1.Tình hình huy động vốn của CNNHCTAG trong ba năm vừa qua:
CNNHCTAG được thành lập lâu đời với uy tín và chất lượng dịch vụ cao nên trong 3 năm vừa qua, nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể như sau: Bảng 2: Bảng huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm2006 Năm2007 Năm2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Tiền gửi của các TCKT 200.692 55,70 252.835 51,20 394.310 56,87 2. Tài khoản TGTK cá nhân 147.234 40,87 225.746 45,72 270.161 38,96 - TGTK không kỳ hạn 7.369 2,05 11.751 2,38 13.792 1,99 - TGTK có kỳ hạn 129.282 35,88 173.437 35,12 222.391 32,07 - TGTK khác 10.583 2,94 40.558 8,21 33.978 4,90 3. Giấy tờ có giá 12.355 3,43 15.193 3,08 28.891 4,17 Tổng 360.281 100 493.774 100 693.362 100
Từ bảng số liệu trên cho thấy vốn huy động của Chi nhánh đều tăng qua các năm (từ năm 2006 - 2008). Về mặt vĩ mô do GDP của An Giang có sự tăng trưởng, đặc biệt trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,63% do đó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, do Chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường thu hút tiền nhàn rỗi từ các TCKT và dân cư như: triển khai các đợt huy động vốn với quy mô lớn với nhiều quà tặng, lãi suất huy động cao, kỳ hạn đa dạng. Chi nhánh tiếp tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp công tác quảng cáo tiếp thịđã giúp nghiệp vụ huy động vốn đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
Năm 2006 tổng vốn huy động là 360.281 triệu đồng. Năm 2007 là 493.774 triệu
đồng, tăng 133.493 triệu đồng. Năm 2008 là 693.362 triệu đồng, tăng 199.588 triệu
đồng. Tình hình huy động lượng vốn tại chỗ của Chi nhánh có mức tăng trưởng đáng kể
qua từng năm, chứng tỏ công tác huy động vốn của Chi nhánh có hiệu quả.
Trong đó, vốn huy động từ TKTG của TCKT chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục qua mỗi năm, tuy nhiên theo đánh giá của Chi nhánh thì nguồn vốn này không mang tính ổn định vì các TCKT đa phần gửi tiền nhằm mục đích thanh toán nên số dư
TGTK này luôn biến đổi, do vậy Chi nhánh không thể chủđộng trong quá trình sử dụng loại nguồn vốn này, chính vì thế chi phí đầu vào cho TKTG của TCKT thấp. Đối với TGTK của cá nhân cũng tăng nhanh doanh số huy động qua mỗi năm nhưng chiếm tỷ
trọng thấp hơn tiền gửi của TCKT, đây là nguồn vốn ổn định, các khách hàng gửi tiền nhằm mục đích sinh lời nên Chi nhánh trả phí cho loại tiền gửi này tương đối cao nhằm thu hút nguồn vốn để có thể chủđộng hơn trong quá trình sử dụng vốn. Còn GTCG thì
được Chi nhánh huy động không thường xuyên, mỗi năm tổ chức huy động vài đợt do
đó số dư huy động từ loại hình này thường chiếm tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, vốn huy động từ khách hàng cá nhân giúp Chi nhánh có thể định lượng trước quá trình sử dụng nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, lượng vốn này còn hạn chế trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, do vậy cần có biện pháp phát triển các sản phẩm huy động vốn từ dân cưđể Chi nhánh có thể chủđộng hơn trong quá trình cung cấp tín dụng, bên cạnh cũng phải giữổn định nguồn vốn huy động từ TCKT, mặc dù nguồn vốn này không ổn định nhưng chiếm tỷ trọng rất lớn và chi phí đầu vào thấp nên Chi nhánh có thể sử dụng để cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, và giúp dung hòa chi phí đầu vào, tránh trường hợp chi phí tăng quá cao sẽảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của Chi nhánh.
2.Tìm hiểu về sản phẩm huy động vốn từ TKTG của khách hàng cá nhân tại CNNHCTAG: CNNHCTAG:
¾ Loại tiền gửi tiết kiệm: Đồng Việt Nam (VND) hoặc ngoại tệ (USD, EUR).
¾ Đối tượng tham gia gửi tiền tiết kiệm:
- Bằng VNĐ: Là cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Bằng ngoại tệ: Là cá nhân người cư trú. Cá nhân người cư trú bao gồm: Công dân cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên; công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn); công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ từ thiện của Việt Nam họat động ở nước ngoài và những cá nhân đi theo họ.
¾ Các hình thức tiết kiệm: Để tạo điều kiện cho quá trình sử dụng vốn của khách hàng được thuận lợi hơn, Vietinbank An Giang cung cấp các sản phẩm gửi tiết kiệm như sau:
+ Tiết kiệm đồng Việt Nam có kỳ hạn và không kỳ hạn. + Tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn.
+ Tiết kiệm dự thưởng. + Kỳ phiếu, trái phiếu.
Với sựđa dạng trong phương thức gửi tiết kiệm giúp khách hàng có thể chọn lựa hình thức gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn vốn của mình, nhờ vậy khách hàng có thể khai thác tối đa khả năng sinh lời của nguồn vốn.
¾ Phương thức trả lãi: Để tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc sử
dụng nguồn thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm Vietinbank An Giang đưa ra các phương thức trả lãi như: Trả lãi sau, trả lãi trước hoặc trả lãi định kỳ. Trong trường hợp trả lãi
định kỳ mà khách hàng không đến nhận lãi khi đến hạn thì Chi nhánh sẽ nhập lãi vào vốn gốc và tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo đểđảm bảo lợi ích tuyệt đối cho khách hàng.
¾ Lợi ích của sản phẩm:
Vietinbank An Giang cung cấp dịch vụ tài khoản nhằm huy động các khoản tiền nhàn rỗi từ dân cư. Đây là khoản tiền tương đối ổn định nên giúp Chi nhánh có thể
chủđộng sử dụng nguồn tiền cho các hoạt động đầu tư tín dụng hay giúp cho việc cung cấp các dịch vụ của Chi nhánh. Đồng thời, dịch vụ này cũng mang lại nguồn lợi lớn đối với khách hàng:
- Với các khoản tiền nhàn rỗi, không tạo ra thu nhập, nếu khách hàng cất giữở nhà thì không được đảm bảo an toàn và làm lãng phí nguồn tiền. Do vậy, đểđảm bảo an toàn và tạo thêm thu nhập cho khoản tiền này thì khách hàng có thể mang số tiền
đó gửi vào CNNHCTAG. Khi đó, số tiền nhàn rỗi của khách hàng sẽ được Chi nhánh trả lãi với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn, linh hoạt theo từng thời kỳ, từng loại hình tiết kiệm, đồng thời còn được bảo đảm an toàn, bí mật mọi thông tin cá nhân và đặc biệt là
được Chi nhánh mua bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để đề phòng những trường hợp bất trất có thể xảy ra. Chính những điều này, Chi nhánh đã thật sự tạo
được niềm đối với khách hàng, làm cho khách hàng nhận thức được rằng gửi tiết kiệm là một lĩnh vực đầu tư an toàn, hiệu quả và tiện lợi.
- Ngoài ra, Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu hoặc trái phiếu, tùy vào các hình thức gửi tiết kiệm của khách hàng. Khi đó, khách hàng có thể sử dụng chúng để cầm cố, vay vốn hoặc để bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại Chi nhánh hoặc các tổ chức tín dụng khác (nếu được các tổ chức tín dụng đó chấp thuận). Với hình thức này, khách hàng có thể sử dụng nguồn vốn cho các mục tiêu sinh lời khác hạn mà không cần phải rút tiền khi chưa đến hạn làm ảnh hưởng đến phần lãi suất tiết kiệm của mình.
- Với thủ tục nhanh chóng, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo càng làm cho khách hàng cảm thấy an tâm và thoải mái khi đến giao dịch với Chi nhánh.
- Và còn nhiều dịch vụ hỗ trợđa dạng và hiệu quả khác dành cho khách hàng đến gửi tiền tại Vietinbank An Giang.
¾ Thực trạng huy động vốn từ TGTK cá nhân của CNNHCTAG từ năm 2006 – 2008:
Huy động vốn là hoạt động mang lại nguồn vốn để Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Do vậy, với phương châm “đi vay để cho vay”, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc kinh doanh của mình.
Từ bảng 2, ta thấy, TGTK của khách hàng cá nhân tăng nhanh qua mỗi năm: Năm 2006 là 147.234 triệu đồng. Năm 2007 là 225.746 triệu đồng, tăng 78.512 triệu
đồng so với năm 2006. Năm 2008 đạt 270.161 triệu đồng, tăng 44.415 triệu đồng so với năm 2007. Sự gia tăng này chứng tỏ rằng trong những năm qua với sự phát triển của kinh tế tỉnh nhà, thu nhập cũng như mức sống của các hộ dân cư ngày càng tăng lên
đáng kể, chính vì thế lượng tiền nhàn rỗi trong dân đã tăng lên nhanh chóng, ngoài ra do chính sách thu hút khách hàng, với mức lãi suất hấp dẫn cộng thêm các dịch vụ gửi tiết kiệm an toàn và tiện lợi đã thu hút được lượng lớn khách hàng, làm cho nguồn vốn huy
động tại chỗ của Chi nhánh trong ba năm qua không ngừng tăng cao, tạo thuận lợi hơn cho Chi nhánh trong việc sử dụng nguồn vốn.
Biểu đồ 1: Cơ cấu các loại tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân
Năm 2006 5,00%
87,81% 7,19%
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm khác Năm 2007 5,21% 76,83% 17,97% Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm khác Năm 2008 5,11% 82,32% 12,58% Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm khác
Trong tổng tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân. Bởi lẽ, theo nhận định của Chi nhánh thì TGTK có kỳ hạn là loại tiền gửi có tính ổn định cao, với loại tiền gửi này Chi
nhánh có thể biết trước thời hạn rút tiền của khách hàng nên Chi nhánh có kế hoạch đầu tư nguồn vốn một cách hợp lý nhằm kịp hoàn trả nguồn tiền cho khách hàng khi đến hạn và đảm bảo khả năng sinh lời cho Chi nhánh. Do vậy, để thu hút lượng tiền này, Chi nhánh đã trả cho khách hàng với mức lãi suất khá cao nhằm đáp ứng mục đích chính yếu của các cá nhân gửi tiết kiệm là tạo thu nhập cho khoản tiền nhàn rỗi. Chính vì lẽ đó, TGTK có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ cá nhân.
Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi khác như: Tiền gửi dự thưởng, kỳ phiếu, trái phiếu,… thì chiếm tỷ lệ thấp nhất, qua ba năm tình hình có tăng nhưng không đáng kể. Sở dĩ người dân ít sử dụng các sản phẩm này vì chúng có mức sinh lời rất thấp, mà đa số những người có nhu cầu gửi tiết kiệm thì mục tiêu của họ là lợi nhuận, vì vậy các sản phẩm này không hấp dẫn được nhiều khách hàng. Mặt khác, chi phí đầu vào cho loại tiền gửi này rất thấp, do vậy nếu Chi nhánh huy động càng nhiều tiền gửi không kỳ hạn, và tiền gửi khác bên cạnh vẫn giữổn định nguồn vốn có kỳ hạn thì bình quân lãi suất đầu vào sẽ thấp, từđó lợi nhuận sẽ cao hơn.Theo kết quả thống kê
được thì trong ba năm vừa qua, TGTK có kỳ hạn có mức tăng trưởng khá cao còn vốn huy động từ TGTK không kỳ hạn, TGTK khác chiếm tỷ trọng quá thấp nên đã làm cho bình quân lãi suất đầu vào của Chi nhánh tăng lên, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Để khắc phục tình trạng này, Chi nhánh cần đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao lượng vốn TG không kỳ hạn và TG khác nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả hơn.
=> Tóm lại: Các sản phẩm huy động vốn từ khách hàng cá nhân một mặt giúp Chi nhánh có thể chủđộng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, mặt khác cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai và có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ hỗ
trợ khác của ngân hàng. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua nguồn vốn huy động từ
khách hàng cá nhân không ngừng tăng lên, cho thấy khách hàng cá nhân đã dần dần cảm nhận được tầm quan trọng của các sản phẩm huy động vốn mà Chi nhánh cung cấp. Tuy nhiên, khi xem xét trong tổng lượng vốn đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng của Chi nhánh thì nguồn vốn huy động từ TGTK cá nhân vẫn còn hạn chế. Nhưđã nói, Chi nhánh huy động vốn là để cho vay, cho vay là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh. Do vậy đểđánh giá hiệu quả huy động vốn trong ba năm vừa qua ta cần xem xét tỷ lệ vốn huy động từ khách hàng cá nhân/Tổng dư nợ của Chi nhánh từ năm 2006 – 2008. Bảng 3: Tỷ lệ huy động vốn từ khách hàng cá nhân/ tổng dự nợ của CNNHCTAG từ năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân 147.234 225.746 270.161
Tổng dư nợ cho vay 662.525 842.246 990.685
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của CNNHCTAG từ năm 2006 - 2008)
Qua bảng số liệu cho thấy, tuy doanh số huy động từ khách hàng cá nhân trong những năm qua có sự tăng nhanh đáng kể nhưng Chi nhánh vẫn chưa thể chủ động nhiều cho đầu tư tín dụng. Bởi lẽ, nguồn vốn huy động tại chỗ từ khách hàng cá nhân là nguồn vốn ổn định nhất nhưng trong ba năm vừa qua lượng vốn chỉ đáp ứng khoảng 22% đến 27% tổng nguồn vốn đầu tư cho tín dụng, phần còn lại phải huy động từ
TCKT, phát hành GTCG và nhận vốn điều hoà từ NHCTVN, điều này đã làm giảm tính chủ động trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Trong khi, theo thực tế khảo sát thị
trường thì lượng vốn nhàn rỗi trong dân tại các vùng nông thôn vẫn còn khá lớn, nhưng mạng lưới giao dịch của Chi nhánh xuống các vùng nông thôn vẫn còn hạn chế, đồng thời việc ứng dụng công nghệ mới vào công tác huy động vốn của Chi nhánh chưa được triển khai rộng rãi xuống các vùng nông thôn, do vậy việc mở rộng mạng lưới giao dịch xuống các địa phương và xây dựng kế hoạch thu hút nguồn vốn huy động tại chỗ từ dân cư của CNNHCTAG là yêu cầu cần thiết trên cơ sởđó đảm bảo tính chủđộng về nguồn vốn cho đầu tư tín dụng nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tếđịa phương.