1. Đối tượng cho vay:
Nhằm đáp ứng đa dạng cho các nhu cầu phát triển kinh tế của các hộ dân cư, CNNHCTAG cung cấp cho đối tượng khách hàng sử dụng nguồn vốn cho các mục tiêu như: Sản xuất kinh doanh; Phát triển kinh tế gia đình; Thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống; Tiêu dùng; Mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình, phương tiện giao thông và cho nhiều mục tiêu khác…
2. Phương thức cho vay:
Để có thể phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật cũng đồng thời đểđáp ứng theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh mà CNNHCTAG có các phương thức cho vay như sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định.
- Cho vay theo dự án đầu tư.
- Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận trước số
tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay.
- Các loại hình cho vay theo các phương thức khác: Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh trong từng thời kỳ mà Chi nhánh sẽ xem xét cho vay với các phương thức khác.
3. Thời hạn cho vay:
CNNHCTAG và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Chi nhánh.
Thời hạn cho vay được chia thành 3 loại sau:
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
4. Lợi ích:
Đến với các sản phẩm cho vay của CNNHCTAG khách hàng sẽđược giải quyết thủ tục vay vốn một cách thuận lợi và nhanh chóng với sự giúp đỡ của một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, ngoài ra họ sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng về các thủ tục liên quan đến các khoản vay, nhờ vậy khách hàng có thể thực hiện hồ sơ
vay vốn một cách nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt, hạn mức cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tế kinh doanh cá thể hiện nay. Bên cạnh, Ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa tới 70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng. Chính vì vậy, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm vay vốn của Chi nhánh để sử dụng cho các mục tiêu sinh hoạt hay phát triển kinh tế gia đình mình.
5.Thực trạng cho vay đối với cá nhân của CNNHCTAG trên địa bàn:
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động cho vay giữ vai trò chủ yếu. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang với đặc thù là nằm trên địa bàn tỉnh nông nghiệp thì hoạt động cho vay càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hoạt động của Chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng từ 98-99%/tổng thu nhập của Chi nhánh, nên phần sử dụng vốn của chi nhánh cũng như hoạt động tín dụng được hiểu như là hoạt động cho vay của CNNHCTAG. Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay” nên việc chuyển hoá từ vốn huy động sang vốn tín dụng đểđáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà đối với chính bản thân Chi nhánh. Vì hoạt động tín dụng tạo ra nguồn thu nhập cho Chi nhánh, từđó Chi nhánh có thể tích lũy và tái đầu tư vốn cho nền kinh tế.
Trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh thì nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính để cho vay. Do đó, hoạt động cho vay của Chi nhánh phải đảm bảo an toàn vốn và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động có rủi ro cao nhất trong tất cả các hoạt động khác của Chi nhánh, vì vậy Chi nhánh phải tìm hiểu, chọn lọc khách hàng, quản lý chặt các món vay nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng để
tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Sau đây ta sẽ tìm hiểu về thực trạng cấp tín dụng của Chi nhánh trong ba năm vừa qua:
Bảng 4: Tình hình cho vay của CNNHCTAG từ năm 2006 – 2008.
Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ trọng (%) Năm 2007 Tỷ trọng (%) Năm 2008 Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay khách hàng cá nhân 438.649 35,89 986.647 53,34 1.202.425 51,33 Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp 783.375 64,11 862.984 46,66 1.140.007 48,67 Tổng doanh số cho vay 1.222.024 100 1.849.631 100 2.342.432 100
Năm 2006
35,
64,11%
89%
Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàn cá nhân
g
Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàn doanh nghiệp g
Năm 2007
5 46,66%
3,34%
Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng nhân
cá Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp
Năm 2008
51,33% 48,67%
Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp
Qua bảng số liệu cho thấy, tổng doanh số cho vay trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng nhanh qua mỗi năm: Năm 2006 là 1.222.024 triệu đồng, năm 2007 là 2.206.110 triệu đồng, tăng 627.607 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 đạt tổng doanh số cho vay là 2.342.432 triệu đồng, tăng 492.801 triệu đồng so với năm 2007. Chứng tỏ tình hình cung cấp tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng đáng kể. Nguyên nhân là do kinh tế An Giang đang từng bước đổi mới và phát triển nên nhu cầu sử dụng vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế ngày càng cao, ngoài ra do lượng vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh tăng nhanh qua từng năm đã tạo điều kiện thuận lợi để Chi nhánh có thể chủ động hơn trong việc mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Một nguyên nhân quan trọng khác nữa là do công tác cấp tín dụng của Chi nhánh được tiến hành nhanh chóng, an toàn, hiệu quả với sự hướng dẫn của đôi ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo nên trong thời gian qua Chi nhánh đã thu hút được lượng lớn khách hàng đến giao dịch.
Trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh bao gồm: Cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao và có doanh số tăng nhanh qua từng năm.
Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện điều đó:
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh số cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
Doanh số cho vay khách hàng cá nhân ở năm 2006 chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2007 và 2008 tỷ trong cho vay cá nhân lại cao hơn so với cho vay doanh nghiệp. Điều này cho thấy, Chi nhánh đang có chính sách đẩy
mạnh cho vay cá nhân, bởi lẽ theo nhận định từ phía Chi nhánh thì hiện nay tình hình kinh tế An Giang đang có chuyển biến tốt, các hộ dân cư đang đẩy mạnh đầu tư sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp. Hàng năm, sản xuất nông, ngư nghiệp
đã góp phần làm tăng GDP của tỉnh lên mức đáng kể. Mặt khác, theo kinh nghiệm cấp tín dụng từ nhiều năm qua cho thấy, khách hàng cá nhân là những khách hàng rất có uy tín trong việc tất toán nợ vay, nên cho vay khách hàng cá nhân an toàn và có hiệu quả
hơn. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu cho vay từ cho vay doanh nghiệp sang cho vay cá nhân của Chi nhánh là hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế của tỉnh.
Chính vì lẽ đó, trong ba năm vừa qua doanh số cho vay khách hàng cá nhân không ngừng tăng cao, và chủ yếu là đáp ứng cho các đối tượng khách hàng sử dụng vốn vay cho các mục tiêu sau:
Bảng 5: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ trọng (%) Năm 2007 Tỷ trọng (%) Năm 2008 Tỷ trọng (%) - Nông nghiệp 195.702 44,61 430.544 43,64 517.438 43,03 - Ngư nghiệp 124.822 28,46 281.245 28,51 339.537 28,24 - Thương mại 85.729 19,54 206.770 20,96 268.740 22,35 - Tiêu dùng 8.867 2,02 21.453 2,17 26.483 2,20 - Khác 23.529 5,36 46.635 4,73 50.227 4,18 Tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân 438.649 100 986.647 100 1.202.425 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CNNHCTAG từ năm 2006 - 2008)
Doanh số cho vay phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp, thương mại, tiêu dùng và còn nhiều hoạt động khác cho khách hàng cá nhân đang tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua, cho thấy Chi nhánh đang mở rộng hoạt động cấp tín dụng xuống
địa phương tại các huyện thị của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn.
Trong tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân thì cho vay đáp ứng mục tiêu phát triển nông nghiệp là chủ yếu. Bởi lẽ nông nghiệp là ngành chủ đạo của tỉnh nên nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp luôn chiếm vị trí hàng đầu. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập của nước ta như hiện nay thì lượng vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp càng tăng nhanh để các hộ nông dân sử dụng nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản để không chỉđáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
Song song với nhu cầu phát triển nông nghiệp thì nhu cầu đầu tư phát triển ngư
nhiên rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, đồng thời cùng với xu hướng hợp tác quốc tế
của nước ta nên nhu cầu đầu tư nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ngày càng gia tăng. Chính vì vậy trong ba năm qua nguồn vốn cho vay phát triển ngư nghiệp có sự gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê cho thấy ngư nghiệp là ngành có nhu cầu sử dụng nguồn vốn
đứng thứ hai sau nông nghiệp. Còn nguồn vốn để phục vụ thương mại, tiêu dùng, mua sắm,…chiếm tỷ trọng thấp hơn, trong khi thực tế thì nhu cầu phát triển các lĩnh vực này trong dân cư còn khá lớn nhưng họ lại thiếu tài sản đảm bảo hoặc khó khăn trong quá trình tiếp cận với Chi nhánh để vay vốn do mạng lưới hoạt động trên địa bàn của Chi nhánh chưa được mở rộng. Do vậy, Chi nhánh cần mở rộng mạng lưới giao dịch,và thông thoáng hơn trong quá trình xem xét cấp tín dụng để có thể tận dụng được kênh
đầu tư hiệu quả, đồng thời cũng để giúp người dân phát triển kinh tế nhằm ổn định cuộc sống.
Qua đó có thể thấy, các khoản vay của dân cư tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp mà các lĩnh vực này lại dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả và thị trường; tình trạng giá lúa, giá cá tăng giảm bấp bênh trong thời gian qua đã tác động đến sản xuất và đời sống nông dân nhưng chưa có giải pháp hiệu quảđể giải quyết, nhất là tình trạng được mùa-mất giá, mất mùa-được giá; mối liên kết 4 nhà chưa được thực hiện chặt chẽ, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, Chi nhánh cần có biện pháp thẩm định và đưa ra các dự báo kịp thời nhằm đảm bảo đầu tư
nguồn vốn một cách an toàn và hiệu quả.