Luận án hiệu lực của hợp đồng theo qui định pháp luật VN.pdf
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
-Y Z -
LÊ MINH HÙNG
HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN HUY HỒNG
PGS.TS NGUYỄN NHƯ PHÁT
TP HỒ CHÍ MINH - 2010
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trang 3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG 8
1.1 Khái niệm, bản chất của hợp đồng 8
1.2 Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng 16
1.3 Cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng 29
Chương 2 ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 39
2.1 Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực 39
2.2 Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có qui định 49
2.3 Một số bất cập trong các qui định pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng và định hướng hoàn thiện 66
Chương 3 THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 85
3.1 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung 85
3.2 Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 95
3.3 Kiến nghị hoàn thiện các qui định pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 116
Chương 4 HIỆU LỰC RÀNG BUỘC CỦA HỢP ĐỒNG 125
4.1 Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: khái niệm và các qui định 125
4.2 Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng 134
4.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng 142
Chương 5 HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI 154
5.1 Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơ bản 155
5.2 Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế 161
5.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi 171
5.4 Kiến nghị xây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành về sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi 186
KẾT LUẬN 198
NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DLSG 1972 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972
DLT 1936 - 1939 Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 - 1939
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐTP Hội đồng thẩm phán
HP 1992 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết
51/2001/QH10
LNO 2005 Luật Nhà ở 2005
LSHTT 2005 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
LTM 1997 Luật Thương mại 1997
LTM 2005 Luật Thương mại 2005
PECL Principles of European Contract Law (Bộ Nguyên tắc Luật
Hợp đồng châu Âu)
PICC Principles of International Commercial Contract (Bộ
Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT)
TANDTC Tòa án nhân tối cao
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh Hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội Trong hầu hết các BLDS cổ điển, hợp đồng
“chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế định khác” do “vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường…”[336, tr.900] Xã
hội càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sử dụng như là một chuẩn mực ứng xử phổ biến giữa tư nhân với nhau, giữa tư nhân với cơ quan nhà nước, thậm chí là giữa
xã hội với nhà nước (như quan niệm của Rousseau [229]) trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
Ngày nay, chế định hợp đồng và hiệu lực hợp đồng trở thành một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam.Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu, phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề hiệu lực hợp đồng Hiệu lực
của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao kết [249, tr.24], là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên tham gia [299, tr
1550] Một hợp đồng được ký kết, nếu không có hiệu lực thì hợp đồng đó chưa thể tạo
ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chưa ràng buộc các bên với nhau và pháp luật cũng chưa tác động đến cách xử sự của các bên theo qui định của hợp đồng đó Vì vậy, trước khi giao kết hợp đồng, thậm chí ngay trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải biết về hợp đồng và những qui định của pháp luật liên quan đến tính hiệu lực của hợp đồng Có thể nói, pháp luật về hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể ngày càng thuận lợi
Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là một vấn
đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.Về mặt
lý luận, các học giả vẫn chưa thống nhất được với nhau trong việc xác định nội dung
của hiệu lực hợp đồng Nhận xét về thực tế này, có luật gia cho rằng: “Dù luật gia nào cũng nói tới hiệu lực của hợp đồng, nhưng khi được hỏi nó là gì và nội dung ra sao thì phần lớn chỉ nói tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” [38, tr 37]
Trang 6Trong thực tiễn lập pháp, vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được qui định khá cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) Tuy nhiên, một số quy định về hiệu lực hợp đồng trong BLDS 2005 cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác giải quyết các tranh chấp có liên quan Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hiện vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới luật học, đặc biệt là điều kiện hình thức và đường lối xử lý các hợp đồng vi phạm hình thức Qui định về thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực
tế và không khả thi Những bất cập trên đây cần phải được nghiên cứu làm rõ và đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện
So với pháp luật hợp đồng của một quốc gia (Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga…), các
Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế (PICC, PECL), qui định trong luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế đòi hỏi cần phải có sự cải cách thích ứng hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng, theo hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật hợp đồng của các nước và của các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế, làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có sự tương đồng hơn so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm, dưới những góc độ khác nhau
2.1 Ở nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật hợp đồng nói chung,
trong đó có đề cập đến các vấn đề có liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, như: các sách
chuyên khảo về Luật hợp đồng The Modern Law of Contract, 5th ed của Richard Stone
[341], European Contract Law, Vol 1 – Formation, Validity and Content of Contract… của Hein Kotz & Axel Flessner [321], Elements of the Law of Contract của MacMillan C.A & R Stone [324], The Oxford Handbook of Comparative Law của M Reinmann
& R Zimmermann [336], The German Law of Contract – A Comparative Treaties, 2nd
ed của Basil Markesinis & others [328], Bài báo Competing Approaches to Force Majeure and Hardship của Catherine Kessedjian [318]…
Trang 7Các công trình này không nghiên cứu chuyên biệt về hiệu lực hợp đồng nói chung, và hiệu lực hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, nói riêng
2.2 Ở trong nước: Có một số Luận án tiến sỹ nghiên cứu các đề tài có liên quan đến
hiệu lực hợp đồng, như đề tài “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của TS Phạm Hữu Nghị; “Hợp đồng kinh tế vô hiệu
và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của TS Lê Thị Bích Thọ [247];
“Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu” của TS Nguyễn Văn Cường [44]
Hiện còn có một số sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu có liên quan tới
một số khía cạnh pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, như quyển “Việt Nam Dân luật - luợc khảo” của GS Vũ Văn Mẫu, [168], “Pháp luật về hợp đồng” của TS Nguyễn Mạnh Bách [5], “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Khánh [108], “Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử” của GS.TS Nguyễn Thị Mơ [174], “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án”, của TS Đỗ Văn Đại [54] Ngoài ra, còn có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, như “Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” của PGS.TS Đinh Văn Thanh [240], “Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam” của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa [201], “Thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng” của TS Phạm Công Lạc [115]…
Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quí báu giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, nhưng các công trình kể trên không nghiên cứu riêng và toàn diện về hiệu lực của hợp đồng theo qui
định của pháp luật Việt Nam Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ luật là không trùng lặp
với các công trình khoa học đã được công bố
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực hợp đồng ở Việt Nam, trên cơ sở đối chiếu với qui định về hiệu lực hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới và một số Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế nhằm góp phần làm rõ và làm phong
Trang 8phú thêm về cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, tiếp thu
có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật quốc tế về hợp đồng; đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các qui định còn bất cập, thiếu sót trong pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng theo xu hướng hiện đại và hội nhập, qua đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hiệu lực của hợp đồng, như: làm
rõ khái niệm và bản chất của vấn đề hiệu lực của hợp đồng, xây dựng khái niệm cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng; làm rõ cơ sở lý luận và các vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của hợp đồng như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và ảnh hưởng của nó đối với hiệu lực pháp luật của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực hợp đồng ở Việt Nam, bao gồm cả việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan và những điểm thiếu sót, chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập của pháp luật về hiệu lực của hợp đồng, đánh giá thực trạng của qui định pháp luật về hiệu lực của hợp đồng, để từ đó xác định được những điểm cần sửa đổi, bổ khuyết trong các văn bản pháp luật về hợp đồng hiện hành của Việt Nam
- Trên cơ sở những bất cập đã được xác định để từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp pháp lý cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của hợp đồng, đồng thời xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết làm căn cứ cho việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp cụ thể đó
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Hiệu lực của hợp đồng là vấn đề rất rộng Mặt khác, vấn đề
hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính nguyên lý chung của hợp đồng và được qui định chủ yếu trong BLDS, nên nội dung của Luận án tập trung phân tích các qui định trong phần chung về hợp đồng trong BLDS 2005 Điều này không có nghĩa Luận án chỉ nghiên cứu về hợp đồng trong lĩnh vực dân sự Bởi lẽ, khái niệm hiệu lực hợp đồng được trình bày trong Luận án là khái niệm chung nhất cho mọi hợp đồng, bao gồm cả
Trang 9hợp đồng dân sự, kinh doanh – thương mại và các hợp đồng khác Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn việc phân tích chỉ những vấn đề hiệu lực của hợp đồng theo nghĩa rộng (bao gồm chủ yếu là các hợp đồng kinh doanh – thương mại và hợp đồng dân sự), như qui định tại Điều 1 BLDS 2005,1 mà không phân tích các hợp đồng trong lĩnh vực lao động Bên cạnh đó, luận án còn phân tích về các qui định có liên quan đến hiệu lực của hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên quan khác, cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực này
Ngoài ra, nội hàm của khái niệm hiệu lực của hợp đồng là vấn đề pháp lý rất phức tạp và có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác của pháp luật hợp đồng, như qui định về việc thực hiện hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng do có sự vi phạm hoặc dự đoán có sự vi phạm hợp đồng của bên kia, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải thích hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba, phân chia rủi ro, thông tin bất cân xứng… Tuy nhiên,
đề tài cũng không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề khác có liên quan tới hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, sự hạn chế hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
- Về mặt thời gian: Cùng với việc nghiên cứu các qui định của pháp luật, đề tài
cũng dành một liều lượng thích hợp để nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng (dân sự, kinh doanh – thương mại) trên thực tế, tại Tòa án và Trọng tài Thương mại Việt Nam, tính từ ngày BLDS
1995 được ban hành, đặc biệt là từ khi BLDS 2005 có hiệu lực đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lê
nin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến các qui định về hiệu lực của hợp đồng Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp lô ghích pháp lý, phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh pháp luật để làm rõ mối quan hệ giữa qui định về hiệu lực của hợp đồng trong phần chung BLDS với các qui định về hiệu lực của các hợp đồng dân sự thông dụng
1 Điều 1 BLDS 2005 qui định: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của
cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)…”
Trang 10trong BLDS, và với các qui định về hiệu lực của hợp đồng trong các luật chuyên ngành Trong một số vấn đề cụ thể (thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi) cũng có so sánh với pháp luật hợp đồng của một số nước như Pháp, Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc Đề tài cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong một vài vấn đề cụ thể, và phương pháp khảo sát đánh giá thực tiễn để tìm hiểu thêm quan điểm của các luật gia làm công tác thực tiễn pháp lý, qua đó góp phần làm rõ thêm thực trạng áp dụng các qui định về hiệu lực của hợp đồng trong việc giải quyết tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng tại Việt Nam từ khi BLDS 1995 được ban hành đến nay
Cách nghiên cứu vấn đề theo “chiều dọc” nhằm làm rõ toàn bộ các nội dung pháp lý liên quan tới hiệu lực hợp đồng trong mối quan hệ biện chứng từ khi giao kết, xác lập, thực hiện hợp đồng đến khi sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, và từ những qui định mang tính nguyên tắc chung cho đến ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực hợp đồng Mặt khác, trong mỗi vấn đề, tác giả cũng sử dụng cách thức truyền thống là đi từ nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, và cuối cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật
và của đất nước Việt Nam nói chung, vào trào lưu chung của thế giới
Góp phần làm hoàn thiện pháp luật hợp đồng cũng là góp phần vào việc bảo đảm cho các quan hệ hợp đồng ở Việt Nam được ổn định, an toàn pháp lý và tránh được các rủi ro cho các bên chủ thể, bảo đảm quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền được pháp luật bảo vệ khi tham gia các quan hệ hợp đồng và các quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong hợp đồng
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật hợp đồng trong các trường đào tạo về luật
Trang 117 Những điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận án có một số điểm mới sau đây:
- Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề hiệu lực hợp đồng, phân tích và làm rõ nội hàm của các khái niệm hiệu lực tương đối của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng (chương 1) kiến nghị thay thuật ngữ ‘hợp đồng dân sự’ trong qui định tại Điều 388 BLDS 2005 bằng thuật ngữ ‘hợp đồng’ (chương 1);
- Hai là, xây dựng các khái niệm mới hiệu lực của hợp đồng (chương 1), cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng (chương 1), điều khoản điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi theo quan niệm pháp lý Việt Nam (trên cơ sở tiếp thu từ khái niệm
hardship trong thực tiễn thương mại quốc tế), và làm rõ nội hàm của các khái niệm này (chương 5) Đây là những khái niệm mới chưa được đề cập trong các công trình khoa học pháp lý trước đây
- Ba là, trong mỗi chương, tác giả đều chỉ ra những điểm bất cập, thiếu sót của
pháp luật hiện hành và của thực tiễn áp dụng, đồng thời dựa trên những kết quả đó để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các qui định tương ứng, như các kiến nghị: hoàn thiện các qui định về hình thức hợp đồng và hậu quả pháp lý khi hợp đồng
vi phạm qui định bắt buộc về hình thức (chương 2) [Xem Phụ lục 12]; sửa đổi, bổ sung các qui định về thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực hợp đồng (chương 3) [Phụ lục 13]; bổ sung qui định về nguyên tắc và ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực ràng buộc hợp đồng, đồng thời hoàn thiện các giải pháp khắc phục do vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (chương 4) [Phụ lục 14]
- Bốn là, phân tích thực tiễn pháp luật về xu hướng cho phép điều chỉnh hiệu
lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship), tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng
và áp dụng pháp luật về nội dung tương ứng trong pháp luật của nước ngoài và của các
bộ nguyên tắc quốc tế về hợp đồng, từ đó kiến nghị Việt hóa khái niệm này thành khái niệm ‘sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi’, và đề xuất bổ sung vào trong BLDS
2005 căn cứ cho phép sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi với những tiêu chí, đường lối, giải pháp cụ thể (chương 5) [Phụ lục 15]
8 Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung của Luận án gồm 5 chương
Trang 12Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
Vấn đề hiệu lực của hợp đồng bao gồm và liên quan tới nhiều nội dung phức tạp của hợp đồng như điều kiện có hiệu lực, thời điểm có hiệu lực, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng… Để làm rõ nội dung và ý nghĩa pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, tạo tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu tiếp các phần sau của luận án, chương này trình bày khái quát hiệu lực hợp đồng, gồm ba nội dung sau đây: khái niệm và bản chất của hợp đồng, khái niệm hiệu lực hợp đồng và cơ chế điều chỉnh hiệu lực hợp đồng
1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG
1.1.1 Khái niệm hợp đồng
Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham gia vào các giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do mình tạo ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình Một trong những phương thức cơ bản để thực hiện việc trao đổi lợi ích trong xã hội chính là sự thỏa thuận giữa các bên, dựa trên các nguyên tắc tự
do, tự nguyện, bình đẳng và được đặt dưới sự bảo trợ của luật pháp Hiện tượng đó
được định danh trong luật bằng thuật ngữ pháp lý: ‘Hợp đồng’
Ngày nay, hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu của mình Tuy vậy, trong lịch sử lập pháp của nhân loại, để tìm ra được một thuật ngữ chính xác, như thuật ngữ
“hợp đồng” đang được sử dụng trong pháp luật của hầu hết các quốc gia ngày nay, là
việc không dễ dàng Nhiều luật gia cho rằng thuật ngữ ‘hợp đồng’ (contractus) được hình thành từ động từ ‘contrahere’ trong tiếng La-tinh, có nghĩa là ‘ràng buộc’, và
xuất hiện lần đầu tiên ở La Mã vào khoảng thế kỷ V – IV TCN [108, tr.29; 291, 3] Ban đầu, người La Mã cũng không có khái niệm chung ‘contractus’ mà sử dụng các thuật ngữ riêng biệt để chỉ các hợp đồng cụ thể phổ biến như mua bán (sponsio), vay mượn (mutuum), gửi giữ (depositum), ủy thác (mandatum)… Mãi đến thời của
tr.162-luật gia La-be-ôn (thế kỷ 1 sau CN), người La Mã mới chính thức sử dụng thuật ngữ
‘contractus’ trong luật, và quan hệ hợp đồng được pháp luật công nhận và bảo vệ dưới
thời Justinnian [61, tr.81] Sau này, pháp luật các nước phương Tây đã kế thừa và phát
triển quan niệm pháp lý từ thời La Mã và đã sử dụng chính thức thuật ngữ ‘hợp đồng’,
mà trong tiếng Anh được viết là ‘contract’, và trong tiếng Pháp là ‘contrat’
Trang 13Ở Việt Nam, trong thực tế đời sống, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử
dụng để chỉ về hợp đồng: khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, cam kết, tờ giao ước, tờ ưng thuận… Trong cổ luật, dựa vào các cứ liệu lịch sử còn lại cho đến ngày nay, thuật ngữ ‘văn tự’ hay ‘văn khế’[289, Điều 363 và 366], hay mua, bán, cho, cầm đã được sử
dụng khá sớm, trong Bộ Quốc triều Hình luật [167, tr.156; 286, tr.57- 8] Sau này,
thuật ngữ ‘khế ước’ mới được sử dụng chính thức trong Sắc lệnh ngày 21/7/1925
(được sửa đổi bởi Sắc lệnh ngày 23/11/1926 và Sắc lệnh ngày 06/9/1927) ở Nam phần thuộc Pháp, trong Bộ Dân luật Bắc 1931 (sau đây viết là DLB 1931), và trong Bộ Dân
luật Trung 1936 – 1939 (DLT 1936 – 1939) Thuật ngữ ‘khế ước’ cũng được sử dụng
trong Sắc lệnh 97/SL của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Hồ Chủ tịch ký ban hành ngày 22/5/1950 (Điều 13) Thuật ngữ “khế ước” cũng được sử dụng trong Bộ Dân luật 1972 của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước 30/4/1975 (DLSG 1972) (Điều 653) Ngoài ra, trong DLB 1931, DLT 1936 - 1939 và DLSG 1972 còn sử
dụng thuật ngữ ‘hiệp ước’, trong đó nhà làm luật xem ‘khế ước’ là một ‘hiệp ước’ [13,
Điều 664; 91, Điều 680]hoặc đồng nhất giữa ‘khế ước’ với ‘hiệp ước’ [14, Điều 653]
Các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước ta không còn sử dụng thuật ngữ
‘khế ước’ hay ‘hiệp ước’ như trước đây mà sử dụng các thuật ngữ có tính “chức năng”,
“công cụ” [110, tr.40] như hợp đồng dân sự [15, Điều 388], hợp đồng lao động [23, Điều 26-43], hợp đồng thương mại [154, khoản 1 Điều 3] Trong pháp luật của nhiều nước (như sẽ trình bày ở các trang 3 – 5 dưới đây) chỉ sử dụng thuật ngữ ‘hợp đồng’, chứ không sử dụng các thuật ngữ hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động… như luật Việt Nam
Ngoài việc chọn ‘hợp đồng’ làm thuật ngữ pháp lý chính thức trong các văn bản pháp luật, các luật gia cũng quan tâm tới việc làm rõ nội hàm của khái niệm ‘hợp đồng’ Về mặt học thuật và pháp lý, các luật gia cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra một định nghĩa về hợp đồng Đúng như một luật gia đã nhận xét, hợp đồng
“dường như là một trong những hiện tượng có thể nhận thức được rất dễ dàng nhưng thật khó khăn để có thể đưa ra được một định nghĩa về nó” [302, tr.14]
Trên thực tế, sự tiếp cận khái niệm hợp đồng trong các hệ thống pháp luật cũng khác nhau Quan niệm của các luật gia thuộc hệ thống Civil Law xem hợp đồng như một kết quả phức hợp của ý chí tự do cá nhân cùng nhiều nguyên tắc pháp lý cơ bản của Luật Tư Theo Geoffrey Samuel,
Trang 14Khái niệm hợp đồng trong hệ thống Civil law bị chi phối bởi ba nguyên tắc Thứ nhất, hợp đồng được xem là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí của các bên Thứ hai, đó là pháp luật do các bên lập ra để ràng buộc chính các bên trong hợp đồng Vì sự ràng buộc của hợp đồng không chỉ là hiệu lực pháp lý được dự liệu bởi các bên, mà đó còn là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật, bởi tập quán hoặc bởi yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, nhằm xác lập trách nhiệm thực thi hợp đồng phù hợp với bản chất của hợp đồng Nguyên tắc thứ ba là tự do hợp đồng: các bên được tự do, trong phạm vi giới hạn của luật công và trật tự công cộng, để tạo ra loại hợp đồng mà họ muốn, thậm chí điều đó có thể là vô lý theo cách nhìn nhận của người khác [339, tr.278]
Khác với quan niệm của các nước theo hệ thống Civil Law, trong hệ thống Common Law (Thông luật), ban đầu người ta xem hợp đồng như là kết quả của các cam kết đơn giản, thể hiện bằng những hành vi pháp lý cụ thể của mỗi bên Sau
này,“các thẩm phán theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatic) ở Anh đã xem xét hợp đồng như là một nghĩa vụ được tạo ra bởi sự gặp gỡ ý chí giữa các bên” [339, tr.283 - 84]
Có thể nói, thuật ngữ ‘hợp đồng’ là một phạm trù đa nghĩa và có thể được xem xét nhiều góc độ khác nhau Các luật gia Việt Nam thường hiểu khái niệm ‘hợp đồng’
theo hai nghĩa: nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan Theo nghĩa khách quan, ‘hợp
đồng’ là một bộ phận của chế định nghĩa vụ trong Luật Dân sự, bao gồm các “qui phạm pháp luật được qui định cụ thể trong BLDS nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội (chủ yếu là quan hệ tài sản) trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau” Theo nghĩa chủ quan, hợp đồng “là sự ghi nhận kết quả của việc cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể giao kết hợp đồng” hay “là kết quả của việc thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, được thể hiện trong các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ mỗi bên để có cơ sở cùng nhau thực hiện” [239, tr.19]
Trong phạm vi mục này, tác giả chỉ bàn về khái niệm hợp đồng hiểu theo nghĩa chủ quan (nghĩa hẹp) Theo đó, ngoài việc được ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp luật của nhiều nước trên thế giới, khái niệm hợp đồng còn được nhiều học giả đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau Một trong những định nghĩa sớm nhất về hợp đồng thường được nhiều học giả ngày nay nhắc đến và chấp nhận, là định nghĩa của học giả
người Pháp - Pothier trong tác phẩm “Traité des obligations” năm 1761: “Hợp đồng là
sự thỏa thuận theo đó hai hoặc chỉ một bên hứa, cam kết với người khác để chuyển giao một vật, để làm một công việc hoặc không làm một công việc” [321, tr.3] Định
nghĩa này không khác gì so với định nghĩa hợp đồng trong các BLDS hiện đại ngày
Trang 15nay BLDS Pháp cũng có định nghĩa hợp đồng giống gần như hoàn toàn định nghĩa
của Pothier: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó” [19, Điều 1101]
Theo qui định tại Điều 1378 BLDS 1994 của Bang Québec (Canada): “Hợp đồng là sự thống nhất ý chí, theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện những cam kết đã định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác” Tuy có tính khái quát hơn,
nhưng định nghĩa này cũng không hoàn toàn “thoát ly” khỏi định nghĩa tại Điều 1101
BLDS Pháp Cả hai định nghĩa trên đều thể hiện rõ bản chất của hợp đồng là sự “thỏa thuận” hay “thống nhất ý chí” giữa các bên Tuy nhiên, nội dung định nghĩa chỉ thể
hiện chức năng của hợp đồng mà chưa chỉ ra được dấu hiệu đặc trưng thứ hai của hợp
đồng: nhằm tạo ra hiệu lực ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
Định nghĩa “hợp đồng” cũng được qui định tại Điều 1-201 Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code of United State of America, viết tắt là
UCC): “Hợp đồng là tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự ‘thỏa thuận’ của các bên…”. Văn bản Pháp điển xuất bản lần hai (Restatement 2nd) có nêu một định
nghĩa cụ thể hơn: Hợp đồng là “một hay một tập hợp các cam kết mà nếu vi phạm những cam kết này thì bị buộc phải thực hiện bằng sự cưỡng chế cuả pháp luật, hoặc nói cách khác pháp luật công nhận việc thực hiện những cam kết này là một nghĩa vụ” Trong Bách Khoa toàn thư về Pháp luật của Hoa Kỳ cũng có định nghĩa hợp
đồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai thực thể pháp lý, tạo ra một sự ràng buộc nghĩa vụ nhằm để làm một việc, hoặc để không làm một việc, giao một vật xác định”
[306, tr.53] Định nghĩa này thể hiện rõ ràng hơn bản chất và mục đích cơ bản của khái niệm hợp đồng và nội dung của nó cũng có tính “hội nhập” hơn với khoa học pháp lý của các quốc gia khác trên thế giới
Tại Điều 2 của Luật Hợp đồng Trung Quốc (1999) qui định: “Hợp đồng theo qui định của Luật này là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên nhân, các tổ chức khác Các thỏa thuận liên quan đến quan hệ hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ… thích dụng với qui định của các luật khác” Tương tự, theo qui định tại khoản 1 Điều 420 BLDS Nga (1994): “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Định nghĩa hợp đồng trong Luật Hợp đồng Trung
Trang 16quốc tương đối dài, vì bao hàm cả các nguyên tắc khái quát trong việc giao kết thực hiện hợp đồng mà người Trung Quốc muốn nhấn mạnh, đó là nguyên tắc “bình đẳng” giữa các bên tham gia hợp đồng Định nghĩa “hợp đồng” trong BLDS của Nga cũng có nội dung tương tự nhưng cách diễn đạt khái quát và ngắn gọn hơn cả A.L Makovsky
và S.A Khoklov đã bình luận về định nghĩa này như sau: “Hợp đồng được định nghĩa ngắn gọn mang tính truyền thống Đó là sự thoả thuận của hai hay nhiều người về việc thiết lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 420) Tuy nhiên, về cơ bản không có điểm gì mới trong định nghĩa này Quan trọng trên hết, cơ
sở của những thoả thuận như thế này không phải là ý chí cuả một bên, mà là ý chí của nhiều bên để ràng buộc các bên trong thực hiện nghĩa vụ…” [325, tr xciv]
Điều 388 BLDS 2005 định nghĩa hợp đồng như sau: “Hợp đồng dân sự là sự
thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Có thể dễ dàng thấy rằng, qui định tại Điều 388 BLDS Việt Nam (2005) cũng gần
giống như qui định của Luật hợp đồng Trung quốc (1999) và đặc biệt là hoàn toàn giống với qui định tại khoản 1 Điều 420 BLDS Nga (1994)
Xét về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình thương thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật có qui định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận của các bên Xét
về vị trí, vai trò của hợp đồng, theo nghĩa hẹp, thì hợp đồng là một loại giao dịch dân
sự, là một căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự Như vậy, hợp đồng là phương tiện pháp lý để các bên tạo lập quan hệ nghĩa vụ Có thể nói, định nghĩa trên đã hàm chứa tất cả dấu hiệu mang tính bản chất của hợp đồng và thể hiện rõ chức năng, vai trò của hợp đồng trong việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
Định nghĩa trên đây của BLDS 2005 được xem là hợp lý và thuyết phục nhất ở Việt Nam từ trước đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác; vừa mang tính khái
quát cao, phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ ‘hợp đồng’, vừa thể hiện rõ vai trò của
hợp đồng như là một căn cứ pháp lý (phổ biến) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ (dân sự) của các bên Đây là định nghĩa được hầu hết các luật gia
đồng tình và chấp nhận, trừ ‘cái đuôi’ ‘dân sự’ kèm theo [86, tr.57; 108, tr.38-41]
Trang 17Tác giả cho rằng, cần bỏ từ ‘dân sự’ kèm theo khái niệm ‘hợp đồng’ Bởi lẽ, thuật ngữ ‘dân sự’ vừa có thể được hiểu theo nghĩa rộng, nhưng cũng vừa có thể được hiểu theo nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, khái niệm ‘dân sự’ bao hàm cả các lĩnh vực khác, như lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân, gia đình [15, Điều 1] Còn theo nghĩa hẹp, khái niệm ‘dân sự’ chỉ được dùng trong các quan hệ dân sự (để phân biệt với các quan hệ pháp luật khác: hình sự, hành chính…) Trong pháp luật tố tụng,
từ ‘dân sự’ cũng được hiểu theo nghĩa hẹp, nhằm phân biệt giữa các ‘Tòa dân sự’,
‘Tòa Kinh tế’, ‘Tòa lao động’… Trở lại khái niệm ‘hợp đồng dân sự’, câu hỏi đặt ra là,
từ ‘dân sự’ có ý nghĩa gì khi được đặt kèm theo khái niệm ‘hợp đồng’ Về mặt lô ghích, từ ‘dân sự’ được đặt ở vị trí này là nhằm xác định rõ nghĩa của khái niệm ‘hợp đồng’, nhằm để chỉ đây là ‘hợp đồng dân sự’ chứ không phải là hợp đồng khác (thương mại, lao động) Trong khi đó, khái niệm ‘hợp đồng dân sự’ được qui định tại Điều 388 BLDS 2005 với chủ định xem đây khái niệm chung được sử dụng để chỉ mọi hợp đồng, chứ không phải chỉ dành cho riêng ‘hợp đồng dân sự’ Do vậy, không nên đặt từ ‘dân sự’ ngay sau khái niệm ‘hợp đồng’ vì dễ gây hiểu lầm, và không cần thiết
Tóm lại, định nghĩa hợp đồng (dân sự) tại Điều 388 BLDS 2005 là chấp nhận được Tuy vậy, để đảm bảo tính chuẩn xác của thuật ngữ này, tác giả kiến nghị Quốc
hội cần sửa đổi Điều 388 BLDS 2005 theo hướng bỏ hai từ ‘dân sự’ kèm theo sau thuật ngữ ‘hợp đồng’
1.1.2 Bản chất của hợp đồng
Như đã được thể hiện trong khái niệm hợp đồng, bản chất của hợp đồng được
tạo nên bởi hai yếu tố pháp lý là sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên 1.1.2.1 Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộc pháp
lý với nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận Bởi vậy, mặc dù trong luật thực định và trong lý luận có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưng chung qui lại, tất cả
các định nghĩa đó đều thể hiện một quan điểm nhất quán là luôn xem sự thỏa thuận
giữa các bên là một trong các yếu tố thể hiện bản chất của hợp đồng
Yếu tố thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng tạo nên hợp đồng Không có hợp đồng nào mà không do thỏa thuận và không có hợp đồng nào được tạo
ra mà thiếu yếu tố thỏa thuận Bởi vậy, có ý kiến cho rằng, “yếu tố thỏa thuận của các chủ thể là tiền đề của hợp đồng và được xem là tuyệt đối” [239, tr.20]
Trang 18Theo nghĩa thông thường, thỏa thuận là “nhất trí, đồng ý với nhau sau khi bàn bạc” [217, tr.1578] Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thỏa thuận là “sự nhất trí chung được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hòa.”
[93, tr.238]
Trên phương diện pháp lý, để có thể hình thành nên hợp đồng, pháp luật qui định các bên tham gia cùng thương lượng, trao đổi, bàn bạc để đi đến sự nhất trí chung, dựa trên sự đề nghị của một bên và sự chấp nhận hoàn toàn của bên kia Nhưng
sự thỏa thuận với tư cách là một yếu tố thể hiện bản chất của hợp đồng còn có ý nghĩa tích cực hơn, so với các khái niệm thương lượng, bàn bạc, đồng ý Nếu khái niệm
‘thương lượng’ hay ‘bàn bạc’ dùng để chỉ quá trình thương thuyết, giao dịch giữa các bên và khái niệm ‘đồng ý’ dùng để chỉ kết quả của quá trình đó, thì khái niệm ‘thỏa thuận’ ở đây được hiểu là toàn bộ quá trình, từ sự thương lượng đến sự ‘thống nhất ý chí’ Đó là quá trình ‘dung hòa’ giữa ý chí các bên, đi từ sự đồng ý của từng bên, đến
sự hiệp ý hay gặp gỡ ý chí của hai hay nhiều bên khác nhau, nhằm đạt được ‘sự nhất trí chung’, hay ‘sự đồng thuận’ giữa hai hay nhiều bên đó
Bản chất của sự thỏa thuận của là kết quả của sự thống nhất giữa ‘ý chí’ với ‘sự bày tỏ ý chí’ của mỗi bên, đặt trong mối liên hệ thống nhất với sự ‘ưng thuận’ tương ứng của một hoặc các bên khác, tạo thành sự ‘đồng thuận’ của các bên, nhằm đạt một mục đích xác định Bởi thế, có ý kiến cho rằng, “thỏa thuận là sự trùng hợp ý muốn của các bên về một điều gì đó mà các bên mong muốn đạt được” [257, tr.10]
Xét về nội dung, sự thỏa thuận không chỉ là sự nhất trí, đồng ý chung chung mà còn phải có nội dung cụ thể, mục đích rõ ràng, tức phải xác định được bản chất của quan hệ hợp đồng mà các bên muốn xác lập Theo đó, các bên phải thống nhất về mục đích của hợp đồng là chuyển giao một vật hoặc làm một việc gì cụ thể Nếu một bên thể hiện ý chí muốn bán một ngôi nhà mà bên kia chỉ muốn thuê ngôi nhà đó thì không
thể có một sự ‘hiệp ý’ Hơn nữa, nếu các bên đồng ý cùng nhau mua bán một ngôi nhà,
nhưng không nhất trí được với nhau về giá bán, thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn giao nhà, trả tiền thì hợp đồng chưa chắc được thiết lập
Tuy vậy, những thỏa thuận thiếu vắng các nội dung cụ thể là chuyện phổ biến trong thực tế, vì có thể do các bên sơ suất hoặc cố ý để ngỏ những điều khoản như vậy
Trang 19Trong trường hợp có tranh chấp, những nội dung còn thiếu sẽ được tòa án xem xét và
áp dụng các điều khoản dự phòng của pháp luật, hoặc có thể bổ túc thông qua việc giải thích hợp đồng Hợp đồng được coi là hoàn thành, nếu các bên đã thỏa thuận được những nội dung chủ yếu Hợp đồng được coi là chưa hoàn thành, nếu thiếu những nội dung chủ yếu mà tòa án không thể bổ túc được Một thỏa thuận chỉ được coi là có giá trị pháp lý, nếu nội dung và mục đích của nó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội
Ngoài ra, thỏa thuận chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực ràng buộc đối với các bên nếu tuân thủ các yêu cầu do pháp luật qui định như điều kiện về chủ thể, điều kiện về nội dung và mục đích, điều kiện về sự tự nguyện, và điều kiện về hình thức hợp đồng trong trường hợp pháp luật có qui định Đây gọi là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Các nội dung này sẽ được trình bày trong chương hai của Luận án
Tóm lại, thông qua sự thỏa thuận các bên đã làm nên hợp đồng, tức làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng Vì vậy, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sự tồn hợp đồng
1.1.2.2 Hợp đồng là thỏa thuận để tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa các bên
Một sự thỏa thuận không phải là hợp đồng, nếu không tạo nên hiệu lực ràng buộc giữa các bên Bởi vậy, dấu hiệu thứ hai thể hiện bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên phải nhằm tạo ra một sự ràng buộc pháp lý, tức là sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ mới, ngoài những quyền và nghĩa vụ luật định, hoặc làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ ấy
Một sự thỏa thuận mang tính chất xã giao hoặc một lời hứa danh dự, như lời hứa sẽ tặng quà nhân ngày sinh nhật, hoặc thỏa thuận sẽ đến dự tiệc ở nhà bạn, hay cùng đi ăn tối với người khác cũng không phải là hợp đồng, vì các thỏa thuận này không tạo ra sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên Sự vi phạm lời hứa danh dự hoặc các cam kết mang tính chất xã giao như trên có thể làm cho người thất hứa bị mất uy tín, bị dư luận chê trách, nhưng không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý
và không thể bị áp dụng chế tài dân sự như trường hợp vi phạm hợp đồng
Trong xã hội ngày nay, người ta cũng sử dụng nhiều hình thức cam kết mang tính chất thỏa thuận nội bộ trong một khu vực dân cư, một đơn vị hành chính, một địa phương để cùng làm một việc hay cùng thực hiện một cuộc vận động gì đó của địa
phương, đơn vị Ví dụ như bản cam kết thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu
Trang 20cực” giữa các nhà giáo với lãnh đạo ngành giáo dục, hay cam kết “thực hiện nếp sống văn minh đô thị” của hộ gia đình với chính quyền địa phương Những cam kết như vậy
cũng mang tính thỏa thuận, nhưng không phải là hợp đồng, vì không làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Các cam kết này có thể mang tính “ràng buộc”, thậm chí sự “vi phạm” các cam kết ấy có thể bị áp dụng các biện pháp “cưỡng chế” (về mặt đạo đức) hay chế tài nhất định (như các chế tài hành chính), nhưng sự “vi phạm” đó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng
Cũng có những thỏa thuận đặt các bên vào một quan hệ nghĩa vụ luật định, chẳng hạn như các thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận về việc nuôi con nuôi Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết đó không phải là hợp đồng Quan điểm
của các luật gia cũng thừa nhận đây chỉ là những thỏa thuận tư nhân nhằm “thừa nhận một qui chế pháp định”, chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ “luật định sẵn”, chứ không
1.2 KHÁI NIỆM HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG, HIỆU LỰC TƯƠNG ĐỐI CỦA HỢP ĐỒNG
Hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính bản chất của hợp đồng, vì suy cho cùng, các bên thiết lập hợp đồng là để ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với nhau Khi thiết
lập một hợp đồng, người ta luôn hướng đến việc tạo lập “sự ràng buộc pháp lý” đối
với nhau và trông đợi bên kia cùng thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, nhằm thỏa mãn các lợi ích các bên Nội dung sau đây làm rõ khái niệm hiệu lực hợp đồng
1.2.1 Khái niệm hiệu lực hợp đồng
Hiệu lực của hợp đồng đối với sự tồn tại của hợp đồng có thể được ví giống như
là ‘hơi thở’ hay ‘linh hồn’ đối với sự sống của con người Một hợp đồng không có hiệu
lực cũng có nghĩa là giữa các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng Tuy nhận thức
Trang 21được tính chất quan trọng của hiệu lực hợp đồng là như vậy, nhưng để đưa ra một định nghĩa chính xác về hiệu lực của hợp đồng, quả là điều không dễ
Trong hầu hết các quyển Từ điển Tiếng Việt và Từ điển chuyên ngành Luật ở
Việt Nam hiện nay (trừ quyển “Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học” của Trường Đại học Luật Hà Nội) đều không có mục từ “hiệu lực của hợp đồng” mà chỉ có các mục từ khác gần với nó, như “hiệu lực pháp luật của di chúc” hay “hiệu lực của các văn bản pháp luật” [92, tr.289; 225, tr.203-4] Theo các Từ điển này thì hiệu lực pháp luật (của
văn bản pháp luật nói chung) “là tính bắt buộc thi hành của văn bản…”, “là giá trị
pháp lý của văn bản…, hoặc (giá trị) áp dụng của văn bản đó,… thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng
áp dụng” [225, tr.202; 287, tr.357-58]
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học có giải thích khái niệm “hiệu lực của hợp đồng dân sự” là “giá trị bắt buộc thi hành đối các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng” [241, tr.65] Tuy ngắn gọn, nhưng định nghĩa này cũng phản ánh được bản chất của khái niệm hiệu lực hợp đồng Tuy vậy, nội hàm của định nghĩa này vẫn chưa
đầy đủ, và nếu giải thích rõ ra thì cũng có phần chưa chính xác Bởi lẽ, hiệu lực của
hợp đồng, hiểu theo đúng bản chất của nó, thì không chỉ là ‘giá trị bắt buộc thi hành’
mà còn bao gồm cả việc sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng Giá trị bắt buộc thi hành còn là đặc điểm chung của nhiều loại giao dịch
pháp lý khác, chứ không phải là đặc trưng riêng có của hiệu lực hợp đồng Mặt khác,
trong định nghĩa này sử dụng cụm từ “đối với các chủ thể giao kết hợp đồng” là có phần chưa chính xác Bởi vì, chủ thể giao kết hợp đồng hoặc chủ thể thực hiện hợp đồng chưa chắc là chủ thể của hợp đồng đó Ở đây nếu sử dụng cụm từ “chủ thể tham
gia xác lập và thực hiện hợp đồng” thì đúng hơn và rõ nghĩa hơn
Khái niệm hiệu lực hợp đồng cũng không được tìm thấy trong một số từ điển
của nước ngoài bằng tiếng Anh, như quyển “Oran’s Dictionary of The Law - 3 rd ed.” [334], “A Oxford Dictionary of Law – 5 th ed.” [329] hay quyển “Dictionary of Law -
4 th ed.” [307] Tuy vậy, trong quyển Từ điển Bách khoa pháp luật Hoa Kỳ có đưa ra
định nghĩa về ‘hiệu lực’ (valid): “Hiệu lực là sự ràng buộc; sự cưỡng chế pháp lý…” [306, tr.203] Trong quyển “Black’ Law Dictionary – 6 th ed.” của Henry Campell Black cũng không nêu khái niệm hiệu lực hợp đồng mà chỉ nêu khái niệm hợp đồng có hiệu lực như sau: “Hợp đồng mà trong hợp đồng đó có đầy đủ các yếu tố pháp lý thì
Trang 22có hiệu lực như pháp luật đối với các bên Khi một hợp đồng được công nhận có hiệu lực thì có sự ràng buộc pháp lý”[299, tr.1550] Như vậy, trên phương diện giải thích
thuật ngữ, các từ điển trên đã đưa ra khái niệm hiệu lực hợp đồng với dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nó là giá trị ràng buộc các bên phải thi hành nghiêm túc Tuy vậy, chỉ với dấu hiệu này, các khái niệm về hiệu lực hợp đồng trong các từ điển trên vẫn
chưa phản ánh đầy đủ các dấu hiệu thể hiện bản chất của hiệu lực hợp đồng
Trong luật thực định, khái niệm hiệu lực hợp đồng cũng được qui định trong các văn bản pháp luật của một số quốc gia Chẳng hạn, BLDS Pháp có qui định: “Hợp
đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên”, “chỉ có thể bị hủy bỏ
trên cơ sở có thỏa thuận chung, hoặc theo những căn cứ do pháp luật qui định” và
“phải được thực hiện một cách thiện chí” [19, Điều 1134] Theo qui định này, hợp
đồng có hiệu lực thì có giá trị là luật đối với các bên, được pháp luật tôn trọng và bảo
vệ, được các bên phải tuân thủ và thực hiện hợp đồng đó một cách nghiêm túc, có thiện chí Các bên không thể hủy bỏ hợp đồng nếu không dựa trên ý chí tự nguyện của tất cả các bên hoặc các căn cứ do pháp luật qui định
Trong luật thực định Việt Nam, qui định về “hiệu lực hợp đồng” cũng được tìm
thấy trong một số BLDS ở Việt Nam trước đây Theo Điều 673 DLB 1931 và Điều
713 DLT 1936-1939, “các hợp ước được kết lập theo pháp luật cũng có hiệu lực như luật pháp đối với các bên kết ước” Điều 687 DLSG 1972 cũng có qui định về “hiệu lực của khế ước”, với nội dung cũng tương tự như Điều 1134 BLDS Pháp
BLDS 1995 từng có qui định về hiệu lực hợp đồng như sau: “1 Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; 2- Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định…” [16, Điều 404]
BLDS 2005 không qui định cụ thể về hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ qui định khái quát
là: “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”[15, Điều 405].Có thể nói,
qui định này không thể hiện được bản chất của khái niệm hiệu lực hợp đồng – đó là giá
trị pháp lý ràng buộc đối với các bên, mà chủ yếu là để xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng Ngoài ra, tại Điều 4 BLDS 2005 cũng có qui định chung về
hiệu lực của các cam kết dân sự: “cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”.
Trang 23Tóm lại, qua nghiên cứu khía cạnh pháp lý và từ điển của khái niệm hiệu lực hợp đồng, chúng ta thấy có hai dấu hiệu thể hiện bản chất của nó, đó là: (i) giá trị pháp
lý của hợp đồng giống như pháp luật; và (ii) hiệu lực ràng buộc mang tính cưỡng chế
nhằm buộc các bên phải tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết trong hợp đồng Giá trị pháp lý và hiệu lực ràng buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng
là hai mặt không thể thiếu của hiệu lực hợp đồng Trên cơ sở nhận thức bản chất của
‘hiệu lực hợp đồng’, tác giả xin đưa ra khái niệm hiệu lực hợp đồng như sau:
Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó
Về phương diện lý luận, việc nhận thức đúng khái niệm hiệu lực hợp đồng là cơ
sở để tiếp cận các vấn đề khác có liên quan đến việc nghiên cứu quá trình tạo lập, xác nhận giá trị pháp lý và thực thi hợp đồng Khái niệm này cũng thể hiện rõ các yếu tố quan trọng mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng, đó là sáng tạo ra, làm thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên; đồng thời tạo ra sự ràng buộc pháp lý nhằm bắt buộc các bên tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó
Khi bàn về hiệu lực của hợp đồng, người ta thường nhìn nhận hiệu lực hợp đồng ở nhiều khía cạnh: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, và hiệu lực tương đối của hợp đồng Ba nội dung đầu sẽ được lần lượt trình bày trong các chương 2, chương 3, chương 4 của Luận án Nội dung cuối được trình bày trong mục 1.2.2 dưới đây
1.2.2 Hiệu lực tương đối của hợp đồng
Xét về phạm vi chủ thể, hiệu lực của hợp đồng chỉ ràng buộc đối với các bên tham gia Đây là hiệu lực tương đối của hợp đồng Tuy nhiên, trong pháp luật hợp đồng hiện đại, đôi khi hợp đồng còn có giá trị pháp lý đối với một số chủ thể khác
Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, “hợp đồng có hiệu lực áp dụng ngay cả đối với tòa án” [227, tr.7]
1.2.2.1 Hiệu lực đối với các bên trực tiếp tham gia
Trong quan hệ hợp đồng thường có từ hai bên hoặc nhiều hơn hai bên tham gia, gọi là các bên chủ thể hợp đồng Các bên chủ thể hợp đồng rất đa dạng, bao gồm cá nhân, pháp nhân, và các loại chủ thể khác theo qui định của pháp luật
Trang 24Như đã trình bày, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên Theo đó, trong quan hệ hợp đồng, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thường đối lập nhau một cách tương xứng
Thường thì các bên có thể nhân danh chính mình để trực tiếp xác lập, thực hiện hợp đồng, hoặc có thể gián tiếp tham gia hợp đồng thông qua trung gian là người đại diện hợp pháp Tuy vậy, người đại diện hợp pháp không phải là chủ thể của hợp đồng
mà chỉ là người thay mặt và nhân danh chủ thể hợp đồng để xác lập, thực hiện hợp đồng Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng không có giá trị pháp
lý ràng buộc người đại diện (trực tiếp giao kết, thực hiện hợp đồng) mà chỉ có giá trị ràng buộc đối với người được đại diện
Riêng đối với những hợp đồng mang tính chất “gia nhập” thì các bên không cần phải tham gia ngay từ đầu, mà có thể tự nguyện tuyên bố gia nhập sau khi hợp đồng xác lập Việc chủ thể tuyên bố ý chí tham gia hợp đồng sau khi hợp đồng đã được xác lập và được sự “chấp nhận” của các bên có liên quan trong hợp đồng, thì cũng được xem là chủ thể, có quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng kể từ thời điểm đó Ví dụ: trong hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác Ban đầu, hợp đồng chỉ được ký kết bởi các thành viên “sáng lập” tổ hợp tác Sau này, nếu có người muốn gia nhập, thì có thể làm đơn xin gia nhập gửi cho tổ hợp tác [182, Điều 7] Khi có sự đồng ý của đa số tổ viên, thì người đó trở thành thành viên của tổ hợp tác [15, Điều 118], theo đó coi như người xin “gia nhập” tổ hợp tác đã mặc nhiên chấp nhận nội dung hợp đồng hợp tác mà không cần trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng
Như vậy, khác với hiệu lực của pháp luật có giá trị bắt buộc chung đối với mọi người trong xã hội, hiệu lực của hợp đồng có giá trị ràng buộc trước hết và chủ yếu là đối với các bên trực tiếp tham gia hợp đồng - những người đã tự nguyện thỏa thuận xác lập hợp đồng Sở dĩ hợp đồng chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia
là vì hợp đồng được tạo ra bằng sự thỏa thuận của các bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện và tự do ý chí Bởi vậy, đối với các bên đã tự nguyện thỏa thuận tạo lập hợp đồng thì phải chấp nhận sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó
Tóm lại, theo nguyên tắc hiệu lực tương đối, hợp đồng có hiệu lực ràng buộc chủ yếu đối với các bên tham gia hợp đồng, trừ những trường hợp ngoại lệ sau đây:
1.2.2.2 Hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba là người kế vị pháp lý
Trang 25Khái niệm các bên hợp đồng không phải chỉ dùng để chỉ người trực tiếp tham
gia hợp đồng hoặc người gián tiếp tham gia hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp, mà các bên hợp đồng nói ở đây còn bao gồm cả những người kế vị pháp lý
Người kế vị pháp lý không phải là người thứ ba bên ngoài hợp đồng, mà là người thay thế tư cách pháp lý của chủ thể hợp đồng để trở thành một bên chủ thể của hợp đồng đó, bao gồm các trường hợp thay thế chủ thể hợp đồng do chuyển nhượng quyền hoặc chuyển giao nghĩa vụ [15, các Điều 309-317], hoặc do cải tổ các pháp nhân [15, điểm a khoản 1 Điều 99 và các Điều 94-97], hoặc do thừa kế tài sản có kèm theo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ [15, Điều 634, 637] Nhưng tư cách của người
kế vị pháp lý có hai điểm khác biệt so với các bên trực tiếp xác lập hợp đồng:
+ Một là, theo qui định của BLDS 2005, có những loại nghĩa vụ mà theo pháp
luật hoặc theo thỏa thuận, chủ thể phải tự mình thực hiện thì không thể chuyển giao cho người kế vị pháp lý (Điều 424, khoản 8 & 9 Điều 374, Điều 384, Điều 385) Ví dụ: khi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt (khoản 4 Điều 589); hay trong hợp đồng thuê nhà, khi bên thuê chết mà không có
ai cùng chung sống thì hợp đồng thuê chấm dứt (khoản 3 Điều 499) Trong các trường hợp này, tuy người thừa kế của người đã chết không kế vị pháp lý đối với hiệu lực hợp đồng, nhưng lại kế vị pháp lý để giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng Ví dụ: đòi bồi thường, đòi thực hiện các nghĩa vụ chưa thực hiện hoặc đòi hoàn lại các khoản thanh toán còn thừa, sau khi trừ đi giá trị của phần nghĩa vụ đã thực hiện
+ Hai là, sự kế vị pháp lý thông qua việc thừa kế tổng quát hoặc thừa kế đặc
định một tài sản cụ thể có kèm theo nghĩa vụ thích ứng của người tham gia hợp đồng, thì người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi giới hạn của giá trị phần di sản mà mình được hưởng [15, Điều 637] Về nguyên tắc, một bên trong hợp đồng có thể loại trừ trong hợp đồng việc chuyển giao nghĩa vụ hợp đồng cho người thừa kế thực hiện Tuy nhiên, các bên hợp đồng không thể thỏa thuận và qui định trong hợp đồng điều khoản chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng đó cho người thừa kế thực hiện,
vì điều này trái với nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng, trừ trường hợp việc chuyển giao cho người kế vị pháp lý những lợi ích gắn liền với nghĩa vụ hợp đồng Ví dụ: khi hợp đồng thuê nhà đang còn hiệu lực, bên cho thuê nhà chết để lại thừa kế ngôi nhà đang cho thuê Trường hợp này, người thừa kế được kế vị toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng thuê nhà
Trang 26Suy cho cùng thì sự chuyển giao nghĩa vụ cũng là một hợp đồng vì đó là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ với người thứ ba để giao nghĩa vụ cho người thứ ba thực hiện, trên cơ sở có sự đồng ý của người có quyền Bởi vậy, đây cũng có thể được xem
là ngoại lệ của sự kế vị pháp lý, tức là thỏa thuận tạo lập nghĩa vụ để người thứ ba thực hiện Tuy vậy, nghĩa vụ ở đây không phải là nghĩa vụ mới được tạo ra từ hợp đồng mà chỉ là nghĩa vụ đã được xác định trước khi hợp đồng “chuyển nghĩa vụ” được thiết lập
Mặt khác, dựa trên ý chí của các bên trong hợp đồng, ‘hiệu lực tương đối’ của hợp đồng cũng có sự ràng buộc và ảnh hưởng đáng kể đối với người kế vị pháp lý Đó
là việc các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận giới hạn hiệu lực của hợp đồng đối với người kế vị pháp lý, bao gồm việc hạn chế phạm vi người được kế vị pháp lý, hoặc loại trừ việc kế vị pháp lý Điều này có nghĩa, theo lẽ thông thường, đối với nghĩa vụ
có thể chuyển giao được, thì khi một bên chủ thể không còn tồn tại do chết hoặc do chuyển nhượng tài sản hoặc do cải tổ pháp nhân, thì người thế quyền sẽ được kế vị pháp lý để tiếp tục thực hiện hợp đồng, nếu hợp đồng vẫn còn hiệu lực Nhưng nếu các bên thỏa thuận không cho kế vị pháp lý hoặc hạn chế phạm vi người được kế vị pháp
lý, thì khi tư cách chủ thể của một bên chấm dứt, hợp đồng sẽ được thanh lý mà không chuyển giao cho người khác kế vị
Ví dụ: trong hợp đồng thuê mua nhà có thời hạn thanh toán 15 năm, các bên có thỏa thuận người thuê mua chết trước khi trả đủ tiền mua nhà, thì hợp đồng chấm dứt
và người thừa kế chỉ được nhận lại tiền mua nhà, sau khi trừ tiền thuê Do đó, nếu người thuê mua chết trước khi thanh toán xong tiền mua nhà, thì người thừa kế của họ
sẽ không được kế vị pháp lý đối với hợp đồng thuê mua nói trên Như vậy, cam kết này đã có hiệu lực làm hạn chế việc thế quyền của người kế vị pháp lý, theo đó tư cách
kế vị pháp lý của người thừa kế bị hợp đồng “từ chối” Tuy vậy, trong trường hợp này, người thừa kế của chủ thể hợp đồng vẫn kế vị pháp lý đối với hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng theo qui định chung, như yêu cầu thanh toán tiền còn thiếu, hoặc hoàn trả khoản tiền được thanh toán thừa, và các hậu quả vật chất khác
1.2.2.3 Hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba không phải là người kế vị pháp lý
Một trong những vấn đề pháp lý rất đáng được quan tâm là, liệu một hợp đồng
do các bên thiết lập thì có hiệu lực đối với người khác, ngoài các bên trực tiếp tham gia
và người kế vị pháp lý của họ, hay không Nói ngắn gọn, hợp đồng có hiệu đối với
người thứ ba ngoại cuộc hay không ?
Trang 27Trước hết, nếu chỉ hiểu đơn giản hiệu lực của hợp đồng là “giá trị pháp lý” thì khi hợp đồng được lập theo thể thức công chứng hoặc đăng ký thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba Ví dụ: hợp đồng bảo đảm có đăng ký, thì hợp đồng đó
“có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký” [15, khoản 3 Điều
323] Nếu hiểu hiệu lực hợp đồng đối với người thứ ba theo nghĩa hiệu lực ràng buộc phải thực thi quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, thì vấn đề này không được thể hiện rõ ràng trong luật thực định
Về phương diện lịch sử, xuất phát từ câu tục dao La Tinh: “Res inter alios acta, aliis neque nocere, neque prodesse potest” (một hợp đồng được ký kết giữa các bên
thường không làm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nhưng cũng không mặc nhiên làm lợi cho các bên khác), các luật gia theo quan niệm cổ điển xem hiệu lực tương đối của hợp đồng như là một nguyên tắc hiển nhiên Tuy vậy, theo GS
Vũ Văn Mẫu, “nguyên tắc ấy, đối với các luật gia ngày nay, chỉ còn có một giá trị tương đối” [168, tr.271] Pháp luật hợp đồng hiện đại đã cho phép có những ngoại lệ
để thu hẹp hoặc nới rộng hiệu lực tương đối của hợp đồng [227, tr.6] Theo đó, ngoài việc thừa nhận nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng (chỉ có hiệu lực đối với các bên tham gia), pháp luật còn chấp nhận ngoại lệ: hợp đồng có hiệu lực đối với người thứ ba trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định
khác, nhưng đó là những trường hợp chấp nhận có điều kiện
Có hai trường hợp hợp đồng được ký kết cho người thứ ba được hưởng lợi:
(i) Ký kết hợp đồng thay cho người thứ ba Đó là những trường hợp một bên
trong hợp đồng tuy không có tư cách đại diện của bên thứ ba nhưng vẫn nhân danh bên
thứ ba để xác lập hợp đồng với bên kia Đây là trường hợp vượt quá phạm vi đại diện, hoặc không có tư cách đại diện Về nguyên tắc, hợp đồng được giao kết trong trường
hợp này chỉ có hiệu lực đối với các bên tham gia chứ không có hiệu lực đối với người thứ ba Tuy vậy, hợp đồng này vẫn có hiệu lực ràng buộc đối với người thứ ba nếu có hai điều kiện [15, Điều 145, 146]: một là bên xác lập hợp đồng phải thông báo cho người thứ ba và được người thứ ba tuyên bố chấp nhận hợp đồng (đối với hợp đồng được ký bởi người không có tư cách đại diện), hoặc người thứ ba biết mà không phản đối (đối với hợp đồng được ký vượt quá phạm vi đại diện); thứ hai, bên kia là người ngay tình (không biết và không buộc phải biết người ký hợp đồng với mình không có
tư cách đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện)
Trang 28(ii) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Khi hợp đồng được ký kết để người thứ ba hưởng lợi thì được gọi là hợp đồng vì lợi của người thứ ba “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa
vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó” [15, khoản 5
Điều 406], chẳng hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho người được bảo hiểm là người thứ ba hoặc chỉ định người thứ ba thụ hưởng, hợp đồng vận chuyển để giao hàng cho người thứ ba (là bên mua hàng của bên thuê vận chuyển), hợp đồng dịch vụ chăm sóc khách hàng, hợp đồng đại lý bảo hành sản phẩm hàng hóa…
Có ba dấu hiệu đặc trưng của người thứ ba được hưởng lợi ích từ hợp đồng:
Thứ nhất, người thứ ba phải là những cá nhân, tổ chức hoặc những chủ thể hiện
đang tồn tại và có năng lực pháp lý để thụ hưởng lợi ích mà họ được chỉ định thụ hưởng Các chủ thể không tồn tại trên thực tế (trừ trường hợp người đó đã thành thai
và sinh ra còn sống) vào thời điểm phát sinh quyền thụ hưởng, hoặc không có năng lực pháp lý để thụ hưởng quyền lợi thì không thể trở thành người thứ ba của hợp đồng
Thứ hai, người thứ ba là người được xác định rõ trong hợp đồng vào thời điểm
hợp đồng được thành lập Việc xác định ở đây có thể là chỉ rõ danh tính hoặc chỉ rõ các tính chất, đặc điểm xác định hoặc có thể xác định được vào lúc thực hiện quyền thụ hưởng của người đó, hoặc vào lúc phát sinh nghĩa vụ của các bên để người đó hưởng lợi ích Ví dụ: trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thỏa thuận hàng hóa đó
sẽ được giao cho người có quyền sở hữu “sau cùng”2 tính đến thời điểm giao hàng
Thứ ba, các lợi ích mà người thứ ba được hưởng phải được xác định rõ vào lúc
hợp đồng được xác lập
Hiệu lực hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được thể hiện ở các mặt sau:
+ Ngoài hiệu lực ràng buộc các bên tham gia, hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba còn ràng buộc các bên phải thực hiện hợp đồng để mang đến lợi ích cho người thứ
ba Theo đó, người thứ ba cũng có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng để mang đến lợi ích cho mình [15, Điều 419] Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm để người thứ ba được thụ hưởng lợi ích, thì
2 Trường hợp này, tuy người được nhận hàng không được chỉ rõ danh tính lúc ký hợp đồng, nhưng có thể xác định được dựa vào đặc điểm: người được nhận hàng sau cùng, có vận đơn để nhận hàng vào thời điểm giao hàng
Trang 29khi xảy ra sự kiện bảo hiểm người thụ hưởng có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm [148, khoản 8 Điều 3]
+ Người thứ ba có quyền từ chối nhận lợi ích từ hợp đồng, trừ trường hợp việc
từ chối đó xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Nếu trước khi hợp đồng được thực hiện mà người thứ ba từ chối và sự từ chối của người thứ ba là hợp pháp thì hợp đồng bị coi như hủy bỏ [15, Điều 420] Nếu sự từ chối của người thứ ba
là trái pháp luật thì hợp đồng đó có thể vẫn được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật Ví dụ: bên bán ký hợp đồng vận chuyển hàng với bên vận chuyển để giao cho bên mua, nhưng bên mua lại từ chối nhận hàng hoặc không có mặt để nhận hàng tại nơi đến mà việc từ chối hoặc việc không có mặt đó không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép, thì việc giao hàng do bên thuê vận chuyển quyết định: việc giao hàng có thể vẫn được tiếp tục thực hiện bằng cách gửi hàng vào nơi gửi giữ và thông báo cho người mua biết về việc hàng hóa đã được giao và đã được gửi giữ theo đúng qui định của pháp luật [15, khoản 1 Điều 376]
+ Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý [15, Điều 421]
+ Khi người thứ ba chấp nhận hợp đồng được ký kết vì lợi ích của mình thì người thứ ba vẫn phải có những nghĩa vụ nhất định từ hợp đồng Ví dụ: nếu người thứ
ba là người được bảo hiểm hoặc được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm thì họ phải có nghĩa vụ thông báo về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm, tuân thủ các qui tắc của hợp đồng bảo hiểm khi tiến hành các thủ tục để hưởng lợi ích bảo hiểm; hoặc trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho bên thứ ba nhận hàng thì bên thứ ba phải nhận hàng đúng thời gian, địa điểm, xuất trình vận đơn hợp lệ, chịu chi phí bốc dỡ hàng…
Nói tóm lại, hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba kế vị pháp lý và người thứ ba không kế vị pháp lý có sự khác biệt cơ bản Người thứ ba kế vị pháp lý là người
thay thế vị trí của một bên chủ thể hợp đồng để có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp đồng, kể từ khi bên mà họ kế vị pháp lý chấm dứt tư cách chủ thể hợp đồng Ngược lại, người thứ ba không phải là người kế vị pháp lý là một chủ thể độc lập, không có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng, nhưng trong nhiều trường hợp,
người này có thể được hưởng nguyên tắc “song quyền” [108, tr.65] giống như chủ thể
hợp đồng, ngay cả khi chủ thể hợp đồng vẫn còn tồn tại Ngoài ra, họ còn có những
Trang 30quyền và nghĩa vụ của riêng mình đối với một hoặc các bên của hợp đồng, mà đôi khi chủ thể trực tiếp của hợp đồng hoặc người kế vị pháp lý không có các quyền đó
1.2.2.4 Hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba là chủ sở hữu của đối tượng của hợp đồng
Về nguyên tắc, một hợp đồng không thể làm thiệt hại cho quyền lợi của người thứ ba Mặt khác, theo nguyên tắc bảo vệ quyền của chủ sở hữu, thì không ai có quyền xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu (Điều 164
và Điều 169 BLDS 2005) Theo đó, các bên không được phép xác lập các hợp đồng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, nếu không được chủ sở hữu cho phép hoặc đồng ý Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, pháp luật cho phép hoặc thừa nhận chủ thể khác có quyền được xác lập các hợp đồng để chuyển giao các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, với những điều kiện và căn cứ pháp luật xác định Đó là các trường hợp:
(i) để bảo vệ quyền lợi của chính chủ sở hữu tài sản Theo qui định của pháp
luật, chỉ có chủ sở hữu mới có quyền tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Người khác chỉ được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu cho phép, hoặc đồng ý, hoặc phải có căn cứ
do pháp luật qui định Ví dụ: Để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đối với tài sản hoặc hạn chế những tổn thất có thể gây ra cho tài sản (mà chủ sở hữu hiện không trực tiếp quản lý), pháp luật cũng qui định cho phép bên giữ tài sản có quyền bán tài sản gửi giữ đang có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy để bảo vệ quyền lợi của bên gửi (khoản 3 Điều 288, khoản 4 Điều 563 BLDS 2005)
(ii) để bảo vệ quyền lợi của đồng sở hữu chủ tài sản Đối với việc định đoạt nhà
ở thuộc quyền sở hữu chung (theo phần) mà có đồng sở hữu chủ vắng mặt, thì các đồng sở hữu chủ đang quản lý nhà ở đó có thể bán nhà ở mà không cần phải được sự đồng ý của đồng sở hữu chủ vắng mặt, nhưng phải thực hiện theo những trình tự, thủ
tục nhất định: yêu cầu tòa án có thẩm quyền tuyên bố mất tích đối với người vắng mặt, sau đó bán nhà ở thuộc sở hữu chung và gửi tiền bán nhà thuộc phần quyền của người
đó vào ngân hàng… (Điều 96 Luật Nhà ở 2005, Điều 57 Nghị định 71/2010/NĐ-CP
ngày 23/6/2010 của Chính phủ hướng dẫn Luật Nhà ở)
(iii) để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình Người thứ ba chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có quyền khai thác, sử dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo qui định của pháp luật (khoản 3 Điều 194 BLDS 2005) Mặt
Trang 31khác, nếu giao dịch dân sự vô hiệu mà tài sản là đối tượng của giao dịch đó đã được chuyển cho người thứ ba ngay tình, thì chủ sở hữu tài sản phải tôn trọng giá trị pháp lý của giao dịch với người thứ ba ngay tình Theo đó, chủ sở hữu không có quyền đòi lại các tài sản bị người khác chuyển nhượng cho người thứ ba ngay tình (Điều 138 BLDS 2005), trừ các trường hợp được qui định tại các Điều 257 và Điều 258 BLDS 2005
(iv) để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi chủ sở hữu cố tình từ chối thực hiện nghĩa vụ trả nợ Theo qui định của Điều 46, Điều 101 Luật Thi hành án dân sự (2008)
và các qui định liên quan, nếu bên phải thi hành nghĩa vụ trả nợ theo quyết định, bản
án có hiệu lực của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn qui định, thì bị cưỡng chế thi hành án Cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định bán đấu giá tài sản dùng để thi hành án theo qui định của Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về Bán đấu giá tài sản Khi hợp đồng bán tài sản đấu giá được xác lập, thì chủ sở hữu tài sản phải chuyển giao tài sản
đó cho người mua đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng bán tài sản đấu giá giữa bên bán đấu giá với người được mua tài sản đó (Điều 41 Nghị định 17/2010/NĐ-CP)
Như vậy, hiệu lực của các hợp đồng do người khác xác lập trong các trường hợp trên phải được chủ sở hữu tôn trọng Cơ sở pháp lý để buộc chủ sở hữu phải tôn
trọng các hợp đồng nói trên là nguyên tắc hạn chế quyền sở hữu - chủ sở hữu thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165 BLDS 2005) và nguyên tắc bảo vệ quyền lợi
của người chiếm hữu ngay tình, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của các bên khác có liên quan
1.2.2.5 Giá trị pháp lý của hợp đồng được các chủ thể pháp lý khác tôn trọng
Ngoài việc tạo ra hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và người thứ ba trong một số trường hợp nhất định như vừa trình bày trên đây, theo quan điểm của nhiều luật gia, giá trị pháp lý của hợp đồng còn có hiệu lực áp dụng đối với các cơ quan tài phán
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong việc thực hiện các hành vi pháp lý liên quan tới hợp đồng Theo ý kiến của một học giả thì ngoài hiệu lực ràng buộc đối
với các bên, “hợp đồng có hiện lực ngay cả đối với tòa án” [227, tr.7] Ý kiến này cũng được nhiều học giả khác đồng tình: “khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng, tòa án hoặc trọng tài phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng
để ra bản án hoặc quyết định công bằng, đúng đắn” [177, tr.23]; hoặc: “Nếu trong hợp đồng, các bên đã có những cam kết, thỏa thuận cụ thể về những nội dung cơ bản thì sự
Trang 32ghi nhận cụ thể đó trong hợp đồng là căn cứ pháp lý để tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi giải quyết tranh chấp” [239, tr.23]
Luật thực định Việt Nam thừa nhận các cam kết không trái pháp luật và đạo đức, thì được “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ”[154, khoản 1 Điều 11] Hơn nữa, giá
trị pháp lý của giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng nói riêng, không chỉ “có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên” mà còn “phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng” [15, Điều 4].Hiểu rộng ra, giá trị pháp lý của hợp đồng còn được bảo
đảm bởi pháp luật nhằm buộc cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác phải tôn trọng Ví dụ:
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất… phải tôn trọng hiệu lực của hợp đồng và phải thực hiện các nghiệp vụ pháp lý cần thiết theo qui định pháp luật để bảo đảm các hợp đồng được tôn trọng và thực thi nghiêm túc
Giá trị pháp lý của hợp đồng còn có hiệu lực ràng buộc đối với tòa án khi xét xử các tranh chấp liên quan tới quan hệ pháp luật giữa các bên tranh tụng Ví dụ: Điều khoản của hợp đồng về việc chọn lựa cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp giữa các bên là tòa án Việt Nam; điều khoản chọn lựa luật áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng là luật Việt Nam; điều khoản xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng; điều khoản miễn trừ trách nhiệm… là những điều khoản mà tòa án phải tôn trọng, và được xem là căn cứ để giải giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng
Hơn nữa, tòa án cũng phải tôn trọng và phải đảm bảo rằng, các hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có giá trị pháp lý và được pháp luật tôn trọng và bảo đảm thực hiện Khi giải quyết quyền lợi của các bên, tòa án cần dựa trên căn cứ pháp lý là qui định cụ thể của các điều khoản trong hợp đồng, mà không được can thiệp một cách tùy tiện vào hiệu lực của hợp đồng Nếu cần thiết phải can thiệp vào hiệu lực của hợp đồng, tòa án phải chỉ ra căn cứ pháp lý được qui định minh thị, và cũng chỉ được can thiệp trong giới hạn mà pháp luật cho phép Nếu nội dung của hợp đồng không đầy đủ thì tòa án cần áp dụng các qui phạm bổ khuyết của luật để làm căn cứ xem xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên Nếu có những điều khoản chưa rõ ràng, tòa
án cần giải thích hợp đồng, thì tòa án phải giải thích hợp đồng sao cho theo hướng duy trì hiệu lực của hợp đồng hơn là phủ nhận hiệu lực của hợp đồng [15, Điều 409]
Có thể nói, hiệu lực tương đối của hợp đồng và hiệu lực ràng buộc của hợp trong luật thực định Việt Nam là vấn đề phức tạp và hiện vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi Những bất cập của luật thực định về vấn đề này sẽ được bàn đến trong chương bốn của Luận án này
Trang 331.3 CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
Hiệu lực hợp đồng là vấn đề pháp lý rất phức tạp và có quan hệ biện chứng với mọi vấn đề còn lại của pháp luật hợp đồng Bởi vậy, việc điều chỉnh hiệu lực hợp đồng
không chỉ bằng một vài điều luật mà phải bằng cả một cơ chế thích hợp Đó là cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng Về mặt lý luận, việc nghiên cứu về hiệu lực hợp đồng cũng cần được đặt trong mối quan hệ mang tính hệ thống với cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng, vì hiệu lực hợp đồng chính là phần cốt lõi của cả cơ chế đó Mục này tập trung nghiên cứu khái niệm và nội dung của cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng để làm cơ sở lý luận cho việc tiếp cận và làm rõ các vấn đề khoa
học và pháp lý được đặt ra từ vấn đề hiệu lực hợp đồng
1.3.1 Khái niệm cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng
“Cơ chế điều chỉnh” là một khái niệm không mới trong khoa học pháp lý, nhưng “cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng” là một khái niệm chưa được tìm
thấy trong các tài liệu khoa học pháp lý hiện nay
‘Cơ chế’, theo nghĩa chung nhất, là “cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” [294, tr.464] ‘Điều chỉnh’, hiểu theo nghĩa thông thường là “xếp đặt cho đúng, cho hợp lý” [294, tr.637] Hiểu theo nghĩa pháp lý, ‘điều chỉnh’ là sự tác động, bảo vệ, khuyến khích, hạn chế hay loại trừ của pháp luật đối với các quan hệ xã hội và hành vi của các chủ thể trong xã hội Còn ‘điều chỉnh pháp luật’
là “việc nhà nước dùng pháp luật, dựa vào pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động theo những hướng nhất định vào các quan hệ xã hội” [277, tr.214] Trên cơ
sở khái niệm ‘cơ chế’ và khái niệm ‘điều chỉnh pháp luật’, GS TSKH Đào Trí Úc đã đưa ra định nghĩa về cơ chế điều chỉnh pháp luật như sau: “Cơ chế điều chỉnh pháp luật” được hiểu là “hệ thống các biện pháp pháp luật (…) có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau mà qua đó thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan
hệ xã hội” [278, tr.209]
Cơ chế pháp lý điều chỉnh hợp đồng là một loại cơ chế pháp luật cụ thể trong
một lĩnh vực chuyên ngành hẹp của hệ thống pháp luật - chế định hợp đồng Cá nhân
tác giả cho rằng, cơ chế này được xây dựng từ hai bộ phận cấu thành: các giải pháp tác động và các nhân tố đảm bảo hiệu lực ràng buộc của hợp đồng
Các giải pháp tác động ở đây được hiểu là các giải pháp mang tính tài sản, dựa
trên nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực, hợp tác, ý chí tự
Trang 34nguyện ràng buộc hợp đồng của các bên, lẽ công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật Các giải pháp tác động cho phép dự liệu các chế tài mang tính vật chất, khả năng lựa chọn cách thức xử sự của mỗi bên chủ thể trong hợp đồng để phản kháng lại sự vi phạm của bên kia, và quyền được pháp luật bảo vệ để chống lại những bất công được tạo ra bởi hiệu lực hợp đồng Các giải pháp đó được thể hiện ra bên ngoài thành các qui phạm pháp luật nhằm qui định về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, hoặc hạn chế hiệu lực ràng buộc hợp đồng, qui định về trách nhiệm pháp lý mang tính cưỡng chế hoặc các chế tài dân sự, như buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bị phạt vi phạm nếu có thỏa thuận, gánh chịu rủi ro, phạt lãi suất quá hạn, buộc phải giảm giá, cho phép bên có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng…
Các nhân tố đảm bảo hiệu lực ràng buộc hợp đồng là các thành tố pháp lý tham
gia vào quá trình thiết lập và vận hành cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng
Các nhân tố đó là: (i) các qui phạm pháp luật - là nhân tố giữ vai trò then chốt - qui
định cơ sở pháp lý cho các chủ thể khác tham gia vào quá trình thiết lập, thực thi hiệu lực của hợp đồng một cách thuận lợi và có hiệu quả; (ii) các bên chủ thể tham gia hợp đồng – bằng hành vi và ý chí của mình để tự mình thiết lập, thực hiện hợp đồng phù hợp với yêu cầu của pháp luật, một cách tự do, trung thực và công bằng; và (iii) các thủ thuật pháp lý được pháp luật sử dụng để đảm bảo hiệu lực thực thi của hợp đồng,
kể cả việc cho phép có sự can thiệp của tòa án và các cơ quan hữu quan trong việc bảo đảm hiệu lực của hợp đồng và công bằng xã hội
Từ nhận thức trên, có thể đưa ra khái niệm về cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu
lực hợp đồng như sau: Cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng là hệ thống các nguyên tắc, phương pháp, giải pháp được pháp luật sử dụng để tác động tới các nhân
tố tham gia vào quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, nhằm đảm bảo cho hiệu lực hợp đồng được tôn trọng và được thực thi một cách công bằng và hợp lý
Có nhiều loại cơ chế điều chỉnh hợp đồng Dựa vào mức độ can thiệp của nhà
nước đối với quyền tự do hợp đồng, có: cơ chế kinh tế chỉ huy với sự can thiệp sâu của
nhà nước vào hiệu lực hợp đồng (ví dụ cơ chế điều chỉnh mang tính chỉ tiêu pháp lệnh
trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 của Việt Nam [214]); cơ chế tự do thị trường
mà đặc trưng của nó là việc nhà nước đề cao quyền tự do hợp đồng và quyền tự định
đoạt của mỗi bên trong việc thiết lập và thực thi hợp đồng (ví dụ cơ chế tự do hợp đồng trong luật hợp đồng cổ điển cuối thế kỷ XIX [40, tr 13-5]); cơ chế kinh tế thị
Trang 35trường có định hướng của nhà nước (ví dụ quan điểm chỉ đạo về việc “bảo vệ quyền tự
do hợp đồng” khi soạn thảo BLDS 2005 [273, tr.17]) Xét về phương pháp tác động của nhà nước vào quan hệ hợp đồng thì có: cơ chế điều chỉnh cứng qui định về hiệu lực bất biến của hợp đồng, và cơ chế điều chỉnh linh hoạt cho phép các bên chủ thể có
nhiều quyền lựa chọn hơn, nhưng có sự can thiệp linh hoạt (của nhà nước) vào hiệu lực hợp đồng trong một số trường hợp cần thiết; qui định về các ngoại lệ cho phép các bên có quyền yêu cầu điều chỉnh hiệu lực hợp đồng, đồng thời qui định các căn cứ pháp lý và những giới hạn cụ thể để áp dụng các ngoại lệ đó Điều chỉnh hiệu lực hợp đồng bằng cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước và cơ chế điều chỉnh linh hoạt là xu hướng phổ biến và tiến bộ của pháp luật hợp đồng hiện đại
Tóm lại, cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng bao gồm tất cả các giải pháp tác động được pháp luật sử dụng nhằm bảo đảm sự công bằng và an toàn pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, qua đó cũng để bảo vệ trật tự pháp luật trong việc điều chỉnh về hiệu lực hợp đồng phù hợp với sự tiến bộ xã hội và lợi ích của nhà nước Mục đích này còn được thể hiện tập trung trong nội dung của cơ chế
1.3.2 Nội dung của cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng
Nội dung cơ bản của cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng là tập hợp các nguyên tắc qui định về các giải pháp cụ thể để tác động vào quá trình xác lập, thay đổi
và chấm dứt hiệu lực hợp đồng Nội dung này thể hiện qua hai nguyên tắc sau:
(i) Nguyên tắc tuân thủ hợp đồng - pacta sunt servanda (hay còn gọi là nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng) Pacta sunt servanda trong tiếng La
Tinh, có thể diễn đạt ngắn gọn là: đã hứa thì phải làm Ý niệm về nguyên tắc tuân thủ hợp đồng - pacta sunt servanda (nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng, còn được dịch là “nguyên tắc bất khả xâm phạm hợp đồng” [208, tr.19]) cũng gần giống như
‘chữ tín’ trong quan niệm Nho giáo phương Đông Đây là nguyên tắc được khởi xướng bởi học giả Grotius, tên thật là Rugo de Groot (1583 – 1645) - Nhà cố vấn luật pháp,
nhà ngoại giao Hà Lan, tác giả của quyển “Code du Droit international public”
Sau này, trong Thông luật, nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng được xem là nguyên tắc tôn trọng và bắt buộc thực thi nghĩa vụ phát sinh từ các cam kết tự nguyện [308, tr.99] Với ý nghĩa đó, nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng được
biết đến như là một nguyên tắc phổ biến trong cả các lĩnh vực luật tư, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng
Trang 36Nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng có thể được chia thành hai tiểu nguyên tắc.Tiểu nguyên tắc thứ nhất liên quan đến tính bất biến của hợp đồng Một
bên ký hợp đồng không thể đơn phương thay đổi hợp đồng Việc thay đổi hợp đồng
phải là ý nguyện chung của các bên.Tiểu nguyên tắc thứ hai là hợp đồng phải được tuân thủ nghiêm túc Một hợp đồng đã được xác lập hợp pháp thì ràng buộc các bên giống như pháp luật Cũng theo nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng mang tính ổn định và không thể bị hủy bỏ một cách tùy tiện Nếu ý chí
của các bên có thiếu sót và cần phải giải thích hợp đồng thì hợp đồng được giải thích theo hướng ràng buộc các bên
Có thể nói, nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng là nguyên tắc chính của
cơ chế điều chỉnh hiệu lực hợp đồng Ý nghĩa của việc áp dụng nguyên tắc này là
“buộc các bên tham gia giao dịch dân sự, khi đưa các cam kết hợp pháp, thì phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết đó một cách trung thực, công bằng và hợp lý [308, tr.118-9] Với ý nghĩa đó, nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng được thể hiện
qua các nội dung, giải pháp sau:
- Khẳng định hiệu lực ràng buộc như pháp luật của hợp đồng bằng cách đưa ra qui định minh thị về hiệu lực của hợp đồng: hợp đồng hợp pháp thì có giá trị làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên; hợp đồng phải được các bên tôn trọng và nghiêm túc thực hiện theo đúng yêu cầu của nguyên tắc thiện chí
- Pháp luật bảo vệ các hợp đồng được xác lập hợp pháp và buộc các chủ thể khác phải tôn trọng giá trị pháp lý của hợp đồng đó
- Qui định chặt chẽ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, theo hướng thừa nhận các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng phải phản ánh đúng bản chất của hợp đồng và phù hợp với thực tiễn giao dịch; coi trọng đúng mức yếu tố hình thức của hợp đồng: hình thức hợp đồng là chứng cứ chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, và là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu có liên quan tới trật tự công cộng và lợi ích của nhà nước; tạo khả năng để các hợp đồng tuy được lập không đúng hình thức luật định thì vẫn có thể được công nhận bởi các cơ quan tư pháp, nếu đủ các điều nhất định
- Tăng cường qui định những điều khoản bổ khuyết để có thể bổ sung cho các hợp đồng được soạn thảo có thiếu sót về nội dung, nhằm tạo căn cứ pháp lý cho tòa án trong việc giải thích hợp đồng, bổ sung ý chí đương sự để thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng, làm cho các hợp đồng có thiếu sót về nội dung có thể trở nên có hiệu lực
Trang 37- Qui định cụ thể về các cơ chế giao kết, xác lập hợp đồng, thời điểm giao kết
và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Đồng thời, để tăng cường hiệu lực hợp đồng, chống lại những trường hợp bội tín trong quan hệ hợp đồng, pháp luật còn qui định các
cơ chế cụ thể để ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm tiền hợp đồng của những bên tham gia đàm phán vì dụng ý xấu, cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho đối tác, xâm phạm nguyên tắc trung thực, thiện chí
- Tăng cường kỷ luật hợp đồng; qui định chế tài cụ thể và ngày càng đa dạng cho các vi phạm hợp đồng nhằm ràng buộc bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng gánh chịu trách nhiệm tương xứng và bảo
vệ thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm
- Hạn chế việc cho phép hủy bỏ hợp đồng vì những lý do chủ quan của chủ thể Hạn chế việc sửa đổi, đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng bằng cách đưa ra cơ chế
cụ thể, với căn cứ pháp lý rõ ràng, thủ tục chặt chẽ, chế tài nghiêm minh để xử lý các trường hợp vi phạm nhằm tạo ra cơ chế để các bên thực hiện quyền tự do hợp đồng; đồng thời cũng hạn chế việc lạm dụng qui định này để đơn phương chấm dứt hoặc hủy
bỏ hợp đồng một cách tùy tiện và giải quyết tốt hậu quả pháp lý khi xảy ra tranh chấp
- Qui định các cơ chế bảo vệ người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị vô hiệu, qui định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng một cách rõ ràng, hợp lý, phù hợp với thực tế nhằm ổn định các quan hệ hợp đồng trong giao lưu dân sự
Nói chung, nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng khẳng định tính chất
ràng buộc của hợp đồng, sự bất biến và tính ổn định của hiệu lực hợp đồng, với mục đích là bảo vệ hiệu lực hợp đồng Hợp đồng được lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên
(ii) Nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích - rebus sic stantibus (nguyên tắc nguyên trạng bất biến).Nguyên tắc rebus sic stantibus không phải là vấn đề mới mà
đã được biết đến khá sớm trong lịch sử pháp luật hợp đồng hiện đại Ban đầu, nguyên
tắc này được sử dụng trong công pháp quốc tế, theo đó: “đối với các hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia, nếu tình trạng lúc kết ước thay đổi sau này, các quốc gia có quyền chấm dứt những hiệp ước ấy” Về sau, nguyên tắc này còn được nhiều học giả
xem như là một điều khoản mặc nhiên trong của hợp đồng [168, tr.253] Thực tiễn cho thấy, để tránh sự cực đoan trong việc bảo vệ tính bất biến của hiệu lực hợp đồng, pháp
luật nhiều nước cũng như các Bộ nguyên tắc quốc tế về hợp đồng đã tiếp nhận nguyên
Trang 38tắc đảm bảo cân bằng lợi ích trong việc điều chỉnh hiệu lực hợp đồng Nền tảng cơ bản về lý luận và pháp lý của nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích là nguyên tắc thiện
chí, trung thực, hợp tác và nguyên tắc công bằng
Nội dung cơ bản của nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích có thể được hiểu là:
sau khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, nếu có sự thay đổi lớn và không lường trước được
về hoàn cảnh thực tế so với thời điểm xác lập hợp đồng, thì các bên có thể đàm phán lại để điều chỉnh các nội dung có liên quan của hợp đồng cho phù hợp với mong muốn của các bên và lẽ công bằng, thậm chí là chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng [208, tr.19-20] mà không phải bồi thường, nhằm đảm bảo sự hài hoà về lợi ích giữa các bên trong
quan hệ hợp đồng Nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích còn là cơ sở lý luận để cho
phép cơ quan có thẩm quyền được can thiệp vào hiệu lực hợp đồng thông qua việc giải thích hợp đồng, hoặc điều chỉnh nội dung của hợp đồng trong các trường hợp hợp đồng được xác lập một cách bất công, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng hoặc bên yếu thế, hoặc xâm phạm tới trật tự công cộng
Như vậy, với ý nghĩa là cơ chế qui định về các giải pháp phòng vệ nhằm hạn chế những ảnh hưởng cực đoan của hiệu lực hợp đồng, tái lập sự cân bằng về lợi ích
nhằm bảo đảm sự công bằng cho các bên tham gia hợp đồng, nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích có thể được diễn đạt bởi các nội dung, giải pháp sau:
- Thừa nhận và đề cao nguyên tắc tự do hợp đồng trong việc xác lập hợp đồng, lựa chọn đối tác, quyết định nội dung hợp đồng, đưa ra các thỏa thuận khác với pháp luật hoặc ngoài pháp luật, nhưng không trái pháp luật để tạo ra hiệu lực ràng buộc hợp đồng hoặc hủy bỏ hiệu lực hợp đồng
- Thừa nhận quyền của các bên được rút lại đề nghị, trả lời chấp nhận đề nghị khi có căn cứ và điều kiện đã được xác định Bởi lẽ, pháp luật thừa nhận ý chí cá nhân
có quyền tạo ra sự ràng buộc pháp lý, nên đương nhiên họ cũng có quyền rút lui khỏi
hợp đồng: “người ta có quyền tự do giao kết hợp đồng thì cũng có quyền rút lui khỏi hợp đồng” [40, tr.11-20] Trong những trường hợp đặc biệt, pháp luật qui định cho phép một bên được quyền rút lại cam kết mặc dù hợp đồng đã được xác lập, ví dụ như trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng tại nhà theo qui định của Điều 35 Luật số 78-
23 của Cộng hòa Pháp về bảo hộ và thông tin cho người tiêu dùng sản phẩm và dịch
vụ [208, tr.32 - 48; 227, tr.9]; hay qui định trong BLDS của Cộng hòa liên bang Đức
về quyền được rút lui, hoặc trả lại hàng hóa trong những hợp đồng ký kết trước cửa
Trang 39nhà và các hợp đồng tương tự khác (Haustürgeschäft: tên gọi chung cho các loại hợp đồng được ký trước cửa nhà, nơi làm việc của người tiêu dùng, trên các phương tiện giao thông công cộng hay các địa điểm công cộng khác) [17, Điều 312, 355 và 356]
- Qui định cơ chế can thiệp của tòa án trong những trường hợp cần thiết khi hợp đồng có thiếu sót về nội dung, hợp đồng được lập bởi bên mạnh thế với những điều khoản bất công, lạm dụng sự ảnh hưởng, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, xâm phạm đến trật tự công cộng,
thông qua việc cho phép tòa án được giải thích hợp đồng hoặc tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay một phần Đặc biệt, qui định về những căn cứ và điều kiện cho phép
tòa án có quyền can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, thông qua việc giải thích hoặc
sửa đổi hoặc tuyên bố hủy bỏ các điều khoản hợp đồng bất công trong các điều kiện giao dịch chung, hoặc các hợp đồng mẫu [15, Điều 407; 130, khoản 5 và 6 Điều 3]
- Thừa nhận quyền tự do hợp đồng trong việc đưa ra các điều khoản miễn trách nhiệm, giảm trách nhiệm, loại trừ trách nhiệm, hạn chế quyền của bên kia, hạn chế lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của bên kia, một cách công bằng, hợp lý, ngay tình
và không vi phạm quyền con người, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quyền lợi người tiêu dùng Khi quyền tự do hợp đồng bị lạm dụng để xâm phạm tới trật tự công cộng hoặc quyền lợi của bên yếu thế thì tòa án có quyền can thiệp và chỉnh sửa cho phù hợp Ví dụ: thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng vay vượt quá 1,5 lần lãi suất qui định thì tòa án có quyền sửa lại cho phù hợp [15, Điều 476], thỏa thuận về mức phạt vi phạm trong hợp đồng các hợp đồng thương mại không quá 8% tính trên giá trị của phần nghĩa vụ bị vi phạm [154, Điều 301]
- Cho phép hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng, thậm chí cho phép một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng trước khi xảy ra các vi phạm (vi phạm dự đoán trước), khi có căn cứ và điều kiện luật định Ví dụ: quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ [15, khoản 1 Điều 415]
- Không thực hiện hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng, rủi ro khách quan, hoàn toàn do lỗi của bên có quyền Đặc biệt, pháp luật hợp đồng hiện đại còn thừa nhận cho một bên trong hợp đồng có quyền yêu cầu tòa án cho phép điều chỉnh lại nội dung hợp đồng, hoặc chấm dứt hợp đồng khi xuất hiện những sự kiện khách quan làm mất sự cân bằng về quyền lợi một cách nghiêm trọng, với những điều kiện chặt chẽ và có sự hạn chế tối đa các
Trang 40trường hợp được áp dụng Ví dụ: điều khoản về tình thế đặc biệt khó khăn (hardship clause) trong Bộ Nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế [25, Điều 6.2.2], hoặc điều khoản về sự thay đổi hoàn cảnh (change of circumstances) trong Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu [343, Điều 6:111]
- Dự liệu các căn cứ pháp lý cụ thể làm chấm dứt hợp đồng một cách tự động
mà không cần thông qua các thủ tục tư pháp, ví dụ chủ thể là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt mà quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể không thể chuyển giao, đối tượng của hợp đồng không tồn tại vào thời điểm xác lập hợp đồng [15, khoản 5 Điều 424]
Nội dung cốt lõi của nguyên tắc ‘nguyên trạng bất biến’ là tạo ra cơ chế cho
phép điều chỉnh hợp đồng nhằm đảm bảo khả năng tốt nhất để cho hợp đồng tồn tại và tiếp tục được thực hiện một cách bình thường, trên cơ sở có sự bù đắp cho bên bị thiệt thòi nghiêm trọng do sự thay đổi hoàn cảnh mang lại, dựa trên nguyên tắc công bằng
Theo đó, pháp luật nhiều nước “cho phép tòa án có quyền sửa đổi nội dung thực hiện hợp đồng lúc hoàn cảnh kinh tế biến động mạnh, nếu việc làm đó thỏa mãn tiêu chuẩn hợp lý, thiện chí và công bằng” [208, tr.20]
Tuy nội dung của hai nguyên tắc kể trên có vẻ đối lập nhau, nhưng hai nguyên tắc nêu trên không tồn tại biệt lập mà có quan hệ biện chứng, tác động qua lại và bổ
sung cho nhau Theo một học giả, nguyên tắc ‘nguyên trạng bất biến’ (rebus sic stantibus) tuy có tính chất mâu thuẫn với nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng (pacta sunt servanda), nhưng “đây là hai nguyên tắc thay thế cho nhau, luôn cùng tồn tại, và không một nguyên tắc nào trội hơn nguyên tắc nào” [49, tr.181] Một học giả khác cùng quan điểm nói trên khi cho rằng, nguyên tắc ‘nguyên trạng bất biến’ là nguyên tắc vừa đối lập, vừa bổ sung cho nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng,
và cũng là ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng [208, tr.19] Trong
mối quan hệ biện chứng đó, vai trò của từng nguyên tắc được xác định như sau:
- Nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng là nguyên tắc giữ vài trò chủ đạo,
mang tính quyết định với hiệu lực hợp đồng Với mục đích đảm bảo sự ổn định của quan hệ pháp luật hợp đồng, bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, giữ gìn sự tôn nghiêm của pháp luật, thực hiện đúng yêu cầu của nguyên tắc tự
do, tự nguyện, trung thực trong giao kết và thực hiện hợp đồng, nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng cần được đề cao và xem như là nguyên tắc cơ bản của cơ chế
pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng