, Kỷ yếu của Dự án,

- "Luật Tố tụng dân sự, nghiên cứu so sánh" của Ths

Tống Công Cường, sách tham khảo, nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ chí Minh, năm 2007

- "Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ", sách tham

khảo, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2007

- "Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh theo

Bộ luật Tố tụng Dân sự và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành" của TS Phan Chí Hiếu, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật

số 6, 2005

- "Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân" của PGS.TS Trần Văn Độ, Tạp chí Nhà nước và Pháp

luật số 6, 2003

- « Quyền lực nhà nước và quyền công dân », PGS.TS

Đinh Văn Mậu, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội, 2003…

Trong các công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu quyền con người đặt trong mối quan hệ với các cơ quan tư pháp; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân với việc bảo vệ quyền công dân, xã hội dân sự và xây dựng nhà nước pháp quyền đặt trong chiến lược cải cách tư pháp Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã thể hiện sinh động và hiện thực về thực trạng pháp luật thẩm quyền xét xử, tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp

và điều kiện thực hiện các chức năng đó; những bất cập, hạn chế cũng như những kiến nghị khoa học đã được luận giải và

Trang 7

đề xuất Đây chính là nguồn nhận thức cơ bản giúp cho tác giả định hướng việc nghiên cứu đề tài của mình Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên, chưa đề cập toàn diện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Theo tác giả, khi nghiên cứu về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, trước hết phải xuất phát từ bản chất của pháp luật là quyền tiếp cận công lý của công dân, tính tất yếu khách quan của thẩm quyền xét xử, những đòi hỏi từ thực tiễn sinh động đến các nội dung cụ thể; nhận thức các vấn đề từ khía cạnh lý luận đến thực tiễn và thực hiện pháp luật Việc tiếp cận như vậy mới có thể nhận thức đầy đủ những yêu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và cơ chế áp dụng thẩm quyền Phải nhận thức đầy đủ về thẩm quyền xét xử là phương thức công dân thực hiện tố quyền, khả năng để con người được hưởng quyền tự do, bình đẳng và được bảo hộ bằng pháp luật

Có thể khẳng định rằng cho đến nay ở Việt Nam chưa

có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, bao quát, đầy đủ về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật

tố tụng dân sự Việt Nam, điều này cho phép tác giả khẳng định tính cấp thiết của đề tài khoa học này

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại đã được quy định trọng Bộ luật

Tố tụng Dân sự năm 2004 và thực hiện trong thực tiễn tại Tòa

án nhân dân trong năm năm qua Qua năm năm đưa cơ chế giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại theo quy định của

Bộ luật Tố tụng Dân sự bằng hoạt động xét xử của Tòa án đã

có một số kết quả cụ thể, nhất là việc đề cao vai trò trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ quyền tiếp cận công lý của công dân

Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy các vụ việc kinh doanh, thương mại được giải quyết tại Tòa án với số lượng vụ

Trang 8

việc không nhiều trong các năm qua đặt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới là một sự bất

ổn giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng Điều này phản ánh sự không tương xứng giữa mức độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu điều chỉnh pháp luật của xã hội và thực tiễn thi hành pháp luật Tình trạng Tòa án giải quyết một số lượng khiêm tốn các vụ việc kinh doanh, thương mại chứng tỏ pháp luật kinh doanh nói chung, pháp luật về thẩm quyền xét xử các

vụ việc kinh doanh, thương mại nói riêng, cơ chế áp dụng pháp luật còn bộc lộ những hạn chế, tác động tiêu cực đến việc

cá nhân, cơ quan, tổ chức kinh tế bảo vệ quyền của mình trước Tòa án

Từ tình hình như vậy, việc thực hiện luận án nhằm các mục đích :

Một là, khẳng định quyền của cá nhân, tổ chức kinh tế

trong việc thực hiện quyền được tự mình bảo vệ quyền trước

cơ quan tài phán nhà nước (Tòa án nhân dân)

Hai là, trách nhiệm của Tòa án nhân dân trên nền tảng

pháp luật về thẩm quyền xét xử bảo đảm mọi vụ việc kinh doanh, thương mại phải được giải quyết theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức kinh tế

Ba là, cần xây dựng cơ chế thích hợp tạo điều kiện để

các chủ thể kinh doanh sử dụng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của mình một cách thuận lợi và triệt để nhất

Bốn là, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại và cơ chế áp dụng thẩm quyền xét xử

Để thực hiện các mục đích này, nhiệm vụ của luận án tập trung giải quyết những vấn đề sau :

Thứ nhất, hệ thống được cơ sở lý luận, các quan điểm

khoa học nhận thức chung về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại Đây là

cơ sở khoa học làm căn cứ cho việc xác định thẩm quyền tư pháp nói chung và thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân nói riêng Trọng tâm của nhiệm vụ này là phân tích khái niệm thẩm quyền xét xử các vụ việc kinh doanh, thương mại, căn cứ quy định thẩm

Trang 9

quyền và mối tương quan giữa các loại thẩm quyền với tư cách

là bộ phận của luật tố tụng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

Thứ hai, tập trung phân tích, làm rõ nội dung của thẩm

quyền xét xử các vụ việc kinh doanh, thương mại thuộc trách nhiệm của Tòa án nhân dân; thực tiễn thi hành pháp luật và trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong việc thực thi pháp luật về thẩm quyền xét xử các vụ việc kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân cũng như cơ chế áp dụng pháp luật thẩm quyền Trên nền tảng này, chỉ ra tính tích cực của pháp luật về thẩm quyền xét xử các vụ việc kinh doanh, thương mại đồng thời đề cập những tiêu cực làm ảnh hưởng đến quyền công dân trong việc bảo vệ quyền bằng biện pháp tư pháp

Thứ ba, sau khi phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, phân

tích thực trạng về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại; những vướng mắc, bất cập khi

áp dụng pháp luật thẩm quyền xét xử, luận án có nhiệm vụ phân tích một số phương hướng nhằm hoàn thiện về pháp luật thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại

và cơ chế áp dụng thẩm quyền Hoàn thiện pháp luật thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại và cơ chế áp dụng thẩm quyền là hoàn thiện công cụ pháp lý bảo đảm quyền công dân, tổ chức kinh tế; xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện các hoạt động phục vụ nhân dân tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

xã hội hội dân chủ, bình đẳng, văn minh

4 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Trong khuôn khổ quy định pháp luật về chuyên ngành luật kinh tế, trong bối cảnh cải cách tư pháp và tố quyền của công dân, luận án tập trung chủ yếu vào việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu và hoàn thành luận án trước hết là dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật mà trọng tâm hướng về quyền con người Luận án

Trang 10

cũng dựa vào đường lối đổi mới của đất nước, cải cách tư pháp thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hiến pháp và văn bản pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong đó có sự hoàn thiện pháp luật, các thiết chế tài phán kinh doanh, thương mại nhằm mục tiêu khẳng định bản chất của nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, liệt kê lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn

6 Những đóng góp về mặt khoa học

Luận án là chuyên khảo được nghiên cứu một cách khá

cơ bản, toàn diện về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các

vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta

Luận án có những đóng góp tích cực như sau:

- Luận án đã nêu được cơ sở lý luận cơ bản của việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các

vụ việc kinh doanh, thương mại, qua đó chứng minh quan điểm đúng đắn, chính xác của Đảng và nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực này

- Từ những quy định của pháp luật, quyền tự định đoạt của công dân, khẳng định quyền của công dân được nhà nước bảo hộ khi có quyền bị xâm phạm Tố quyền là căn cứ pháp lý

để công dân đòi hỏi nhà nước phải đảm bảo những quyền cơ bản được thực thi trong thực tiễn xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là của dân, do dân, vì dân

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, qua đó nêu lên được những nội dung tích cực cũng như tiêu cực, phát hiện những bất cập, hạn chế của pháp luật về thẩm quyền xét xử để từ đó có phương hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa

án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại và cơ chế áp dụng thẩm quyền

- Những kết luận, giải pháp, kiến nghị trong luận án này góp phần làm căn cứ để hoàn thiện quy định của pháp luật

Trang 11

về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại và cơ chế áp dụng pháp luật thẩm quyền xét xử Trên nền tảng đó, nhà nước ta hoàn thiện các chế định tư pháp, tăng cường quyền tiếp cận công lý của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền

7 Cơ cấu của luận án

Luận án được thực hiện với một khối lượng phù hợp với mục đích, phạm vi, nhiệm vụ và mức độ nghiên cứu vấn

đề Luận án được thiết kế bao gồm lời nói đầu, phần nội dung

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

1.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử các vụ việc kinh doanh, thương mại trong Tố tụng Dân sự

1.1.1 Quyền tiếp cận công lý của công dân

Luận án phân tích quyền tiếp cận công lý là quyền cơ bản của công dân, nội dung của quyền con người Quyền tiếp cận công lý gắn liền với thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền công dân tại Tòa án Quyền tiếp cận công lý của công dân là quyền cơ bản của con người, Hiến định và được thực thi bởi các thiết chế tư pháp Thẩm quyền

xét xử góp phần bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân

1.1.2 Khái niệm thẩm quyền xét xử các vụ việc kinh doanh, thương mại

Từ trước đến nay trong khoa học pháp lý của nhà nước

ta chưa có khái niệm thống nhất và cụ thể về thẩm quyền xét

xử của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của thẩm quyền này, luận

án xây dựng khái niệm thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại

Trang 12

Là giới hạn (khả năng) do luật định cho Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác và trong hệ thống các cơ quan Tòa án nhân dân

- Thẩm quyền xét xử là phạm vi quyền hạn của Toà

án nhân dân trong việc thực hiện pháp luật mà trọng tâm là công tác xét xử các loại vụ án theo quy định của pháp luật

- Thẩm quyền xét xử là sự phân định quyền hạn giữa Toà án nhân dân với các cơ quan chức năng khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước

- Thẩm quyền xét xử là sự phân định quyền hạn giữa các Toà án với nhau

1.1.3 Phân loại thẩm quyền xét xử

Ở góc độ chung về khoa học học pháp lý, thẩm quyền xét xử phân loại theo các tiêu chí :

- Căn cứ vào bản chất của sự việc, thẩm quyền xét xử được chia thành thẩm quyền xét xử hình sự, hành chính và dân

sự

- Căn cứ vào mức độ vụ việc được giải quyết, thẩm quyền xét xử được chia thành thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt

- Căn cứ vào mức độ phức tạp, giá trị tranh chấp của các vụ việc, thẩm quyền xét xử được phân chia thành thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh

- Căn cứ vào yếu tố lãnh thổ, thẩm quyền xét xử phân chia thành thẩm quyền nơi cư trú, có trụ sở (đối với pháp nhân) và thẩm quyền nơi có tài sản (bất động sản)

- Căn cứ vào mức độ, giới hạn, thẩm quyền xét xử được chia thành thẩm quyền theo sự bắt buộc và thẩm quyền theo sự lựa chọn

- Căn cứ vào yếu tố quốc tịch, lãnh thổ quốc gia, thẩm quyền xét xử được phân chia thành thẩm quyền xét xử của Tòa

án nước này hay của Tòa án nước khác

Ở góc độ pháp luật tố tụng dân sự, thẩm quyền xét xử các vụ việc kinh doanh, thương mại được chia thành: Thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại, thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền của Tòa án theo

Trang 13

lãnh thổ và thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

- Thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc kinh

doanh, thương mại

Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp về kinh doanh là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại

Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp về kinh doanh được quy định căn cứ vào các yếu tố :

- Tính chất riêng biệt của các quy phạm pháp luật kinh doanh, thương mại

- Thành phần chủ thể của quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại

- Mục đích của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại

- Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Thẩm quyền của Tòa án các cấp là giới hạn do pháp luật quy định để Tòa án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại

Thẩm quyền của Tòa án các cấp đối với các tranh chấp trong căn cứ vào các tiêu chí : tính chất phức tạp của vụ việc,

hệ thống tổ chức Tòa án và điều kiện, khả năng giải quyết các

loại vụ việc của từng cấp Tòa án

- Thẩm quyền theo lãnh thổ

Thẩm quyền theo lãnh thổ là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của Tòa án theo đơn vị hành chính- lãnh thổ cụ thể

Thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định là nơi người

bị kiện cư trú, làm việc, có trụ sở (đối với pháp nhân), theo thỏa thuận và nơi có bất động sản Loại thẩm quyền này được quy định căn cứ vào các yếu tố: tạo điều kiện thuận lợi bị đơn tham gia tố tụng, sự thuận lợi của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại và phòng tránh tình trạng một vụ án được giải quyết nhiều lần

- Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Ngày đăng: 04/04/2014, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w