Trước đây kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Đinh Thị Nguyên Bình Sinh viên lớp: Kinh tế và Quản lý công 48 Khoa: Khoa học quản lý Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu” Em xin cam đoan chuyên đề không phải là sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào; là kết quả nghiên cứu độc lập sau thời gian thực tập từ ngày 11/1 đến ngày 10/5 tại Công ty. Chuyên đề là sự cố gắng tìm tòi học hỏi của bản thân cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong công ty và sự chỉ bảo của giáo viên trực tiếp hướng dẫn, cô Nguyễn Thị Lệ Thúy. Chuyên đề có tham khảo tài liệu nhưng hoàn toàn có chọn lọc. Những tài liệu tham khảo đều ghi rõ nguồn trích dẫn cụ thể. Nếu có sai sót hoặc không đúng sự thật, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Nội dung Trang Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu 21 Hình1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 12 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cty các năm 2007-2008-2009 24 Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng của Cty năm 2008-2009 26 Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty 27 Bảng 2.4: Thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 28 Bảng 2.5: Các loại sản phẩm của Công ty đang kinh doanh 30 Bảng 2.6: Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường 32 Bảng 2.7: Tình hình vốn của Công ty qua các năm 2007 – 2008 – 2009 39 Bảng 2.8: Tình hình lao động của Công ty qua các năm 2007 – 2008 – 2009 41 Bảng 2.9: Chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng CNghệ mới 42 Bảng 2.10: Tình hình trang bị cơ sở VC – KT của Cty năm 2007-2008-2009 43 Bảng 2.11: Ma trận SWOOT của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 45 Bảng 2.12: Kết quả hoạt động SXKD của công ty các năm 2007-2008-2009 46 Biểu 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu 26 Biểu 2.2: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty 27 Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 29 MỤC LỤC CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN CHÂU .17 SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy LỜI MỞ ĐẦU Trước đây kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao mà không quan tâm đến việc tiêu thụ của sản phẩm và lợi nhuận cũng không phải là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Sau năm 1986, nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Đây là bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nền kinh tế nước ta có thể đứng vững và phát triển kịp thời với kinh tế khu vực. Chuyển đổi kinh tế mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triển nhưng cũng mang lại nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp. Do đó năng lực cạnh tranh là một trong các yếu tố mang tính chất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Một khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận thì mới đảm bảo cho sự tồn tại, tái sản xuất cũng như mở rộng và phát triển. Chính vì vậy nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có và nắm được các lợi thế của mình, củng cố năng lực cạnh tranh để cho ra các sản phẩm nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu là doanh nghiệp sản xuất, hạch toán độc lập theo hình thức cổ phần, vốn Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Nhiệm vụ chính của công ty là thu mua nguyên liệu của ngư dân để sản xuất và chế biến ra các mặt hàng thủy sản với khối lượng lớn như nước mắm loại một, loại hai, các loại mắm ruốc, mắm tôm, cá khô, mực khô, sứa và các sản phẩm hải sản khác với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Công ty có lịch sử phát triển lâu đời nhưng mới được cổ phần hóa từ năm 2000 nên quy mô chưa được lớn. Để đứng vững trên thị trường trong nước và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức như vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu”. Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thực tế tại Công ty, đưa ra những SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty, chỉ ra những yếu kém, hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khắc phục điểm yếu để khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường. Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu Chương 3: Một số giải pháp góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy STT Tên viết tắt Chú thích 1 BKS Ban kiểm soát 2 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 3 CTCP Công ty cổ phần 4 CTCPTSDC Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 5 CTCPTSNA Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An 6 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 7 GĐ Giám đốc 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 KTQT Kinh tế quốc tế 10 NLCT Năng lực cạnh tranh 11 QLDN Quản lý doanh nghiệp 12 SXKD Sản xuất kinh doanh 13 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 14 VC – KT Vật chất – kỹ thuật 15 XNSL Xí nghiệp Sông Lam CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Lý thuyết về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm Có nhiều định nghĩa về cạnh tranh nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất và nhất trí cao giữa các học giả về khái niệm cạnh tranh. SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy Theo từ điển mã nguồn mở, “cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục địch giành được sự tồn tại, sống còn, giành được thuận lợi, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng,… Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, luật, chính trị, thể thao, …” (1) “Cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc có được những ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, để đạt được lợi ích tối đa”. (2) Theo từ điển phân tích kinh tế, “cạnh tranh là sự ganh đua giữa nhiều người… theo đuổi một mục đích như nhau”, hay còn là “quan hệ giữa nhiều nhà sản xuất, nhà buôn tranh giành khách hàng”. Do đó, ý niệm cạnh tranh thường được gắn liền với ý niệm “ganh đua” thậm chí tranh giành giữa các cá thể hay thực thể. (3) Từ những định nghĩa và các cách hiểu khác nhau đã trình bày ở trên ta có thể rút ra định nghĩa chung về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu không ngừng để giành lấy được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, đưa ra những sản phẩm mới nâng cao năng suất và hiệu quả nhằm giành lấy phần hơn trong cạnh tranh”. _________________________ (1) Nguồn: Từ điển mã nguồn mở Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/canhtranh (2) Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – NLCT và hội nhập KTQT, NXB Thống Kê. (3) Nguồn: Từ điển phân tích kinh tế, NXB Tri Thức, 2002, trang 58. 1.1.2. Vai trò Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế vận động theo hướng năng suất lao động xã hội được nâng cao, đảm bảo sự phát triển thành công của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế, nếu cạnh tranh không tồn tại thì động lực phát triển kinh tế không còn, xảy ra hiện tượng thất SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy thoát lãng phí trong sản xuất, độc quyền trong người bán và người cung ứng đầu vào buộc người tiêu dùng phải chấp nhận giá dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm cao. Người sản xuất không còn muốn tìm cách tiết kiệm chi phí, giảm giá thành hay nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn người mua nữa. Nền kinh tế nước ta mang đậm tính xã hội, cạnh tranh là tiến trình hợp lý để nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế. Cạnh tranh là một nhân tố trung tâm không thể thiếu trong các nền kinh tế hiện đại nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Xét dưới góc độ tổng thể toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực tới nhiều mặt của cuộc sống. Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa đa dạng và chất lượng dịch vụ trở nên tốt hơn. • Cạnh tranh điều chỉnh quan hệ cung – cầu. • Cạnh tranh hướng sử dụng các nhân tố sản xuất có hiệu quả. • Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích nghi với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất. • Cạnh tranh tác động tích cực đến quá trình phân phối thu nhập. • Cạnh tranh là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới khoa học công nghệ. • Cạnh tranh kinh tế khẳng định việc các doanh nghiệp muốn có quyền tự do hành động chứ không chỉ đơn thuần tuân theo các kế hoạch do Nhà nước đề ra và cố gắng hoàn thành kế hoạch như trước đây. 1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh (NLCT) 1.2.1. Khái niệm Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, quá trình cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. Các chủ thể muốn thắng thế và giành lợi thế trong kinh doanh tất yếu phải có khả năng cạnh tranh mạnh. Nó được gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh. Khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng với cả hai mức độ: cấp vĩ mô (NLCT quốc gia, thậm chí là của khu vực), và cấp vi mô (NLCT của doanh nghiệp, các ngành kinh doanh và sản phẩm). “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Năng lực cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, điều kiện SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy sản xuất ổn định do sản xuất dựa chủ yếu trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất lớn và nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ. Các yếu tố xã hội như giữ được chữ tín trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng cũng có ảnh hưởng quan trọng…” (4) “Năng lực cạnh tranh là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể”. (5) Từ các khái niệm năng lực cạnh tranh trên ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững; là các đặc điểm hay các yếu tố của sản phẩm hoặc nhãn hiệu mà doanh nghiệp tạo ra có tính ưu việt hơn so với các nhà cạnh tranh trực tiếp. 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo các quy luật của nó. Các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu giảm chi phí để hạ giá thành, giá bán sản phẩm, thực hiện giá trị sử dụng sản phẩm, tổ chức hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển. _________________________ (4) Nguồn: Từ điển Bách Khoa Việt Nam 3, trang 41 (5) Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – NLCT và hội nhập KTQT, NXB Thống Kê Trong điều kiện kinh tế bao cấp trước đây, cạnh tranh trên thị trường không xảy ra, các doanh nghiệp không phải lo lắng đầu vào cũng như đầu ra, do đó rất thụ động, chỉ biết đến thực hiện lệnh của cấp trên chứ không biết nhu cầu của xã hội. Vì vậy, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước rất khó khăn để thích nghi với cơ chế mới. Để cạnh tranh và đứng vững trước các đối thủ mới là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy ngoài, có nhiều vốn, kỹ thuật cao lại nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cổ phần nói riêng vừa là sự cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp, vừa là vấn đề tăng tính cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải thể hiện được bản chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra và thu hút yếu tố đầu vào. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, năng lực cạnh tranh còn phải đảm bảo tính bền vững, có nghĩa phải tính đến cả mức độ sử dụng các điều kiện để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, các tiêu chí có thể sử dụng để phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: 1.2.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Có thể nói đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đo lường chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có hai tiêu chí thành phần đó là thị phần và tốc độ tăng thị phần. Thị phần là thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ rộng rãi mà hầu như không gặp khó khăn nào. Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp x 100% (6) Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường Doanh nghiệp mà có thị phần lớn hơn các doanh nghiệp khác tức là có năng lực cạnh tranh lớn hơn. Tuy nhiên trong trường hợp thị phần doanh nghiệp quá bé hay các doanh nghiệp xuất khẩu khó tính được thị phần trên thị trường nước ngoài thì chỉ tiêu này không còn phù hợp nữa. Do vậy còn có thêm một chỉ tiêu đi kèm đó là tốc độ tăng trưởng doanh thu so với các đối thủ. Tốc độ tăng doanh thu = Doanh thu tiêu thụ của DN trong kỳ hiện tại x 100% (7) Doanh thu tiêu thụ của DN kỳ trước Chỉ tiêu này có thể so sánh được mức độ biến đổi yếu tố đầu ra giữa các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa và thuận lợi hơn trong trường hợp thị trường quá rộng lớn, không phải tính đến tổng mức tiêu thụ của toàn bộ thị trường. 1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy a/ Tỷ số hoàn vốn (ROA) : tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (8) Tổng tài sản Nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty b/ Tỷ số hoàn vốn từ vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lãi ròng sau thuế x 100% (9) Vốn chủ sở hữu Nó cho biết khả năng hoàn vốn cho các chủ sở hữu. Tỷ số càng cao phản ánh khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư càng lớn. c/ Tỷ số thanh toán nhanh (10) Phản ánh khả năng chi trả của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn bằng tài khoản có tính thanh khoản cao. Được tính bằng % của tiền mặt trên nợ ngắn hạn. d/ Tỷ số thanh toán ngắn hạn (11) Được tính bằng % của tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Nó đánh giá khả năng về vốn lưu động của công ty 1.2.3.3. Chỉ tiêu về năng lực nghiên cứu và phát triển Được phản ánh thông qua số lượng các sản phẩm mới trong một thời gian nhất định, khả năng chuyển đổi và trình độ công nghệ, tính năng mới của sản phẩm. ________________________ (6), (7), (8), (9), (10), (11) Nguồn: tra cứu thuật ngữ: http://www.saga.vn/dictview.aspx?id 1.2.3.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh năng lực kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Một khi xác định được và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì khả năng cạnh tranh so với các đối thủ là cao hơn. Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh sau: a/ Chất lượng và giá cả sản phẩm Cho đến nay giá cả sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 8 [...]... năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp SVTH: Đinh Thị Nguyên Bình Lớp Kinh tế và Quản lý công 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: ThS Nguyễn Thị Lệ Thúy CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN CHÂU 2.1 Một số đặc điểm về tổ chức và kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 2.1.1 Tổng quan về công ty 2.1.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: Công ty. .. với công ty Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu cần phải thực hiện tốt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, qua đó biết được doanh thu hàng năm là cao hay thấp Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm đến nơi tiêu dùng Do vậy, công tác tiêu thụ sản. .. huyện Diễn Châu quản lý Đến ngày 26/5/1987, UBND tỉnh Nghệ An đổi tên Xí Nghiệp Hải sản Diễn Châu thành Công ty Thuỷ sản Diễn Châu theo quyết định số 820/QĐ-UB khẳng định sự cần thiết và trưởng thành của Công ty trên địa bàn Đến ngày 4/11/1992, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 2029/QĐ-UB về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên Công ty Thuỷ sản Diễn Châu thành Công ty Dịch vụ Thuỷ sản Diễn Châu. .. sản xuất đa dạng sản phẩm Chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh để nâng cao sức mạnh tổng hợp tạo khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu là doanh nghiệp sản xuất, hạch toán độc lập theo hình thức cổ phần, vốn Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ Công ty có đủ tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt nam , tự chủ sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước, hoạt... quyết đinh này, công ty được bổ sung thêm chức năng hoạt động là dịch vụ, một chức năng mới theo cơ chế thị trường Thực hiện Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 26/9/1998 về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, UBND tỉnh ra Quyết định số 02/2000/QĐ-UB ngày 03/01/2000 về việc cổ phần hoá Công ty Dịch vụ Thuỷ sản Diễn Châu và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu, giao cho... và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty là chế biến sản phẩm thuỷ hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời có thể làm dịch vụ vật tư nghề cá Sản phẩm sản xuất của công ty chủ yếu là các mặt hàng nội địa và xuất khẩu thủy sản như: nước mắm, mắm tôm, cá mực khô, tôm nõn… Mỗi một loại sản phẩm có nét đặc trưng khác nhau nên công đoạn sản xuất cũng... hoạt động và quản lý công theo điều lệ công ty cổ phần và luật doanh nghiệp do Nhà nước ban hành Mục đích của công ty là huy động nguồn vốn, nguồn nguyên liệu tại chỗ, quản lý lao động, quản lý tài chính của các cổ đông, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh trong thị trường Nhiệm vụ chính của công ty là thu mua nguyên liệu của ngư dân để sản xuất và chế biến ra các mặt hàng thủy sản với khối lượng... tế và Quản lý công 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 GVHD: ThS Nguyễn Thị Lệ Thúy sản trực tiếp quản lý Từ đây, công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước Vốn điều lệ của Công ty 900 triệu đồng, được chia thành 9000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000đ Diễn châu với bờ biển dài 26km nên việc phát triển nghề khai thác được chú trọng Nhân dân vùng biển Diễn Châu đã có kinh... hãng sản xuất, công suất; tính đồng bộ đảm bảo sự phù hợp giữa các thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; tính hiệu quả thể hiện ở tác dụng của việc sử dụng máy móc thiết bị đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và tính đổi mới thể hiện ở sự đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Năng lực hoạt động marketing Năng lực. .. hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter) Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc NHÀ CUNG ỨNG CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Quyền lực thương lượng của người mua KHÁCH HÀNG Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm - dịch vụ thay thế SẢN