MỤC LỤC
Phân xưởng có nhiệm vụ tiếp nhận, chế biến, bảo quản các nguyên liệu đưa vào dự trữ cho sản xuất đồng thời sản xuất ra các loại sản phẩm theo kế hoạch và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm số lượng và chất lượng theo quy định tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành. Phòng kinh tế tổng hợp: Phòng kinh tế tổng hợp chịu sự điều hành trực tiếp sản xuất sản phẩm, phân xưởng gồm kho (kho nguyên liệu, thành phẩm), khu sản xuất và bộ phận BKS chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phòng kế toán tài vụ: Đảm nhiệm việc tài chính, hạch toán, kế toán, thống kê, kiểm kê tài sản, kiểm tra, kiểm soát các tài liệu kế toán của công ty, huy động vốn hạch toán tài chính và báo cáo tài chính với cơ quan cấp trên theo những quy định tài chính cụ thể.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty từ các bản khoán chi tiết, chỉ đạo dự trữ nguyên vật liệu, thu mua nguyên liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất xưởng. Kiểm tra chỉ đạo các quầy hàng và đại lý nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phòng có nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doing một cách đầy đủ và kịp thời. Từ việc thu hồi giá trị, kết thúc chu kỳ kinh doanh, các cửa hàng, quày hàng giúp cho công ty trang trải được chi phí và thu lợi nhuận nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, thực tế cho thấy cơ cấu tổ chức quan hệ trực tuyến và quan hệ chức năng được sử dụng ở công ty đã phát huy tác dụng trong công tác quản lý. Trong những năm qua, công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đầu tư trang thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng, đi đôi với giảm giá thành sản phẩm. Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, công ty đặc biệt chú trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn nhằm loại trừ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong từng khâu bán thành phẩm.
Chất lượng của sản phẩm được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 do tập đoàn TQCSI của Ôxtralia thực hiện tư vấn đánh giá. (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào kết quả kinh doanh trong 3 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Mặc dù trong những năm qua, cạnh tranh giữa các mặt hàng hải sản ngày càng gay gắt nhưng những kết quả đạt được của công ty chứng tỏ hoạt động luôn ổn định, vững vàng.
Năm 2009 so với năm 2008 tăng đột biến 321,3 triệu đồng tương ứng với 58,5% là do năm 2009 công ty đầu tư và nâng cấp thêm một số cơ sở vật chất phục vụ cho bán hàng tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm như tủ, giá trưng bày, đồng thời tăng cường một số hoạt động khuyến mại khi bán hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với sản phẩm. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng sản phẩm nước mắm Vạn Phần là sản phẩm tiêu thụ chính của công ty, tỷ trọng doanh thu chiếm trên 80%, góp phần làm tăng doanh thu nhanh nhất. Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng trưởng sản lượng của thị trường Thanh Hóa là cao nhất (12,845%) nhưng doanh thu chỉ tăng 5,501% do chi phí vận chuyển và các dịch vụ khác cao hơn các thị trường lân cận.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm mà vấn đề găy gắt vẫn là giá cả. Với tinh thần chủ động phấn đấu đi lên trong những năm gần đây của công ty đã khắc phục được những khó khăn, hoạt động có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Đời sống của cán bộ công nhân viên từng bước ổn định, các đoàn thể hoạt động đều, các khoản nộp ngân sách kịp thời.
Công ty đã và đang thực hiện tu bổ, nâng cấp và xây dựng nhà cửa, máy móc thiết bị mới để hoạt động ngày một tốt hơn. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công ty vẫn không tránh khỏi những tồn tại làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến lợi nhuận của doanh nghiệp và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. - Do đặc điểm của ngành thủy sản là thời gian chế biến thường dài nên công ty cần có biện pháp làm giảm tối đa sự thiếu hụt nguyên vật liệu, phải tổ chức thu mua kịp thời từ các ngư dân quanh vùng lân cận.
- Các sản phẩm của công ty trong quá trình chế biến có liên quan đến việc ướp muối và tiếp xúc với máy móc nên công ty cần có sự bảo dưỡng và sửa chữa để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Thời tiết thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là khi trời nắng khô. Để tận dụng thời tiết này và làm tăng doanh thu, công ty cần tổ chức thu mua và phơi nguyên vật liệu.
- Công ty cần có biện pháp đảm bảo và tăng cường vòng quay đồng vốn để đạt doanh thu cao hơn. Bên cạnh đó, công ty cần có biện pháp kinh doanh hợp lý, đảm bảo an toàn và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động khuyếch trương, quảng cáo nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, giới thiệu về công ty, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Tay nghề và bậc thợ càng cao thì sản phẩm làm ra có chất lượng càng tốt, đáp ứng tiến độ sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Muốn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu cần có một đội ngũ cán bộ kinh doanh đầy đủ năng lực, tay nghề để tỡm hiểu một cỏch rừ ràng, kịp thời và chớnh xác nhu cầu của thị trường. - Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ công nhân viên để họ yên tâm công tác.
Mùa mưa vẫn tổ chức sản xuất những sản phẩm không chịu ảnh hưởng của thời tiết. - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing,, mở rộng thị trường tiêu thụ. - Yếu tố lao động có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.