Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán vndirect

64 2 0
Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán vndirect

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PAGE Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản Lý Kinh Doanh 1 MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT Với xu hướn[.]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH ******** CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT Họ tên sinh viên : Nguyễn Đức Duy Mã sinh viên : 1131090089 Khoá : K11 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Giáo viên hướng dẫn : Th/S Ngô Văn Quang Hà Nội - 2012 Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh MỞ ĐẦU Sự cần thiết của hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT Với xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể Và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự liên kết này Đã có rất nhiều ngành nghề quan trọng của Việt Nam có xu hướng hội nhập cùng với kinh tế thế giới, đó không thể không kể đến lĩnh vực TTCK – lĩnh vực được xem là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại Trên sở tham khảo và chọn lọc mô hình TTCK thế giới, TTCK Việt Nam đã chính thức đời với sự thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/07/2000 và Hà Nội vào tháng 03/2005 TTCK Việt Nam đã vào hoạt động được 10 năm Các CTCK cũng lần lượt được thành lập và vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu thị trường Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ bản mà hầu hết các CTCK đều triển khai Trong TTCK nghiệp vụ môi giới đóng vai trò rất quan trọng: nó là cầu nối giữa nhà đầu tư và CTCK, đồng thời môi giới chứng khoán không đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, cho bản thân CTCK mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển của TTCK TTCK Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng của mình: là kênh huy động vốn cho nhà nước và doanh nghiệp, là sân chơi cho các nhà đầu tư và ngoài nước Tuy nhiên, TTCK Việt Nam còn non trẻ, khung pháp lý chưa đầy đủ, sự quan tâm, hiểu biết của các doanh nghiệp, của nhà đầu tư còn hạn chế Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán bị giới hạn bởi công nghệ, lực, kinh nghiệm, chất lượng tư vấn đầu tư của đội ngũ nhân viên hoạt động môi giới nên chưa thực sự thuyết phục được các nhà đầu tư giao dịch thường xuyên và tăng doanh số giao dịch Để giải quyết các vấn đề thì việc phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán là điều rất quan trọng Môi giới chứng khoán sẽ là một cầu nối giữa CTCK SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh và khách hàng để một mặt giúp TTCK Việt Nam ngày càng phát triển, mặt khác môi giới chứng khoán giúp tư vấn cho khách hàng tham gia đầu tư TTCK Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT được thành lập ngày 07/11/2006 Với mục đích là trung tâm môi giới và kinh doanh chứng khoán, đến VNDIRECT đã lọt vào TOP 10 CTCK có thị phần lớn TTCK Tuy nhiên, TTCK Việt Nam hiện đã có 105 công ty chứng khoán hoạt động – số khá lớn so với quy mô thị trường mới có một triệu tài khoản và giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán mới đạt khoảng 643 395 tỷ đồng UBCK NN đã ban hành Thông tư 74/2011 quy định một nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán Mặt khác đến năm 2012, nhà đầu tư ngoại được phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Các vấn đề này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh miếng bánh thị phần giữa các CTCK ngày càng khốc liệt mà VNDIRECT cùng tham gia Do vậy, để cạnh tranh và trụ vững thị trường chứng khoán, VNDIRECT phải tìm các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động môi giới chứng khoán nếu không muốn bị phá sản, bị thâu tóm và nguy thua “trắng bụng” sân nhà trước các nhà đầu tư nước ngoài Đó chính là những lý để tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT” để nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp của mình Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán tại các CTCK - Phân tích thực trạng hoạt động môi giới của Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT, từ đó đánh giá những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân làm hạn chế hoạt động môi giới chứng khoán của VNDIRECT - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới của Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT Đối tượng phạm vi nghiên cứu SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT bối cảnh chung của thị trường chứng khoán Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là hoạt động môi giới của Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT giai đoạn 2008 – 2011 Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin số liệu, đó các số liệu được lấy từ: + Các báo cáo tài chính, các báo cáo tổng kết kết quả hoạt kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT thời gian 2008 – 2011 + Số liệu từ phòng hành chính của Công ty VNDIRECT - Phương pháp phân tích, tổng hợp: + Phân tích tổng hợp theo thời gian (giai đoạn 2008-2011) + Phân tích tổng hợp theo không gian (so sánh với các doanh nghiệp ngành) - Phương pháp dự báo Ý nghĩa của chuyên đề Chuyên đề hệ thống lại các vấn đề lý luận, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới tại CTCK Từ đó xác định những vấn đề còn phù hợp với thực tế, những vấn đề cần phải sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với hiện tại và định hướng tương lai của TTCK Việt Nam Chuyên đề đánh giá thực trạng hoạt động môi giới của CTCP chứng khoán VNDIRECT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại Công ty giúp Công ty cải thiện dịch vụ, tăng thị phần, tăng uy tín TTCK Việt Nam Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề bao gồm chương: SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh Chương 1: Những vấn đề lý luận chung hoạt động môi giới Công ty chứng khốn Chương 2: Thực trạng hoạt động mơi giới tại Cơng ty cổ phần chứng khốn VNDIRECT Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại Cơng ty cổ phần chứng khốn VNDIRECT CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CƠNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái quát về Cơng ty chứng khoán 1.1.1 Khái niệm Cơng ty chứng khốn Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu thì quá trình trao đổi hàng hóa diễn với quy mô ngày càng lớn, chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú, phương thức trao đổi ngày càng đa dạng TTCK được xem là một những đặc trưng bản của nền kinh tế hiện đại Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia Việc trao đổi này được thực hiện theo những nguyên tắc ấn định trước TTCK có vai trò hết sức quan trọng việc huy động vốn và sử dụng vốn cho nền kinh tế Để hình thành và phát triển TTCK hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh thị trường Một những chủ thể tham gia thị trường là các CTCK Sự đời của các CTCK và những nhà môi giới chuyên nghiệp là kết quả tất yếu của sự phát triển TTCK Nguồn gốc ban đầu của các CTCK là từ các nhà môi giới cá nhân hoạt động độc lập Khi TTCK chưa phát triển, số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, các nhà môi giới độc lập có thể đảm nhận vai trò trung gian giữa người mua và người bán Đến TTCK phát triển, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường ngày SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh càng nhiều, chức và hoạt động giao dịch của nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự đời của CTCK là tập hợp của các nhà môi giới riêng lẻ Theo Luật Chứng khoán năm 2006 của Việt Nam, CTCK được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Các CTCK được phép thực hiện các nghiệp vụ sau: - Môi giới chứng khoán - Tự doanh chứng khoán - Bảo lãnh phát hành chứng khoán - Tư vấn đầu tư chứng khoán Như vậy, có thể đưa khái niệm: “Công ty chứng khốn tổ chức trung gian tài thực hiện nghiệp vụ thị trường chứng khoán” 1.1.2 Cơ cấu tổ chức Cơng ty chứng khốn Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà công ty thực hiện, quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán…Tuy nhiên, cấu tổ chức của các CTCK đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức thường được chia thành hai khối khác là: Khối nghiệp vụ và khối phụ trợ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU Hội đồng quản trị Chủ tịch Công ty BAN ĐIỀU HÀNH Giám đốc/Tổng Giám đốc Phó Giám đốc/Phó TGĐ KHỐI NGHIỆP VỤ (Front office) SVTH: Nguyễn Đức Duy Môi giới Lớp: QTKD2 – K11 Tự doanh Bảo lãnh phát hành Tư vấn đầu tư Phụ trợ KHỐI PHỤ TRỢ (Back office) Kế toán GVHD: Th.s NgôKho Vănquỹ Quang Văn phòng IT Kiểm soát Pháp chế Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán (Nguồn: Bài giảng khóa học chứng chỉ hành nghề “ Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán” - Trung Tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán) - Khối nghiệp vụ: Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán Tương ứng với dịch vụ, CTCK có thể thực hiện tổ chức các bộ phận, phòng ban hoạt động cụ thể: Phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng bảo lãnh phát hành, phòng tư vấn, phòng ký quỹ… - Khối phụ trợ: Là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nó không thể thiếu được quá trình hoạt động của các CTCK vì hoạt động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ Khối này bao gồm các bộ phận như: Phòng phân tích và thông tin thị trường, phòng kế hoạch công ty, phòng công nghệ thông tin, phòng hành chính - nhân sự, phòng kiểm soát nội bộ,… 1.1.3 Đặc điểm Cơng ty chứng khốn 1.1.3.1 Cơng ty chứng khoán là trung gian tài chính Thị trường tài chính Vai trò trung gian là một những đặc điểm bật của CTCK thể hiện: trung gian về vốn, trung gian về thông tin, trung gian về rủi ro và trung gian về toán - CTCK là tổ chức trung gian về vốn Trên thị trường tài chính các trung gian tài chính huy động vốn từ những người có vốn bằng nhiều hình thức thành vốn kinh doanh của mình Sau đó họ sử dụng vốn kinh doanh này để cho những người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh hình thức đầu tư khác Ở các CTCK đặc điểm này thể hiện rõ nhất thông qua nghiệp vụ cầm cố chứng khoán và bảo lãnh toán lệnh mua CTCK đứng giữa ngân hàng và nhà đầu tư Nhà đầu tư dùng chứng khoán tài khoản của mình làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay Ngân hàng thông qua các CTCK thực hiện nghiệp vụ cho vay của mình Điều này vừa cung cấp thêm hội cho nhà đầu tư, đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng, lại vừa làm phong phú thêm sản phẩm dịch vụ của CTCK - CTCK là tổ chức trung gian về thông tin CTCK là nơi tích tụ, xử lý các thông tin liên quan đến chứng khoán và TTCK, sau đó cung cấp đến các nhà đầu tư Với điều kiện sở vật chất, trang bị kỹ thuật hiện đại, cùng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn việc thu thập và xử lý thông tin, CTCK thực hiện tìm kiếm, thu thập các thông tin cập nhật nhất, thực hiện phân tích và xử lý những nguồn tin thu thập được thành những thông tin có ích, thực hiện cung cấp cho các nhà đầu tư CTCK cung cấp các sản phẩm thông tin cho các khách hàng của mình thông qua hoạt động môi giới, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư…Yếu tố trung gian về thông tin được thể hiện rất rõ qua việc hầu hết các CTCK đều thực hiện cung cấp các bản tin thị trường, bản tin nội bộ cho nhà đầu tư, xây dựng website riêng,… - CTCK là tổ chức trung gian về rủi ro Trên TTCK luôn tiềm ẩn mọi rủi ro, vì vậy tất cả các thành viên tham gia thị trường đều có thể gặp nhiều rủi ro CTCK phạm vi hoạt động của mình cũng sẽ gặp nhiều rủi ro Khi các nhà đầu tư gặp rủi ro nhiều thì họ sẽ đầu tư ít hoặc có thể sẽ không tham gia nữa mà chuyển sang hình thức đầu tư khác Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của CTCK Trung gian rủi ro thể hiện ở việc công ty là người đứng giữa và thực hiện các giao dịch cho khách hàng, giao dịch đó sẽ có người được lợi và người gặp rủi ro Với những ưu thế về thông tin, nguồn vốn, CTCK có thể giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua hoạt động ủy thác đầu tư, bảo lãnh phát hành CTCK có SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh thể đứng giữa tập hợp nguồn vốn của các khách hàng có nhu cầu, thực hiện giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua các danh mục đầu tư hiệu quả hơn, chia sẻ rủi ro với các tổ chức phát hành thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành - CTCK là tổ chức trung gian về toán CTCK là một trung gian lưu ký chứng khoán, toán bù trừ giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành, giữa các nhà đầu tư với nhau…Công ty thực hiện khớp lệnh để toán cho các nhà đầu tư sau có kết quả toán bù trừ từ trung tâm lưu ký chứng khoán và ngân hàng định toán 1.1.3.2 Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh có điều kiện Kinh doanh chứng khoán là ngành nghề kinh doanh đòi hỏi ngoài các điều kiện về chuyên môn, giấy phép hành nghề, còn đòi hỏi các yêu cầu về tài chính Cụ thể được cấp phép thành lập CTCK, các tổ chức phải đáp ứng các điều sau: - Điều kiện về vốn CTCK phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định Vốn pháp định thường được quy định cụ thể cho loại hình nghiệp vụ Theo điều 18, Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán thì vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là: Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam Trường hợp công ty chứng khoán muốn thực hiện cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với nghiệp vụ xin cấp phép - Điều kiện về nhân SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Quản Lý Kinh Doanh Những người quản lý hay nhân viên giao dịch của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng mức độ tín nhiệm, tính trung thực Hầu hết các nước đều yêu cầu nhân viên của CTCK phải có giấy phép hành nghề Những người giữ các chức danh quản lý còn phải đòi hỏi có giấy phép đại diện Ở Việt Nam tiêu chuẩn để có giấy phép hành nghề là phải có trình độ đại học, có trình độ chuyên môn về chứng khoán và TTCK, có đủ 07 chứng chứng khoán UBCKNN cấp và phải làm việc tại một CTCK - Điều kiện về sở vật chất Theo điều 62, Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006, điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK bao gồm: + Có trụ sở; có trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán; + Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; + Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có Chứng hành nghề chứng khoán 1.1.3.3 Hoạt động của CTCK phải theo nguyên tắc đạo đức và tài chính Mọi hoạt động của CTCK phải được thực hiện theo nhóm nguyên tắc là: Nhóm nguyên tắc đạo đức và nhóm nguyên tắc tài chính: - Nhóm nguyên tắc đạo đức: Theo nhóm nguyên tắc này, hoạt động của CTCK phải: + CTCK phải cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng + CTCK phải đảm bảo giao dịch trung thực, công bằng vì lợi ích của khách hàng + Ngăn ngừa xung đột lợi ích nội bộ công ty và giao dịch với những người có liên quan + Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước thực hiện lệnh của công ty SVTH: Nguyễn Đức Duy Lớp: QTKD2 – K11 GVHD: Th.s Ngô Văn Quang

Ngày đăng: 14/03/2023, 15:50

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan