1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu

63 781 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 696,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ ThúyLỜI CAM ĐOANTên em là: Đinh Thị Nguyên BìnhSinh viên lớp: Kinh tế và Quản lý công 48Khoa: Khoa học quản lýTrường: Đại học Kinh tế Quốc dânTrong thời gian thực tập tại Công ty, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu”Em xin cam đoan chuyên đề không phải là sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào; là kết quả nghiên cứu độc lập sau thời gian thực tập từ ngày 11/1 đến ngày 10/5 tại Công ty. Chuyên đề là sự cố gắng tìm tòi học hỏi của bản thân cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các chú trong công ty và sự chỉ bảo của giáo viên trực tiếp hướng dẫn, Nguyễn Thị Lệ Thúy. Chuyên đề tham khảo tài liệu nhưng hoàn toàn chọn lọc. Những tài liệu tham khảo đều ghi rõ nguồn trích dẫn cụ thể. Nếu sai sót hoặc không đúng sự thật, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUNội dung TrangSơ đồ 1 : Sơ đồ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu 21Hình1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 12Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cty các năm 2007-2008-2009 24Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng của Cty năm 2008-2009 26Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty 27Bảng 2.4: Thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 28Bảng 2.5: Các loại sản phẩm của Công ty đang kinh doanh 30Bảng 2.6: Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường 32Bảng 2.7: Tình hình vốn của Công ty qua các năm 2007 – 2008 – 2009 39Bảng 2.8: Tình hình lao động của Công ty qua các năm 2007 – 2008 – 2009 41Bảng 2.9: Chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng CNghệ mới 42Bảng 2.10: Tình hình trang bị sở VC – KT của Cty năm 2007-2008-2009 43Bảng 2.11: Ma trận SWOOT của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 45Bảng 2.12: Kết quả hoạt động SXKD của công ty các năm 2007-2008-2009 46Biểu 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu 26Biểu 2.2: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty 27Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 29MỤC LỤCCHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN CHÂU . 17 SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ ThúyLỜI MỞ ĐẦUTrước đây kinh tế nước ta vận hành theo chế kế hoạch hóa tập trung. Các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao mà không quan tâm đến việc tiêu thụ của sản phẩm và lợi nhuận cũng không phải là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.Sau năm 1986, nền kinh tế chuyển đổi cấu từ chế kế hoạch hóa tập trung sang chế thị trường. Đây là bước ngoặt lớn tính chất bản để nền kinh tế nước ta thể đứng vững và phát triển kịp thời với kinh tế khu vực. Chuyển đổi kinh tế mở ra một thời kỳ mới đầy hội phát triển nhưng cũng mang lại nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Cạnh tranh là quy luật vốn của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp. Do đó năng lực cạnh tranh là một trong các yếu tố mang tính chất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Một khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận thì mới đảm bảo cho sự tồn tại, tái sản xuất cũng như mở rộng và phát triển. Chính vì vậy nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải và nắm được các lợi thế của mình, củng cố năng lực cạnh tranh để cho ra các sản phẩm nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu là doanh nghiệp sản xuất, hạch toán độc lập theo hình thức cổ phần, vốn Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Nhiệm vụ chính của công ty là thu mua nguyên liệu của ngư dân để sản xuất và chế biến ra các mặt hàng thủy sản với khối lượng lớn như nước mắm loại một, loại hai, các loại mắm ruốc, mắm tôm, cá khô, mực khô, sứa và các sản phẩm hải sản khác với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Công ty lịch sử phát triển lâu đời nhưng mới được cổ phần hóa từ năm 2000 nên quy mô chưa được lớn. Để đứng vững trên thị trường trong nước và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức như vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu”. Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thực tế tại Công ty, đưa ra những SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 481 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúyđánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty, chỉ ra những yếu kém, hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khắc phục điểm yếu để khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường.Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:Chương 1: sở lý luận chungChương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn ChâuChương 3: Một số giải pháp góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn ChâuDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTSVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 482 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ ThúySTT Tên viết tắt Chú thích1 BKS Ban kiểm soát2 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa3 CTCP Công ty cổ phần4 CTCPTSDC Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu5 CTCPTSNA Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An6 DNTN Doanh nghiệp tư nhân7 GĐ Giám đốc8 HĐQT Hội đồng quản trị9 KTQT Kinh tế quốc tế10 NLCT Năng lực cạnh tranh11 QLDN Quản lý doanh nghiệp12 SXKD Sản xuất kinh doanh13 TNDN Thu nhập doanh nghiệp14 VC – KT Vật chất – kỹ thuật15 XNSL Xí nghiệp Sông LamCHƯƠNG 1. SỞ LÝ LUẬN CHUNG1.1. Lý thuyết về cạnh tranh1.1.1. Khái niệmCó nhiều định nghĩa về cạnh tranh nhưng cho đến nay vẫn chưa sự thống nhất và nhất trí cao giữa các học giả về khái niệm cạnh tranh.SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 483 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ ThúyTheo từ điển mã nguồn mở, “cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục địch giành được sự tồn tại, sống còn, giành được thuận lợi, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng,… Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, luật, chính trị, thể thao,…”(1)“Cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm được những nguồn lực hoặc được những ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, để đạt được lợi ích tối đa”.(2)Theo từ điển phân tích kinh tế, “cạnh tranh là sự ganh đua giữa nhiều người… theo đuổi một mục đích như nhau”, hay còn là “quan hệ giữa nhiều nhà sản xuất, nhà buôn tranh giành khách hàng”. Do đó, ý niệm cạnh tranh thường được gắn liền với ý niệm “ganh đua” thậm chí tranh giành giữa các cá thể hay thực thể. (3)Từ những định nghĩa và các cách hiểu khác nhau đã trình bày ở trên ta thể rút ra định nghĩa chung về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu không ngừng để giành lấy được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, đưa ra những sản phẩm mới nâng cao năng suất và hiệu quả nhằm giành lấy phần hơn trong cạnh tranh”._________________________(1) Nguồn: Từ điển mã nguồn mở Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/canhtranh(2) Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – NLCT và hội nhập KTQT, NXB Thống Kê.(3) Nguồn: Từ điển phân tích kinh tế, NXB Tri Thức, 2002, trang 58.1.1.2. Vai tròTrong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong chế vận động của thị trường. Nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế vận động theo hướng năng suất lao động xã hội được nâng cao, đảm bảo sự phát triển thành công của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế, nếu cạnh tranh không tồn tại thì động lực phát triển kinh tế không còn, xảy ra hiện tượng thất SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 484 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúythoát lãng phí trong sản xuất, độc quyền trong người bán và người cung ứng đầu vào buộc người tiêu dùng phải chấp nhận giá dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm cao. Người sản xuất không còn muốn tìm cách tiết kiệm chi phí, giảm giá thành hay nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn người mua nữa.Nền kinh tế nước ta mang đậm tính xã hội, cạnh tranh là tiến trình hợp lý để nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế. Cạnh tranh là một nhân tố trung tâm không thể thiếu trong các nền kinh tế hiện đại nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Xét dưới góc độ tổng thể toàn xã hội, cạnh tranh luôn tác động tích cực tới nhiều mặt của cuộc sống. Nhờ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng nhiều hội lựa chọn hàng hóa đa dạng và chất lượng dịch vụ trở nên tốt hơn.• Cạnh tranh điều chỉnh quan hệ cung – cầu.• Cạnh tranh hướng sử dụng các nhân tố sản xuất hiệu quả.• Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích nghi với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.• Cạnh tranh tác động tích cực đến quá trình phân phối thu nhập.• Cạnh tranh là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới khoa học công nghệ.• Cạnh tranh kinh tế khẳng định việc các doanh nghiệp muốn quyền tự do hành động chứ không chỉ đơn thuần tuân theo các kế hoạch do Nhà nước đề ra và cố gắng hoàn thành kế hoạch như trước đây.1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh (NLCT)1.2.1. Khái niệmToàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, quá trình cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. Các chủ thể muốn thắng thế và giành lợi thế trong kinh doanh tất yếu phải khả năng cạnh tranh mạnh. Nó được gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.Khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng với cả hai mức độ: cấp vĩ mô (NLCT quốc gia, thậm chí là của khu vực), và cấp vi mô (NLCT của doanh nghiệp, các ngành kinh doanh và sản phẩm). “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Năng lực cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, điều kiện SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 485 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúysản xuất ổn định do sản xuất dựa chủ yếu trên sở kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất lớn và nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ. Các yếu tố xã hội như giữ được chữ tín trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng cũng ảnh hưởng quan trọng…”(4)“Năng lực cạnh tranh là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể”. (5)Từ các khái niệm năng lực cạnh tranh trên ta thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững; là các đặc điểm hay các yếu tố của sản phẩm hoặc nhãn hiệu mà doanh nghiệp tạo ra tính ưu việt hơn so với các nhà cạnh tranh trực tiếp.1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranhTrong chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo các quy luật của nó. Các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu giảm chi phí để hạ giá thành, giá bán sản phẩm, thực hiện giá trị sử dụng sản phẩm, tổ chức hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển. _________________________(4) Nguồn: Từ điển Bách Khoa Việt Nam 3, trang 41(5) Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – NLCT và hội nhập KTQT, NXB Thống KêTrong điều kiện kinh tế bao cấp trước đây, cạnh tranh trên thị trường không xảy ra, các doanh nghiệp không phải lo lắng đầu vào cũng như đầu ra, do đó rất thụ động, chỉ biết đến thực hiện lệnh của cấp trên chứ không biết nhu cầu của xã hội. Vì vậy, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước rất khó khăn để thích nghi với chế mới. Để cạnh tranh và đứng vững trước các đối thủ mới là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 486 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúyngoài, nhiều vốn, kỹ thuật cao lại nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cổ phần nói riêng vừa là sự cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp, vừa là vấn đề tăng tính cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệpCác tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải thể hiện được bản chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra và thu hút yếu tố đầu vào. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, năng lực cạnh tranh còn phải đảm bảo tính bền vững, nghĩa phải tính đến cả mức độ sử dụng các điều kiện để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, các tiêu chí thể sử dụng để phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm:1.2.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.Có thể nói đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đo lường chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp. hai tiêu chí thành phần đó là thị phần và tốc độ tăng thị phần.Thị phần là thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ rộng rãi mà hầu như không gặp khó khăn nào.Thị phần củadoanh nghiệp=Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệpTổng doanh thu tiêu thụ trên thị trườngx 100% (6) Doanh nghiệp mà thị phần lớn hơn các doanh nghiệp khác tức là năng lực cạnh tranh lớn hơn. Tuy nhiên trong trường hợp thị phần doanh nghiệp quá bé hay các doanh nghiệp xuất khẩu khó tính được thị phần trên thị trường nước ngoài thì chỉ tiêu này không còn phù hợp nữa. Do vậy còn thêm một chỉ tiêu đi kèm đó là tốc độ tăng trưởng doanh thu so với các đối thủ.Tốc độ tăng doanh thu=Doanh thu tiêu thụ của DN trong kỳ hiện tạiDoanh thu tiêu thụ của DN kỳ trướcx 100% (7)Chỉ tiêu này thể so sánh được mức độ biến đổi yếu tố đầu ra giữa các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này ý nghĩa và thuận lợi hơn trong trường hợp thị trường quá rộng lớn, không phải tính đến tổng mức tiêu thụ của toàn bộ thị trường.1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chínhSVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 487 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúya/ Tỷ số hoàn vốn (ROA) : tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sảnROA =Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thườngTổng tài sản(8)Nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công tyb/ Tỷ số hoàn vốn từ vốn chủ sở hữu (ROE) ROE =Lãi ròng sau thuếVốn chủ sở hữux 100% (9)Nó cho biết khả năng hoàn vốn cho các chủ sở hữu. Tỷ số càng cao phản ánh khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư càng lớn.c/ Tỷ số thanh toán nhanh (10)Phản ánh khả năng chi trả của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn bằng tài khoản tính thanh khoản cao. Được tính bằng % của tiền mặt trên nợ ngắn hạn.d/ Tỷ số thanh toán ngắn hạn (11)Được tính bằng % của tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Nó đánh giá khả năng về vốn lưu động của công ty1.2.3.3. Chỉ tiêu về năng lực nghiên cứu và phát triểnĐược phản ánh thông qua số lượng các sản phẩm mới trong một thời gian nhất định, khả năng chuyển đổi và trình độ công nghệ, tính năng mới của sản phẩm.________________________(6), (7), (8), (9), (10), (11) Nguồn: tra cứu thuật ngữ: http://www.saga.vn/dictview.aspx?id1.2.3.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàngĐây là chỉ tiêu định tính phản ánh năng lực kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Một khi xác định được và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì khả năng cạnh tranh so với các đối thủ là cao hơn. Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh sau:a/ Chất lượng và giá cả sản phẩmCho đến nay giá cả sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 488 [...]... tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: ThS Nguyễn Thị Lệ Thúy CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN CHÂU Một số đặc điểm về tổ chức và kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 2.1.1 Tổng quan về công ty 2.1.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ. .. Các đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần thủy sản Diễn Châu như Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An và Xí nghiệp Sông Lam đều mức tăng thị phần hàng năm tuy không cao nhưng tương đối ổn định, trung bình khoảng từ 1 – 2 %/năm Năm 2007, thị phần Công ty giảm 1% trong khi Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An tăng 2%, còn Xí nghiệp Sông Lam tăng 1% Bước sang năm 2008, do sự chú trọng của công ty trong khâu... khách hàng, do vậy cần giữ ổn định Đồng thời kế hoạch quảng bá sản phẩm, khai thác thị trường các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Hà Nội, Hà Nam,… 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 2.2.1 Phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 2.2.1.1 Thị phần Bảng 2.4: Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh Đơn vị tính: % STT Tên doanh nghiệp 1 CTCPTS... và tư nhân tham gia vào ngành sản xuất này Với dây chuyền máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan đã cho ra nhiều dòng sản phẩm với năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường Tuy là một doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu cũng nắm bắt kịp thời yếu tố công nghệ thông tin để nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty mình d/ Các nhân tố Văn hóa... lợi thế của một huyện ven biển, Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu đã và đang hoạt động trong ngành nghề sản xuất nước mắm theo phương pháp cổ truyền, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân c/ Các nhân tố Kỹ thuật – Công nghệ Công nghệ là yếu tố quan trọng giúp cải tiến sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Với thị trường gia vị đầy tiềm năng nên... Nghiệp Hải sản Diễn Châu thành Công ty Thuỷ sản Diễn Châu theo quyết định số 820/QĐ-UB khẳng định sự cần thiết và trưởng thành của Công ty trên địa bàn Đến ngày 4/11/1992, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 2029/QĐ-UB về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên Công ty Thuỷ sản Diễn Châu thành Công ty Dịch vụ Thuỷ sản Diễn Châu Theo quyết đinh này, công ty được bổ sung thêm chức năng hoạt động... ra Sản phẩm sản xuất ra được nhập kho, sau đó theo yêu cầu của đơn đặt hàng hay khối lượng khách định mức cho các quày hàng đại lý mà lượng sản phẩm được xuất kho Xe chuyên chở hàng hóa của công ty sẽ vận chuyển đến các quày hàng, đại lý bán sản phẩm hay nhu cầu giao dịch với công ty Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu cần phải thực hiện tốt các khâu từ sản xuất đến... Lệ Thúy sản trực tiếp quản lý Từ đây, công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước Vốn điều lệ của Công ty 900 triệu đồng, được chia thành 9000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000đ Diễn châu với bờ biển dài 26km nên việc phát triển nghề khai thác được chú trọng Nhân dân vùng biển Diễn Châu đã kinh nghiệm chế biến thủy sản từ rất lâu đời “ Nước mắm Vạn Phần Diễn châu đã... trên thị trường Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu là doanh nghiệp sản xuất, hạch toán độc lập theo hình thức cổ phần, vốn Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ Công ty đủ tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt nam , tự chủ sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước, hoạt động và quản lý công theo điều lệ công ty cổ phần và luật doanh nghiệp do Nhà nước ban hành Mục đích của công ty là huy động... định giá của sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra sản phẩm và các điều kiện ảnh hưởng của thị trường Công ty định giá trên sở chi phí sản xuất ra sản phẩm đồng thời căn cứ vào giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh Công ty còn áp dụng chính sách giá nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm  Chính sách giá theo nhu cầu thị trường: Công ty căn cứ vào các mức giá của các doanh nghiệp khác cạnh tranh . trường của Công ty 27Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 29MỤC LỤCCHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN. nghiệp hóa – hiện đại hóa3 CTCP Công ty cổ phần4 CTCPTSDC Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu5 CTCPTSNA Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An6 DNTN Doanh nghiệp

Ngày đăng: 20/12/2012, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Từ điển Bách khoa Việt Nam 3.8. Một số website:Từ điển mã nguồn mở WikipediaTra cứu thuật ngữ http://www.saga.vn/dictview.aspx?id9. Tạp chí Quảng cáo – Khuyến Mại Tháng 4/2007 Link
1. Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Thành Độ & TS.Nguyễn Ngọc Huyền, NXB Lao động- Xã hội (2002), Hà Nội Khác
2. Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc & TS. Trần Văn Bão Khác
3. Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh – tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh, NXB Trẻ (2008), TP Hồ Chí Minh Khác
4. Trần Sửu, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Thống kê (2006), Hà Nội Khác
5. TS. Vũ Trọng Lâm, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê (2006), Hà Nội Khác
10. Các ngành dịch vụ Việt Nam – NLCT và hội nhập KTQT, NXB Thống Kê Khác
11. Các số liệu báo cáo của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu các năm 2007 – 2008 – 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU (Trang 2)
Bảng 2.4: Thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 28 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.4 Thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 28 (Trang 2)
Sơ đồ  1  : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu 21 Hình1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 12 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cty các năm 2007-2008-2009 24 Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng của Cty năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu 21 Hình1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 12 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cty các năm 2007-2008-2009 24 Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng của Cty năm (Trang 2)
b/ Môi trường ngành (Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
b Môi trường ngành (Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter) (Trang 14)
Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu (Trang 23)
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2009 (Trang 26)
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2009 (Trang 26)
Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2008, 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.2 Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2008, 2009 (Trang 28)
Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.3 Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường (Trang 29)
2.1.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
2.1.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường (Trang 29)
Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.3 Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường (Trang 29)
Bảng 2.4: Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.4 Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh (Trang 30)
Bảng 2.4: Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.4 Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh (Trang 30)
Nhìn vào bảng và biểu đồ thị phần ta có thể thấy thị phần của các công ty ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng khá cao, gần 50% dung lượng thị trường - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
h ìn vào bảng và biểu đồ thị phần ta có thể thấy thị phần của các công ty ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng khá cao, gần 50% dung lượng thị trường (Trang 31)
Bảng 2.5: Các loại sản phẩm công ty đang kinh doanh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.5 Các loại sản phẩm công ty đang kinh doanh (Trang 32)
Bảng 2.5: Các loại sản phẩm công ty đang kinh doanh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.5 Các loại sản phẩm công ty đang kinh doanh (Trang 32)
Bảng 2.6  :   Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.6 : Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường (Trang 34)
Bảng 2.8 : Tình hình lao động của công ty cổ phần thủy sản Diễn Châu các năm 2007-2008 -2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.8 Tình hình lao động của công ty cổ phần thủy sản Diễn Châu các năm 2007-2008 -2009 (Trang 43)
Bảng 2.9: Chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.9 Chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới (Trang 44)
Bảng 2.10: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu qua các năm 2007 – 2008 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.10 Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu qua các năm 2007 – 2008 – 2009 (Trang 45)
Bảng   2.10   : Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Cổ phần Thủy  sản Diễn Châu qua các năm 2007 – 2008 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
ng 2.10 : Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu qua các năm 2007 – 2008 – 2009 (Trang 45)
Bảng 2.11: Ma trận SWOOT - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.11 Ma trận SWOOT (Trang 47)
Bảng 2.12: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2007-2008-2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.12 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2007-2008-2009 (Trang 48)
Bảng 2.12 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2007-2008-2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu
Bảng 2.12 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2007-2008-2009 (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w