Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới tận dụng những lợi thế so sánh của mình cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đồng thời, quá trình toàn cầu hóa kinh tế cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộc trước sức ép cạnh tranh và những thách thức gay gắt, nhất là các nước đang phát triển. Các quốc gia, dân tộc nào chiếm vị trí có lợi trong cạnh tranh thị trường thì quốc gia, dân tộc đó sẽ chiếm được quyền chủ động trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế. Nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 1/1/2007, nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đang đứng trước những bước phát triển mới đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tạo thêm việc làm và thu nhập, trình độ khoa học công nghệ được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện. Ngược lại, chậm hay không nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ dẫn đến ít thu hút được đầu tư trong nước và nước ngoài, các doanh nghiệp mất thị phần trên thị trường trong nước và thế giới, có thể dẫn đến giải thể, phá sản, lao động mất việc làm, gây khó khăn về kinh tế - xã hội. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta hiện đang là vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng, sôi động được giới học thuật, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp và chính phủ quan tâm nghiên cứu.Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài "Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia". Mục đích nghiên cứu tập trung vào hệ thống hóa để làm rõ thực tiễn về nâng cao năng lực canh tranh của Việt Nam trong điều kiện gia nhập vào WTO. Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 2 phần: Chương 1: Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta Chương 2: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 NỘI DUNG Chương 1: Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta 1.Thể chế Nhà nước và vai trò điều hành của Chính phủ 1.1. Thể chế Nhà nước Từ năm 2005 đến nay, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, với sự nỗ lực và cố gắng trên mọi phương diện, hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (2005) đánh dấu bước cải cách mạnh mẽ về đầu tư, tạo điều kiện và môi trường bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với các cam kết quốc tế. Nhiều hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài được dỡ bỏ, các thủ tục đối với đầu tư nước ngoài được cải thiện, cùng với các cam kết trong WTO, lĩnh vực đầu tư được cải cách mạnh: - Khái niệm đầu tư được mở rộng, bao gồm mọi loại hình đầu tư. - Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty cổ phần và phát hành chứng khoán. - Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong các lĩnh vực không bị hạn chế. - Sử dụng trọng tài quốc tế, tòa án nước ngoài hoặc luật nước ngoài trong trường hợp có tranh chấp và pháp luật Việt Nam không quy định về các tranh chấp đó. - Bãi bỏ chế độ hai giá và các thông lệ khác mang tính phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. - Cải thiện các quy định về quản trị doanh nghiệp. - Bãi bỏ hạn chế về vốn góp và các yêu cầu về thuê, tuyển các vị trí quản lý cấp cao là người Việt Nam trong công ty liên doanh. - Xác lập quyền đầu tư và quyền sở hữu vốn đầu tư và các tài sản khác liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài. - Các công ty nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Cam kết các quy định chung liên quan đến đầu tư phù hợp với các yêu cầu của các hiệp ước quốc tế. Tăng khả năng tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là đối với lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh việc ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, rất nhiều các cải cách pháp lý và các quy định liên quan đã được sửa đổi nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam: - Luật Sở hữu trí tuệ nhằm bảo hộ quyền của chủ thể đối với nhãn hiệu hàng hóa, quyền tác giả, bằng sáng chế độc quyền… - Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực của tòa án. - Các quy định mới nhằm tăng quyền của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chính quyền trung ương và địa phương. - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hơn, minh bạch hơn các hoạt động lập pháp. - Quy định về ngân hàng, tự do hóa ngân hàng, dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn. - Luật Cạnh tranh nhằm điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng độc quyền. Luật Phá sản tạo căn cứ cho việc phá sản và tái cơ cấu doanh nghiệp. - Luật Thương mại mới và Bộ luật Dân sự mới bổ sung những điều kiện đầy đủ hơn về hợp đồng. Môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện rõ rệt thông qua cải thiện hàng loạt những lĩnh vực liên quan trước sức ép trực tiếp và gián tiếp của việc gia nhập WTO. Một trong những kết quả quan trọng của hệ thống pháp luật hiện nay là khung pháp luật đã bao quát hầu hết các vấn đề cơ bản cho sự hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chế độ sở hữu, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương nhân, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và đảm bảo đầu tư, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội, hình thành môi trường cạnh tranh… Các quan hệ dân sự và kinh tế đang dần được điều chỉnh bằng các nguyên tắc của luật pháp và tập quán thương mại quốc tế thay cho các biện pháp hành chính đơn thuần. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Pháp luật về kinh tế ngày càng phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt động kinhh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh, khẳng định nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, pháp luật kinh tế đang còn có những hạn chế, bất cập như sau: Hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu nhiều quy định quan trọng, chưa ban hành luật về cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền, chậm cải tiến so với các nước trong khu vực. Hệ thống pháp luật thiếu nhất quán, Luật, Pháp lệnh có thể thông thoáng nhưng những văn bản hướng dẫn cụ thể như Nghị định của Chính phủ, nhất là Thông tư của các Bộ thường có nội dung gò bó hơn, không ít trường hợp hạn chế nội dung của Luật hay Pháp lệnh. Môi trường kinh doanh chưa bình đẳng, còn quá nhiều doanh nghiệp Nhà nước độc quyền trên các lĩnh vực khác nhau, áp đặt mức giá cao với chất lượng dịch vụ thấp và không ổn định đối với khách hàng. Luật pháp có thể được vận dụng khác nhau do một luật được thiết kế để phục vụ quá nhiều mục tiêu khác nhau, có nhiều dòng thuế, nhiều quy định ưu tiên, miễn giảm, nhiều mức giá có thể áp dụng để tính thuế… làm cho việc áp dụng pháp luật trở nên phức tạp, không thống nhất. Tính minh bạch, công khai của nền kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước còn quá thấp. Đặc biệt sự thay đổi đột ngột trong Thông tư hướng dẫn của các Bộ (như Quyết định về thuế nhập khẩu đối với phụ tùng xe máy, phụ tùng xe ô tô) không được dự báo trước, không được thảo luận trước với các doanh nghiệp đã ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đối với môi trường đầu tư. Những quyết định như vậy tạo ra ấn tượng với nhà đầu tư là chính sách, quy định của nước ta “tiền, hậu bất nhất”, khó dự đoán được, thiếu tính ổn định, gây tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Việc thực thi pháp luật không nghiêm được coi là trở ngại quan trọng. Việc thực hiện pháp luật còn thiếu nhất quán, chưa thống nhất trong cả nước. Chính quyền địa phương ở một số nơi còn can thiệp vào nội bộ của doanh nghiệp không phù hợp với pháp luật, không phù hợp với cơ chế thị trường. Hiện tượng hình sự hóa các quan hệ dân sự, cơ quan bảo vệ pháp luật hành động quá quy định của pháp luật, có lợi cho 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 một bên tranh chấp còn tiếp tục ở một số nơi. Cơ quan xét xử, hòa giải, trọng tài còn có những quyết định thiếu khách quan, tỷ lệ quyết định oan sai còn lớn. Nạn quan liêu, tham nhũng tuy đã được đấu tranh từ một số năm, song vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng, nhất là những khâu liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh về tiền bạc và thời gian ở Việt Nam còn cao hơn một số nước khác trong khu vực. 1.2. Vai trò của Chính phủ Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã từng bước đổi mới chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế theo hướng phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Nội dung đổi mới chủ yếu của quản lý Nhà nước về kinh tế là: tách bạch chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của các cơ quan Nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước của Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp; chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân; chuyển từ can thiệp nền kinh tế trực tiếp sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô. Nhà nước không trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như trước đây mà tham gia vào hoạt động này thông qua chính sách đầu tư của mình vào một số lĩnh vực đặc biệt quan trọng của nền kinh tế. Đặc biệt, Nhà nước tập trung vào những lĩnh vực tư nhân chưa muốn tham gia hoặc những ngành có thời gian hoàn vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp như kết cấu hạ tầng, giáo dục, đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo và việc chăm lo thực hiện chính sách xã hội, chính sách đối với người có công, người bị thiệt thòi. Nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách lớn trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Kết quả của những cải cách này có góp phần rất quan trọng của chi ngân sách Nhà nước. Trước gia nhập WTO, năm 2006 chi tiêu Chính phủ là 308.058 tỷ đồng. Sau gia nhập WTO, chi tiêu Chính phủ năm 2007 tăng mạnh, đạt 399.402 tỷ đồng nhưng năm 2008 giảm xuống còn 398.980 tỷ đồng. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước đã có nhiều chuyển biến. Chi thường xuyên năm 2006 chiếm 52,54% tổng chi, năm 2007 tăng lên chiếm 53,06% tổng chi và năm 2008 chiếm 59,46% tổng chi. Chi thường xuyên được cơ cấu lại theo hướng tăng chi thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu như chi cho giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và môi trường. Tuy vậy, về vai trò của Chính phủ vẫn còn những hạn chế sau: 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội còn lúng túng, chồng chéo, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ và hiệu quả, phân công trách nhiệm trên một số lĩnh vực còn chưa rõ ràng, dẫn đến sự thiếu minh bạch, thiếu đồng bộ và nhất quán trong các chính sách và quyết định của Chính phủ, các Bộ, các ngành, chính quyền địa phương. Thủ tục hành chính vừa cồng kềnh, vừa sơ hở gây nhiều tốn kém về thời gian và tiền bạc đối với doanh nghiệp nhưng không đảm bảo hiệu lực quản lý cần thiết của Nhà nước làm cho chi phí kinh doanh ở nước ta còn cao. Tính thiếu chuyên nghiệp của bộ máy, mức độ quan liêu, tham nhũng còn nặng nề thể hiện qua chi phí “bất thành văn” có tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm, dịch vụ. Thông tin chưa được phổ biến rộng rãi, tính công khai, minh bạch thấp. Tình trạng tham ô, lãng phí trong chi tiêu và đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn nghiêm trọng và chưa giảm bớt. Tình trạng lạm thu và thất thu vẫn còn khá phổ biến, nhiều nguồn thu chưa được khai thác. 2. Tài chính - ngân hàng 2.1. Những cam kết chủ yếu khi gia nhập WTO * Các tổ chức tín dụng Theo cam kết, kể từ ngày 1/4/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các điều kiện cụ thể đi kèm (các pháp nhân và thể nhân phải có giấy phép mới được quyền kinh doanh, công ty mẹ phải có tổng tài sản trên 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn). Việc thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc công ty tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng đó phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Việc thành lập ngân hàng 100 % vốn nước ngoài sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ như ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc thành lập hiện diện thương mại. Thời hạn hoạt động của các công ty tài chính liên doanh hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm và có thể được gia hạn. Phần vốn góp của bên nước ngoài vào ngân hàng thương mại liên doanh không được vượt qua 50% vốn đăng ký của ngân hàng. Phần góp vốn của bên nước ngoài vào tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần chiếm ít nhất 30% vốn đăng ký. Tổng số cổ phần của các tổ chức tín dụng và cá nhân nước ngoài không được vượt quá 30% vốn 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 đăng ký của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Về chứng khoán: cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Ngoài ra, các công ty chứng khoán nước ngoài muốn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam phải chịu các hạn chế được quy định trong biểu cam kết cụ thể của Việt Nam. * Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài không được phép cung ứng dịch vụ bảo hiểm đối với thương vụ được chỉ định như trách nhiệm pháp lý bên thứ ba đối với xe gắn máy, bảo hiểm trong xây dựng và lắp đặt… Các giới hạn này được dỡ bỏ kể từ ngày 1/1/2008. Sau 5 năm tính từ thời điểm gia nhập, các công ty bảo hiểm nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam. 2.2. Thực trạng tài chính – ngân hàng sau gia nhập WTO Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 2000 nhưng mãi đến năm 2006 mới thực sự phát triển. Trong 2 năm 2006, 2007 số lượng cổ phiếu và trái phiếu, số phiên giao dịch không ngừng tăng lên, thị trường chứng khoán phát triển mạnh. Nhưng 2 năm trở lại đây, do tác động của lạm phát gia tăng và khủng hoảng kinh tế nên thị trường chứng khoán có phần chững lại và giảm sút. Số lượng ngân hàng hoạt động năm 2005 là 75 ngân hàng và tăng lên 94 ngân hàng năm 2009. Trong đó, số lượng ngân hàng thương mại quốc doanh không có gì thay đổi; ngân hàng liên doanh tăng số lượng từ 4 lên 5 năm 2006 và giữ nguyên cho đến năm 2009; ngân hàng thương mại cổ phần tăng từ 37 lên 39; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng khá nhanh từ con số 29 năm 2005 lên 40 vào năm 2009. Đặc biệt, ngày 8/9/2008 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đã được thành lập và cho đến cuối năm 2009 số lượng đã tăng lên 5. Biểu 1: Số lượng ngân hàng giai đoạn 2005-2009 7