1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hoá - văn học

27 879 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 383,89 KB

Nội dung

Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hoá - văn học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN VĂN HỌC ***** Hoàng Thị Huế THƠ MỚI NHÌN TỪ GIÁC ĐỘ QUAN HỆ VĂN HÓA - VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số : 62.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI H ƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hà Nội - 2007 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HỌC HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ TUẤN ANH 2. TS. HÀ CÔNG TÀI Người phản biện 1: Người phản biện 2: Người phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại: VIỆN VĂN HỌC HÀ NỘI Vào hồi giờ ngày tháng năm 2007 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện VIỆN VĂN HỌC - HÀ NỘI - Thư viện TRƯỜNG ĐHSP HUẾ. CÂC BĂI BÂO KHOA HỌC ĐÊ CNG BỐ: 1. Cảm thức văn hóa về con người và phương thức biểu hiện của Thơ Mới - Thông báo khoa học ĐH Huế 5/2001 2. Một vài suy nghĩ về giảng dạy Thơ mới ở nhà trường THPT - Kỷ yếu hội nghị khoa học ĐH Huế 4/2002 3. Thử tm hiểu chất dđn gian trong thơ Nguyễn Bính - Tạp chí nghiên cứu văn hóa dân gian TT-Huế 12/2002 4. Sắc thâi văn hóa Huế trong thơ của một số nhà Thơ Mới - Thông báo khoa học ĐH Huế 16/2003 5. Thử lý giải một mô típ chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính - Thông báo khoa học ĐHSP Huế 5/2005 6. Xứ Huế với bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử - Tạp chí Huế Xưa và Nay 6/2005 7. Bích Khê và cách đánh giá của Hoài Thanh - Tạp ch nghiên cứu văn học Hà Nội 4/2006 8. Cảm thức văn ha trong ngn ngữ nghệ thuật Thơ mới - Tạp chí văn hóa nghệ thuật Hà Nội 8/2006 9. Một số thể Thơ mới trong quan hệ với văn hóa 1932-1945 - Kỷ yếu hội nghị khoa học Đại học KHXH - NV Hà Nội 11/2006. Phần một: MỞ ĐẦU I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: 1. Chọn đề tài Thơ mới từ giác độ quan hệ văn hóa - văn học chúng tôi có mục đích tìm một cách tiếp cận mới mẻ để khảo sát một hiện tượng văn học tương đối quen thuộc là Thơ mới, nhằm lý giải được nét riêng sức cuốn hút, sự trường tồn của Thơ mới với thời gian. N ếu tiếp cận Thơ mới bằng cảm quan văn hóa sẽ thấy được tính lịch sử của nó cho phép giải thích phong trào Thơ mới như một hiện tượng có tính quy luật nằm trong sự vận hành chung của thơ ca dân tộc, còn nếu từ góc nhìn văn học sẽ phần nào hiểu được giá trị nghệ thuật to lớn của no. 2. Bên cạnh đó văn h ọc chỉ là một bộ phận của văn hóa nên chịu sự chi phối của văn hóa. Thơ mới vừa lưu giữ những giá trị văn hóa nghìn năm của dân tộc vừa phản ánh những đặc trưng văn hóa thời đại 1932-1945, khác hẳn các giai đoạn văn hóa trước đó, dẫn đến quy định diện mạo khác biệt của Thơ mới so với thơ cũ . Thơ mới với những giá trị nghệ thuật to lớn của nó cũng đã chứng minh vai trò sáng tạo văn hóa của văn học. Đó là mục đích của chúng tôi khi chọn khảo sát đề tài này. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Quá trình nghiên cứu Thơ mới có thể chia thành hai chặng đường, trước 1945 và sau năm 1945. Trước 1945 Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh), Nhà văn hiện đại (1936) của Vũ Ngọc Phan vai trò c ủa văn hóa 32-45 trong Thơ mới cũng được nhắc đến tuy chưa thật rõ. Từ sau 1945 trong Phê bình văn học thế hệ 1932 (1986) (Thanh Lãng), bối cảnh văn hoá thời kỳ Thơ mới đã được tái hiện tuy còn nặng tính liệu, liệt kê sự kiện. Phan Canh trong Thơ ca Việt Nam thời tiền chiến 1932-1945 cũng có nhắc đến vai trò của tâm lý mới, tưởng, lối sống mới đố i với sự ra đời của Thơ mới. Trong cuốn Phong trào Thơ mới (1982) của Phan Cự Đệ, Thơ mới những bước thăng trầm (1993) (Lê Đình Kỵ) cũng cho rằng Thơ mới "có một mối liên hệ rất dễ thấy với truyền thống cũ. Con mắt thơ (1992) của Đỗ Lai Thuý là công trình nghiên cứu có nhiều giá trị thuyết phục, Thơ mới được đặt trong s ự so sánh với hai mô hình văn hoá truyền thống và hiện đại. Với Thơ mới bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1994) Nguyễn Quốc Túy đã chỉ ra sự tác động của ba nguồn văn hóa song chỉ dừng lại ở những ảnh hưởng trên bề mặt tác phẩm. Một thời đại trong thi ca (về phong trào Thơ mới 1932-1945) (1997) (Hà Minh Đức chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 n ăm phong trào Thơ mới) (1997) (Huy Cận, Hà Minh Đức chủ biên) cũng có đề cập đến nguồn ảnh hưởng của thơ Pháp, thơ Đường và truyền thống thi ca dân tộc trong Thơ mới nhưng vẫn chỉ dừng ở nhận xét mà không lý giải. Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998) (Hoàng Nhân) ít nhiều có nhắc đến vai trò của văn hoá đối với Thơ m ới song nghiêng về mối quan hệ giữa hai nền văn học nhiều hơn. Từ cái nhìn văn hóa (1999) của Đỗ Lai Thúy cũng là công trình có nhiều gợi mở trong phương thức tiếp cận văn học từ văn hóa. Trong Những thế giới nghệ thuật thơ (2001), Trần Đình Sử đã phân loại các khuynh hướng sáng tác kèm theo những quan niệm về thế giới, về con người của các nhà thơ, là nh ững luận điểm có nhiều gợi ý đối với chúng tôi khi khảo sát đề tài. Với Giọng điệu trong thơ trữ tình (2002), Nguyễn Đăng Điệp cho rằng nên tìm hiểu Thơ mới ở "vị thế" "tâm thế" "thân phận" nhà thơ trong đời sống xã hội, trong những gì chìm vào phần trầm tích văn hóa. Đây cũng là những gợi ý có giá trị. Văn hoá Việt Nam - Nhìn từ những mẫ u người văn hoá (2005) Đỗ Lai Thúy khẳng định con người là sự ngưng kết những chứng tích văn hóa những giá trị trị văn hóa. Bên cạnh đó các công trình có những luận điểm có liên quan đến Thơ mới từ giác độ văn hoá văn học có thể kể đến Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thi ca (Vũ Tuấn Anh - TCVH số 1/1996). Tác giả lý giải sự ra đời của cái tôi cá nhân Thơ mới do ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây cùng với trường tiếp nhận và kinh nghiệm thể loại, con người cá nhân Thơ mới như một hằng số văn hóa của thời đại. Hay Anh hưởng của văn học Pháp đến văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 (Phan Ngọc - TCVH số 4/1993); Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thơ ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới (Nguyễn Đăng Mạnh - TCVH số 4/1994); Mã ngữ nghĩa của vốn từ vựng hay văn hoá làng quê trong thơ Nguyễn Bính (Nguyễn Nhã Bản, Hồ Xuân Bình - TCVH số 4/1994); Văn học Pháp và sự gặp gỡ văn học Việt Nam 1930-1945 (Đặng Anh Đào - TCVH số 7/1994); Xuân thu nhã tập một hướng tìm về dân tộc (Nguyễn Bao - TCVH số 11/1994); Anh hưởng của v ăn học Pháp và văn học Anh vào văn học Việt Nam từ 1930 (Phan Cự Đệ - TCVH số 10/1986); Nguyễn Bính và khối tình lỡ của người chân quê (Nguyễn Đăng Điệp - TCVH 5/1994); Ảnh hưởng của thơ nước ngoài trong thơ Chế Lan Viên (Nguyễn Xuân Nam - TCVH số 1/1997); Hàn Mặc Tử với André Breton hay Xuân Diệu và Baudelaire (Hoàng Nhân - TCVH số 4/1998); Thơ mới nhìn từ thơ cũ, vấn đề loại hình học củ a thơ hiện đại và thơ trung đại (Trần Nho Thìn - TCVH số 1/2000),Con mắt văn hoá tâm linh phương Đông trong thơ Hàn Mặc Tử của Đoàn Thị Đặng Hương (TCVH 1/2000), Gió Đông gió Tây: Ảnh hưởng và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại (TCVH số 1/2001) của Đặng Anh Đào. Một số biểu tượng thơ dân gian trong thơ Việt nam hiện đại (Nguyễn Đức Hạnh - TCVH 3/2001). Sự ti ếp thu về mặt thi pháp của Thơ mới với thơ Đường (Lê Thị Anh - TCNCVH 11/2005). Các công trình trên đây cho thấy việc nghiên cứu Thơ mới đang cần một cách tiếp cận mới nhằm phát hiện những tầng nghĩa sâu hơn. Những điều chúng tôi trình bày và triển khai trong luận án một phần được bắt nguồn từ những gợi ý quý báu của nhiều công trình, nhiều học giả. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨ U: Trọng tâm là bộ hợp tuyển Thơ mới 1932 -1945, Tác giả và tác phẩm (NXB văn học 1997) do Lại Nguyên Ân biên soạn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: * Thi pháp học: Thi pháp học hiện đại để khảo sát các hình thức nghệ thuật của Thơ mới. * Phương pháp loại hình học: Phân loại, so sánh, khu biệt các hiện tượng thuộc hình thức nghệ thuật * Phương pháp so sánh hệ thống: Dùng để khảo sát quá trình giao lưu văn hoá, các biểu trưng văn hoá của Thơ mới. V. ĐÓNG GÓP MớI CủA LUậN ÁN: 1. Trước đây nghiên cứu văn học thường đóng khung ở phương diện nghiên cứu văn học từ chính bản thân nó hoặc lý giải văn học bằng các yếu tố văn hóa xã hội bên ngoài nó. Một cách tiếp cận mới sẽ giúp soi sáng một hiện tượng văn học tưởng chừng đã cũ bằng một nhãn quan mới mẻ, khiến nó vẫ n lấp lánh nhiều giá trị. Nghiên cứu văn học trong quan hệ với văn hóa là một khuynh hướng nghiên cứu nhiều triển vọng. Luận án này góp thêm một tiếng nói để khẳng định khuynh hướng ấy. 2. Luận án nghiên cứu Thơ mới từ giác độ văn hóa văn học nên mở ra nhiều phát hiện mới do xem xét Thơ mới trên cơ sở vững chắc là bối cảnh văn hóa nó ra đời. Từ đó thấy được Thơ mới vừa thể hiện tâm thức dân tộc mang những yếu tố ổn định có thể giúp phân biệt văn học dân tộc này với dân tộc khác vừa là một hiện tượng luôn biến động mang dấu ấn cá nhân đậm nét, thay đổi theo từng tâm trạng thời đại, từng giai đoạn lịch sử nhất định. Xem xét Thơ mới từ giác độ văn hóa văn họ c sẽ khắc phục được cái nhìn tĩnh, chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài mà có thể vừa chỉ ra được những yếu tố bất biến vừa lý giải được những thay đổi, những xu hướng nhiều khi trái ngược nhau trong cùng hiện tượng Thơ mới. 3. Thông qua hiện tượng Thơ mới, luận án đã có đóng góp về mặt phương pháp ở chỗ đã cụ thể hóa mối quan hệ văn hoá văn học vốn còn chung chung trừu tượng, vì vậy luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo về một hướng tiếp cận văn học mới cho những người làm công tác giảng dạy, học tập hoặc những ai quan tâm. VI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN: 1. Khái niệm văn hóa: Khái niệm về v ăn hoá là công cụ - khái niệm, công cụ - nhận thức dùng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu vì vậy chúng tôi chọn định nghĩa về văn hoá của Unesco: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội, văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, nhữ ng quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người những khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sự vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phươ ng án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.’’ (Tuyên bố về những chính sách văn hóa - Hội nghị quốc tế do Unesco chủ trì từ 26 - 7 đến 6 -8 -1982 tại Mêhicô) [163;tr24]. Tiếp cận hiện tượng Thơ mới từ giác độ quan hệ văn hóa văn học, tức khu biệt trong những phương diện nh ững luận điểm của văn hóa mà theo chúng tôi có ảnh hưởng đến văn học, cụ thể là Thơ mới, có thể sẽ có một sự khúc xạ, một độ lệch nào đó. 2. Khái niệm Thơ mới: Ở đây chúng tôi chủ yếu khảo sát Thơ mới giai đoạn 1932-1945 trong sự quy chiếu với hệ hình văn hóa 1932-1945 tức văn hóa đô thị hiện đại, ảnh hưởng từ phương Tây, là tiếng nói của cái tôi cá nhân, có những đặc trưng nghệ thuật nhất định. Như vậy tức nhìn cả sự vận động từ lãng mạn đến tượng trưng, siêu thực, đối lập với thơ cũ ở cách cảm nhận về thế giới, con ng ười, được nhìn như một phong trào (Phong trào Thơ mới) hoặc như một giai đoạn (Thơ mới giai đoạn 1932-1945). VII. CấU TRÚC CủA LUậN ÁN:  Phần MỞ ĐẦU (13 trang)  Phần NỘI DUNG gồm 3 chương Chương I : Thơ mới - một hiện tượng văn hóa lớn (42 trang) Chương II: Thơ mới từ nhãn quan văn hóa và thi pháp (77 trang) Chương III: Ngôn ngữ nghệ thuật và các biểu trưng văn hóa trong Th ơ mới (61 trang)  Phần KẾT LUẬN (6 trang) Phần hai: NỘI DUNG Chương I THƠ MớI - MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HOÁ LỚN 1.1 Giới thiệu chung về quan hệ giữa văn hoávăn học nhìn từ hiện tượng Thơ mới 1.1.1 Quan hệ giữa văn hoávăn học: Cơ sở để xác định quan hệ giữa văn hoá - văn học trước tiên dựa vào bản chất đặc trưng của văn hoá và đặc trưng của văn học. Văn học là một bộ phận của văn hoá, chịu sự chi phối của văn hoá, có chức năng nhận thức, phản ánh, sáng tạo, truyền tải và lưu giữ văn hoá. Các thành tố văn hoá của giai đoạn nào sẽ quyết định diện mạo văn học giai đoạn đó. Chính vì vậy văn hoá là cơ sở, là nền tả ng để văn học phát triển. Ngược lại văn học cũng mang trong mình chức năng văn hoá, nhận thức giá trị văn hoá tốt đẹp của từng thời kỳ để định hướng và phát triển văn hoá 1.1.2 Vấn đề nghiên cứu văn học từ giác độ quan hệ văn hoá - văn học: Văn học phản ánh "ý thức văn hoá" của một thời kỳ nhất định, mang diện mạo văn hoá của thời điểm nó ra đời đồng thời là sản phẩm của một quá trình văn hóa. Vì vậy khi nghiên cứu văn học nhìn từ giác độ quan hệ văn hoá - văn học sẽ lý giải hiện tượng văn học như là sản phẩm của một quá trình đồng thời đánh giá được những giá trị nghệ thuật to lớn của hi ện tượng văn học đó từ đặc trưng bối cảnh văn hóa mà nó ra đời. Từ đó thấy được vai trò sáng tạo văn hoá của văn học qua những hình tượng nghệ thuật, góp phần khẳng định vai trò vừa lưu giữ, chuyển tải vừa thẩm định và lựa chọn văn hoá của văn học. 1.2 Thơ mới trong bối cảnh giao thoa văn hoá Đông - Tây 1.2.1 Sự thay đổi văn hoá từ kiểu văn hoá cổ truyền phương Đông sang kiểu văn hoá hiện đại phương Tây: Khái niệm "kiểu văn hoá" được dùng ở đây để chỉ từng giai đoạn văn hóa cụ thể trong bối cảnh văn hoá chung của mỗi dân tộc. Giai đoạn 32-45 [...]... của thơ ca truyền thống Chương II THƠ MỚI TỪ NHÃN QUAN VĂN HOÁ VÀ THI PHÁP 2.1 Thơ mới từ nhãn quan văn hóa “Thể loại phải được người nghiên cứu ghi nhận và thức nhận chúng từ nhãn quan văn hóa học và thi pháp học thì mới chiếm lĩnh được chúng” [148;tr2] Tìm hiểu Thơ mới từ nhãn quan văn hóa và thi pháp tức khảo sát từ văn bản để chiếm lĩnh những đặc trưng nghệ thuật đồng thời lý giải chúng bằng văn. .. Thơ mới đã góp phần dựng xây nên con người đa chiều kích của văn hoá hiện đại trong kế tục truyền thống Phần ba : KẾT LUẬN 1 Xem xét Thơ mới từ giác độ văn hóa văn học tức xem Thơ mới như một bộ phận của văn hóa chịu sự chi phối của văn hóa, mỗi thời đại sẽ sinh ra một kiểu văn hóa và kiểu văn hóa sẽ chi phối đến kiểu văn học Kiểu văn hóa thay đổi thì kiểu văn học cũng thay đổi theo Thơ mới khác thơ. .. lãng mạn trong Thơ mới 2.2 Thơ mới từ nhãn quan thi pháp Thơ mới thực sự đã đánh dấu một bước ngoặt cho thơ trữ tình hiện đại bằng hệ thống thi pháp mới tạo nên một hệ thống tiêu chuẩn mới Phần này chúng tôi chỉ trình bày một số nét trong hệ thống thi pháp Thơ mới có liên quan đến văn hóa 2.2.1 Thơ mới và sự khẳng định một mô hình duy nghệ thuật mới của thể loại thơ trữ tình: Thơ mới sinh ra trên... thiết với văn hoá Các hình tượng văn hoá trong Thơ mới không chỉ là sự đồng nhất với các nguyên mẫu trong đời sống văn hoá dân tộc mà còn có sự liên quan chặt chẽ đến bối cảnh văn hoá rộng như truyền thống văn hoá, tâm thức dân tộc, vô thức tập thể 3.1 Cảm thức văn hoá trong ngôn từ nghệ thuật Thơ mới 3.1.1 Ngôn ngữ Thơ mới trong dòng chảy văn hoá dân tộc: Cuộc tiếp xúc văn hoá Đông Tây những năm đầu thế... mới của Thơ mới 3.1.2.2 Nội hàm văn hoá và cách kết ghép ngôn từ mới: Từ nhãn quan văn hoá có thể xem xét ngôn ngữ Thơ mới từ hai chiều: Chiều thứ nhất thuộc chiều sâu văn hoá, lịch sử Chiều thứ hai hướng tới một khả năng mới mẻ: từ những tính chất cũ mà suy nghĩ ra liên tưởng tới những tính chất mới thông qua những trải nghiệm của nhà thơ Một trong những tìm tòi sáng tạo đáng kể nhất của Thơ mới là... sắc văn hoá mới - văn hoá đô thị hiện đại Bên cạnh đó lớp từ ngữ được sử dụng trong Thơ mới phần lớn được chuyển hoá ngữ nghĩa, dùng ở nghĩa phái sinh Một số từ ngữ mất dần chức năng gốc và bị chuyển nghĩa do sự chuyển động của lịch sử - văn hoá thời hiện đại Các từ lá thắm, chỉ hồng, đại thần dẫn rút lui vào hậu trường của sân khấu ngôn từ, nhường chỗ cho lớp từ mới và cách kết ghép cấu tạo từ mới. .. giữ, sáng tạo và phát triển văn hoá của ngôn ngư: “Một ngôn ngữ dân tộc vốn là kết quả của sự phát triển văn hoá - lịch sử của cả dân tộc ấy Trong ngôn ngữ dân tộc có sự mã hoá toàn bộ những trải nghiệm văn hóa - lịch sử của dân tộc.” Ngôn ngữ Thơ mới lưu giữ các giá trị văn hoá dân tộc, khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc bằng hệ thống từ, ngữ mang dấu ấn văn hoá làng xã như từ chỉ cảnh vật, làng quê,... Tiếp cận Thơ mới từ nhãn quan văn hóa và thi pháp để xác định những đặc trưng nghệ thuật làm nên giá trị của Thơ mới đồng thời vừa lý giải được nó từ truyền thống văn hóa và đặc trưng văn hóa hiện đại 3 Sự lặp lại lại và biến đổi, độ khúc xạ của văn hóa trong ngôn ngữ và các biểu trưng về non nước về con người văn hóa cho ta thấy Thơ mới không chỉ phản ánh đặc trưng văn hóa mới mẻ của thời đại 3 2- 45 mà... đò gắn chặt với truyền thống văn hoá Việt Nam 3.2.2 Hình tượng con người văn hóa trong Thơ mới: 3.2.2.1 Con người trong quan hệ với không gian - thời gian văn hoá: Con người cá nhân được xét như một mẫu hình văn hoá trong quan hệ với không gian văn hoá đó là không gian làng quê hoặc không gian đô thị, góc phố, quán trọ, con đường Con người với những hoài niệm về văn hoá một thời tạo nên mô típ giấc... bằng văn cảnh tức những yếu tố văn hóa chi phối văn bản đó Đó là‘’cách chiếm lĩnh thẩm mỹ của các nền văn hóa quá khứ, thống nhất những đặc điểm nghệ thuật hình thức với việc nghiên cứu những quan niệm thẩm mỹ văn hóa chi phối hình thức đó” [148;tr45] 2.1.1 Sự xuất hiện kiểu nhà Thơ mới trong tương tác văn hóa - văn học: Tác giả văn học là “một hiện tượng của văn hóa nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của . I THƠ MớI - MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HOÁ LỚN 1.1 Giới thiệu chung về quan hệ giữa văn hoá và văn học nhìn từ hiện tượng Thơ mới 1.1.1 Quan hệ giữa văn hoá và văn học: Cơ sở để xác định quan hệ. chức năng văn hoá, nhận thức giá trị văn hoá tốt đẹp của từng thời kỳ để định hướng và phát triển văn hoá 1.1.2 Vấn đề nghiên cứu văn học từ giác độ quan hệ văn hoá - văn học: Văn học phản. DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN VĂN HỌC ***** Hoàng Thị Huế THƠ MỚI NHÌN TỪ GIÁC ĐỘ QUAN HỆ VĂN HÓA - VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số : 62.22.34.01

Ngày đăng: 04/04/2014, 08:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w