Khái niệm văn bản quản lý nhà nước • Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn được văn bản hóa do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trì
Trang 1MÔN: KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG
TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN
GIẢNG VIÊN NGUYỄN TRUNG TÍN
Trang 21 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN
• 1.1 Khái niệm văn bản
* Khái niệm văn bản theo nghĩa hẹp
Văn bản là các tài liệu, giấy tờ…được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp (hay còn gọi là tổ chức) Bao gồm các chỉ thị, thông tư, nghị quyết, nghị định, đề án công tác, báo cáo, đơn từ…
Trang 3* Khái niệm văn bản theo nghĩa rộng
• Văn bản là vật mang tin được ghi
bằng ký hiệu hay ghi bằng ngôn ngữ Ví dụ bia đá, câu đối, chúc thư, tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình khoa học kỹ thuật, công văn, giấy tờ, khẩu hiệu, băng ghi âm…ở các cơ quan doanh nghiệp.
Trang 41.2 Khái niệm văn bản quản lý
nhà nước
• Văn bản quản lý nhà nước là những quyết
định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Trang 5• Các văn bản hình thành trong
quản lý là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lý
Trang 6• Văn bản quản lý nhà nước thể hiện
ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước đối với cấp dưới Đó là hình thức cụ thể hóa pháp luật; là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản
lý của nhà nước.
Trang 71.2.1 Nhìn chung các văn bản quản lý thường mang một số yếu tố nổi bật sau đây trong nội
dung của chúng
• - Yếu tố quản lý lãnh đạo;
• - Yếu tố văn hóa – lịch sử.
Trang 81.2.2 Phân biệt văn bản quản lý nhà
nước và các loại tài liệu, văn bản khác
• Một trong những đặc trưng nổi bật của văn
bản quản lý là hiệu lực pháp lý của chúng trong quá trình quản lý nhà nước.
• Các văn bản quản lý nhà nước mang tính
quyền lực nhà nước.
• Văn bản quản lý nhà nước có thể thức riêng ,
được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sự hình thành các văn bản quản
lý nhà nước được thực hiện theo một quy trình xác định.
Trang 91.2.3 Căn cứ vào chức năng của văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước, người
ta còn chia ra hai loại văn bản:
• - Văn bản quy phạm pháp luật:
thẩm quyền ban hành, chứa đựng các quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và được lặp đi lặp lại nhiều lần, áp dụng trên quy mô toàn quốc hoặc từng địa phương.
Trang 10• - Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng
pháp luật)
do cơ quan nhà nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể….
Trang 12• Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ: Quyết định, chỉ thị, thông tư.
nhân dân tối cao Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Trang 13• Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức chính
• Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành nghị quyết và quyết định, chỉ thị để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng
Trang 141.3 Văn bản hành chính
• 1.3.1.Khái niệm
• Văn bản hành chính được sử dụng thường
xuyên trong các cơ quan, doanh nghiệp hay các tổ chức nhằm trao đổi, truyền đạt các thông tin từ tổ chức này sang tổ chức khác hay trong nội bộ, đề ra các yêu cầu, phục vụ các quan hệ giao dịch, trao đổi công tác, phối hợp với nhau cùng giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức.
Trang 15• Văn bản hành chính vừa có ý
nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Trang 16Hệ thống văn bản hành chính
bao gồm các loại:
- Văn bản hành chính cá biệt;
- Văn bản hành chính thông thường có tên gọi;
- Văn bản hành chính thông thường không có tên gọi.
Trang 171.3.2 Hình thức
* Văn bản hành chính thông thường có tên gọi:
• - Thông báo: là loại văn bản dùng
để thông tin về những nội dung và kết quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc truyền đạt kịp thời các văn bản pháp quy quan trọng của các cơ quan có thẩm
Trang 18• - Thông cáo: là loại văn bản dùng
để công bố một sự kiện quan trọng
về đối nội, đối ngoại của của Quốc hội, hoặc Chính phủ, đôi khi còn được dùng để công bố một quyết định, chỉ thị, quan trọng có tính mệnh lệnh.
Trang 19• - Chương trình: Là hình thức văn bản
dùng để trình bày dự kiến về những hoạt động trong một thời gian nhất định.
• - Kế hoạch công tác (đề án công tác):
Là hình thức văn bản nhằm trình bày
có hệ thống dự kiến về một công việc
Trang 20• - Tờ trình: là loại văn bản chủ yếu để đề
xuất với cơ quan quản lý cấp trên phê chuẩn về một chủ trương hoạt động, một phương án công tác, một công trình xây dựng, một chính sách, chế độ…và chỉ khi có sự phê chuẩn của cấp trên thì cơ quan trình báo mới được tiến hành triển khai nội dung đã
Trang 21- Báo cáo:
tổng hợp các thông tin trong phạm vi hoạt động tác nghiệp hoặc các mối quan hệ của chủ thể để báo cáo với cấp trên hoặc thông tin cho các chủ thể khác theo các chủ đề, các yêu cầu định trước nhằm phục vụ các yêu cầu tổng kết, rút kinh nghiệm, cá nhân điển hình, công nhận hoặc làm căn cứ để ban
Trang 22• Báo cáo thường có bốn loại:
• Báo cáo sơ kết,
• tổng kết định kỳ,
• báo cáo bất thường,
• báo cáo chuyên đề,
• báo cáo trước hội nghị, đại hội.
Trang 23• - Biên bản: là loại văn bản ghi
chép lại đầy đủ toàn bộ thông tin về các sự kiện thực tế xảy
ra trong các hoạt động quản lý, giao dịch, hợp đồng và các hoạt động khác có tính pháp lý
Trang 24Biên bản bao gồm
• Biên bản bàn giao, tiếp nhận công tác;
ra để làm căn cứ cho những quyết định
xử lý thích hợp;
• Biên bản hội nghị;
Trang 25- Hợp đồng:
kết quả đã được thỏa thuận giữa các
cơ quan với nhau, giữa cơ quan với cá nhân về một việc nào đó, trong đó ghi
rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký hợp đồng phải thực hiện và các biện pháp xử lý khi các bên không thực hiện hợp đồng.
Trang 26• - Công điện
• Là hình thức văn bản dùng để thông tin hoặc
truyền đạt mệnh lệnh của tổ chức hoặc của người có thẩm quyền trong những trường hợp khẩn cấp.
• - Giấy chứng nhận
• Là hình thức văn bản dùng để cấp cho cán
bộ công nhân viên đi liên hệ công tác, giao dịch để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết các công việc cần thiết của bản thân.
Trang 27• - Giấy ủy nhiệm
Là văn bản dùng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa người có thẩm quyền (hoặc người đại diện theo pháp luật) và người được ủy nhiệm Theo đó người được ủy nhiệm thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ thay cho người có quyền.
Trang 28- Giấy mời
Là hình thức văn bản dùng
để mời đại diện của cơ quan hay cá nhân tham dự cuộc họp hay hội nghị nào đó…
Trang 29• - Giấy giới thiệu
Là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ, công nhân viên liên hệ giao dịch hay công tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trang 30• - Giấy nghỉ phép
• Là hình thức văn bản dùng để cấp
cho cán bộ, công nhân viên khi được nghỉ phép xa nơi công tác, dùng để thay giấy đi đường và làm căn cứ để thanh toán tiền đi đường và các chế độ có liên quan.
Trang 31• - Giấy đi đường
Là hình thức văn bản cấp cho cán bộ khi được cử đi công tác dùng để tính tiền công tác phí trong thời gian đi công tác.
Trang 32• - Giấy biên nhận hồ sơ
Là loại văn bản dùng để xác nhận số lượng và loại hồ sơ, giấy tờ do cơ quan hoặc cá nhân khác gởi đến.
Trang 33• - Phiếu gởi
Là hình thức văn bản kèm theo văn bản đi (công văn đi) Người nhận văn bản có nhiệm vụ ký xác nhận vào phiếu gởi và gởi trả lại cho cơ quan gởi Đây là bằng chứng cho việc gởi văn bản đi.
Trang 34• - Phiếu chuyển
Là loại văn bản dùng để chuyển hồ sơ, tài liệu của
cơ quan, tổ chức, cá nhân đến bộ phận khác để tiếp tục giải quyết.
Trang 35* Văn bản hành chính thông thường
không có tên gọi (công văn)
tiện giao dịch hành chính giữa các cơ quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, đơn vị với công dân Phạm vi sử dụng của công văn rất rộng liên quan đến các lĩnh vực, hoạt động thường xuyên của cơ quan doanh nghiệp.
Trang 36• * Công văn hành chính: Là hình thức
văn bản hành chính được sử dụng phổ biến nhằm trao đổi thông tin về quy định của nhà nước trong các hoạt động giao dịch, trao đổi công tác với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài, cấp trên và cấp dưới trực thuộc; nhằm đề nghị giải quyết, phúc đáp, yêu cầu…tới các chủ thể cần giao dịch,
Trang 37• - Công văn phúc đáp: Là loại công văn
giải thích hoặc trả lời các yêu cầu hoặc thắc mắc, khiếu nại của các chủ thể có quan hệ hoặc có quyền lợi liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của tổ chức ban hành công văn.
Trang 38• - Công văn đôn đốc: Là loại
công văn nhắc nhở trách nhiệm, chấn chỉnh hoạt động của cấp dưới hoặc các chủ thể khác có trách nhiệm thi hành một nghĩa vụ pháp lý nào đó.
Trang 39• - Công văn giao dịch: Là loại công văn
thông tin cho các tổ chức bên ngoài hoặc ngang cấp cần thiết về những yêu cầu và điều kiện, giải thích các lý do không thực hiện đúng các thỏa thuận
đã cam kết trước đó.
Trang 40• - Công văn mời họp;
• - Công văn chỉ đạo;
• - Công văn cám ơn…
văn hành chính khác như: Công văn chiêu sinh, triệu tập hội nghị, mời dự sinh hoạt…
Trang 412 CHỨC NĂNG CỦA VĂN BẢN
• 2.1 Chức năng thông tin
văn bản quản lý nói chung Các hình thức ghi tin và truyền đạt thông tin hiện nay rất phong phú Tuy nhiên trong hoạt động quản lý, văn bản vẫn là phương tiện chủ yếu.
Trang 42• Truyền đạt thông tin chủ yếu qua văn
bản được xem là hình thức thuận lợi và đáng tin cậy nhất Đặc biệt đóng vai trò quan trọng và hiệu quả là sự ghi chép
và truyền đạt thông tin theo phương pháp kết hợp văn bản với kỹ thuật truyền thông hiện đại Hiện nay, người
ta đã có thể truyền qua vô tuyến không chỉ nội dung mà cả hình thức một văn
Trang 43Chức năng thông tin của văn bản thể
hiện qua các mặt sau đây:
• Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này
đến nơi khác trong hệ thông quản lý hay từ cơ quan đến nhân dân.
thông tin cần cho hoạt động quản lý;
• Giúp các cơ quan đánh giá các thông
tin thu được qua hệ thống truyền đạt
Trang 44• Dưới dạng văn bản thông tin
thường có ba loại:
• Quá khá;
• Hiện hành;
• Dự báo.
Trang 452.2 Chức năng pháp lý
Chức năng này thể hiện ở các phương diện dưới đây:
• Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan
hệ về mặt luật pháp tồn tại trong xã hội.
• Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể…
• Là sản phẩm của sự vận dụng các quy phạm
pháp luật vào đời sống thực tế.
Trang 462.3 Chức năng quản lý
bản được hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức gắn liền với khả năng làm công cụ điều hành cho
năng này xuất hiện khi văn bản được
sử dụng để thu thập thông tin, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết
Trang 472.4 Chức năng văn hóa
triển của con người và luôn luôn gắn liền với quá trình lao động nhằm nhận thức và cải tạo hợp lý thế giới khách quan được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trang 48• Xem xét văn bản dưới quan điểm văn hóa
chúng ta có thể thấy văn bản cũng là sản phẩm sáng tạo của con người được hình thành trong quá trình lao động và cải tạo thế giới.
• Có thể thấy trong các văn bản quản lý được
ban hành có các chế định cơ bản của nếp sống, văn hóa trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau của sự phát triển xã hội.
Trang 492.5 Chức năng văn hóa - xã hội
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển các quan hệ xã hội khác nhau Văn bản ban hành một cách chuẩn xác sẽ có vai trò tích cực trọng việc xây dựng và giữ gìn các chế định xã hội phù hợp với nhu cầu của sự tiến bộ chung Văn bản cũng có thể phá vỡ hoặc hình thành
Trang 50• Ngoài ra văn bản còn có các
chức năng khác như: chức năng thông kê, chức năng giao tiếp, chức năng sử liệu…
Trang 513 YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA
VĂN BẢN
• 3.1 Tính mục đích
• Trước khi soạn thảo văn bản, cần xác định
mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của văn bản, phải trả lời được các vấn đề:
• - Văn bản ban hành để làm gì ?
• - Giải quyết công việc gì ?
• - Mức độ giải quyết đến đâu ?
Trang 52• - Kết quả của việc thực hiện văn bản là gì ?
• - Văn bản chuẩn bị ban hành thuộc thẩm
quyền của ai và thuộc loại nào ?
• - Phạm vi tác động của văn bản đến đâu ?
• Tính mục đích của văn bản còn thể hiện ở
phương diện mức độ phản ánh các mục tiêu trong đường lối, chính sách của tổ chức.
Trang 533.2 Tính khoa học
• Có đủ lượng thông tin quy phạm
và thông tin thực tế.
• Các thông tin được sử dụng để
đưa vào văn bản phải được xử lý
và đảm bảo chính xác các sự kiện
và số liệu.
Trang 54• Đảm bảo sự logic về nội dung, sự nhất
quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ.
• Đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
cao.
• Nội dung và cách thức trình bày cần
Trang 553.3 Tính đại chúng
• Đối tượng thi hành chủ yếu của
văn bản là các tầng lớp nhân dân có trình độ học vấn khác nhau, do vậy văn bản phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ dân trí.
Trang 56• Tính dân chủ của văn bản có được khi:
• Phản ánh được nguyện vọng của nhân
dân, vừa có tính thuyết phục, vừa động viên.
không trái với các quy định trong Hiến pháp, Luật về quyền lợi và nghĩa vụ công dân.
Trang 573.4 Tính công quyền
• Tính công quyền cho thấy tính
cưỡng chế, bắt buộc thực hiện ở những mức độ khác nhau của văn bản Nghĩa là văn bản thể hiện quyền lực nhà nước, đòi hỏi mọi người phải tuân theo.
Trang 58• Tính công quyền là nội dung
của văn bản quy phạm pháp luật phải được trình bày dưới dạng các quy phạm pháp luật Nội dung của mỗi quy phạm pháp luật đều thể hiện hai mặt: Cho phép và bắt buộc.
Trang 593.5 Tính khả thi
hợp lý các yêu cầu vừa nêu trên Không đảm bảo được tính mục đích, tính phổ thông đại chúng, tính khoa học, tính quy phạm (tính pháp lý, quản lý) thì văn bản khó có khả năng thực hiện được
Trang 60Ngoài ra, để các nội dung của văn bản được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn phải hội đủ các điều kiện sau đây:
yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành.
phải kèm theo các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền đó.
Trang 61• Đồng thời phải nắm vững điều
kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể.