1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ Mới với thơ Đường

20 936 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 401,6 KB

Nội dung

Thơ Mới với thơ Đường

Trang 1

Công trình được hoàn thành tại:

Tổ bộ môn lý luận văn học Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hμ Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS TSKH Bùi Văn Ba

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 PGS.TS Lê Lưu Oanh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 1: GS Phan Cự Đệ

Trường Đại học KHXH và NV- Đại học Quốc gia Hà Nội

Phản biện 2: GS Hà Minh Đức

Viện Văn học

Phản biện 3: GS.TS Trần Văn Bính

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

Họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi: … giờ… ngày….tháng….năm 2006

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Hà Nội

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Danh mục công trình liên quan đến đề tμi luận án

1 Lê Thị Anh (2002), “Góp phần chứng giải sự tiếp thu nhiều mặt

của Thơ Mới đối với thơ Đường”, Tạp chí Khoa học, Đại học sư

phạm Hà Nội, (2), tr.9 - 15

2 Lê Thị Anh (2005), “ Vẻ đẹp hài hoà giữa thơ Đường và thơ

tượng trưng Pháp trong Nguyệt cầm của Xuân Diệu”, tạp chí

Văn học và tuổi trẻ, (6), tr.6 -9

3 Lê Thị Anh (2005), “ Đi tìm ý nghĩa hàm ngôn trong thi phẩm

Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử”, báo Giáo dục và thời đại,

(81), tr.9

4 Lê Thị Anh (2005), “ Sự tiếp nhận thể Đường luật trong Thơ

Mới”, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (7), tr.77-82

5 Lê Thị Anh (2005), “Thơ Đường hài hoà với thơ tượng trưng

Pháp trong sự tiếp thu của Thơ Mới Việt Nam”, tạp chí Văn

nghệ công nhân, (32), tr.104 – 116

6 Lê Thị Anh (2005), “ Một ý niệm đẹp và độc đáo về thời gian

của Đoàn Phú Tứ”, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (10),

tr.18-19

7 Lê Thị Anh (2005), “Những nội dung tiếp thu cơ bản của Thơ

Mới đối với thơ Đường”, Tạp chí Khoa học, Đại học sư phạm

Hà Nội, (5), tr 22 - 26

8 Lê Thị Anh (2005), “ Sự tiếp thu về mặt thi pháp của Thơ Mới

đối với thơ Đường”, tạp chí Nghiên cứu văn học, (11), tr 110 -

122

9 Lê Thị Anh (2005), “Sự giao hoà giữa chất liệu Đường thi và

thơ tượng trưng Pháp trong Thơ Mới Việt Nam”, tạp chí Nhà

văn, (12), tr.47 - 56

10 Lê Thị Anh (2005), “ Âm hưởng Đường thi trong Thơ Mới”, in

chung trong Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Nxb

Đại học sư phạm Hà Nội, tr 283 – 288

Trang 2

Bộ giáo dục vμ đμo tạo trường đại học sư phạm Hμ Nội

*** -

Lê Thị Anh

Thơ mới với thơ Đường

Chuyên ngành : Lý luận văn học

M∙ số : 62.22.32.01

Tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn

Hμ Nội - 2006

Trang 3

mở đầu

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Về mặt lý luận văn học:Chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những thành tựu đột xuất của văn học dân tộc một phần còn là do biết hấp thu những tinh hoa của văn học nước ngoài Mặt khác, đề tài cũng vừa vận dụng vừa minh chứng cho tiềm năng khám phá hữu hiệu của lý thuyết

Văn học so sánh Về mặt văn học sử: Chất liệu Đường thi đã khảm sâu và trở thành bộ phận hữu cơ trong chỉnh thể thế giới nghệ thuật của Thơ Mới Nghiên cứu mối quan hệ giữa Thơ mới với thơ Đường thực chất cũng là góp phần tìm hiểu thành tựu và đặc điểm Thơ Mới Về ý nghĩa thực tiễn : Những kết quả nghiên cứu trong luận án sẽ góp phần tạo thêm tiềm lực của bản thân khi giảng về Thơ Mới hoặc trình bày về Văn học so sánh trên bục giảng sau này

2 Lịch sử vấn đề: Từ 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói về “thanh

thế thơ Đường” đối với các nhà Thơ Mới Phan Cự Đệ trong cuốn Phong trào Thơ Mới cũng đã có những

trang đề cập đến vấn đề này Đặc biệt là ông đã giải thích nguyên nhân ảnh hưởng của thơ Đường đối với Thơ

Mới Phương Lựu với cuốn Văn hoá, văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam cũng đã chỉ rõ ảnh hưởng của thơ Đường vào Thơ Mới, cụ thể hơn là qua bài viết: Vài dòng suy nghĩ nhân đi tìm ảnh hưởng của

Trường hận ca và Tỳ bà hành trong thơ ca nước nhà Nguyễn Xuân Diện - Trần Văn Toàn qua bài viết: Bước

đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thơ Đường đối với Thơ Mới đã đặt vấn đề một cách tương đối hệ thống ở cấp độ

hình thức Trên đây chính là những gợi ý quý báu để chúng tôi đi vào tìm hiểu tổng hợp, toàn diện sự tiếp thu của Thơ Mới đối với thơ Đường Một vấn đề liên đới khá thú vị, là tại sao Thơ Mới lại có thể đồng thời chịu

ảnh hưởng ở hai nguồn thơ rất xa nhau về không gian và thời gian là thơ Đường và thơ Pháp (nhất là thơ tượng trưng thế kỷ XIX), các nhà nghiên cứu Hoài Thanh - Hoài Chân, Phan Cự Đệ và nhất là GS Phương Lựu đã chỉ ra nguyên nhân, cụ thể là chỉ ra những điểm tương đồng giữa hai nguồn văn học trên bình diện lý thuyết Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi đi đến chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề

3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu trên nhiều mặt sự tiếp thu của Thơ Mới đối với Thơ Đường Phân

tích sự tiếp thu có lựa chọn của Thơ Mới đối với thơ Đường về nội dung Phân tích sự tiếp thu của Thơ Mới

đối với thơ Đường về thi pháp và thể thơ Chứng giải thơ Đường hài hoà với thơ tượng trưng Pháp trong sự tiếp thu của Thơ Mới Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Thơ Mới lãng mạn 1932 - 1945 Văn bản chủ yếu:Thơ Mới 1932 - 1945, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1998.

- Tất cả kho tàng thơ đời nhà Đường - Trung Quốc (618 - 907) chứ không phải là cả thơ Đường luật ở các

thời đại khác.Văn bản chủ yếu: Đường thi tuyển dịch, (tập 1+2), Nxb Thuận Hoá, 1997

5 Phương pháp luận nghiên cứu: Ngoài việc vận dụng phương pháp của triết học Mácxit là Duy

vật biện chứng và Duy vật lịch sử, cũng như một số phương pháp khoa học chung như phân tích, tổng hợp vv… luận án này chủ yếu vận dụng lý thuyết Văn học so sánh Nhưng lý thuyết Văn học so sánh có một nội

dung rất phong phú nên chúng tôi thấy cần thiết phải giải thích rõ bản thân đi theo con đường nào

5.1 Đầu thế kỷ XX ở Pháp hình thành khuynh hướng Nghiên cứu ảnh hưởng (Influence study), tức là

so sánh những hiện tượng văn học giữa các nước do có ảnh hưởng giao lưu Khoảng giữa thế kỷ XX ở Mỹ lại

có khuynh hướng Nghiên cứu song song (Paralell study) hay còn gọi là Nghiên cứu song hành, tức là so sánh

hai hiện tượng văn học tuy có thể giống nhau nhưng không có ảnh hưởng giao lưu gì cả ở Liên Xô từ cuối

thế kỷ XIX, có phương pháp So sánh loại hình, nhấn mạnh việc so sánh những hiện tượng văn học giống nhau

không do ảnh hưởng giao lưu, mà là bắt nguồn từ sự tương đồng về loại hình xã hội v.v… Đến đây có thể đặt ra

vấn đề sự giống nhau giữa thơ Đường và Thơ Mới có thể tiếp cận theo hướng So sánh loại hình hay không ? Câu

trả lời là không Bởi vì thơ Đường thuộc thời kỳ trung đại (phong kiến), còn Thơ Mới thuộc thời kỳ cận hiện đại

Trang 4

(phong kiến thực dân hoá, đã có yếu tố tư bản) Chúng tôi cũng không thể tiếp cận theo hướng Nghiên cứu song

song bởi vì nó trái với thực tế Vậy thì chỉ có thể tiếp cận đề tài theo hướng Nghiên cứu ảnh hưởng của Pháp 5.2 Nhưng Nghiên cứu ảnh hưởng phải bao gồm ba mặt “người phát”, “kẻ môi giới” và “người thu”

Do đó, theo P.V.Tieghem có ba hướng nghiên cứu khác nhau Một là Lưu truyền học (Doxologie), “đặt trọng

điểm nghiên cứu ở người phát, xem xét ảnh hưởng cũng như thành tựu và vận mệnh của nó ở nước ngoài như

thế nào” Hai là Nguồn gốc học (Crenologie), “đặt trọng điểm ở người thu, nghiên cứu nguồn gốc từ tác phẩm nước ngoài về các mặt đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện, thể loại, phong cách v.v…” Ba là Môi

giới học (Mesologie) như “cầu nối giữa hai chuyên ngành trên, nghiên cứu những con người, con đường,

phương tiện đem văn học của một nước, từ một tác phẩm đến một trào lưu giới thiệu, truyền bá sang một

nước khác” Nếu nghiên cứu theo hướng Lưu truyền học thì chúng tôi phải xuất phát từ thơ Đường rồi đối

chiếu ảnh hưởng của nó trong Thơ Mới Nhưng đối với chúng tôi, từ thơ Đường vô cùng phong phú mà khảo sát ảnh hưởng của nó đối với Thơ Mới thì quá khó khăn vả lại cũng hơi ngược Từ Thơ Mới rồi đối chiếu với

thơ Đường thì sẽ thuận tiện hơn Còn nghiên cứu theo hướng Môi giới học thì phải khảo chứng con đường ảnh

hưởng Việc tìm hiểu con đường ảnh hưởng là rất quan trọng, nhưng chúng tôi thấy cần phải hạn chế phạm vi

nghiên cứu bởi vì những vấn đề của Môi giới học cần đến sự phối hợp liên ngành và nhiều công phu nghiên cứu Chúng tôi chọn Nguồn gốc học là hướng nghiên cứu đạt thành tựu cao nhất, phong phú nhất ở phương Tây, nó là lĩnh vực điển hình nhất cho Nghiên cứu ảnh hưởng

5.3 Cần lưu ý lý thuyết văn học so sánh không hề đứng yên Chẳng hạn khoảng giữa thế kỷ XX lại có

Mỹ học tiếp nhận rất nhấn mạnh tính chủ động sáng tạo của người đọc Năm 1979, Đại hội lần thứ 9 của Hội

liên hiệp Văn học so sánh quốc tế chính thức đặt vấn đề đưa Mĩ học tiếp nhận vào Văn học so sánh, từ đó hướng Nghiên cứu tiếp nhận (Reception Study) phát triển mạnh mẽ Vận dụng Mĩ học tiếp nhận chúng tôi chú ý

đến vai trò chủ động và sáng tạo không phải chỉ ở người đọc mà cả ở người sáng tác Tiếp nhận không phải là sao chép mà khi nào cũng bộc lộ khuynh hướng và bản lĩnh, trình độ của nhà văn Chính vì thế trong luận án

này khi tìm hiểu Thơ Mới với thơ Đường chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ khuynh hướng và mức độ tiếp thu của

các nhà Thơ Mới có phần khác với cha ông ngày trước Còn đặt vấn đề sáng tạo của cả nền Thơ Mới đối với thơ

Đường vốn xa nhau về ngôn ngữ và thể loại thì vô cùng sâu rộng và khó khăn sẽ là quá sức đối với chúng tôi

Tóm lại, vận dụng lối Nghiên cứu ảnh hưởng của trường phái Pháp, đặt trọng điểm ở “người thu” (Nguồn gốc học - Crenologie), chúng tôi chủ yếu chỉ chứng giải một cách tương đối toàn diện các nhà Thơ

Mới đã tiếp thu được những gì từ nội dung đến nghệ thuật của thơ Đường, và trong quá trình tiếp thu đó họ đã bộc lộ tính chủ thể theo khuynh hướng lãng mạn cùng bản lĩnh kết hợp văn hoá Đông - Tây trong nghệ thuật như thế nào mà thôi, chứ không đặt vấn đề tiếp thu qua những “kênh” nào và sáng tạo được những gì từ nội dung đến thi pháp, ngoại trừ những cảm nhận rải rác, chưa tiến lên được những khái quát có hệ thống

6 Đóng góp mới và cấu trúc của luận án: Đóng góp mới của luận án chính là thực hiện được về cơ bản

bốn nhiệm vụ được nêu ra ở mục 3 trên đây Cấu trúc của luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục công trình liên quan đến đề tài, Danh mục tài liệu tham khảo ra, nội dung chính bao gồm 4 chương sau: Chương 1- Sự tiếp thu nhiều mặt của Thơ Mới đối với thơ Đường

Chương 2- Sự tiếp thu có chọn lựa của Thơ Mới đối với thơ Đường về mặt nội dung

Chương 3- Sự tiếp thu về mặt thi pháp và thể thơ

Chương 4- Thơ Đường hài hoà với thơ tượng trưng Pháp trong sự tiếp thu của Thơ Mới Việt Nam

Chương 1- Sự tiếp thu nhiều mặt của Thơ Mới đối với thơ Đường

ảnh hưởng sâu sắc của Đường thi đối với Thơ Mới thể hiện trên nhiều mặt với những cấp độ sau

1.1 Tiêu đề, đề từ: Tiêu đề, đề từ cũng chứa đựng trong nó “sức nặng” của ý tưởng Tìm hiểu Sự tiếp

thu của Thơ Mới đối với thơ Đường không thể bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên này

1.1.1 Tiêu đề: Tiêu đề trùng khớp với Đường thi như Trường tương tư của Hàn Mặc Tử và Trường

tương tư của Bạch Cư Dị v.v… Tiêu đề dường như chỉ là dịch từ Hán sang Việt, ta gặp nhiều ở Quách Tấn

như Đá vọng phu và Vọng phu thạch của Vương Kiến v.v… Nhiều bài gợi nhắc thi đề quen thuộc trong thơ

Trang 5

Đường, cũng trong tập Mùa cổ điển của Quách Tấn như Cảm thu gợi nhắc Thu tứ của Trương Tịch v.v… Có trường hợp tác giả đặt tiêu đề bằng tiếng Hán rút từ thơ Đường như Cố viên tâm của Lưu Kỳ Linh, lấy từ Thu

hứng của Đỗ Phủ v.v… Không thiếu những nhan đề chứa đựng “sự kiện”, “chất tự sự” và đôi khi kéo dài một

cách cố ý gợi nhớ nhiều nhan đề thơ Đường có cấu trúc tương tự như Đêm xuân đến thôn Vĩ Dạ nghe đàn sáo của

Bích Khê và Ngày xuân lên quán đạo Cửu Hoa của Trần Tử Ngang v.v…

1.1.2 Đề từ : Lấy thơ Đường làm đề từ cho thơ mình hoặc trước bài thơ mình có lời đề tặng tác giả thơ

Đường xuất hiện khá nhiều đã cho thấy các nhà Thơ Mới khi cầm bút thấy mình gắn với hồn Đường thi như

thế nào Thơ Mới hay đề từ bằng thơ Đường nguyên văn tiếng Hán Chẳng hạn Trông chồng của Thái Can đề

từ bằng cả bài Khuê oán của Vương Xương Linh Phan Thanh Phước không lấy thơ Đường làm đề từ nhưng

viết Đêm tần đề “tặng Vương Xương Linh”, mấy chữ đó cũng là một định hướng để người đọc tiếp cận tác phẩm

1.2 Từ ngữ, hình ảnh, điển tích, điển cố: Hệ thống từ ngữ, hình ảnh, điển tích, điển cố Đường thi

thâm nhập một cách rộng rãi và tinh tế vào Thơ Mới

1.2.1 Những từ ngữ, hình ảnh mang tính chất liệu và mượn dùng trực tiếp : Hầu như mỗi nhà Thơ

Mới đều ít nhất một đôi lần sử dụng những từ ngữ, hình ảnh mang tính chất liệu rút từ Đường thi, như thơ

Bích Khê có câu: Ô hay ! Buồn vương cây ngô đồng, Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông (Tỳ bà) Cây ngô

đồng thường gắn với mùa thu của nước Tầu cổ: Khói phong hàng quýt lạnh, Thu nhuộm lá ngô vàng (Lý Bạch) Phần lớn những từ ngữ, hình ảnh mang tính chất liệu rút từ Đường thi, trong những cách kết hợp mới mẻ vẫn giữ liên hệ và ý nghĩa gần gũi với cổ thi Trong bài Nhớ nhung, Hàn Mặc Tử viết: Từ ấy anh ra đi, Em gầy hơn

vóc liễu Cái vóc liễu hao gầy kia thường có mặt trong những cuộc tình chia biệt của đôi lứa thiếu niên trong

Đường thi (Thiếu niên hành - Thôi Quốc Phụ, Biệt hồ thượng đình - Nhung Dục vv…) Thơ Mới cònmượn dùng

trực tiếp ngôn từ Đường thi, tuy có ít hơn như Vũ Hoàng Chương viết trong Nghe hát: “Canh khuya đưa

khách” … lời reo ngọc Những từ trong ngoặc kép tác giả mượn của Tỳ bà hành - Bạch Cư Dị

1.2.2 Điển tích, điển cố: Chất liệu Đường thi tồn tại và hành chức trong thơ như những điển tích, điển

cố rõ nhất là ở địa danh Hầu hết là những địa danh nổi tiếng khoác cho bài thơ, câu thơ vẻ cố kính, hấp dẫn

Ví dụ: Ô Y hạng có trong bài thơ cùng tên của Lưu Vũ Tích thì thơ Quách Tấn là: Từ Ô Y hạng rủ rê sang,

Bóng lẫn thâu đêm tiếng rộn ràng (Đêm thu nghe quạ kêu) Các tên như Hoàng Hạc, Chiêu Dương, Cô Tô,

Phong Kiều, Mã Ngôi v.v… cũng xuất hiện khá nhiều trong thơ Đường lẫn Thơ Mới

1.3 Câu thơ, liên thơ, khổ thơ: Sự vay mượn ở cấp độ này rõ hơn cả là ở những bài làm theo thể

Đường luật hoặc bài có những câu thơ tuân theo quy tắc của luật thi

1.3.1 Câu thơ: ở đây câu thơ được dùng với nghĩa là một dòng thơ, ( chúng tôi không nhắc lại việc vay

mượn câu thơ cũng như bài thơ làm đề từ) Nguyễn Bính trong Oan nghiệt và Vũ Hoàng Chương trong Dâng tình

đều mượn câu Cùng một lứa bên trời lậnh đận của Bạch Cư Dị trong Tỳ bà hành Phần nhiều Thơ Mới lấy ý từ

một câu thơ của người xưa và triển khai trong nội bộ một cấu trúc tương ứng (Bức tranh quê - Anh Thơ v.v ) 1.3.2 Liên thơ: Sự thâm nhập trọn vẹn của một liên vào trong Thơ Mới là không nhiều, rất đặc biệt là

Nguyễn Bính, trong Oan nghiệt ông dùng nguyên si liên thứ ba trong Thu hứng của Đỗ Phủ: “Khóm cúc tuôn

đôi dòng lệ cũ, Con thuyền buộc chặt mối tình nhà” Còn lại các tác giả đều ít nhiều biến đổi ý và lời hoặc

chỉ giữ lại cấu tứ, nhạc điệu

1.3.3 Khổ thơ: So với liên thơ, sự vay mượn ở cấp độ khổ thơ càng hiếm hoi hơn Trong thơ Đường không

có khái niệm khổ thơ (với cách hiểu là một đoạn thơ được cách dòng hoặc viết lùi vào) Nếu trong cùng một tiêu

đề tác phẩm, tác giả có muốn ngắt ra thì đều được đặt tên kỳ nhất, kỳ nhị v.v… (mỗi kỳ tương đương một bài thơ nhỏ cùng chung chủ đề lớn) Hầu như không có hiện tượng cả một kỳ như thế đi trọn vẹn vào Thơ Mới Nhiều nhất

cũng chỉ như Tràng giang của Huy Cận, bốn câu cuối cùng có sự gặp gỡ hoặc tình cờ, hoặc hữu ý với Lưu Trường

Khanh trong Tự hạ khẩu chí Anh Vũ Châu, vọng Nhạc Dương ký Nguyên Trung Thừa

Trang 6

1.4 Bài thơ: ở cấp độ này, ảnh hưởng của Đường thi đến Thơ Mới thể hiện trên các phương diện như: cốt

truyện (vì có thơ tự sự), đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng và nhiều rung động thẩm mỹ khác Tiêu biểu là các trường

hợp sau Năm qua của J.Leiba làm người đọc liên tưởng đến Trường Can hành của Lý Bạch Cả hai tác phẩm đều mang chất tự sự, có “cốt truyện” tương tự nhau, cách kể cũng giống nhau Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu ảnh hưởng khá sâu rộng đến Thơ Mới như Mộng trung Hoàng Hạc lâu của Lưu Kỳ Linh Trước hết bài thơ có tiêu đề gợi nhắc

kiệt tác của Thôi Hiệu Sau nữa tác giả còn mượn dùng một số từ ngữ, hình ảnh như “khói sóng”, “nghìn năm mây

trắng”, “một đi không trở lại” Ngoài ra, Hoàng Hạc lâu chính là nguồn thi hứng cho Lưu Kỳ Linh Bài thơ của Lưu

Kỳ Linh cũng giàu suy tư, suy ngẫm và cũng hướng đến đề tài triết lý nhân sinh muôn thuở mà Thôi Hiệu đã đặt ra

1.5 Nhà thơ: Nhiều tác giả thơ Đường đã đi vào Thơ Mới như một hình ảnh thơ độc đáo và tuyệt đẹp

Người rất hay nhắc đến tên các nhà thơ Đường là Bích Khê: Thơ bay lên cho đến gã Vương Duy (Thơ bay),

Hồn Thôi Hiệu ở đâu? (Ngũ Hành Sơn, hậu) Người được gọi tên nhiều nhất trong thơ Bích Khê là Lý Bạch (Mộng trong hương, Tranh loã thể v.v…) Hình tượng Lý Bạch còn có mặt trong nhiều thi phẩm khác với tên gọi Thi Tiên

(ý thơ - Thế Lữ v.v…) với “chén rượu Lưu Linh” (Đi chơi thuyền- Ưng Bình Thúc Giạ Thị v.v…) Đặc biệt nhất là giai thoại về cái chết của Lý Bạch, thơ Thao Thao (Lý Trích Tiên), Vũ Hoàng Chương (Chân hứng) v.v… đã nhắc tới câu chuyện lý thú này Bên cạnh Lý Bạch, thỉnh thoảng Đỗ Phủ cũng được Thơ Mới nhắc đến (Sinh, luỵ, tử

- J.Leiba, Khai bút năm Quý Tỵ - Ưng Bình v.v…)

1.6 Tiểu kết: Như vậy, Thơ Mới đã tiếp thu thơ Đường trên rất nhiều mặt với những dấu ấn rất rõ

ràng, cụ thể từ nội dung đến hình thức, từ vi mô đến vĩ mô Từ đó có thể thấy nó khác với sự tiếp thu các nguồn

ảnh hưởng khác ra sao Chẳng hạn như đối với việc Thơ Mới tiếp thu thơ tượng trưng Pháp, tuy cũng khá rõ nhưng khó có thể đưa ra những minh chứng dồi dào như thế Việc chứng giải sự tiếp thu nhiều mặt của Thơ Mới

đối với thơ Đường như vậy cũng chính là cơ sở thiết yếu để đi đến những khám phá khác ở chiều sâu hơn

Chương 2- Sự tiếp thu có chọn lựa của Thơ Mới đối với thơ Đường về mặt nội dung

Thơ Mới không tiếp thu toàn diện nội dung thơ Đường mà chỉ tập trung vào một số nội dung cơ bản và

sự tiếp thu này có nhiều khác biệt so với ông cha Điều đó đã thể hiện tính chủ thể trong tiếp nhận

2.1.Những nội dung tiếp thu cơ bản: Từ sự thống kê các ý thơ, bài thơ, nhà thơ Đường chủ yếu,

chúng tôi nhận thấy Thơ Mới chỉ tập trung tiếp thu những nội dung cơ bản sau

2.1.1 Nỗi niềm biệt ly cô đơn: Trước hết đó là những cuộc chia ly mà người ra đi ít nhiều mang dáng

dấp của một đấng trượng phu Trong thơ Đường đó là những bài “tống biệt” như Tống biệt (Vương Xương Linh), Tống hữu nhân (Lý Bạch) v.v… Thơ Mới viết về đề tài này cũng chiếm một số lượng đáng kể Họ vẫn

ưa dùng nguyên văn hai chữ “tống” và “biệt” Thứ đến là bối cảnh, không gian nghệ thuật của cuộc tiễn đưa, hoàng hôn, sông - nước, người đưa, người tiễn, hướng đi đến v.v… Tiếp đến là âm hưởng buồn, trống vắng và

dáng dấp trượng phu của người ra đi cũng khiến cho các bài Thơ Mới có màu sắc Đường thi rõ rệt hơn (Tống

biệt hành của Thâm Tâm v.v…) Sau nữa, đậm rõ hơn là nỗi lòng ngóng trông, mong đợi khi đôi lứa chia lìa

xa cách Họ đã tìm đến với thơ Vương Xương Linh, đặc biệt là bài Khuê oán Khuê oán được Thái Can lấy làm đề từ cho bài Trông chồng Thái Can đã yêu nỗi cô đơn có sắc màu cổ kính Đấy cũng chính là tâm lý

sáng tạo của Phan Thanh Phước (Đêm tần), của Lưu Trọng Lư (Lòng cô phụ) v.v…

2.1.2 Cảm xúc thoát tục: Những linh hồn u buồn của Thơ Mới đều cố gắng tìm cho mình một con

đường thoát ly cuộc sống Họ chịu ảnh hưởng nhiều của Lý Bạch Những lúc tuôn trào cảm hứng thi ca, Thế

Lữ thấy như mình đang cùng Thi Tiên say niềm hội ngộ (ý thơ) Một người khác hay tìm đến cả rượu và trăng, nhiều lần như cũng “đối ẩm” với Lý Bạch có Bích Khê (Mộng, Ngũ Hành Sơn - hậu) v.v… Đặc biệt

nhất là trong khi đi sâu vào cái Tôi vắng lạnh, cũng như Huy Cận, nhiều nhà Thơ Mới đã có những giây phút tìm gặp được Thôi Hiệu, một hồn thơ dường như thuộc về một cõi xa xăm nào đó mà tha thiết nhất chính là Bích Khê Cũng như Thôi Hiệu xưa đắm chìm trong cảnh tiên, triền miên suy tư về quá khứ, thì người ngày nay cũng cảm thấy: Vắng tiên hạc bơ vơ dưới thế, Gảy tiên cầm điệu lẻ trong sương (Giọt lệ trích tiên - Bích Khê)

Trang 7

2.1.3 Đồng cảm với thân phận bị vùi dập của kiếp đời ca kỹ: Hình ảnh mà Thơ Mới nói đến nhiều là

thân phận ca kỹ, người con gái giang hồ, người phụ nữ lâm vào cảnh đời bi kịch Kiếp sống bọt bèo của họ đã

làm nhức nhối tâm hồn bao nghệ sĩ, không ít người đã dừng chân lại ở bến Tầm Dương: Oan nghiệt (Nguyễn Bính), Dựng (Vũ Hoàng Chương), Lẻ điệu (Quách Tấn) v.v… Trong chuỗi ngày đau khổ của đời “buôn phấn bán hương” ta thấy trở đi, trở lại là nỗi cô đơn vò xé tâm can như tiếng đàn “lẻ điệu” mà Quách Tấn đã viết

Lẻ điệu của Quách Tấn tuy có thiếu hình ảnh trăng trong dạng thức đàn - đêm - trăng - nước nhưng mạch

cảm xúc, tình điệu thẩm mỹ, hệ thống hình tượng, nét tư tưởng đẹp đẽ v.v… của Tỳ bà hành vẫn rất đậm đà.

Trong Thơ Mới còn có một tiếng nói nổi bật lên đó là tiếng nói đồng vọng, thương người thương mình, trông

người mà ngẫm đến ta làm nên chất thơ của tâm hồn nghệ sĩ muôn đời

2.2 Những giới hạn trong việc tiếp thu: Xét cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thì tình hình quả đúng như

sự thừa nhận của Vũ Hoàng Chương: Hồn cũ Thịnh Đường muôn nẻo sáng, Ta ghì hư ảnh chút mà thôi (Chân hứng)

tiếp thu toàn bộ nền thơ Đường mà chỉ chọn những nội dung tình cảm nào phù hợp với cảm trạng riêng tư của

họ Thơ Đường có 3 đỉnh cao: Thi Tiên (Lý Bạch), Thi Thánh (Đỗ Phủ), Thi Quan (Bạch Cư Dị) Các nhà thơ của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát v.v… đã tiếp thu một cách sáng tạo tinh thần chiến

đấu tích cực, truyền thống hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ v.v… nhưng đến thể kỷ XX các nhà Thơ Mới lại tiếp thu rất ít

- Nói đến Đỗ Phủ, các nhà Thơ Mới hầu như chỉ nhắc nhiều đến nhân cách, tài thơ của ông mà ít nói đến giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Trong khi thơ Đỗ Phủ chính là một tập “sử thi” phản ánh bức tranh xã hội đời Đường với bao bất công, đau khổ Đối với các nhà thơ của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du

v.v… thì Đỗ Phủ lại như một trong những mẫu hình thật gần gụi: Thuật hứng, bài 5 - Nguyễn Trãi, Y nguyên vận

ký Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên - Nguyễn Du v.v… Đối với Bạch Cư Dị thì ngoài Tỳ bà hành thì hầu như người ta

cũng không biết đến những bài thơ “phúng dụ” hiện thực của ông Bao nhiêu điều quý báu trong quan niệm nghệ thuật được thể hiện qua thơ văn của ông đã không được Thơ Mới tiếp nhận Ngay Lý Bạch, người ảnh hưởng nhiều hơn cả đến Thơ Mới thì hầu như cũng chưa được tiếp thu đầy đủ cái chất lãng mạn tích cực, phóng khoáng Đấy là chưa kể thơ ca phản ánh hiện thực, có giá trị nhân đạo càng ít được Thơ Mới tiếp thu Những nhà Thơ Mới hầu như chỉ thích thú với những vần thơ “cầu tiên phỏng đạo”, “ẩm tửu hàm ca”, “ngao du sơn thuỷ” của Lý Bạch

2.2.2 Giới hạn về chiều sâu: Chính ở Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, tác phẩm mà Thơ Mới chịu ảnh

hưởng nhiều nhất, ta sẽ thấy được hạn chế về chiều sâu trong việc tiếp thu Đại thi hào Nguyễn Du qua tác

phẩm Long thành cầm giả ca đã tiếp thu Tỳ bà hành một cách toàn diện hơn ai hết Còn Thơ Mới thì đã

không tiếp thu được những điều quý báu trong cái nhìn hiện thực sâu sắc và tấm lòng nhân đạo cao cả của Bạch Lạc Thiên như Nguyễn Du đã làm Đọc Thơ Mới ta cứ thấy người cầm bút tự thương mình trước đã Những “cô gái Tầm Dương” trong thi phẩm của họ đương nhiên cũng khổ nhưng là do không thoả mãn về

tình yêu hơn là do phải chịu thân phận tủi nhục Đọc Bên sông đưa khách của Thế Lữ, rồi Lời kỹ nữ của Xuân Diệu đến Dâng tình, Quên của Vũ Hoàng Chương ta thấy người ca kỹ cứ tha hoá dần cho đến lúc chỉ

còn lại nỗi yêu mê cuồng dại mà thôi.Những niềm cảm thông thương xót của Tư mã Giang Châu đã tan biến

nhường chỗ cho việc vui vẻ và sự an ủi thoáng chốc Tiếp thu Tỳ bà hành có khi Thơ Mới còn làm “biến dạng” đi

hình ảnh “bến Tầm Dương” (thành chốn ăn chơi), hình ảnh Tỳ bà phụ (thành gái làng chơi, ong bướm) Để thấy

rõ hơn giới hạn về chiều sâu có thể kể đến việc tiếp thu của Thơ Mới đối với Lý Bạch Không kể việc chưa tiếp thu được đầy đủ cái chất lãng mạn tích cực, phóng khoáng trong thơ Lý Bạch, các nhà Thơ Mới có khi còn làm “biến dạng” đi ít nhiều Cái say của Lý Bạch là cái say của một vị “Trích Tiên” mang ý thức phản

kháng, chứng tỏ một nhân cách, một cái chí của người quân tử (Khách trung tác, Giang thượng ngâm v.v… )

với Vũ Hoàng Chương chẳng hạn, say là để mà say, và “lại còn hơn cổ nhân những thứ say mới nhập cảng:

say nhảy đầm” (Hoài Thanh - Hoài Chân) Cái say có mùi vị hưởng lạc

Trang 8

2.3 Tiểu kết: Mặc dù Thơ Mới tiếp thu nhiều ở thơ Đường nhưng về nội dung cũng chỉ là xung quanh

những khía cạnh phù hợp với cảm hứng lãng mạn và cái Tôi cá nhân của mình Ngoài ra, so với toàn bộ nội dung của thơ Đường, Thơ Mới cũng không tiếp thu một cách rộng rãi Và ngay ở những chỗ tiếp thu, Thơ Mới cũng chưa có được chiều sâu cần thiết Tất nhiên đó là sự tiếp thu có lựa chọn, chủ động nhưng không phải sự lựa chọn và chủ động bao giờ cũng mang tính tích cực Khi nói giới hạn, chúng tôi muốn nhìn nhận vấn đề từ giá trị tư tưởng, nhân đạo và hiện thực của tác phẩm mà tạm thời chưa đề cập đến những vấn đề phức tạp khác

Chương 3- Sự tiếp thu về mặt thi pháp vμ thể thơ

Thơ Mới đã tiếp thu được không ít những tinh hoa nghệ thuật đặc trưng cho phong cách thơ Đường Trong đó có sự thừa hưởng thành tựu tiếp thu thơ Đường hàng ngàn đời của ông cha …

3.1 Thi pháp: Thơ Mới đã tiếp thu được những nét nổi bật và khái quát nhất như sau

3.1.1 Tạo dựng các mối quan hệ: Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu cho rằng, các nhà thơ Đường đã nhận

thức thế giới khách quan bằng phương pháp “ quy sự vật hiện tượng ra thành các mối quan hệ xây dựng trên sự thống

nhất lại những mặt đối lập, mâu thuẫn mà nó vốn có” (Tô đài lãm cổ - Lý Bạch vv…) Nhiều nhà Thơ Mới đã kế thừa

đặc trưng thi pháp này, ví dụ Tống biệt hành (Thâm Tâm) v.v… Thâm Tâm tạo dựng các mối quan hệ vô - hữu ở 4

câu mở đầu để thể hiện tình người trong cuộc chia ly, tiễn biệt Ông còn phát hiện những nét đối lập mà thống nhất để tạo dựng hàng loạt mối quan hệ: bề ngoài - bề trong, con người giả - con người thực, dửng dưng - dằn vặt, tin - không

tin v.v… để khắc hoạ tâm trạng, ý chí, khát vọng của ly khách thông qua cảm nhận của người đưa tiễn

vài nét phác đơn sơ cũng đủ hoàn thiện một bức tranh đời sống trong sự vận động đa chiều của nó (Nam hành

biệt đệ - Vi Thừa Khánh) Bài Tràng giang của Huy Cận cũng vậy.Thể hiện nỗi cô đơn rợn ngợp nhà thơ đã

đem đối lập cái hùng vĩ của thiên nhiên với cái mỏng manh, nhỏ bé của cánh chim trong bóng chiều đang đổ xuống.Trong bút pháp chấm phá của thơ Đường có một kiểu kết cấu đặc biệt, kết cấu theo kiểu “đứt - nối”, tức là tạo ra những khoảng trống tương đối, bước “hẫng” đầy dụng ý trong dòng vận động của mạch thơ Những chỗ lặng im đứt đoạn lại nói với độc giả nhiều hơn cả, để rồi sau đó thi nhân lại tìm cách “khôi phục”

nối liền những khoảng “thiếu vắng lạ lùng đó” (Tặng Uông Luân - Lý Bạch, Tiếng thu-Lưu Trọng Lư v.v…)

3.1.3 Gợi tả theo lối “hoạ vân hiển nguyệt”: Có thể nói đặc trưng của thơ Đường là thơ “ý tại ngôn

ngoại”, đấy chính là gợi tả ( Đại phổ - Đỗ Thẩm Ngôn, Ngu mĩ nhân - Lý Hậu Chủ vv ) Theo Lý Quốc Hoa trong Văn học phê bình học, thì gợi tả theo lối “hoạ vân hiển nguyệt” có thể kể như là: Dĩ tiểu kiến đại (Lấy

nhỏ thấy lớn), Dĩ thực tả hư (Lấy thực nói hư), Dĩ tĩnh tả động (Lấy tĩnh nói động) v.v… Thi pháp gợi tả trong

Thơ Mới cũng có đầy đủ tất cả các biểu hiện cụ thể như trong thơ Đường Ví dụ: Dĩ tân tả chủ, Xuân Diệu có bài

Mười chữ: Mưa dầm - thu dưới nguyệt, Máng chảy - suối trên nhà Xuân Diệu dùng “mưa dầm”, “máng

chảy” để nói con người - chủ thể “Mưa dầm”, “máng chảy” không có gì nên thơ cả song dưới con mắt yêu đời như Xuân Diệu thì chúng cũng trở thành “thu dưới nguyệt”, “suối trên nhà” Ta thấy thấp thoáng một con người

đang tĩnh tâm, thoát ra khỏi những phiền lụy, đau khổ hàng ngày, thấp thoáng dáng vẻ của một thiền nhân 3.1.4 Cấu trúc cú pháp tỉnh lược: Theo Fransois Cheng (Pháp) thì đặc điểm cú pháp nổi bật của thơ

Đường là phép tỉnh lược Đây chính là một sự thanh lọc có ý thức khiến cho các cụm từ trong câu thơ có quan hệ lỏng lẻo về mặt ngữ pháp, có thể kết hợp với nhau theo nhiều cách Trong thơ Đường thường có sự tỉnh lược chủ

từ, giới từ, các từ so sánh, động từ v.v…Ví dụ Trúc lý quán của Vương Duy tỉnh lược đại từ nhân xưng tương

đương thành phần chủ ngữ và lược bỏ yếu tố chỉ địa điểm v.v…Trong Thơ Mới cũng có tất cả những sự tỉnh lược

như trong thơ Đường Có khi đồng thời có hiện tượng tỉnh lược nhiều từ loại như Chiều xuân của Quách Tấn có sự

tỉnh lược cả chủ từ, giới từ và động từ mở ra nhiều hướng tiếp cận, nhiều ý nghĩa sâu sắc cho tácphẩm

3.2.Thể thơ: Thơ Đường chung quy được sáng tác theo 2 thể: Đường luật, cổ phong Đường luật và cổ

phong (cổ phong chịu sự chi phối của luật thi) vẫn được Thơ Mới vận dụng, trong đó Đường luật nhiều hơn

Trang 9

3.2.1 Thể thơ cổ phong: Nhiều bài thơ Đường dù viết theo thể cổ phong vẫn chứa đựng dấu vết của thơ

Đường luật và rõ ràng nhất là phối thanh theo luật bằng trắc và đối ngẫu ở những liên thơ (Hạo ca hành - Lý Bạch

v.v…).Trong Thơ Mới, một số bài hành thể hiện khá rõ đặc điểm trên, thơ tự do đan xen thơ luật Đường và còn có

liên hệ về ý tứ, nội dung, âm điệu v.v… với một số bài thơ Đường như Can trường hành - Thâm Tâm, Bài hành

phương Nam - Nguyễn Bính v.v… Đọc Can trường hành của Thâm Tâm chẳng hạn, vừa thấy cái hào sảng của thơ

hành Vương Duy, cái phóng khoáng của thơ hành Lý Bạch vừa thấy cái u trầm của thơ hành Đỗ Phủ

3.2.2 Thể thơ Đường luật: Nếu căn cứ vào số câu thì thể thơ bát cú được dùng nhiều nhất, rồi đến tứ

tuyệt, ít là bài luật và hiếm hoi là phú Đường luật Nếu căn cứ vào số chữ thì thất ngôn rất nhiều còn ngũ ngôn thì ít hơn hẳn

3.2.2.1 Thể thơ bát cú Đường luật: Qua khảo sát, chúng tôi không thấy xuất hiện ngũ ngôn bát cú

Đường luật, còn thất ngôn bát cú Đường luật thì rất nhiều, tiêu biểu như ở Quách Tấn Tập Mùa cổ điển, Một

tấm lòng chiếm số lượng lớn là thơ thất ngôn bát cú Quách Tấn đã vận dụng thể loại này một cách nhuần

nhuyễn (Đêm tình) Vũ Hoàng Chương trong tập Mây, Thơ say hồn cốt đây đó không dứt nổi với Đường thi (Nằm hấng thơ mưa độc vận bằng - Đêm đông xem truyện quỷ)

3.2.2.2 Thể thơ tứ tuyệt Đường luật: Cả ngũ ngôn tứ tuyệt và thất ngôn tứ tuyệt đều được dùng nhiều

trong Thơ Mới nhưng thất ngôn tứ tuyệt chiếm tỉ lệ lớn hơn.

* Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:Trong Thơ Mới, xuất hiện tất cả 4 kiểu tứ tuyệt luật Đường Một, rút

bốn câu đầu từ thể bát cú, thành bài tuyệt cú ba vần (gieo ở cuối câu 1, 2, 4) hai câu đầu “tản” hai câu sau

“đối” (Tiếng ca - Bích Khê) Hai, rút 4 câu giữa, thành bài tuyệt cú hai vần, “đối” từng cặp hai câu một (Cảm hứng

- Bích Khê) Ba, rút 4 câu cuối, thành bài tuyệt cú hai vần, hai câu đầu “đối” hai câu sau “tản” (Lá bàng rơi - Lưu Trọng Lư) Bốn, rút hai câu đầu và hai câu cuối, thành bài tuyệt cú ba vần, không đối (Tối - Đoàn Văn Cừ).

*Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Bích Khê là tác giả hay dùng thể thơ này Có bài tuy không tuân thủ chặt

chẽ tiết tấu nội bộ trong việc phối thanh bằng trắc (điều này cũng đã xảy ra trong thơ Đường như Hoàng hạc

lâu của Thôi Hiệu), vần cũng có chút biến đổi linh hoạt song đối ngẫu thì được đặc biệt chú ý (Đề ảnh).

Trong một số tác giả khác như Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp v.v…thỉnh thoảng ta cũng gặp những bài ngũ ngôn luật hoặc những câu ngũ ngôn luật xen giữa các câu tự do, khi thì tác giả chú ý ngắt nhịp hay đối ngẫu, khi thì chú ý phối thanh hay hiệp vần v.v…

3.2.2.3 Bài luật: Theo Lê Nguyễn Lưu, “Bài luật là hình thức kéo dài bài bát cú, cứ câu chẵn niêm với câu

lẻ kế tiếp, câu chẵn mang vần (toàn bài độc vận) và câu lẻ đối với câu chẵn dưới nó, có khi không đối” Nguyễn

Bính có một số bài trường thiên độc vận (bài luật) như Giời mưa ở Huế, Xóm Ngự Viên, Xuân tha hương.Ví dụ:

Xuân tha hương, dài 100 câu và độc vận (như chính thi sĩ chú thích), câu chẵn mang vần như yêu cầu của luật

thi Câu chẵn niêm với câu lẻ kế tiếp (có 25 cặp câu như thế), câu lẻ có lúc đối với câu chẵn dưới nó, nhịp thơ

của các câu trong bài cũng nhẹ nhàng, ngân nga lấy nhịp chẵn làm cơ sở, chủ yếu là nhịp 4/3 và nhịp 2/2/3

3.2.3 Những thể thơ đặc biệt: Thể Thuận - nghịch độc, Hàn Mặc Tử có hai bài làm theo lối này là Cửa

sổ đêm khuya, Đi thuyền, song có phần còn hơn người xưa bởi hai bài thất ngôn bát cú Đường luật của thi sĩ

đọc được tới sáu cách Ví dụ bài Cửa sổ đêm khuya: Hoa cười nguyệt dọi cửa lồng gương Sáu cách đọc là:

đọc xuôi, đọc ngược từ chữ cuối cùng (như hai cách đọc của người xưa), bỏ hai chữ sau của mỗi câu thơ đọc xuôi,

bỏ hai chữ sau mỗi câu đọc ngược từ dưới lên, bỏ hai chữ đầu mỗi câu thơ đọc xuôi, bỏ hai chữ đầu mỗi câu thơ

đọc ngược từ dưới lên Thể Nhất thất lệch, người ta hay truyền tụng bài Phú thi (Nói về thơ) của Bạch Cư Dị

Số chữ tăng dần từ câu đầu (một chữ) cho đến các cặp câu 2, 3, 4, 5, 6, 7 (15 câu, 55 chữ) Lấy đề làm vần thì

từ đầu đến cuối lấy một vần (độc vận) Trong từng cặp câu 2, 3, 4, 5, 6 câu trên câu dưới bằng trắc phải đối

chọi Cặp câu 7 thì có quy tắc “Nhất tam ngũ bất luận, Nhị tứ lục phân minh” Bài Tối của Trần Huấn Chương cũng được trình bày theo thể Nhất thất lệnh này.

Trang 10

3.2.4 Thể phú Đường luật: Thể phú Đường luật tuy không hẳn là thể loại thơ nhưng “chất thơ” lại rất

giàu có Ví dụ Thu về của Ngân Giang nữ sĩ Thứ nhất, tác phẩm vận dụng sự đăng đối tề chỉnh của câu phú

Đường luật bằng phép song hành Trong Thu về có đủ cả ba loại song hành: kết cấu song hành, câu song hành, từ ngữ song hành Những câu song hành trong Thu về cũng đủ cả ba loại: song hành qua sự đồng nghĩa,

song hành qua sự trái ngược, song hành qua sự tổng hợp Có những kết cấu song hành đối nhau toàn diện và trùng với một cặp câu thất ngôn bát cú Đường luật Thứ hai, tác phẩm vận dụng thủ pháp thậm xưng mang những

đặc điểm riêng của phú Đường luật Nó thường được dùng sóng đôi và “Dù ý nghĩa là tương đồng hay đối lập

thì cơ chế tạo nghĩa vẫn phải tương đồng” (Phạm Tuấn Vũ), ví dụ: Người quốc sĩ canh gà đợi sáng, lưỡi thép

mài trăng Khách cung nhân vườn ngự chờ vua, hàng mi rơi ngọc Thứ ba, tác phẩm vận dụng 3/4 loại câu đặc

trưng của tiểu loại phú Đường luật: câu bát tự, câu song quan, câu cách cú Yếu tố nhịp (gồm nhịp đậm, nhịp nhạt)

và lời văn mỹ miều, giàu tính ước lệ cũng là một đặc trưng của phú Đường luật được Ngân Giang vận dụng

3.3 Tiểu kết:Về mặt thi pháp, Thơ Mới đã tiếp thu những đặc trưng rất cơ bản của phong cách Đường

thi như: tạo dựng các mối quan hệ, bút phát chấm phá, gợi tả theo lối “ hoạ vân hiển nguyệt”, cấu trúc cú pháp tỉnh lược Về mặt thể thơ, Thơ Mới đã tiếp thu hai thể thơ rất cơ bản của đời Đường đó là Đường luật và

Cổ phong (cổ phong có sự chi phối của luật thi) Ngoài ra họ còn tìm đến với những thể thơ đặc biệt như

Thuận - nghịch độc, Nhất thất lệnh, phú Đường luật như một thú chơi tao nhã

Chương 4-Thơ Đường hμi hoμ với thơ tượng trưng Pháp trong sự tiếp thu của Thơ Mới Việt Nam

Thơ Đường rất hài hoà với thơ tượng trưng Pháp trong sự tiếp thu của Thơ Mới chứ không hề phá vỡ chỉnh thể nghệ thuật của nó

4.1 Nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng hài hoà:Nguyên nhân quan trọng là, xét trên bình diện lý

thuyết, chúng có nhiều điểm tương đồng như GS.Phương Lựu đã nói trong bài viết Thử tìm nguyên nhân hài

hoà giữa thơ Đường với thơ tượng trưng Pháp trong Thơ Mới Việt Nam. Đó là: chủ trương thơ không nên tả chân, chỉ cốt gợi ra, ám thị những tình ý ẩn đằng sau sự vật; sự chan hoà chủ thể và đối tượng; vấn đề trực giác phi lý tính; nhấn mạnh vấn đề âm nhạc Chúng tôi cũng nhận thấy giữa thơ Đường và thơ tượng trưng

Pháp có những điểm tương đồng đó và trong luận án đã chứng minh cụ thể bằng thực tế sáng tác Dưới đây

chúng tôi xin trình bày những biểu hiện cụ thể của sự hài hoà giữa thơ Đường và thơ tượng trưng Pháp trong sáng tác của phong trào Thơ Mới qua các cấp độ trào lưu, nhà thơ, bài thơ, nghĩa là từ vĩ mô đến vi mô Tuy qua nhiều cấp độ như thế, nhưng tất cả đều được chứng giải một cách nhất quán từ những nguyên nhân đã

được phát hiện ở trên Tính hệ thống trong sự chứng giải là ở đó

4.2 Sự hài hoà trên cấp độ trào lưu: Như Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói, Thơ Mới có dòng ảnh hưởng

Đường thi và có dòng ảnh hưởng thơ Pháp (nhất là thơ tượng trưng) Từ những đại diện tiêu biểu ta sẽ thấy

được tình hình chung của cả trào lưu

4.2.1 Dòng ảnh hưởng thơ Đường mang những đặc điểm tương đồng với thơ tượng trưng Pháp: Thuộc

dòng ảnh hưởng thơ Đường thì Quách Tấn chính là một đại diện tiêu biểu nhất Tính “gợi”, tính “ám thị” trong thơ Quách Tấn nổi bật lên một điều: chất liệu hiện thực chỉ vừa đủ để gợi ra những điều sâu thẳm bên trong

Chẳng hạn bài Dưới liễu chờ xuân, viết về mùa thu, thi sĩ chỉ chọn đặc tả một nhành liễu thướt tha Tiêu đề bài

thơ chứa đầy hàm ý, hình ảnh liễu kia lại “biểu hiện ra được một trạng thái tâm linh” (Mallarmé) Sự chan hoà chủ thể và đối tượng là điều rất dễ thấy trong thơ Quách Tấn Thiên nhiên sinh động diệu kỳ chính là hình tượng thơ cơ

bản, là đối tượng thẩm mỹ chủ yếu làm nên linh hồn trong các tập thơ của Quách Tấn (Mùa cổ điển, Một tấm

lòng) Cũng nhấn mạnh vai trò của trực giác thì trong thơ Quách Tấn ta thấy không chỉ có những “cảm giác” thông

thường mà chủ yếu là “siêu cảm giác”, là sự chuyển đổi và tương ứng giữa các giác quan (Đà Lạt đêm sương) ý thơ tuôn trào, tình thơ lai láng bất cứ khi nào thi hứng tới (Thơ về) Thơ Quách Tấn còn rất giàu âm nhạc, có nhận

Ngày đăng: 04/04/2014, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w