Đề cương chi tiết đề án môn Kinh Tế Phát triển Mô hình Harrod - Domar và ứng dụng vào việc ban hành chính sách ở Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA: KINH TẾ
- - -
-ĐỀ ÁN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mô hình kinh tế Harrod – Domar Ứng dụng mô hình này trong việc
ban hành chính sách ở Việt Nam.
GVHD: Th.S Nguyễn Thành Long
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn
Lớp: 36K04.1
MSSV: 101121018072
Trang 2MỤC LỤC
L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung 3
1.1 Lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế: 3
1.1.1 Khái niệm đầu tư, vốn: 3
1.1.2 Khái niệm tăng trưởng kinh tế: 5
1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế: 6
1.1.4 Tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế. 7
1.2 Những vấn đề lý luận chung về mô hình kinh tế Harrod-domar. 9
1.2.1 Sự ra đời của của mô hình Harrod-domar. 9
1.2.2 Nội dung mô hình Harrod-Domar 11
1.2.3 Kết luận từ mô hình.13 1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của mô hình 14 Chương 2: Ứng dụng mô hình Harrod-domar trong việc ban hành các chính sách ở Việt Nam 17KẾT LUẬN
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên, hàng đầu của tất cả các nước trênthế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia Điều nàycàng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; đặc biệt
là trong quá trình xây dựng phát triển đất nước và theo đuổi mục tiêu tiến kịp hội nhập vớicác nước khác trên thế giới Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kinh tếhọc Có ba lý do khiến chúng ta phải làm điều đó Lý do thứ nhất nghiên cứu kinh tế họcgiúp chúng ta hiểu được thế giới mà chúng ta đang sống Lý do thứ hai là nó giúp cho chúng
ta trở nên khôn khéo hơn trong nền kinh tế Và lý do cuối cùng để nghiên cứu kinh tế học là
nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn khả năng và những giới hạn của một chính sách kinh tế Việcnghiên cứu kinh tế học tự nó không làm cho chúng ta trở lên giàu có nhưng nó cung cấp chochúng ta một số công cụ giúp chúng ta đạt tới mục tiêu đó Ngày nay, một trong nhữngphương pháp nghiên cứu kinh tế học hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi là phương pháp
mô hình hóa toán kinh tế và cụ thể là mô hình tăng trưởng Harrod – Domar
Trang 4Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
1.1 Lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế:
1.1.1 Khái niệm đầu tư, vốn:
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào
đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạtđược các kết quả đó Như vậy , mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quảlớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải ghánh chịu khi tiến hànhđầu tư
Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng, sứclao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tăng lên về tài sản tài chính (tiềnvốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, máy móc…), tài sản trí tuệ (trình độchuyên môn, kỹ năng tay nghề, năng suất lao động, trình độ quản lý… ) trong nền sản xuất
xã hội
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tàisản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọilúc, mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế Những kếtquả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng Chẳng hạn, mộtnhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sảnvật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm
Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận,còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt ) tăngthêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động…Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi chochính họ (để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kỹthuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng caodần trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia
Trang 5Vốn sản xuất và vốn đầu tư:
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại Nó có thể tồntại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính Công nghiệp hoá hiện đại hóa của nước ta hiện nayđòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốnngoài nước đóng vai trò chủ đạo
Vốn sản xuất:
Về mặt hiện vật, vốn sản xuất là một bộ phận của tài sản quốc gia được sử dụng vàoquá trình sản xuất của xã hội, gồm: nhà máy, công xưởng, trụ sở cơ quan, trang thiết bị, máymóc, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và vốn tồn kho Ngoài ra khối lượng tài nguyênthiên nhiên đã được thăm dò và có thể khai thác cũng được coi là một loại hình của vốn sảnxuất
Xét về công dụng, vốn sản xuất gồm 2 loại:
- Vốn sản xuất cố định gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, cơ
sở hạ tầng cho sản xuất Vốn cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất chuyển dầngiá trị vào sản phẩm
- Vốn sản xuất lưu động: Nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ, phụ tùng
và các tài sản khác Vốn lưu động được sử dụng một lần vào quá trình sản xuất, chuyểntoàn bộ giá trị vào sản phẩm
Như vậy, vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trựctiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ
Vốn đầu tư:
Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể , nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tưthông qua hoạt động đầu tư Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, các cơ sở sản xuất kinhdoanh, tiền tiết kiệm của nhân dân và các nguồn khác được đư vào sử dụng trong quá trìnhtái sản xuất xã hội nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có và làm tăng năng lực sản xuấtkinh doanh hoặc cải thiện điều kiện sinh hoạt
Trang 6Vốn đầu tư có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng chúng đều có nguồn gốc
từ tiết kiệm Giai đoạn thực hiện vốn đầu tư chính là biến vốn đầu tư thành vốn sản xuất.Vốn đầu tư cho sản xuất được phân thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vàotài sản lưu động Đến lượt mình, vốn đầu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốn đầu tư cơbản và vốn đầu tư sữa chữa lớn Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản
cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần phần xây lắp dởdang Còn vốn sữa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không
có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản Nhưng vai trò kinh tế của vốn sửa chữa lớn tàisản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là nhằm đảm bảo thay thếtài sản bị hư hỏng
Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi nănglực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói một cách khác, đó là quá trình thựchiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất
1.1.2 Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiêncứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian quan niệm về vấn đề này cũng ngày càng hoànthiện hơn
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời giannhất định (thường là một năm) Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăngtrưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa
so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì Thu nhập củanền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị Thu nhập bằng giá trị phản ánhqua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trênđầu người
Đầu tư là một trong những yếu tố được tính đến trong tăng trưởng kinh tế, dựa vào côngthức tính GDP sau:
Trang 7là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quânđầu người Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định
là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý
1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triểnkinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng Nếu tăng trưởng được xem là quá trình biếnđổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế Đó là sựkết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗiquốc gia Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theochiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọngngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốthơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân,tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội,giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…)
Một mặt trái của đầu tư phát triển, bên cạnh việc làm tăng sản lượng của nền kinh tế,đầu tư phát triển còn gây nên một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, suy thoái môi trường,cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người Hiện nay, ở nhiều
Trang 8quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, người ta đã chú ý tới những ảnh hưởng tiêu cựcđến tương lai do tăng trưởng nhanh gây ra Trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về pháttriển, đó là phát triển bền vững Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới WB: “Phát triểnbền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năngđáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Nói cách khác, phát triển bền vững là sự kết hợphài hòa, chặt chẽ, hợp lý cả về ba mặt: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội vàbảo vệ môi trường Đây là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
1.1.4 Tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng.Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lí là những nhân tố rất quan trọng gópphần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Do
đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thểhiện ở công thức tính hệ số ICOR (Incermental Capital Output Ratio- tỉ số gia tăng của vốn
so với sản lượng) là tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, haysuất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm Công thức tính hệ sốICOR đã được trình bày ở phần trên Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và côngnghệ sản xuất ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt Hệ số ICOR ở một số nước có xuhướng tăng và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển.Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế còn thể hiện ở việc những thay đổitrong đầu tư tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn, việclàm Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng, tăng lên Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầuchuyển dịch Trong Hình 1 mô tả khi đường tổng cầu chuyển dịch từ AD0 đến AD1 làm chomức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá cũng biến động từ P0 đến P1
Trang 9Hình 1:
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy , thiết bị, phươngtiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế TrongHình 2 mô tả khi vốn sản xuất tăng sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển từ AS0 sang
AS1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá giảm từ P0 đến P1
Trang 10Điều cần lưu ý là sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tếkhông phải là quá trình riêng lẻ, mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động liên tụcvào nền kinh tế.
Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sảnxuất Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất.Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất của các doanh nghiệp và nền kinh tế
mà còn là điều kiện nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việcđầu tư theo chiều sâu, hiên đại hóa quá trình sản xuất Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phầnvào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xâydựng và mở rộng quy mô sản xuất Cuối cùng, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quantrọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước
1.2 Những vấn đề lý luận chung về mô hình kinh tế Harrod-domar
1.2.1 Sự ra đời của của mô hình Harrod-domar.
Vào cuối những năm 1940, Sir Roy Harrod (1900-1978) và Evsey Domar (1914-1997)với sự nghiên cứu một cách độc lập nhưng các giả định và kết quả về cơ bản giống nhau đãcùng đư ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nướcphát triển và được gọi là mô hình tăng trưởng Harrod-Domar Mô hình này cũng được sửdụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và cácnhu cầu về vốn Xây dựng trên một khuôn khổ phân tích của Keynes, Harrod và Domar đãnhấn mạnh vai trò của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế Họ xác định rằng ở một bên, đầu tư
mở rộng năng lực sản xuất Ở phía bên kia, nó cũng tạo ra nhu cầu cho đầu ra Cân bằng sựtăng trưởng (được định nghĩa như là tốc độ tăng trưởng tương thích với toàn dụng lao độngdài hạn) xảy ra khi sự thay đổi trong năng lực sản xuất bằng sự thay đổi trong nhu cầu dođầu tư Trong khi họ đã xác định các điều kiện đó sẽ tạo ra sự tăng trưởng cân bằng, Harrod
và Domar không được thuyết phục rằng nền kinh tế sẽ tự động di chuyển về hướng điềukiện
Trang 11Lý thuyết cổ điển được xây dựng trên cơ sở giả định nền kinh tế luôn luôn đạt tới trình
độ cân bằng trong điều kiện toàn dụng lao động; do đó quá trình tăng trưởng kinh tế phụthuộc hoàn toàn vào tích luỹ vốn và gia tăng lực lượng lao động Học thuyết Keynes sơkhai lại cho rằng toàn dụng lao động không phải tự nhiên đạt được mà cần những điều kiệnnhất định; tuy nhiên những phân tích của Keynes chỉ nhằm vào các điều kiện để toàn dụnglao động trong tầm ngắn hạn Để xem xét các nhân tố tạo ra quá trình tăng trưởng bềnvững, các nhà kinh tế tân cổ điển, mở đầu là R F Harrod (1939) và E D Domar (1947),
đã đề ra một phương cách tiếp cận mới
Mô hình tăng trưởng của Harrod – domar được đưa ra trong giai đoạn khủng hoảngkinh tế xảy ra trầm trọng trên thế giới dẫn đến tình trạng thất nghiệp liên miên, theo lý luậncủa phái Keyness sản xuất luôn luôn cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng và do dóluôn luôn tồn tại một khoảng suy thoái ∆Y Cần phải tác động làm tăng tổng cầu để giảmkhoảng ∆Y và thúc đẩy đầu tư là biện pháp kích cầu tốt nhất Nhưng tiết kiệm là nguồn gốccủa đầu tư, do dó, theo Harrod – Domar thì chính tiết kiệm là yếu tố tạo nên tăng trưởngkinh tế
Vào giữa thế kỷ XX, trong khi các nhà kinh tế cổ điển chỉ xem xét duy nhất khía cạnhcung của vốn đầu tư và Keynes chỉ tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh cầu trong bối cảnhngắn hạn (để tháo gỡ bế tắc do cuộc đại suy thoái những năm 30 gây ra), thì Harrod vàDomar xem xét đồng thời hai khía cạnh cung và cầu của quá trình đầu tư Theo quan điểmcủa 2 ông, hệ thống Keynes không thể phân tích được quá trình tăng trưởng cân bằng dàihạn vì đặt thấp vai trò của nhân tố vốn; trong khi trên thực tế, đầu tư có đặc trưng 2 mặt rất
rõ rệt: Một mặt đầu tư sẽ sinh ra thu nhập, do đó mở thêm cầu để kích thích sản xuất; mặtkhác, đầu tư sẽ làm tăng khối lượng tài sản cố định, từ đó làm tăng năng lực sản xuất củanền kinh tế Nếu đầu tư vừa làm tăng năng lực sản xuất, vừa làm tăng thu nhập thì nó sẽ làmtăng cả hai vế trong phương trình cân bằng và tạo ra tỷ lệ tăng trưởng cần thiết" (Domar,1957) Đặc biệt, hai ông cho rằng đầu tư ròng trong bất kỳ thời kỳ nào cũng ngang bằng tiếtkiệm ròng; sản xuất dư thừa (người tiêu dùng không mua hết) sẽ được chuyển thành tiết