1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam

108 2,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

luận văn tốt nghiệp trường đại học kinh tế khoa tài chính-ngân hàng, khóa 2013, đạt điểm xuất sắc

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với em khóa luận tốt nghiệp này là thành quả đánh dấu 4 năm học tập và rènluyện tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Em sẽ không quên nơichứa đựng những kỉ niệm đẹp của thời sinh viên cùng sự giúp đỡ, dạy bảo tận tìnhcủa thầy cô với nhiều kiến thức khoa học và thực tế, giúp em có được những hànhtrang cần thiết vào đời

Để thực hiện và hoàn thành khóa luận một cách thành công, ngoài sự nỗ lựccủa bản thân còn có sự giúp đỡ to lớn từ thầy cô, đơn vị thực tập, bạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS Trần Thị MộngTuyết, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong 2 tháng làm luận văn Cô đã nhiệttình hướng dẫn, truyền đạt, chia sẻ cho em nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong họctập và làm việc

Gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học hỏi, mởrộng kiến thức, tiếp cận những nghiệp vụ thực tế Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơnđến chị Bích Trân (Phòng Xuất khẩu) và anh Minh Thắng (Phòng Nhập khẩu) đãhướng dẫn, chỉ dạy cho em trong thời gian thực tập vừa qua

Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến một người bạn đã hỗ trợ cho em trong việctìm kiếm dữ liệu và gia đình đã luôn bên cạnh động viên em rất nhiều trong quátrình làm luận văn này

Em thực sự biết ơn mọi người!

Với đề tài nghiên cứu định lượng trong ngân hàng còn khá mới và kiến thứccủa bản thân còn hạn chế nên luận văn cũng khó tránh khỏi những sai sót

Em mong nhận được những đóng góp từ thầy cô và các bạn để luận văn đượchoàn thiện hơn

Em xin cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 4 năm 2013

Sinh viên thực hiện

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 2

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 3

1.2 Cơ cấu tổ chức 6

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung 8

1.3.2 Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ 21

1.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 25

1.4.1 Thuận lợi 25

1.4.2 Khó khăn 26

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG VAR TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro 27

2.1.1 Khái niệm rủi ro 27

2.1.2 Phân loại rủi ro 27

2.1.3 Rủi ro tỷ giá 28

2.1.4 Quản trị rủi ro 30

2.2 Lý thuyết về phương pháp value at risk (VaR) 31

2.2.1 Khái niệm VaR 31

2.2.2 Đặc điểm cơ bản của VaR 32

Trang 5

2.2.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến VaR danh mục 33

2.2.4 Các phương pháp tính VaR 34

2.2.5 Phép thử Backtesting 38

2.2.6 Hạn chế của VaR 39

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2012 và sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp VaR 40

2.3.1 Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro 40

2.3.2 Quy trình quản lý rủi ro và các chỉ số sử dụng để đánh giá quản lý rủi ro của Vietcombank 41

2.3.3 Kết quả thực hiện được 42

2.3.4 Sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp VaR tại Vietcombank 45

2.4 Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 46

2.4.1 Thu thập dữ liệu 46

2.4.2 Kiểm định các giả thuyết 46

2.4.3 Ước lượng VaR 48

2.4.4 Kiểm định Backtesting 52

2.5 Đánh giá chung việc ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG VAR TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Định hướng về quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 55

3.2 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng VaR tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 56

KẾT LUẬN 63

PHỤ LỤC 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂUChương 1

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank

Bảng 1.2: Tiền gửi của khách hàng theo đối tượng khách hàng

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng trong năm 2010-2012

Bảng 1.4: Dư nợ theo chất lượng nợ vay

Bảng 1.5: Dư nợ của Vietcombank theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu của Vietcombank qua các năm

Bảng 2.7: VaR của danh mục năm 2011

Bảng 2.8: Tỷ trọng mỗi loại tiền năm 2012

Bảng 2.9: Các kết quả năm 2012

Bảng 2.10: Ma trận VaR-CoVaR 2012

Bảng 2.11: VaR của danh mục năm 2012

Bảng 2.12: So sánh kết quả VaR trong 2 khoảng thời gian

Chương 3

Bảng 3.1: Các kết quả kinh doanh đồng AUD

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh 3 đồng ngoại tệ

Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh 4 đồng ngoại tệ

Bảng 3.4: Giá trị rủi ro của các đồng ngoại tệ năm 2011

Bảng 3.5: Mối tương quan giữa các đồng tiền

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊChương 1

Hình vẽ

Hình vẽ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Biểu đồ

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu huy động vốn qua các năm 2010-2012

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng VCB theo loại tiền

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng của một số ngân hàng tại 30/06/2012Biểu đồ 1.4: Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Biểu đồ 1.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank qua các năm

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu kì hạn của dư nợ tín

Biểu đồ 1.8: Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 1.9: Tốc độ tăng trưởng của Thu nhập lãi thuần và lợi nhuận sau thuếBiểu đồ 1.10: Tỷ lệ ROA, ROE của Vietcombank qua các năm 2009-2010

Biểu đồ 1.11: Tỷ lệ ROA, ROE của một số ngân hàng tại 30/06/2012

Biểu đồ 1.12: Doanh số thanh toán Xuất Nhập khẩu

Biểu đồ 1.13: Thu nhập kinh doanh ngoại hối của Vietcombank

Biểu đồ 1.14: Lợi nhuận từ kinh doanh ngọai hối năm 2011

Chương 2

Hình vẽ

Hình vẽ 2.1: Minh họa VaR trong phân phối tỷ suất sinh lợi danh mục

Hình vẽ 2.2: Phân phối có Skewness dương

Hình vẽ 2.3: Phân phối có Skewness âm

Hình vẽ 2.4: Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Vietcombank

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và lỗ đánh giá lại ngoại tệ

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính, loại bỏ các rào cảnthương mại, tài chính và ranh giới toàn cầu đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế nhanhchóng, đa dạng và phức tạp Vì thế, các Ngân hàng đã không ngừng phát triển đểđáp ứng nhu cầu tăng trưởng càng cao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Ngoài ra, các cuộc khủng kinh tế tài chính toàn cầu ngày càng tácđộng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và ngành tài chính – ngân hàng là ngành chịu tácđộng đầu tiên, đã có nhiều ngân hàng bị xóa sổ mặc dù là những ngân hàng với lịch

sử hàng trăm năm phát triển với kinh nghiệm, đội ngũ lãnh đạo và vốn lớn hàng đầuthế giới

Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, kinh doanh ngoại tệ đã vàđang là một hoạt động mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng, đồng thờicũng luôn phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro gây ảnh hưởng đến kết quả hoạtđộng của Ngân hàng, trong đó không thể không kể đến rủi ro tỷ giá Sự biến độngcủa tỷ giá đã gây ra biết bao bất lợi không thể lường trước và đó là điều mà tất cảchúng ta đều không mong muốn Rủi ro là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ngânhàng nào, hoạt động kinh doanh của ngân hàng vốn đã gắn liền với rủi ro vì thếkhông thể loại trừ rủi ro mà phải quản lý rủi ro sao cho hạn chế tới mức thấp nhất cóthể chấp nhận được và xa hơn là quản lý rủi ro để tạo ra lợi ích cho ngân hàng bởirủi ro gắn liền với lợi nhuận

Vì thế, việc quản lý tốt rủi ro này đóng vai trò rất quan trọng Hiện nay cácngân hàng cũng có nhiều biện pháp để quản lý và đo lường rủi ro, trong đó việc ứngdụng các mô hình của Var (Value at risk) trong quản trị rủi ro ngày càng tạo ranhững hiệu quả nhất định, góp phần giảm thiểu được những mất mát và đem lại lợinhuận cao cho Ngân hàng Đây là một việc làm có ý nghĩa rất thiết thực đối với hầuhết các Ngân hàng Chính vì tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro tỷ giá đối vớinền kinh tế nói chung và các Ngân hàng Việt Nam nói riêng, em đã chọn đề tài:

Trang 10

“Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”.

Trang 11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài khóa luận được thực hiện để tìm hiểu về những vấn đề sau:

 Lý luận về rủi ro và phương pháp Value at risk trong quản trị rủi ro

 Ý nghĩa của kết quả VaR và sự cần thiết phải đầu tư theo danh mục để dễdàng quản lý rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận và cải thiện hiệu quả của hoạt động kinhdoanh

 Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam

 Đưa ra hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng Var trong quản trịrủi ro ngoại hối của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện việc nghiên cứu, em đã tra cứu tài liệu từ nguồn Internet, từnhững bài báo, sách kinh tế và các báo cáo tài chính Từ những thông tin tập hợpđược, thực hiện những phân tích và tổng hợp để đưa ra một số kết luận

Để đơn giản hóa việc tính toán, em đã sử dụng một số phương pháp tínhtoán, công thức toán Tài chính được hỗ trợ bởi phần mềm Excel và các kiểm định

mô hình cũng được sự hỗ trợ của phần mềm Eview

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung đánh giá việc ứng dụng môhình Value at risk trong quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2012

1.5 Kết cấu nội dung nghiên cứu

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 2: Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại

ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức đượcthành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngânhàng Nhà nước Sau khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngânhàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt độngtrong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toánquốc tế, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảohiểm )

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã ký Quyếtđịnh số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương theo mô hìnhTổng công ty, được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TT ngày 07/03/1994 của Thủtướng Chính phủ Từ đó ngân hàng Ngoại thương đã chính thức chuyển đổi sang

mô hình ngân hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mởrộng ra ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xâydựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là mộtNgân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổphần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêmyết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcquyết định cấp ngày 23/5/2008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank)chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một ngân hàngthương mại cổ phần với vốn điều lệ là 12.100,86 tỷ đồng Vốn điều lệ của

Trang 13

Vietcombank tăng liên tục qua các năm và năm 2012, vốn điều lệ của Vietcombank

là 23.174 tỷ đồng

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đónggóp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vaitrò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tếtrong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chínhkhu vực và toàn cầu

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombankngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp chokhách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu từ các hoạt động truyền thốngnhư kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cho đến mảng dịch vụngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngânhàng điện tử…

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên13.637 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đạidiện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 SởGiao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty contại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thốngAutobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toànquốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại

lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Mốt số giải thưởng trong những năm gần đây mà Ngân hàng VCB đã đạtđược: Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất ViệtNam năm 2008 (“Best Local Trade Bank in Vietnam”) do độc giả tạp chí TradeFinance (thuộc tập đoàn Euromoney) bình chọn

Ngày 09/07/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) vinh dự đón nhận giải thưởng “Best Local Trade Bank in Vietnam2009” - “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về tài trợ thương mại năm 2009” dođộc giả của tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn Vietcombank làngân hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng này

Trang 14

Vào ngày 08/07/2010 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương ViệtNam (Vietcombank) đã giành được giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tốt nhấttrong lĩnh vực tài trợ thương mại” của tạp chí Trade Finance Ngày 10/4/2011,Vietcombank được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011”.Đây là năm thứ 9 liên tiếp Vietcombank nhận danh hiệu này.

Bên cạnh việc đạt những thành tích cao trong kinh doanh,Vietcombank cònđặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội và coi đây là trách nhiệm của doanhnghiệp với cộng đồng trong thời kì hội nhập Năm 2011, Vietcombank đã dành hơn

100 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội lớn như: ủng hộ Quỹ “Ngày vìngười nghèo”, chương trình “Nối vòng tay lớn”, các chương trình hiến máu nhânđạo, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, ủng hộ các nạn nhân bịđộng đất ở Nhật Bản, chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn”, phụng dưỡng các bà

Mẹ Việt Nam Anh hùng, thăm hỏi các lão thành cách mạng

Với những việc làm ý nghĩa đó, Vietcombank đã phát huy truyền thốngUống nước nhớ nguồn, thể hiện tấm lòng tri ân cao cả đến các anh hùng liệt sỹ,đồng thời đã thắp sáng cho những ước mơ của những học sinh nghèo và nhữngvùng đất còn chịu nhiều khó khăn, chia sẻ và tạo niềm tin cho những mảnh đời bấthạnh, giúp họ vươn lên hòa nhập với cộng đồng

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bénvới môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao Vietcombank luôn là

sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 6 triệukhách hàng cá nhân

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang

và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là “Ngân hànghàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”

Trang 15

1.6 Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị (HĐQT), là cơ quan quản lý cao nhất của Ngân hàngTMCP Ngoại Thương, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng quyết định, thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông Hội đồng quản trị có nhiệm kì 5 năm

Các thành viên HĐQT có thể được bổ nhiệm lại HĐQT có thể có từ 5 đến

11 thành viên, trong đó có Chủ tịch HĐQT, 1 thành viên HĐQT kiêm Tổng Giámđốc, 01 thành viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát

Giúp việc cho HĐQT là các ủy ban bao gồm: Ủy ban Chiến lược, ủy banNhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro… Các ủy ban này được HĐQT thành lập trên cơ sởxem xét đề xuất của Tổng giám đốc hoặc Ủy ban Nhân sự Mỗi Ủy ban phải có tốithiểu 03 thành viên và Ủy ban Quản lý rủi ro phải có 1 thành viên là thành viên độclập của HĐQT

Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các cổ đông để giám sát hoạt động và việctuân thủ theo quy định Pháp luật và Điều lệ Ngân hàng của HĐQT và ban điều hànhNgân hàng đồng thời thực thi chức năng kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo quy định.Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát không quá 05 năm và có thể được bầu lạivới số nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soát có thể gồm 6 thành viên trong đó có

01 Trưởng Ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên Số lượng thành viênBan kiểm soát do HĐQT quyết định

Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) là người đại diện theopháp luật của NHNT, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước phápluật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định.Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộmáy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ

Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của NHNT được chia thành nhiều phòngban, các phòng ban thực hiện chức năng riêng biệt nhưng có sự tương trợ giữaphòng ban này với phòng ban khác Từ đó tạo sự gắn kết, chuyên môn hóa cao vàhoạt động nhịp nhàng giữa các phòng ban Tuy nhiên, công tác giám sát thực hiệnrất phức tạp đòi hỏi nhiều nhân sự và chi phí quản lý lớn

Trang 18

1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

1.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung

Những năm vừa qua nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, lạm pháttăng cao, giá cả biến động khó lường, khủng hoảng nợ công lan rộng ở khuvực châu Âu và những hệ lụy do khủng hoảng kinh tế gây ra ngày càngnghiêm trọng

Chịu tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tiếp tụcđối mặt với một loạt khó khăn và thách thức như: lạm phát tăng cao, sản xuấtkinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thị trường tài chính - tiền tệbất ổn… Đối với ngành ngân hàng thì những năm qua các ngân hàng phải đốimặt với nhiều khó khăn như nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một

số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp Và đây cũng lànăm tiền đề cải cách hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu các tổ chức tín dụngyếu kém

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường tài chínhtiền tệ, tuy nhiên với sự đồng tâm hiệp lực của các đơn vị trong hệ thống, sựsát sao và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệttình của các cổ đông, Vietcombank đã đạt được những kết quả kinh doanh khảquan, tiếp tục khẳng định vị thế là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam

Về huy động vốn

Nhằm đảm bảo sự tăng trường ổn định của nguồn vốn, Vietcombank đãđưa ra chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thịtrường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từngđối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốnnhàn rỗi từ nền kinh tế

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy độngvốn của Vietcombank không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyềnthống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mởrộng hoạt động huy động vốn tới các khách hàng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa

và nhỏ Với chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ

Trang 19

quản lý vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gửi của Vietcombank

đã mang lại cho khách hàng những lợi ích khác biệt so với sản phẩm cùng loạitrên thị trường

Trong giai đoạn 2010-2012, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn

do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trườngngoại hối nghiêm ngặt Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn còn phải đốimặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa cácTCTD trong hoạt động huy động vốn

Trong môi trường cạnh tranh như vậy, Vietcombank đã xác định mụctiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

Triển khai nhiệm vụ này, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốnđến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy độngvốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệthống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn.Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếpcận và chăm sóc khách hàng chu đáo Vì thế nguồn vốn của Vietcombank vẫngiữ mức tăng trưởng tốt và đạt được những kết quả khả quan

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Vốn huy động (I + II +III) 277.933 315.928 345.420

I Tiền gửi của khách hàng

1 Tiền gửi không kì hạn (KH)

1.1 Tiền gửi không KH bằng VNĐ

1.2 Tiền gửi không KH bằng vàng, ngoại tệ

2 Tiền gửi có kì hạn

2.1 Tiền gửi không KH bằng VNĐ

2.2 Tiền gửi không KH bằng vàng, ngoại tệ

3 Tiền gửi ký quỹ

4 Tiền gửi vốn chuyên dụng

204.757 48.694

31.450 17.243

151.133

104.161 46.972

1.351 3.579

227.017 55.075

34.647 20.428

165.959

118.330 47.629

1.201 4.782

284.515 67.119

45.404 21.714

214.223

164.65 5 49.568

921 2.252

II Tiền gửi / Tiền vay khác 69.612 86.840 58.877

Trang 20

III Phát hành giấy tờ có giá 3.564 2.071 2.028

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2010-2012

Nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng tốt qua các năm, từ 277.933

tỷ đồng năm 2010 lên 345.420 tỷ đồng năm 2012 Huy động từ tiền gửi củakhách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn lần lượt là: 89,8%;72,1%; 82,4% tương ứng cho năm 2010, 2011, 2012 cho thấy việc huy động

từ Huy động từ tiền gửi tăng liên tục, đặc biệt tiền gửi có kì hạn của kháchhàng năm 2012 là 214.223 tỷ đồng tăng gấp 1,4 lần so với năm 2010, đồngthời tiền gửi không kì hạn cũng tăng qua các năm chứng tỏ hệ thống thanhtoán của Vietcombank có chất lượng tốt và Vietcombank ngày càng tăng thêmlòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng

Bên cạnh đó Vietcombank có xu hướng giảm huy động vốn qua pháthành giấy tờ có giá vì những bất lợi của nó như chi phí huy động cao, thủ tụcphức tạp…

Huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổibật của Vietcombank, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20-25% tổng huy động vốnngoại tệ của toàn ngành ngân hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2010-2012

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu huy động vốn qua các năm 2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 21

Chính vì vậy, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ của Vietcombankluôn duy trì ở mức 30-35% tổng nguồn vốn huy động (năm 2010; 2011; 2012lần lượt đạt mức 32,1%; 30,8%; 25,3%) và ở mức cao so với các ngân hànglớn trong cùng ngành Tuy nhiên, với diễn biến lãi suất có xu hướng giảmmạnh và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, Vietcombankcần phải có những chính sách quản lý để nhằm giữ vững thị phần huy độngvốn ngoại tệ nói riêng cũng như huy động vốn nói chung.

Bảng 1.2: Tiền gửi của khách hàng theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2010-2012

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Vietcombank hiệnnay cân đối, không có sự chênh lệch nhiều giữa nguồn vốn huy động từ tổchức và dân cư

Nguồn tiền gửi của cá nhân tăng từ 48,3% năm 2010 lên 57% năm

2012, trong khi đó nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm từ 51,1%

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tiền gửi của

khách hàng VCB theo loại tiền

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của

Trang 22

năm 2010 xuống 43% năm 2012 do nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn,các kênh đầu tư trên thị trường tài chính hiệu quả thấp nên người dân có xuhướng gửi tiết kiệm nhiều hơn

Mặt khác, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng,hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho còn lớn nên doanhnghiệp có xu hướng sử dụng nguồn vốn tự có của mình để phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh Đây chính là nguyên nhân khiến lượng tiền gửi củacác doanh nghiệp giảm

Nguồn vốn huy động từ dân cư không có tính ổn định do độ co giãn vềcầu gửi tiền của họ rất lớn Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ doanhnghiệp có độ ổn định cao hơn, nhưng nguồn vốn này thường là nguồn tiền mặt

dư thừa trong ngắn hạn của doanh nghiệp nên gây khó khăn trong dự báo vềcân bằng thanh khoản của ngân hàng

Với xu hướng lãi suất tiếp tục giảm, khả năng người dân sẽ chuyểnsang gửi tiền ở các kỳ hạn dài trong thời gian tới Mặt khác, hệ thống ngânhàng sẽ tái cấu trúc mạnh mẽ trong thời gian tới nên một số ngân hàng nhỏtrong hệ thống sẽ khó có uy tín huy động vốn Điều này giúp Vietcombank cóthể tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn Biểu đồ 1.5: Cơ cấu tiền gửi theo đối

tượng khách hàng

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2010-2012

Trang 23

Xét cơ cấu huy động theo kỳ hạn của Vietcombank trong những nămgần đây, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tiền gửi (75%tổng tiền gửi) Tuy nhiên, 64% lượng tiền gửi của khách hàng lại tập trung ở

kỳ hạn dưới 1 tháng và 20% lượng tiền gửi tập trung ở kỳ hạn từ 1-3 tháng

Do đó, mức chênh lệch thanh khoản ròng từ 3 tháng trở xuống củaVietcombank luôn bị âm Các kỳ hạn khác của Vietcombank vẫn có chênhlệch thanh khoản ròng đạt mức dương

Về hoạt động tín dụng

Với vai trò là một Ngân hàng thương mại lớn, bên cạnh việc tuân thủthực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN, Vietcombankluôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụngcho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng

Vốn tín dụng của Vietcombank luôn đóng vai trò quan trọng trong việc

hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triểncủa nhiều vùng, địa phương trên cả nước Vietcombank cũng được biết đến làngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc cácngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nôngnghiệp… Đồng thời, Vietcombank cũng là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớncho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế Vietcombank đãxây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soáttrần dư nợ cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đối với chinhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ cho vaytrung dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàngNhà nước và đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2010-2012

Trang 24

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2010-2012

Tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank tăng qua các năm Tính đến31/12/2012 đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2011 và 36,4% so vớinăm 2010 (176.814 tỷ đồng ), hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì đượcthị phần 8,1% toàn ngành

Trong giai đoạn 2010-2012, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng củaVietcombank giảm Nguyên nhân là do Vietcombank luôn bám sát chỉ đạokhống chế về trần tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước năm 2012 là15% Ngoài ra nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm 2011, 2012 nợxấu tăng cao nên ngân hàng dè dặt trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp

Đồng thời, sự điêu đứng của thị trường bất động sản, kéo theo sự giảmsút tăng trưởng của những ngành khác cũng gây ảnh hưởng bất lợi Hàng tồnkho tăng, sức mua yếu cũng làm cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệpgiảm Một mặt các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, mặt khácnhu cầu tín dụng của doanh nghiệp giảm nên tăng trưởng tín dụng ở hầu hết

Biểu đồ 1.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank qua các năm

Nguồn: Theo tính toán từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 25

các ngân hàng không cao, bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng có mức tăngtrưởng tín dụng âm trong tình hình như vậy

Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà Nước đã có những phương án xử lý

nợ xấu, hỗ trợ lãi suất cho một số ngành, không áp trần tín dụng… hy vọng sẽtháo gỡ khó khăn cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp

Giống như nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho vay củaVietcombank tập trung cho vay ngắn hạn, chủ yếu để phù hợp với cơ cấu tiềngửi của ngân hàng hiện nay tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn

Tính đến 30/12/2012, dư nợ ngắn hạn chiếm 62% tổng dư nợ, tăng 8%

so với năm 2010 Trong khi đó, dư nợ trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệtương ứng là 10,7% và 27,3%

Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank cũng thường xuyên được kiểmsoát, đảm bảo cân đối giữa cho vay với khả năng nguồn vốn nhằm đảm bảokhả năng thanh khoản, tối đa hóa lợi nhuận

Bảng 1.4: Dư nợ theo chất lượng nợ vay

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2010-2012

Dựa vào bảng ta thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của Vietcombank là 5.462

tỷ đồng tăng 315 tỷ so với năm 2010 và tăng 1205 tỷ so với năm 2011 và nợnhóm 5 chiếm một lượng lớn trong nợ xấu Vì thế Vietcombank cần có biệnpháp quản lý nợ xấu hiệu quả hơn và tăng cường nâng cao quy trình tín dụng

để đánh giá chính xác việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp

Bảng 1.5: Dư nợ của Vietcombank theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: tỷ đồng

Công ty trách nhiệm hữu hạn 32.852 38.453 48.660

Trang 26

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9.744 12.893 13.290Hợp tác xã và công ty tư nhân 6.511 4.412 5.357

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2010-2012

Đối tượng khách hàng vay vốn của Vietcombank chủ yếu tập trung vàonhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm đến 60% danh mục cho vay), trong đódoanh nghiệp Nhà Nước (DNNN) chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay Đây

là nhóm khách hàng thường có độ rủi ro tín dụng cao, vòng đời dự án dài vàkhả năng thu hồi vốn chậm Tuy nhiên, Vietcombank đang có xu hướng giảmdần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, từ 34,6% năm 2010 xuốngcòn 24,3% năm 2012

Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân cũng có xu hướng tăng từ 10% năm

2011 lên 11,9% năm 2012 Vietcombank đang có xu hướng đa dạng hóa cơcấu cho vay, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay trong các ngành có mức độ rủi

ro cao sang các ngành khác Vietcombank đã giảm tỷ trọng cho vay vào cácDNNN từ 34,6% năm 2010 còn 26,6% năm 2011 và năm 2012 còn 24,3% đểchuyển sang tăng tỷ trọng cho vay vào các đối tượng khác nhằm giảm thiểurủi ro

Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của Vietcombank không có sự thayđổi nhiều qua các năm, chủ yếu tập trung vào nhóm hàng sản xuất chế biến vàthương mại dịch vụ, chiếm gần 60% dư nợ cho vay Những nhóm ngành nàychịu nhiều tác động trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn nên đây cóthể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng

Trang 27

Về kinh doanh thẻ

Trong năm 2010-2012, Vietcombank tiếp tục duy trì được vị trí dẫnđầu trong hoạt động kinh doanh thẻ và đạt được nhiều thành công Thành côngnày không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch kinhdoanh thẻ mà đó còn là sự khẳng định của thị trường về đẳng cấp thương hiệuthẻ của Vietcombank.Trên thị trường thẻ, nhiều mảng Vietcombank chiếm vịthế áp đảo Tất cả các chỉ tiêu về thanh toán, phát hành, sử dụng thẻ đều hoànthành vượt mức kế hoạch được giao

Trong năm 2011, Vietcombank phát hành được hơn 1 triệu thẻ các loại,gấp hơn 1,5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch Đồng thời, Vietcombank dẫn đầu thịphần phát hành thẻ các loại: 30% thẻ ghi nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế, và18% thẻ ATM Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 4.624 tỷ VND, tăng43%, doanh số thanh toán thẻ nội địa Connect24 đạt gần 900 tỷ đồng, tăng gầngấp hai lần so với năm 2010 Đặc biệt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế củaVietcombank đạt gần 1 tỷ USD, tăng 30,4% so với năm 2010 và chiếm áp đảotrên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng

Vietcombank luôn quan tâm đến đầu tư cho phát triển mạng lưới thanhtoán thẻ và sản phẩm dịch vụ thẻ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Vietcombankluôn đảm bảo hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ an toàn, thuận lợi và hiệuquả Năm 2011, Vietcombank là ngân hàng có mạng lưới POS lớn nhất nướcvới thị phần 28%, và đứng thứ hai về mạng lưới ATM với tổng số máy đạt1.700 với thị phần là 14%

Vietcombank còn là ngân hàng đi đầu thị trường về phát triển sảnphẩm, dịch vụ thẻ mới Trong năm 2011, Vietcombank đã triển khai nhiều sảnphẩm dịch vụ thẻ nhằm góp phần gia tăng tiện ích cho khách hàng, nâng cao

uy tín của Vietcombank trên thị trường: Đề án chuyển tiền liên ngân hàng quathẻ trên kênh giao dịch internet banking, các chương trình hợp tác trong lĩnhvực bán lẻ như Metro, Big C ,

Công tác an ninh và bảo mật cho hệ thống thẻ trên toàn quốc luôn đượcVietcombank quan tâm chú trọng Vietcombank đã thực hiện nhiều chươngtrình phòng chống rủi ro có hiệu quả như giám sát, cảnh báo, ngăn ngừa các

Trang 28

hoạt động rủi ro, giả mạo thẻ và được các tổ chức thẻ quốc tế đánh giá cao vềhiệu quả.

Trang 29

Về các kết quả tài chính của Vietcombank

Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu của Vietcombank qua các năm

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2009-2012

Tốc độ tăng trưởng tài sản của Vietcombank trung bình giai đoạn này

là 17,6% Từ năm 2011 tốc độ tăng trưởng chậm lại do nền kinh tế gặp khủnghoảng, lạm phát tăng cao, ngành ngân hàng phải đối mặt với không ít khókhăn, thử thách như nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngânhàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp Tính đến hết 31/12/2012,tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 414.670 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạtgần 42.337 tỷ đồng, tăng hơn 13.698 tỷ đồng so với năm 2011

Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán số liệu từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm

Biểu đồ 1.8: Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Trang 30

Trong danh mục tổng tài sản của Vietcombank, hoạt động cho vay vẫn

là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm đến 57% tổng tài sản; tiếp đến làchứng khoán đầu tư chiếm 19%; Tiền gửi tại NHNN chiếm 3,8%; Tài sản Cókhác chiếm 2%; Các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổngdanh mục tài sản

Từ sau khi thực hiện cổ phần hóa thành công, vốn chủ sở hữu củaVietcombank có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ từ 23,7% năm 2010 lên 47,8%năm 2012 Trong đó, vốn điều lệ liên tục được bổ sung từ gần 9.950 tỷ đồngnăm 2010 lên hơn 23 nghìn tỷ đồng năm 2012, giúp cho hệ số an toàn vốn tốithiều CAR luôn được đảm bảo So với các ngân hàng trong cùng hệ thống,Vietcombank hiện đứng thứ 2 (sau Agribank) về vốn chủ sở hữu

Trong giai đoạn 2010-2012 lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm nhẹ ởnăm 2011, đạt 4.425 tỷ đồng năm 2012, tăng 5,0% so với năm 2011 Nguyênnhân chính là do chi phí dự phòng rủi ro gia tăng mạnh gấp gần 2,6 lần, từmức 13.414 tỷ đồng năm 2011 lên đến 35.511 tỷ đồng trong năm 2012 Dựphòng cho vay khách hàng của Vietcombank tăng từ 168.850 tỷ năm 2011 lên271.381 tỷ năm 2012 Việc dự phòng cho vay khách hàng tăng là do nợ xấugia tăng mạnh khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng lên Nhưvậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạtđộng kinh doanh của Vietcombank

Nguồn: Tính toán số liệu từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm

Biểu đồ 1.9: Tốc độ tăng trưởng của Thu nhập lãi thuần và lợi nhuận sau thuế

Đơn vị: %

Trang 31

Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần của Vietcombank năm 2011

tăng nhẹ so với năm 2010, nhưng năm 2012 thì giảm mạnh còn -11,7% so với

năm 2011 Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống ngân

hàng khiến tốc độ tăng trưởng thu nhập của các khoản mục chính đóng góp

vào thu nhập của Vietcombank (thu nhập lãi thuần, hoạt động thanh toán xuất

nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ) bị ảnh hưởng

Tỷ lệ ROA, ROE của Vietcombank có xu hướng giảm dần từ năm 2010

đến 2012 và ở mức thấp so với các ngân hàng khác cho thấy hiệu quả hoạt

động của Vietcombank không cao

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này xuất phát từ việc tốc độ tăng

trưởng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (năm 2010 tăng trưởng 7,4% nhưng năm

2011 tăng trưởng -0,4% và năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 4,9%), trong khi

vốn chủ sở hữu liên tục được bổ sung qua các năm, từ 21 nghìn tỷ năm 2010

Biểu đồ 1.10: Tỷ lệ ROA, ROE của

Vietcombank qua các năm 2009-2010

Biểu đồ 1.11: Tỷ lệ ROA, ROE của một số

ngân hàng tại 30/06/2012

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2009-2012 và

báo cáo tài chính của một số ngân hàng tại 30/06/2012

Đơn vị: % Đơn vị: %

Trang 32

lên 42 nghìn tỷ năm 2012; tổng tài sản cũng có tốc độ tăng trưởng giảm nhưngmức giảm ít hơn lợi nhuận sau thuế, từ tăng trưởng 20,4% năm 2010 xuốngcòn 13,1% năm 2012

Mặt khác, do tài sản thanh khoản chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sảncủa Vietcombank đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củaVietcombank khiến cho các tỷ lệ sinh lời của Vietcombank thấp hơn so vớicác ngân hàng trong cùng ngành

1.7.2 Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

1.7.2.1 Các sản phẩm của Vietcombank

Trong hoạt động thanh toán quốc tế thì Vietcombank cung cấp các loại thưtín dụng xuất nhập khẩu, nhờ thu xuất nhập khẩu và chuyển tiền Ngoài ra còn cócác sản phẩm thanh toán quốc tế khác như: chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Việt Nam; chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam; chuyển tiềntrả nợ vay, lãi vay nước ngoài; chuyển tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài

Là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnhvực kinh doanh ngoại hối và được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các sảnphẩm, dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất tới khách hàng

Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ củakhách hàng, Vietcombank còn góp phần giúp họ tránh khỏi những rủi ro tronghoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết

kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinhdoanh, nguồn ngoại tệ của từng khách hàng

Hiện nay, Vietcombank cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:

 Mua bán ngoại tệ

- Giao dịch giao ngay (Spot)

- Giao dịch kỳ hạn (Forward)

- Giao dịch quyền chọn (Option)

- Giao dịch tương lai (Future)

- Giao dịch hoán đổi

 Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap)

 Hoán đổi lãi suất (IRS)

 Vay gửi trên thị trường liên Ngânhàng

 Giao dịch giấy tờ có giá trên thịtrường tiền tệ

 Ủy thác đầu tư trong và ngoài nước

 Cho vay VNĐ theo lãi suất USD

Trang 34

1.7.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank từ 2010-2012

Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều bất ổn, việc quy định hạnchế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của Nhà nước đã gây không ít khókhăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung Tuy nhiên, với những lợithế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, có quan hệ đại

lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩucủa Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứngđầu

Trong những năm qua, Vietcombank cũng triển khai các chương trình tíndụng tập trung cho xuất khẩu tăng cường giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanhtoán tới khách hàng thông qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩuchủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thương mại Kết quả là, năm 2012 doanh số thanhtoán Xuất Nhập khẩu qua Vietcombank đạt 45,5 tỷ USD, tăng 17,3% so với nămtrước Đặc biệt, doanh số thanh toán Xuất khẩu qua Vietcombank tăng 18% so vớinăm 2011, chiếm 3,1% thị phần cả nước Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu củaVietcombank trải rộng trên khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông,Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu …

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2009-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 35

Về kinh doanh ngoại hối

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng là một thế mạnh của Vietcombank, tỷtrọng của nguồn thu nhập này trong tổng thu nhập của Vietcombank có xu hướngtăng từ năm 2010 đến nay Năm 2012, mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm16,5% trong tổng lợi nhuận thuần So với năm 2011, hoạt động này tăng 4,5%, đạt1.488 tỷ đồng Với chiến lược mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụngoại tệ như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản phẩm phái sinh

và cấu trúc khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ…,trong tương lai kỳ vọng khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối củaVietcombank sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng

Biểu đồ trên cho thấy thu nhập kinh doanh ngoại hối của Vietcombank tăng

từ năm 2009 đến 2011 nhưng giảm gần 1,8 lần vào năm 2012 còn 3.421 tỷ đồng.Nguyên nhân giảm là do lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kinh doanh giảm hơn 53 lần

từ 14.063 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 264 tỷ đồng năm 2012

Biểu đồ 1.13: Thu nhập kinh doanh ngoại hối của Vietcombank

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 36

Trong năm 2012 thì tỷ giá không biến động nhiều do sự điều hành từ Ngânhàng Nhà nước nên lợi nhuận chênh lệch tỷ giá của Vietcombank giảm

Xét về tỷ trọng thì thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay luôn chiếm tỷtrọng lớn trong thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, lần lượt từ năm 2010, 2011, 2012

là 92,5% ; 90,8%; 83,5% cho thấy tỷ trọng kinh doanh ngoại tệ giao ngay có xuhướng giảm dần vì chiến lược của Vietcombank là đang đa dạng hóa các loại sảnphẩm dịch vụ và tăng cường đầu tư cho các công cụ phái sinh tiền tệ

Mặc dù thu nhập từ kinh doanh ngoại hối năm 2012 giảm so với năm 2011nhưng lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.487 tỷ đồng, vẫn tăng 26% so vớinăm 2011 Nguyên nhân là do năm 2012 Vietcombank đạt lợi nhuận cao về giaodịch vàng (65.437 tỷ đồng)

Trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam, lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại hối của ngân hàngVietcombank là cao nhất trong năm 2011 Điều đó cho thấy mảng kinh doanh ngoạihối của ngân hàng này rất hiệu quả Kết quả đạt được ấn tượng như vậy cũng là dongân hàng Vietcombank có kinh nghiệm và hoạt động lâu đời trong lĩnh vực kinhdoanh ngoại hối

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 37

1.8 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

1.8.1 Thuận lợi

Mạng lưới rộng khắp

Vietcombank phát triển rộng khắp với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại

Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc Bêncạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàngcòn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùnglãnh thổ Mạng lưới rộng khắp tạo điều kiện cho Vietcombank thu hút khách hàng

và gia tăng thị phần nhanh chóng

Hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ ổn định và đạt chất lượng cao

Với nền tảng công nghệ hiện đại và cập nhật, Vietcombank luôn cung cấpnhững sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng Hệ thống công nghệ thông tin được duy trì hoạt động ổn định, làm nền tảngvững chắc cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại và cung ứng thông tinkịp thời cho hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Lợi thế cạnh tranh lớn trong nhiều lĩnh vực

Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam,Vietcombank ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại Do đó,Ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhậpkhẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, kiều hối

Sự giúp đỡ từ đối tác chiến lược Mizuho

Tháng 9/2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên củaVietcombank, chấm dứt 4 năm tìm kiếm và chờ đợi đối tác chiến lược nước ngoàicủa Ngân hàng Ngân hàng đặt khá nhiều kỳ vọng trong mối quan hệ hợp tác vớiMizuho, ngoài việc duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, Vietcombank đặtmục tiêu nằm trong nhóm 70 tập đoàn tài chính lớn nhất Châu Á ngoài Nhật Bảntrước năm 2020 Mizuho có thế mạnh về những lĩnh vực mà Ngân hàng cần pháttriển, có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực vì thế sẽ giúp đỡ Vietcombank

mở rộng đầu tư và phát triển

Trang 38

Thay đổi chiến lược kinh doanh sang ngân hàng đa năng

Năm 2010, Vietcombank chính thức thay đổi chiến lược kinh doanh từ Ngânhàng bán buôn sang Ngân hàng đa năng Một trong những chính sách Vietcombank

áp dụng là ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng đểtăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử Việc thay đổi như vậy sẽ giúpVietcombank thu hút khách hàng và gia tăng nguồn thu từ dịch vụ

Thương hiệu mạnh, uy tín, được nhiều người biết đến

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thừa nhận rộng rãi làNHTM hàng đầu và được quản lý tốt tại Việt Nam Với hơn 45 năm xây dựng vàphát triển, NHNT đã vươn lên và trở thành một trong những ngân hàng hoạt độnghiệu quả nhất tại Việt Nam Thương hiệu và uy tín đã giúp cho NHNT cung cấpđược các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đạt được thị phần lớn trong cácmảng kinh doanh thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ…cho các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt và hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.8.2 Khó khăn

Đối mặt với cạnh tranh gay gắt khi chuyển sang ngân hàng đa năng

Trước kia với thế mạnh về thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối,thẻ… khi chuyển sang ngân hàng đa năng thì Vietcombank dễ bở ngỡ, đối mặt vớinhiều khó khăn do còn ít kinh nghiệm trong huy động vốn, cho vay thể nhân, dịchvụ…Vì thế trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh khốcliệt, đòi hỏi một sự đổi mới, sáng tạo của Vietcombank trong việc phát triển sảnphẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Môi trường kinh doanh có nhiều biến động bất lợi

Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là kinh tế Mỹ có những dấuhiệu suy thoái ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, trong khi Việt Nam là một đất nướchội nhập vào nền kinh tế thế giới Khu vực dịch vụ tài chính Việt Nam có nhữngbiểu hiện phát triển chậm lại và đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao NHNN tiếp tụcthực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng cường kiểm soát, điều tiết nền kinh tếtrong nước Trong xu thế đó thì hoạt động của Vietcombank cũng chịu những ảnhhưởng nhất định

Trang 39

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG VAR TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro

2.1.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm chochủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng nhưchi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường Rủi ro không chỉ gây tổnthất về vốn, tài sản của ngân hàng mà còn ảnh hưởng xấu tới mức độ tín nhiệm vàthương hiệu của ngân hàng

2.1.2 Phân loại rủi ro

Rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau.Trong phạm vi các hoạt động của Ngân hàng, những rủi ro cơ bản xét đến gồm:

Rủi ro tín dụng là là khả năng xảy ra tổn thất của Ngân hàng do khách hàng

của Ngân hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ củamình theo cam kết

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro dẫn đến tổn thất hoặc mất khả năng thanh

toán khi Ngân hàng không đủ vốn khả dụng với chi phí hợp lý hoặc không thể bántài sản với chi phí hợp lý hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao vàođúng thời điểm mà Ngân hàng cần để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, tài chính màNgân hàng phải thực hiện

Rủi ro thị trường là loại rủi ro bị tổn thất tài sản, xảy ra khi lãi suất, tỷ giá

hay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng xấu, ví dụ như tỷ giá hối đoái, tỷ

lệ lãi suất, giá cổ phiếu

Do rủi ro thị trường bao trùm một phạm vi rất rộng, nên rủi ro thị trường sẽđược chia ra làm ba loại rủi ro:

- Rủi ro tỷ giá

- Rủi ro lãi suất

- Rủi ro giá cả

Trang 40

2.1.3 Rủi ro tỷ giá

2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởngđến giá trị kỳ vọng trong tương lai, đồng thời tác động bất lợi cho các hoạt độngkinh doanh, thu nhập và giá trị ròng của Ngân hàng

2.1.3.2 Các hoạt động làm phát sinh rủi ro tỷ giá

Tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì đều hướng tới mục tiêu làtối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận thì đi đôi với rủi ro Hoạt động kinh doanhngoại hối đem lại lợi nhuận cao thì cũng có thể phát sinh những rủi ro tiềm ẩn.Trên thị trường ngoại hối có 3 phương pháp cơ bản để Ngân hàng thu lãi Đócũng chính là những nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá Cụ thể đó là:

Lãi phát sinh khi Ngân hàng tạo trạng thái ngoại hối

Ngân hàng có thể tạo ra trạng thái ngoại hối bằng cách mua hoặc bán các loạingoại tệ và chờ có sự biến động tỷ giá Sau đó sẽ cân bằng trạng thái ngoại hối vàthu lãi Đây còn gọi là hoạt động đầu cơ

Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

Đây là việc mua một hoặc một số loại ngoại tệ từ nơi có mức giá thấp để bánlại nơi có mức giá cao hơn để hưởng khoản lãi do chênh lệch tỷ giá tạo ra Vì hành

vi mua và bán diễn ra tại cùng một thời điểm với cùng một số lượng như nhau nênkinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá do không tạo ra trạng tháingoại hối mở và không phải bỏ vốn

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra.

Do tỷ giá mua vào luôn nhỏ hơn hoặc bằng tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giáchính là thu nhập của Ngân hàng Thực chất trong giao dịch này Ngân hàng đóngvai trò là người mua hộ và bán hộ cho khách hàng nên không chịu rủi ro tỷ giá vàkhông cần bỏ vốn

Nói chung, những nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trìtrạng thái ngoại hối mở Trạng thái ngoại hối mở của ngoại tệ là chênh lệch giữadoanh số mua vào và doanh số bán ra của ngoại tệ đó tại một thời điểm

Ngày đăng: 03/04/2014, 10:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Hình v ẽ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 13)
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn của Vietcombank (Trang 15)
Bảng 1.2: Tiền gửi của khách hàng theo đối tượng khách hàng - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 1.2 Tiền gửi của khách hàng theo đối tượng khách hàng (Trang 17)
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2010-2012 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động tín dụng năm 2010-2012 (Trang 19)
Bảng 1.4: Dư nợ theo chất lượng nợ vay - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 1.4 Dư nợ theo chất lượng nợ vay (Trang 21)
Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu của Vietcombank qua các năm - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 1.6 Một số chỉ tiêu của Vietcombank qua các năm (Trang 24)
Hình vẽ 2.1: Minh họa Var trong phân phối tỷ suất sinh lợi danh mục - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Hình v ẽ 2.1: Minh họa Var trong phân phối tỷ suất sinh lợi danh mục (Trang 40)
Hình vẽ 2.2 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Hình v ẽ 2.2 (Trang 45)
Hình vẽ 2.4: Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Vietcombank Hội đồng quản trị - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Hình v ẽ 2.4: Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Vietcombank Hội đồng quản trị (Trang 48)
Bảng 2.1: Quy trình quản trị rủi ro và các chỉ số đánh giá quản trị rủi ro Loại rủi ro Quy trình quản lý rủi ro Các chỉ số đánh giá sử dụng - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 2.1 Quy trình quản trị rủi ro và các chỉ số đánh giá quản trị rủi ro Loại rủi ro Quy trình quản lý rủi ro Các chỉ số đánh giá sử dụng (Trang 49)
Bảng 2.3: Các kết quả năm 2011 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 2.3 Các kết quả năm 2011 (Trang 56)
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu của các đồng tiền ở thị trường ngoại hối Anh Đơn vị: % Currency October 2011 April 2012 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 2.4 Tỷ trọng doanh thu của các đồng tiền ở thị trường ngoại hối Anh Đơn vị: % Currency October 2011 April 2012 (Trang 58)
Bảng 2.9: Các kết quả năm 2012 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 2.9 Các kết quả năm 2012 (Trang 61)
Bảng 2.8: Tỷ trọng mỗi loại tiền năm 2012 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 2.8 Tỷ trọng mỗi loại tiền năm 2012 (Trang 61)
Bảng 2.12: So sánh kết quả VaR trong 2 khoảng thời gian - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 2.12 So sánh kết quả VaR trong 2 khoảng thời gian (Trang 62)
Bảng 3.1: Các kết quả kinh doanh đồng AUD Độ biến động tỷ giá trung bình 0,00178 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 3.1 Các kết quả kinh doanh đồng AUD Độ biến động tỷ giá trung bình 0,00178 (Trang 65)
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh 4 đồng ngoại tệ - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh 4 đồng ngoại tệ (Trang 66)
Bảng 3.5: Mối tương quan giữa các đồng tiền - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
Bảng 3.5 Mối tương quan giữa các đồng tiền (Trang 67)
PHỤ LỤC 1: BẢNG TỶ GIÁ NĂM 2011 VÀ 2012 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
1 BẢNG TỶ GIÁ NĂM 2011 VÀ 2012 (Trang 71)
PHỤ LỤC 2: BẢNG  ĐỘ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ 2011 VÀ 2012 - Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
2 BẢNG ĐỘ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ 2011 VÀ 2012 (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w