1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng.doc

84 2,3K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 416,5 KB

Nội dung

Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng.doc

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới(WTO), khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như cácngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài là rất gay gắt Để hội nhập và pháttriển bền vững các ngân hàng nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng cần chủđộng tích cực chuẩn bị điều kiện tham gia thị trường tài chính quốc tế thông quahoạt động phát hành cổ phiếu, xây dựng chiến lược phát triển quan hệ ngân hàng,nhất là hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử Hoạt động tín dụngvẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại; cũng giốngnhư các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng có thời gian hoàn vốn dài,liên quan đến các điều kiện kinh tế diễn biến trong tương lai nên độ rủi ro rất cao.Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng là hợp đồng tín dụng, mặc dù hợp đồng tíndụng đã được sử dụng rất lâu nhưng do nền kinh tế thị trường luôn có sự thay đổinên các văn bản ban hành ra để điều chỉnh hợp đồng tín dụng không còn phù hợpnữa Và hợp đồng tín dụng là một chủng loại của hợp đồng kinh tế Do đó, hợpđồng tín dụng vẫn còn nhiều vướng mắc như: chủ thể có thẩm quyền ký kết, vấn đềbảo đảm tiền vay, phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiềnvay Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng là cần thiết để nâng caohiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng Vì vậy,

tôi đã chọn đề tài: Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình chỉ bảo của thầy cô: TS.Nguyễn Thị Thanh Thủy; THS Vũ Văn Ngọc và chị Nguyễn Thị Hoài Anh- Cán bộhướng dẫn thực tập cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo điềukiện cho tôi hoàn thành đề tài này

Trang 2

Từ quan niệm chung về hợp đồng, căn cứ vào bản chất hoạt động tín dụngcủa tổ chức tín dụng, có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau:Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên chovay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổchức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thờihạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng ngân hàng là một dạng của hợp đồng vay, vì vậy nó cũngmang những đặc điểm của hợp đồng vay tài sản nói chung Đặc điểm này thể hiện ởchỗ hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng đơn vụ theo quy định tại khoản 2-điều 405 Bộ luật dân sự Điều đó có nghĩa là trong hợp đồng tín dụng ngân hàng chỉ

có bên tín dụng mới có quyền yêu cầu và bên khách hàng có nghĩa vụ phải trả đầy

đủ số nợ tín dụng khi đến hạn và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, do hoạt động ngân hàng có những điểm đặc thù so với các hoạt độngkinh doanh khác nên hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng có những đặc điểm riêng.Ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có một

số dấu hiệu đặc trưng sau đây để phân biệt với các chủng loại hợp đồng khác tronggiao lưu dân sự và thương mại

Trang 3

1.2.1 Về chủ thể hợp đồng tín dụng

Một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điềukiện luật định, với tư cách là bên cho vay Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể làdoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thoả mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quyđịnh như luật tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật ngân hàng…và các văn bảnquy phạm pháp luật Đây cũng là điểm khác cơ bản giữa hợp đồng tín dụng với hợpđồng vay khác Tổ chức tín dụng có thể yêu cầu khách hàng vay vốn trong hợpđồng tín dụng phải thoả mãn một số điều kiện nhất định về tư cách pháp lý và khảnăng tài chính như: khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lựchành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật và phải

có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

1.2.2 Đối tượng của hợp đồng tín dụng

Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một sốtiền xác định và phải được các bên thoả thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng; ngoài

ra còn có các giấy tờ có giá như quyền sử dụng đất, các tài sản khác như nhà ở…

1.2.3 Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay

Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ cóthể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định Nếu thời hạn cho vay càng dàithì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợpđồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loạihợp đồng khác Tính rủi ro này xuất phát từ những đặc thù của đối tượng của hợpđồng tín dụng ngân hàng, đặc thù của hai bên chủ thể của hợp đồng tín dụng ngânhàng Hợp đồng tín dụng ngân hàng khác với hợp đồng vay tài sản trong pháp luậtdân sự ở chỗ đối tượng duy nhất của hợp đồng tín dụng ngân hàng là tiền tệ, trongkhi đối tượng của hợp đồng vay tài sản có thể là tiền hoặc vật Tiền tệ với một trongcác chức năng của mình là phương tiện thanh toán giúp cho khách hàng vay củangân hàng sử dụng chúng một cách dễ dàng, thậm chí sử dụng chúng ngoài nhữngmục đích mà họ cam kết với ngân hàng khi xin vay Mặt khác, với tư cách là một tổ

Trang 4

chức trung gian tài chính, là nhịp cầu kết nối giữa nguồn cung và cầu về vốn tiền tệ,các tổ chức tín dụng đã điều tiết từ nơi tạm thời thừa vốn sang tạm thời thiếu vốn,

áp dụng các biện pháp thích hợp để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội đểtạo nên nguồn vốn cho vay Trên cơ sở nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động,các tổ chức tín dụng thông qua các hợp đồng tín dụng, đáp ứng các nhu cầu về vốncho các khách hàng vay thuộc mọi thành phần kinh tế Tuy nhiên, chính do chứcnăng trung gian này của các tổ chức tín dụng mà các rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của khách hàng vay sẽ ảnh hưởng ngay đến các tổ chức tín dụng Ngoài ra,

do tín dụng ngân hàng được hình thành chủ yếu trên cơ sở tiền gửi của dân chúng,nên rủi ro trong tín dụng ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà cònảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng và cả xã hội Còn đốivới hợp đồng vay tài sản phát sinh trong giao dịch dân sự, do người cho vay dùngtài sản của chính mình để cho vay nên khi rủi ro xảy ra thì chỉ người cho vay phảigánh chịu hậu quả Rủi ro này không làm ảnh đến những người khác và xã hội nhưđối với hợp đồng tín dụng Đặc trưng này đã tạo ra cho hợp đồng tín dụng có nhữngnét đặc thù như điều kiện chặt chẽ về chủ thể, về hình thức hợp đồng, về các biệnpháp bảo lãnh

1.2.4 Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng

Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân)của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việcthực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứngminh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bênvay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối vớimình

1.2.5 Hợp đồng tín dụng là hợp đồng luôn nhằm mục đích thu lợi nhuận

Khác với hợp đồng vay tài sản yếu tố lãi suất không phải là yếu tố bắt buộc,

mà phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên Trong hợp đồng tín dụng tổ chức tíndụng thu lợi nhuận không chỉ nhằm mục đích bù đắp cho những chi phí cho cáchoạt động của mình như: trả lãi tiền gửi, trả lương cho nhân viên… mà còn nhằm

Trang 5

bảo đảm cho những hoạt động đặc trưng mang tính rủi ro cao của mình, bù đắp chocác rủi ro luôn xảy ra đối với tổ chức tín dụng Như vậy, việc thu lợi nhuận khôngchỉ xuất phát từ lợi ích của tổ chức tín dụng, mà còn xuất phát lợi ích của người gửitiền và lợi ích của xã hội.

1.2.6 Hợp đồng tín dụng chỉ được ký kết dưới hình thức văn bản

Hợp đồng tín dụng đòi hỏi văn phạm trong việc soạn thảo hợp đồng phải dứtkhoát, rõ ràng, ngắn gọn, đủ ý và ngôn ngữ phải chính xác, cụ thể Hình thức vănbản là đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng Mặc dù hợp đồng tín dụng đượchình thành trên cơ sở tín nhiệm, tin cậy lẫn nhau, song do tính chất phức tạp củaquan hệ tín dụng ngân hàng xuất phát từ tính rủi ro cao, từ đặc thù về đối tượng, vềchủ thể của quan hệ đó, mà hợp đồng tín dụng nhất thiết phải được thể hiện bằngvăn bản

1.2.7 Hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng ưng thuận

Hợp đồng tín dụng đã phát sinh hiệu lực ngay sau khi các bên giao kết hợpđồng dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật Trong trường hợp này dùrằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, nhưng đã phát sinhquyền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng Còn cáchợp đồng vay khác luôn luôn là hợp đồng thực tế, nghĩa là hợp đồng này chỉ được

có hiệu lực khi các bên thực hiện hành vi chuyển giao cho nhau đối tượng vay mà

họ đã thoả thuận

1.3 Phân loại

Hợp đồng tín dụng có thể phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như:

1.3.1 Căn cứ vào tính chất và mức độ an toàn của khách vay hợp đồng tín dụng

- Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản là sự thoả thuận bằng văn bảngiữa tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng chấp thuận để kháchhàng sử dụng số tiền của mình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàntrả và bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản của người vay hoặc người thứ ba theo sự đồng

ý của người này

Trang 6

- Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản là sự thoả thuận bằng vănbản giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng chấp thuận đểkhách hàng sử dụng số tiền của mình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện cóhoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm của mình đối với người đó mà không phải là tài sảnbảo đảm.

1.3.2 Căn cứ vào bản chất hợp đồng có thể chia thành

Mặc dù luật các tổ chức tín dụng không trực tiếo quy định cơ sở để phânđịnh, nhưng theo các quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 thì căn cứvào chủ thể ký kết và mục đích của các chủ thể khi giao kết hợp đồng, hợp đồng tíndụng ngân hàng có thể tồn tại dưới hai hình thức:

+ Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế: là hợp đồng tín dụng giao kết giữa tổchức tín dụng và khách hàng là chủ thể kinh doanh như: doanh nghiệp, hộ kinhdoanh cá thể, người làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hộ gia đình…vàviệc giao kết hợp đồng tín dụng nhằm mục đích kinh doanh

+Hợp đồng tín dụng là hợp đồng dân sự: là những hợp đồng tín dụng được giaokết giữa tổ chức tín dụng với khách hàng mà không phải là chủ thể kinh doanh hoặc

là chủ thể kinh doanh nhưng việc giao kết hợp đồng tín dụng không nhằm mục đíchkinh doanh như: tiêu dùng, học tập…

Việc phân loại như trên chỉ có ý nghĩa để xác định cơ sở pháp lý thích hợpcho việc giao kết hợp đồng và xác định thẩm quyền và thủ tục giải quyết các tranhchấp xảy ra từ quan hệ hợp đồng tín dụng

1.3.3 Căn cứ vào thời hạn cho vay có thể chia thành

+ Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: là những hợp đồng tín dụng mà thời hạn cho vaydưới 12 tháng

+ Hợp đồng tín dụng dài hạn: là những hợp đồng tín dụng có thời hạn cho vay từ

1 năm trở lên

2 Nội dung của hợp đồng tín dụng

Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có

đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và không vi

Trang 7

phạm điều cấm của pháp luật và nó không trái với đạo đức xã hội Nội dung củahợp đồng tín dụng phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc đồng thuận về ý chí;thoả mãn những điều kiện:

- Các điều khoản của hợp đồng tín dụng phải do chính các bên soạn thảo ratrên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi

- Các điều khoản của hợp đồng tín dụng phải phản ánh ý chí đích thực của cácbên giao kết và phải phù hợp với quy định của pháp luật

- Các điều khoản của hợp đồng tín dụng phải là kết quả của sự đồng ý giữa cácbên giao kết Sự hoà hợp ý chí chung giữa các bên ký kết là một trong những điềukiện căn bản để đảm bảo cho sự hữu hiệu của hợp đồng tín dụng Trái lại, nếu bất

kỳ một điều khoản nào đó của hợp đồng tín dụng mà có bằng cớ chứng minh rằngkhông có sự đồng thuận giữa các bên lập ước thì điều khoản đó có thể bị coi là vôhiệu

Nội dung hợp đồng tín dụng bao gồm:

2.1 Điều kiện vay

- Phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại tổ chức tín dụng chovay, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động và quản lý theo đúng quy định của cơquan có thẩm quyền và pháp luật của Nhà nước

- Sản xuất kinh doanh phải có lãi và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sáchcủa nhà nước

- Có đủ vốn tự có theo mức quy định, vốn vay chỉ để bổ sung vào tổng mứcvốn lưu động cần thiết

- Chấp nhận và thực thi mọi quy định trong thể lệ tín dụng của Ngân hàng Nhànước và tổ chức tín dụng cho vay vốn

2.2 Mục đích sử dụng vốn vay

Các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì; sản xuất mặthàng nào vào hợp đồng tín dụng Việc thoả thuận điều khoản này trong hợp đồngtín dụng được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư

là các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tuỳ

Trang 8

tiện vào các mục đích phiêu lưu, mạo hiểm Để bảo đảm lợi ích của cả hai bên vàđảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng một cách hiệu quả, các bên có thể thoảthuận về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụngvốn đã thay đổi.

2.3 Phương thức thanh toán tiền vay

Đây là điều kiện quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn vàlãi cho vay Do đó, các bên cần phải thoả thuận rõ ràng số tiền vay được trả theophương thức nào như: trả toàn bộ một lần, theo từng kỳ hạn hay hoàn trả dần…

2.4 Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Trong điều khoản này các bên phải thoả thuận về số tiền vay, lãi suất chovay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn

2.5 Thời hạn vay

Thời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhậntiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận tronghợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng Các bên phải ghi rõ tronghợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả sau Nếu có thể giahạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước về khả năng này trong hợp đồng tíndụng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thoả thuận sau trong quá trình thực hiệnhợp đồng tín dụng Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đãđược thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thờigian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ tiền vay cho tổ chức tín dụng

2.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, các bên có quyền thoả thuận vềbiện pháp giải quyết tranh chấp nào Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điềukhoản này thì việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồngtín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật

3 Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tín dụng

3.1 Hình thức

Trang 9

Theo quy định tại Điều 51 luật các tổ chức tín dụng, mọi hợp đồng tín dụngđều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý Sở dĩ pháp luật quyđịnh như vậy là vì những ưu điểm sau đây của việc ký kết hợp đồng tín dụng bằngvăn bản:

- Hợp đồng tín dụng được giao kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụthể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồngtín dụng

- Việc giao kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bốcông khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để chongười thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lý, antoàn trong trường hợp cần thiết

- Việc giao kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơquan có trách nhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn Chẳng hạnnhư việc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động thươngmại của các chủ thể kinh doanh trên thương trường

3.2 Thời điểm có hiệu lực

3.2.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng

- Chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng có năng lực hành vi dân sự:

Điều kiện này được quy định nhằm loại bỏ những giao dịch dân sự được xáclập bởi người không có hoặc bị hạn chế năng lực hành vi Việc quy định điều kiệnnày chủ yếu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người không có khảnăng nhận thức và điều khiển hành vi của mình trước nguy cơ có thể bị xâm hại bởicác bên đối ước

Đối với chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng là cá nhân thì năng lực hành vidân sự của chủ thể này được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mìnhthực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự

Đối với chủ thể của hợp đồng tín dụng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tácthì năng lực hành vi dân sự của những chủ thể này được hiểu là khả năng thực hiệncác quyền, nghĩa vụ pháp lý thông qua người đại diện hợp pháp cho các chủ thể đó

Trang 10

- Mục đích và nội dung của hợp đồng tín dụng không vi phạm điều cấm củapháp luật và không trái đạo đức xã hội Với điều kiện này nhằm mục đích bảo vệ lợiích chung và trật tự công cộng, tránh sự xâm hại của các bên tham gia hợp đồng chỉ

vì lợi ích riêng của họ Nội dung của hợp đồng tín dụng được coi là hợp pháp khicác điều khoản của hợp đồng tín dụng không vi phạm các điều cấm mà pháp luật đãquy định hoặc không trái với quy tắc và giá trị đạo đức đã được xã hội thừa nhận

- Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện, bìnhđẳng, tự do: một hợp đồng tín dụng được coi là không có sự đồng thuận khi sự thoảthuận đó giữa các bên bị các khiếm khuyết như sự nhầm lẫn, sự lừa dối, lừa gạt…khi giao kết hợp đồng Nhưng các khiếm khuyết này phải có ảnh hưởng mang tínhquyết định đến ý chí giao kết hợp đồng của các bên thì mới được coi là sự kiện pháp

lý làm cho hợp đồng tín dụng vô hiệu

- Hình thức của hợp đồng tín dụng phù hợp với các quy định của pháp luậtngân hàng: Điều kiện này được quy định trong các văn bản pháp luật về ngân hàngnhằm mục đích ngăn ngừa các rủi ro tín dụng và bảo đảm an toàn cho hoạt độngkinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng Theo quy định của pháp luật hiện hành,hợp đồng tín dụng phải được giao kết bằng văn bản thì mới có hiệu lực pháp lý ràngbuộc giữa các bên

Về nguyên tắc khi khoản vay được bảo đảm bằng tài sản thì hợp đồng bảođảm phải được ký, có hiệu lực trước hoặc cùng với ngày ký hợp đồng tín dụng.Trường hợp hợp đồng tín dụng được ký trước hợp đồng bảo đảm thì vốn vay đượcgiải ngân sau khi hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực Nhưng nhiều hợp đồng tín dụng

đã được ngân hàng và khách hàng thoả thuận “hợp đồng tín dụng này có hiệu lực kể

từ ngày ký hợp đồng bảo đảm hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo đảm được đăng kýgiao dịch bảo đảm Giao dịch bảo đảm thực chất là hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảolãnh bằng tài sản, theo đó bên bảo đảm với bên nhận bảo đảm về việc dùng bảo đảmthực hiện nghĩa vụ dân sự Do vậy, các cán bộ tín dụng hiểu rằng nếu các bên đãthoả thuận giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụ bảo đảm, thìgiao dịch bảo đảm bị vô hiệu sẽ dẫn đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu Nếu không

Trang 11

thoả thuận ngày có hiệu lực của hợp đồng tín dụng sau hoặc cùng với ngày có hiệulực của hợp đồng bảo đảm thì các bên chỉ còn lựa chọn ngày có hiệu lực của hợpđồng tín dụng trước ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm Sự thoả thuận nàykhông an toàn cho ngân hàng thu hồi vốn vì sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực

và vốn vay được giải ngân, khách hàng có thể thay đổi ý định, không dùng tài sản

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ nữa hoặc hợp đồng bảo đảm không đăng kýđược tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật Tài sảnđược dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng luôn được coi lànguồn thu nợ quan trọng đối với ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ đếnhạn

3.2.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng là điểm mốc thời gian

mà kể từ lúc đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng tín dụngbắt đầu phát sinh Trên thực tế, pháp luật của từng nước có những quy định rất khácnhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng Việc chuyển giao tiềnvay (giải ngân) là một nghĩa vụ hợp đồng của bên cho vay và nếu họ không thựchiện đúng nghĩa vụ này thì về nguyên tắc họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đốivới việc vi phạm hợp đồng tín dụng

3.2.3 Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng và các hậu quả pháp lý của sự vô hiệu

Một giao dịch hợp đồng tín dụng sẽ đương nhiên vô hiệu hoặc có thể bị coi

là vô hiệu khi giao dịch đó không thoả mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực dopháp luật quy định Do việc vi phạm các điều kiện có hiệu lực có thể phương hạiđến lợi ích chung của xã hội hoặc lợi ích riêng của các bên giao dịch nên sự tuyên

bố hợp đồng tín dụng vô hiệu cũng cần phải được cân nhắc

- Hợp đồng tín dụng vô hiệu toàn bộ: Hợp đồng tín dụng được các bên ký kếtnhưng mục đích, nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạođức xã hội, hoặc hợp đồng tín dụng được xác lập một cách giả tạo để che dấu mộtgiao dịch khác Hợp đồng bị vô hiệu, các bên không có cơ hội khắc phục các thiếusót để làm cho hợp đồng tín dụng có hiệu lực trở lại

Trang 12

- Hoặc hợp đồng tín dụng vô hiệu một phần: những hợp đồng tín dụng đượccác bên ký kết chỉ vi phạm các điều kiện thủ tục như: thiếu dấu của pháp nhân,không ghi đầy đủ các yếu tố liên quan đến tư cách của các bên; hình thức của hợpđồng không phù hợp với quy định của pháp luật…Trong trường hợp này các bên cóthể khắc phục những nguyên nhân làm cho hợp đồng tín dụng vô hiệu; để trên cơ sở

đó khiến cho hợp đồng tín dụng có hiệu lực trở lại Nếu quá thời hạn cho phép màcác bên không khắc phục được những nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu thìbên có quyền lợi bị xâm hại có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng tín dụng vôhiệu

Hậu quả pháp lý do hợp đồng tín dụng vô hiệu:

- Không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên ngay từ thờiđiểm giao kết

- Các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi ký kết hợp đồng tíndụng Sau khi hợp đồng tín dụng bị vô hiệu thì các bên phải tự thu xếp hoàn trả lạicho nhau tất cả những gì đã nhận, đúng như tình trạng ban đầu khi hợp đồng tíndụng chưa được ký kết

4 Hợp đồng tín dụng ngoại tệ

- Hợp đồng tín dụng ngoại tệ là hợp đồng được ký kết giữa một bên là ngânhàng ngoại thương với khách hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài Hoạt động cấptín dụng ngoại tệ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề vốn trong hoạtđộng sản xuất- kinh doanh với các cá nhân, tổ chức nước ngoài Việc giao kết hợpđồng tín dụng ngoại tệ nhằm bù đắp, bổ sung phần vốn ngoại tệ tự có trong sảnxuất- kinh doanh

- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nhận cho vay ngoại tệ đối với các doanhnghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế; các doanh nghiệp được thành lậptheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam …Để được ngân hàng ngoại thương chovay vốn ngoại tệ, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện:

+ Phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định theo quy địnhcủa nhà nước và được cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh

Trang 13

+ Phải chấp nhận các nguyên tắc cho vay của ngân hàng ngoại thương Ngoài racòn phải chấp hành đầy đủ các chính sách của nhà nước về quản lý ngoại thương vàquản lý ngoại hối.

- Ngân hàng ngoại thương cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ để sử dụng vàomục đích:

+ Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinhdoanh và các dịch vụ liên quan

+ Nhập khẩu hàng hoá để tạo vốn, thu mua hàng hoá xuất khẩu

+ Chi trả chi phí về vận tải, bảo hiểm và các dịch vụ khác

+ Thanh toán nợ vay tín dụng thương mại của các doanh nghiệp đã được ngânhàng ngoại thương cấp bảo lãnh nhưng doanh nghiệp chưa có hoặc chưa đủ tiền đểthanh toán cho nước ngoài

- Mỗi lần vay vốn, bên xin vay cùng ngân hàng ngoại thương ký kết hợp đồngtín dụng ngoại tệ theo các điều khoản đã được hai bên thống nhất Trình tự ký kếthợp đồng tín dụng ngoại tệ thực hiện theo chế định ký kết hợp đồng kinh tế Hợpđồng tín dụng ngoại tệ thường bao gồm các nội dung sau: ngày, tháng, năm ký kết;căn cứ ký kết, lần cho vay, bên đi vay; đối tượng hợp đồng, mục đích sử dụng vốnvay; thời hạn trả nợ; …Theo hợp đồng, doanh nghiệp có thể trả nợ vay trước hạn;nếu doanh nghiệp không có ngoại tệ để trả, ngân hàng cho vay có thể thu nợ bằngđồng Việt Nam tương đương theo giá bán ngoại tệ và thực hiện hạch toán thông quatài khoản mua bán ngoại tệ

II Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng

Trang 14

a Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều cóquyền tham gia giao kết, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản Bằng ý chí

tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết do pháp luật quy định Nhưng tự docủa mỗi chủ thể phải “không trái với pháp luật, đạo đức xã hội” Nằm trong mốiliên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi chủ thể vừa có quyền “tự do giao kếthợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, đạo đức xã hội

b Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng

Khi các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết hợpđồng, thì ý chí tự nguyện của các bên mới thực sự bảo đảm; những hợp đồng đượcgiao kết thiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của các bên sẽ không được phápluật thừa nhận Tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dốihoặc đe doạ đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khigiao kết; vì thế nó bị vô hiệu

1.1.2 Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế nên các bên khi giao kết phải tuân thủ các nguyên tắc sau

a Nguyên tắc tự nguyện

Hợp đồng là sự thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệhợp đồng, do đó việc giao kết hợp đồng kinh tế phải dựa trên cơ sở tự do ý chí củacác bên Điều đó có nghĩa là các bên tham gia quan hệ hợp đồng có quyền tự do bày

tỏ ý chí của mình Việc bày tỏ ý chí đó là tự nguyện chứ không phải do sự áp đặtcưỡng bức của bất kỳ tỏ chức, cá nhân nào Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hìnhthành và có giá trị nếu các bên thống nhất ý chí với nhau một cách tự nguyện Trong

cơ chế thị trường việc giao kết hợp đồng là nhu cầu của chính người kinh doanh Do

đó, pháp luật đã ghi nhận nguyên tắc tự nguyện trong việc giao kết hợp đồng kinh tế

và là quyền của người kinh doanh- đó là nguyên tắc tự do hợp đồng Người kinhdoanh có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, tự do thoả thuận nội dung hợp đồng, tự do

về việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng

b Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi

Trang 15

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền

và nghĩa vụ Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để giao hợp đồng các bên đều cóquyền đưa ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hay không chấpnhận yêu cầu của bên kia mà không bên nào có quyền ép buộc bên nào Trong quan

hệ hợp đồng kinh tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phải tương xứng với nhau.Bên nào cũng có quyền và có nghĩa vụ, đều phải chịu trách nhiệm với nhau về việcthực hiện nghĩa vụ của mình

c Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản

Khi tham gia quan hệ hợp đồng các bên phải trực tiếp chịu trách nhiệm tàisản với nhau Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờngười khác bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng Nguyên tắcnày có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan

hệ hợp đồng

d Nguyên tắc không trái pháp luật

Các điều khoản mà các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận phùhợp với pháp luật Nếu các bên thoả thuận trái pháp luật thì những thoả thuận đó sẽkhông có giá trị (vô hiệu) Khi ký kết hợp đồng phải căn cứ vào chức năng hoạtđộng kinh tế của mình và tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của bên cùng ký,nếu không hợp đồng của các bên ký kết sẽ vô hiệu Nguyên tắc này có ý nghĩa quantrọng trong việc bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh doanh, buộc cácchủ thể kinh doanh chỉ được phép hoạt động trong phạm vi đăng ký kinh doanh

1.1.3 Hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng đặc biệt

Do chủ thể tham gia giao kết cũng như đối tượng của hợp đồng có khác biệt

so với các loại hợp đồng khác nên khi giao kết các bên tuân theo nguyên tắc riêngnhư sau:

- Nguyên tắc tự do: Thể hiện là tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyếtđịnh trong cho vay của mình; không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp tráipháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tíndụng Còn đối với khách hàng vay có quyền vay của bất kỳ tổ chức tín dụng nào, có

Trang 16

thể ký kết với một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, được vay theo thể thức nào cũngđược theo luật định.

- Nguyên tắc vốn vay phải luôn được giá trị vật tư, hàng hoá tương đương làmbảo đảm: Cơ sở của nguyên tắc này biểu hiện ở chỗ; yêu cầu của quy luật lưu thông

và trong phạm vi của cả nền kinh tế hay trong từng thời điểm cụ thể, khối lượng tiền

tệ trong lưu thông phải tương ứng với giá trị khối lượng hàng hoá trong lưu thông.Nghĩa là khi cho một tổ chức kinh tế vay vốn, ngân hàng đã đưa một khối lượngtiền tệ nhất định vào lưu thông; vì vậy, phải có một khối lượng giá trị vật tư, hànghoá tương đương làm đảm bảo Nguyên tắc này đòi hỏi khi vay vốn ngânhàng, phải

có một khối lượng vật tư tương đương thuộc sở hữu của mình để làm đảm bảo chovốn vay

- Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vayđúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: Vốn vay ngân hàng cấp chocác doanh nghiệp là nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất- kinh doanh Nhu cầu vay vốncủa các doanh nghiệp phải gắn với mục đích kinh doanh- sản xuất Để được vay vốnbên đi vay phải giải trình với ngân hàng về mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất-kinh doanh Thực hiện nội dung của nguyên tắc này, ngân hàng và bên đi vay tiếnhành hoạt động của mình được bình thường, tránh tình trạng đầu tư sai mục đích,thất thoát và lãng phí vốn

1.2 Trình tự giao kết hợp đồng tín dụng

Trình tự ký kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ýchí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thoả thuận trong việc cùng nhaulàm xác lập những quyền và nghĩa vụ đối với nhau Thực chất đó là quá trình mà haibên thoả thuận về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng

1.2.1 Đề nghị giao kết

Để thiết lập một quan hệ hợp đồng bao giờ cũng phải có một bên đưa ra lời

đề nghị hợp đồng và bên kia chấp nhận lời đề nghị hợp đồng đó, tức là có sự thốngnhất ý chí của các bên Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chícủa mình trước người khác bằng cách tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao

Trang 17

kết với người đó một hợp đồng Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng làviệc khách hàng biểu hiện ý chí của mình trước tổ chức tín dụng nơi mình muốn kýkết (nơi mà mình muốn vay vốn) bằng cách tỏ cho tổ chức tín dụng biết ý muốntham gia giao kết một hợp đồng tín dụng Để bảo đảm quyền lợi của các bên và đểhợp đồng thực hiện tốt thì các bên đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách

cụ thể và rõ ràng Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng cách traođổi, thoả thuận trực tiếp với nhau Các bên trực tiếp bàn bạc thoả thuận xác định cácđiều khoản của hợp đồng, điều kiện của các bên Nếu các bên thống nhất được vớinhau thì cùng nhau làm văn bản hợp đồng và cùng ký vào văn bản hợp đồng Quan

hệ hợp đồng tín dụng hình thành kể từ thời điểm các bên ký vào văn bản và nó sẽ cógiá trị nếu nó bảo đảm các điều kiện mà pháp luật yêu cầu Lời đề nghị mặc dù chưaphải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã có tính chất ràng buộc đối với người đềnghị

Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là hành vi pháp lý do một bên

thực hiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thể hiện

ý chí mong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng

1.2.2 Hồ sơ vay vốn

Để được vay vốn bên đi vay phải gửi đến tổ chức tín dụng phục vụ mình các

kế hoạch vay vốn, các hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình xin vay vốn Theokhoản 1- điều 55- luật tổ chức tín dụng, hồ sơ tín dụng gồm:

- Hợp đồng tín dụng và tài liệu ghi rõ mục đích sử dụng vốn, căn cứ pháp lý vềtài sản bảo đảm (nếu có)

- Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng, của người bảo lãnh

- Quyết định cấp tín dụng có chữ ký của người có thẩm quyền; trong trườnghợp quyết định tập thể, phải có biên bản, ghi rõ quyết định được thông qua

- Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến hợpđồng tín dụng

Trang 18

Theo Điều 14- quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng, thì :

- Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghịvay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tạiđiều 7 quy chế này Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chínhxác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng

- Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chứctín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay vàkhoản vay

1.2.3 Thẩm định hồ sơ tín dụng

Hồ sơ tín dụng tốt phải đảm bảo các yếu tố sau: Các thông tin cơ bản vềdoanh nghiệp xin vay; thông tin tài chính hiện tại; lịch sử tài chính; thông tin vềmục đích vay vốn; thoả thuận hoàn trả khoản vay; các dự toán về hoạt động sảnxuất kinh doanh trong tương lai và vốn hoạt động; các thông tin cụ thể về giao dịchtín dụng với doanh nghiệp; bản sao của mọi quan hệ có liên quan đến doanh nghiệpxin vay

Hồ sơ tín dụng không chỉ giúp cán bộ tín dụng làm việc tốt hơn mà còn chophép các cán bộ khác chưa quen với khoản vay, có thể tiếp nhận và xử lý khoản vay

đó Đây cũng là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ cho người kiểm soát ngân hàng vàkiểm toán viên trong việc ra quyết định về khả năng chấp thuận khoản vay

Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ- pháp

lý do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm kiểm tra và xác định các điều kiện vay vốn,trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không đối với khách hàng Bản báo cáonày phải được gửi cho người có thẩm quyền quản lý trong tổ chức tín dụng để quyếtđịnh cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng Trong trường hợp từ chốicho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản và phải nêu

rõ những căn cứ từ chối cho vay

Trang 19

1.2.4 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là hành vi pháp lý do bênnhận đề nghị (tổ chức tín dụng) thực hiện dưới hình thức một văn bản chính thứcgửi cho bên kia (bên đề nghị hợp đồng) với nội dung thể hiện sự đồng ý giao kếthợp đồng tín dụng Về phương diện lý thuyết, việc một bên chấp nhận vô điều kiệnvăn bản đề nghị hợp đồng của bên kia có thể làm phát sinh một hợp đồng giữa họvới nhau, nếu trong văn bản đề nghị đã hội đủ các điều khoản cốt yếu của chủngloại hợp đồng mà họ mong muốn giao kết Tuy nhiên đối với hợp đồng tín dụng, doloại giao dịch này vốn có ảnh hưởng sâu sắc và mang tính dây chuyền đối với cả hệthống kinh tế trong một quốc gia nên các luật gia cho rằng việc một bên gửi văn bảnthông báo chấp nhận đề nghị giao kểt hợp đồng tín dụng của bên kia chỉ có giá trịnhư một lời tuyên bố đồng ý giao kết hợp đồng chứ không phải là hành vi pháp lýlàm phát sinh quan hệ hợp đồng giữa các bên và do đó cũng không thể thay thế choviệc giao kết hợp đồng chính thức giữa các bên Giao kết hợp đồng chỉ được xem làhoàn thành khi các bên đã trải qua giai đoạn thương lượng, đàm phán trực tiếp cácđiều khoản của hợp đồng và người đại diện có thẩm quyền của các bên đã trực tiếp

kí tên vào văn bản hợp đồng tín dụng

2 Thực hiện hợp đồng tín dụng

Thực hiện hợp đồng tín dụng là mục đích của việc giao kết hợp đồng tíndụng Đây là giai đoạn quan trọng nhất, bởi lẽ chỉ khi nào hợp đồng tín dụng đượcthực hiện nghiêm chỉnh thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mới được thoảmãn và bảo đảm Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, xuất phát từ nhu cầubảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, các bên thường quan tâm đặc biệt đến những vấn

đề sau:

- Thoả thuận áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụhợp đồng, trong đó chủ yếu là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cho tổchức tín dụng Thoả thuận này nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên chủ nợ là tổ chứctín dụng Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, nếu bên vay không thực hiệnđược nghĩa vụ trả nợ tiền vay khi đến hạn và không được tổ chức tín dụng cho gia

Trang 20

hạn nợ thì tài sản bảo đảm tiền vay có thể được xử lý theo thoả thuận của các bênhoặc theo quy định của pháp luật

- Thoả thuận việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Thoả thuận nàynhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên vay trong việc xử dụng vốn vay và trên cơ sở

đó giúp bên vay thanh toán nợ cho tổ chứ tín dụng Trong quá trình thực hiện hợpđồng tín dụng, đôi khi gặp những khó khăn khiến cho bên vay không có khả năngthực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay đúng hạn Việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạntrả nợ phải được các bên ghi rõ trong hợp đồng tín dụng và coi đó là sự sửa đổi điềukhoản về thời hạn trả nợ tiền vay

2.1 Nguyên tắc thực hiện

Sau khi giao kết hợp đồng các bên phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từquan hệ hợp đồng Việc thực hiện các nghĩa vụ đó phải tuân theo những nguyên tắcsau:

- Nguyên tắc chấp hành đúng: nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải chấp hành

đúng, đầy đủ và trung thực các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng; đồng thờicho phép mỗi bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ.Các bên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng Nhưngviệc chấp hành đúng phải không được trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội;người thực hiện nghĩa vụ ngoài việc tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết hoặc phápluật đã quy định còn phải tôn trọng và tuân thủ những quy định chung của pháp luậttrong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ dân sự

- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác: nguyên tắc này đòi hỏi các bên

phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nghĩa vụ Các bên hợp tácvới nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh nhữngđiều khoản của hợp đồng, để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm lợi ích cho các bên trongquan hệ nghĩa vụ Nếu thấy hợp đồng có thể bị vi phạm phải kịp thời thông báo chonhau biết để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra hoặc khi đã có vi phạm hợp đồng, phảitìm mọi cách để hạn chế thiệt hại Nếu bên nào có điều kiện mà không thực hiện cácbiện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi và phải gánh chịu thiệt hại

Trang 21

- Nguyên tắc vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi, theo đùng thời hạn đã quy định: Thực hiện vai trò trung gian của mình, ngân hàng vừa là

người đi vay, vừa là người cho vay Với tư cách là người đi vay, ngân hàng thamgia vào các quan hệ pháp luật với những người cho vay Ngân hàng có trách nhiệmtrả tiền cho người gửi Với tư cách là người cho vay, ngân hàng là người có quyềnquyết định cho người khác vay và yêu cầu người đi vay hoàn trả cả tiền gốc và tiềnlãi Ở loại quan hệ này, ngân hàng thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh,vừa phải bảo đảm thu đủ tiền gốc đã cho vay vừa phải bảo đảm thu đủ tiền lãi vay.Đây là nguyên tắc áp dụng cho cả ngân hàng và người đi vay Nguyên tắc này vừa

là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh vừa là cơ sở để các doanhnghiệp tiến hành hạch toán kinh tế trong hoạt động của mình Nguyên tắc này buộcngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn trong cơ chế khắc nghiệtcủa thị trường Việc thực hiện nguyên tắc này tạo cho ngân hàng thu hồi được vốncho vay và lợi nhuận; nguyên tắc này buộc người đi vay phải cân nhắc và hạch toánnguồn vốn vay ra sao cho việc sử dụng nguồn vốn đó thực sự có hiệu quả, đáp ứngđược mục đích vay vốn

- Nguyên tắc tránh rủi ro, không dồn vốn cho một số ít tổ chức kinh tế vay:

Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau về mặt pháp lý Họ vừa hợp tác vớinhau, vừa cạnh tranh Hoạt động trong môi trường vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt

đó, tất yếu xảy ra hiện tượng là có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, pháttriển mạnh, đồng thời cũng sẽ có những doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn tới phá sản Đểthực hiện nguyên tắc tránh rủi ro, ngân hàng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ khách hàngvay vốn, bao gồm khả năng tài chính, tình hình sản xuất- kinh doanh, để hạn chếđến mức tối thiểu mọi rủi ro đối với các nguồn vốn cho vay Do kinh doanh tíndụng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất vì vậy đểphòng ngừa và hạn chế rủi ro, hoạt động tín dụng phải thực hiện nguyên tắc tránhrủi ro

2.2 Quy trình thực hiện

Trang 22

2.2.1 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Kiểm tra xem mục đích vay vốn có phù hợp với đăng ký kinh doanh haykhông; kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn

2.2.2.Xử lý rủi ro của các khoản vay có vấn đề

Khoản vay có vấn đề bao gồm khoản vay đã quá hạn và khoản vay tuy chưađến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ ngân hàng do mất khảnăng thanh toán, do thua lỗ hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật nhưlừa đảo, trốn thuế Xử lý khoản vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khácnhau để thu hồi nợ Việc xử lý này dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượngtiền mặt sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ ở mức giáhợp lý để tạo nhu cầu có khả năng thanh toán bằng tiền mặt và nhất là cần tận dụnghết tài sản có của doanh nghiệp, tìm cách chuyển hoá nhanh tất cả loại tài sản đóthành tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng

2.2.3 Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phốihợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tấttoán khoản vay

- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theothoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết; khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thìhợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bảnthanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tổ chức tín dụng soạn thảobiên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòngtín dụng trình lên lãnh đạo ký biên bản thanh lý

Thực hiện xử lý rủi ro bảo đảm tiền vay: Các bên thoả thuận về việc thựchiện các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Trong trường hợp các bên thoảthuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản

có thể là bên C, bên B, hoặc bên A; hai bên phối hợp cùng bán, uỷ quyền cho bênthứ ba bán, bên được bán tài sản có thể thoả thuận bán cho người mua, uỷ quyềncho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện

Trang 23

việc bán tài sản bảo đảm tiền vay Trong trường hợp bên A có quyền xử lý tài sảnbảo đảm tiền vay, bên B; C phải giao tài sản cho A để xử lý.

2.2.4 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

Bảo đảm tiền vay là việc NHNN áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừarủi ro tạo cơ sở pháp lý và kinh tế để thu hồi nợ đã vay Tín dụng là một trongnhững hoạt động chính, cơ bản mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng Kinhdoanh tín dụng luôn gắn liền rủi ro tín dụng, ngoài việc xác định khả năng thanhtoán của người đi vay thì việc xác định tài sản thế chấp của người đi vay có ý nghĩađặc biệt quan trọng; chính vì vậy, phải có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.Các biện pháp đó là: bảo lãnh; cầm cố giấy tờ có giá, hàng hóa và các tài sản khác;thế chấp

Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ở nước ta được thể hiệntrong văn bản Quy định về việc thế chấp vay vốn ngân hàng ban hành kèm theoquyết định số 156/1989/QĐ-NH ngày 18-11-1989 của Tổng giám đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam; Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (25-9-1989); Pháp lệnh hợp đồngdân sự (1-7-1991); Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theoNghị định số 58/1993/NĐ-CP ngày 30-8-1993 của Chính Phủ; Quy chế bảo lãnh vàtái bảo lãnh ban hành kèm theo quyết định số 23/1994/QĐ-NH14 ngày 21-02-1994của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngânhàng ban hành kèm theo quyết định số 196/1994/QĐ-NH14 ngày 16-9-1994 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước

Với tư cách là một biện pháp hợp đồng tín dụng ngân hàng, bảo lãnh tronglĩnh vực tín dụng ngân hàng là việc một tổ chức cá nhân cam kết trả nợ thay chongười đi vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả được khoản nợvay Về phía ngân hàng, bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ của ngân hàng, là camkết của ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh,nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với bênyêu cầu bảo lãnh, được quy định cụ thể tại thư bảo lãnh của ngân hàng

Trang 24

Thế chấp tài sản trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng được hiểu làviệc một cá nhân hay pháp nhân dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảođảm cho khoản vay tại ngân hàng Thế chấp tài sản phải làm thành văn bản dướihình thức hợp đồng thế chấp tài sản, phải được cơ quan công chứng nhà nước chứngthực Trong hợp đồng đó phải ghi rõ khối lượng, giá trị tài sản thế chấp, thời hạn thếchấp, phương thức xử lý tài sản thế chấp…Nếu số tiền phát mại tài sản thế chấpkhông đủ để trả nợ cho ngân hàng bằng các nguồn tài sản khác Nếu bên đi vaykhông đủ trả nợ cho ngân hàng có quyền khởi kiện bên vay trước pháp luật.

Cầm cố trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng là việc người đi vaydùng số động sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản tiền vayngân hàng Về phía ngân hàng, hoạt động dịch vụ cầm cố là một hình thức cho vaybằng biện pháp cầm cố mà bên nhận cầm cố buộc người có tài sản cầm cố phải giaovật cầm cố là tài sản của mình cho bên nhận cầm cố quản lý, để làm vật bảo đảm trả

nợ một khoản tiền cầm cố khi người có tài sản cầm cố hoặc người bảo lãnh khôngtrả được nợ Cũng như thế chấp việc cầm cố phải được lập thành văn bản và phảiđược cơ quan Công chứng Nhà nước chứng thực

3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng và việc giải quyết tranh chấp

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng giữa tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụngnếu có tranh chấp nảy sinh thì các bên tự dàn xếp và thương lượng Trường hợp cácbên không tự giải quyết được với nhau thì được quyền đưa tranh chấp đó giải quyếttại toà án kinh tế hoặc trọng tài kinh tế phi Chính phủ

3.1 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng

Vi phạm hợp đồng tín dụng là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham giahợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tíndụng Các điều kiện sau bị coi là vi phạm hợp đồng tín dụng:

- Người thực hiện hành vi phải là các bên tham gia hợp đồng tín dụng

- Hành vi đó trái với các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Hành

vi làm trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng thường là hành vi không thực hiện

Trang 25

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết Để chứng minh một hành vi rõràng là trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên có quyền lợi bị xâm hại bởihành vi đó phải dẫn chứng, đồng thời phải chứng minh rằng người đó đã thực hiệnhành vi trái với những cam kết của chính họ trong hợp đồng tín dụng.

- Bên thực hiện hành vi có một lỗi xác định là cố ý hoặc vô ý Bên có quyềnlợi bị xâm hại cần chứng minh được bên đối tác đã không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ như cam kết là cơ sở để xác định lỗi của người đó Còn bên bịxem là có hành vi trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng chỉ được giải thoát tráchnhiệm khi không có lỗi

- Hành vi đó nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên đối ước,hoặc xâm hại tới các lợi ích khác như lợi ích chung của toàn xã hội, lợi ích của các

tổ chức tín dụng và cá nhân khác

3.2 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là tình trạng pháp lý của quan hệhợp đồng tín dụng, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí vớinhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng Mộthợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về quyềnlợi giữa các bên tham gia hợp đồng được thể hiện ra bên ngoài

Cần xác định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng: Thờihiệu khởi kiện là thời hạn do pháp luật quy định để cá nhân, pháp nhân và các chủthể khác thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện Theo khoản 1- điều31- pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định “người khởi kiện phảilàm đơn yêu cầu toà án giải quyết các vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng, kể từngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Đối với hợp đồng tín dụng hiện nay có hai quan điểm khác nhau về vấn đềxác định thời hạn khởi kiện:

- Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng được áp dụngđối với các tranh chấp hợp đồng kinh tế theo quy định tại thông tư liên ngành số 04/

Trang 26

TTLN ngày 7-01-1995 của toà án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tốicao.

- Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng được vận dụngtrong hai trường hợp sau:

+ Nếu hợp đồng tín dụng có quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thờihiệu khởi kiện được tính từ ngày liền sau ngày hết hạn lãi chậm trả Đối với hợpđồng tín dụng càng chặt chẽ hơn và bao giờ cũng thể hiện rõ thời hạn trả nợ cụ thểcùng với lãi suất vay

+ Nếu hợp đồng tín dụng không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thờihiệu khởi kiện không hạn chế Việc hai bên xác lập một khế ước vay vốn đã hìnhthành mối quan hệ gắn liền với khối tài sản vay cũng như tài sản khác nhằm bảođảm việc vay vốn Việc các thành phần kinh tế tham gia vay vốn của ngân hàng làhoàn toàn tự nguyện nhưng phải hội đủ các điều kiện cần thiết Nếu các chủ thể vayvốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn vốn và lãi phát sinh thì có thể bị cưỡng chế phátmãi tài sản bằng các biện pháp do luật định hoặc được quyền khởi kiện đến toà án

Do vậy, không thể đặt vấn đề thời hiệu khởi kiện đối với loại tranh chấp kinh tế đặcbiệt này

Quan điểm cho rằng nếu hợp đồng tín dụng không quy định thời hạn phảichịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế dựa trên lập luận: Trong hợpđồng tín dụng hai bên đã thoả thuận nợ đến hạn không trả được thì chuyển thành nợquá hạn và phải chịu lãi suất chậm trả Như vậy, nghĩa vụ thanh toán đã được haibên thoả thuận kéo dài Sự thoả thuận đó trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng nênkhông thể coi là hết thời hiệu khởi kiện Trong hệ thống các văn bản pháp luậtchuyên ngành về tín dụng, không có quy định: nếu hợp đồng tín dụng không quyđịnh thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế Quan hệhợp đồng tín dụng vừa chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hợp đồngkinh tế, vừa chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật chuyên ngành về tíndụng Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời hạn cho vay ghitrong hợp đồng Có thể là ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tuỳ từng khoản vay cụ thể,

Trang 27

phù hợp với quy định tại khoản 1- điều 12- Nghị định số 17/NĐ-HĐBT ngày

16-1-1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế và quy định tại khoản điều 6 của thể lệ tín dụng trung, dài hạn ban hành kèm theo Quyết định số 367/QĐ-

3-NH ngày 21-12-1995 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc tín dụng

Việc ngân hàng và bên vay thoả thuận nợ đến hạn không trả được thì chuyểnthành nợ quá hạn và phải chịu lãi suất chậm trả là biện pháp chế tài áp dụng đối vớibên vay khi vi phạm hợp đồng tín dụng thực hiện không đúng hợp đồng về thời hạntrả nợ.Trong trường hợp không có quy định của pháp luật, các bên có quyền thoảthuận về mức tiền phạt; quá hạn bên vay chưa trả hết nợ thì vẫn phải có nghĩa vụtiếp tục trả nợ vay còn lại, đồng thời chịu phạt dưới hình thức trả lãi suất nợ quáhạn Vì ngân hàng là đơn vị hoạt động kinh doanh tiền tệ, huy động vốn để cho vaynên việc bên vay không trả nợ đúng hạn đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp

pháp của mình Như vậy, nếu quá hạn trả nợ mà ngân hàng và bên vay không có

thoả thuận khác thì ngày liền sau ngày hết thời hạn vay ghi trong hợp đồng chính làthời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện

Việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với loại hợp đồng này là nhằm bảo đảmtính thống nhất của pháp luật, nhưng không làm phương hại đến lợi ích nhà nước.Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại rất quan tâm và chú ý đếnthời hạn khởi kiện hợp đồng tín dụng Bởi vì, chỉ có trong thời hạn khởi kiện cònhiệu lực của hợp đồng tín dụng, thì ngân hàng mới được thực hiện quyền khởi kiệnkhách hàng vay ra toà án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Nếuquá thời hạn khởi kiện của hợp đồng tín dụng mà ngân hàng lại khởi kiện kháchhàng để thu hồi nợ, toà án có quyền từ chối thụ lý đơn khởi kiện của ngân hàng đểgiải quyết tranh chấp phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tín dụng Việc ngân hàngkhởi kiện khách hàng vay không những làm cho mối quan hệ vốn có giữa ngânhàng và khách hàng xấu đi mà còn có thể chấm dứt mối quan hệ bạn hàng đã đượcthiết lập Còn khách hàng có thể phải bán đi một số tài sản để trả nợ cho ngân hàng

Do đó, ngân hàng nên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và tạo điều kiện chodoanh nghiệp ổn định sản xuất, tiếp tục kinh doanh có lãi để trả nợ ngân hàng

Trang 28

3.2.1 Hình thức thương lượng

Theo quy định của pháp luật, để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, cácbên có quyền tự thương lượng với nhau về các xung đột, bất đồng trên tinh thầnbình đẳng, thiện chí, hợp tác và cùng có lợi Hình thức này nhằm tôn trọng quyền tựđịnh đoạt của các bên và giúp cho các bên tránh được những chi phí không cần thiết

do phải khởi kiện ra toà

3.2.2 Tại trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng trọng tàiđối với những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ký kết giữa tổ chức tíndụng với khách hàng mà các bên có thoả yêu cầu cơ quan trọng tài giải quyết

3.3 Tại toà án

Hợp đồng tín dụng thực chất là hợp đồng kinh tế và nó hội đủ các điều kiệnnhưng nó tuỳ thuộc với chủ thể vay vốn cũng như mục đích vay vốn mà khi xảy ratranh chấp thì có thể giải quyết bằng tố tụng dân sự hoặc tố tụng kinh tế Như vậy,khi đã xác lập một hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng với một pháp nhân hoặc cánhân có đăng ký kinh doanh làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, khi cótranh chấp xảy ra bằng con đường toà án thì đây là tranh chấp kinh tế do toà ánnhân dân giải quyết Để vụ án giải quyết đúng pháp luật thì khi thụ lý vụ án, toà áncần phải xem xét các điều kiện đó là: người khởi kiện có quyền khởi kiện haykhông, thời hạn khởi kiện còn hay hết; để thẩm phán quyết định có thụ lý vụ án kinh

tế theo điều 33 hoặc trả lại đơn khởi kiện theo điều 32- Pháp lệnh thủ tục giải quyết

vụ án kinh tế Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự đối vớinhững tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ký kết giữa tổ chức tín dụng vớikhách hàng mà các bên có thể thoả thuận về việc yêu cầu toà án giải quyết Ngoài

ra, đối với những tranh chấp từ hợp đồng tín dụng nhưng các bên không có thoảthuận nào về cơ quan giải quyết tranh chấp thì về nguyên tắc, tranh chấp đó cũngthuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự

Trang 29

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No& PTNT LÁNG HẠ

I VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng N o &PTNT Láng Hạ

Cả nước đứng trước tình hình nhiệm vụ xây dựng một ngân hàng hiện đại,kinh doanh đa năng và yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới; tạicác khu đô thị, các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nướcnhiều chi nhánh Ngân hàng No&PTNT đã hình thành Ngày 1/8/1996 tại quyết định

số 334/QĐ- NHNo-02 của Tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, chinhánh Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7 tháng 3năm 1997 Sự ra đời của chi nhánh đã thể hiện quyết tâm của Hội đồng quản trị vàBan giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong chiến lược củng cố và giữvững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị trường thànhthị đánh dấu bước phát triển về lượng và chất của hệ thống ngân hàng nông nghiệptrên địa bàn Hà Nội

Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn đầu của nềnkinh tế đất nước đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ từ các nước năm 1997: như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu

từ Thái Lan tháng 5/1997; đã lan ra hàng loạt các nước trong khu vực Nhưng chinhánh đã lập lên những thành tích đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực, không nhữnghuy động được một khối lượng nguồn vốn lớn, bảo đảm chủ động đầu tư tín dụngtrên địa bàn với 100% là dư nợ lành mạnh cho đến nay, mà còn góp phần cung cấplượng vốn lớn về ngân hàng No&PTNT Việt Nam để cân đối giúp các chi nhánhkhác không gặp thuận lợi trong công tác huy động vốn

Chi nhánh đã thực hiện các loại hợp đồng như hợp đồng tín dụng; hợp đồng

Trang 30

141 là mẫu hợp đồng tín dụng trung, dài hạn; theo mẫu 142 là mẫu hợp đồng tíndụng ngắn hạn Chi nhánh thực hiện quy chế cho vay theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 quyết định của thống đốc NHNN về việc bam hànhquy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Chi nhánh luôn thực hiệnđúng các quy định trong hợp đồng vì nếu các bên vay không thực hiện đúng thờihạn và điều kiện của hợp đồng vay vốn sẽ gây ra hậu quả xấu cho bên cho vay; vìvậy rủi ro tín dụng thuần tuý sẽ được hạn chế nhờ các biện pháp bảo đảm tiền vay(cầm cố, thế chấp, bảo lãnh) và hợp đồng chặt chẽ, thủ tục cho vay cẩn trọng.

2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

2.1 Tình hình chung về lao động của chi nhánh

Tổng số cán bộ viên chức chi nhánh Láng Hạ ban đầu chỉ có 13 người Biênchế tổ chức của chi nhánh ban đầu gồm Ban giám đốc (3 đồng chí), có 2 phòngchức năng: Phòng kế hoạch kinh doanh có 7 người vừa thực hiện nhiệm vụ tíndụng, kế hoạch vừa làm các công việc của hành chính- tổ chức cán bộ và phòng kếtoán ngân quỹ gồm 3 người

Hiện nay: Tổng số cán bộ nhân viên là 206 người, trong đó nam: 74 người,

nữ 132 người Trình độ chuyên môn: tiến sĩ: 1; thạc sĩ là 5; đại học là 154; cao đẳng

là 10; Trình độ chuyên môn khác là 36 và trình độ chính trị: cử nhân cao cấp chínhtrị là 3; lý luận trung cấp là 161

Đơn vị: người

Như vậy, trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên của chi nhánh vẫn

còn hạn chế, cho nên công tác tổ chức cán bộ và đào tạo luôn luôn được chi nhánhchú trọng: chuẩn bị tốt trong công tác đào tạo cán bộ nhằm củng cố, mở rộng vànâng cao kiến thức cho số cán bộ viên chức cũ, đào tạo kịp thời trên cơ sở kèm cặpthực hành với số cán bộ mới; nâng cao năng lực tài chính; nâng cao nghiệp vụ

Trang 31

chuyên môn cho các cán bộ nhân viên đặc biệt là công tác thẩm định dự án, thanhtoán quốc tế, tin học…

2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Trang 32

2.2.2 Nhiệm vụ cơ bản của các phòng, tổ thuộc chi nhánh

Trang 33

a Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địaphương và xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướngkinh doanh của ngân hàng Việt Nam

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạchđến các chi nhánh trên địa bàn

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chinhánh trên địa bàn và tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm Dự thảocác báo cáo sơ kết, tổng kết

- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao

b Phòng tín dụng

- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng

và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theohướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tíndụng sản xuất, lưu thông, tiêu dùng

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựachọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao

- Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng và thẩm định các dự án, hoànthiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước,nước ngoài, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngànhkhác nhau và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm địa bàn,đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đềxuất hướng khắc phục và giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tíndụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao

Trang 34

- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp

1, đồng thời lập hồ sơ trình tổng giám đốc để xem xét, phê duyệt

- Thẩm định khoản vay do tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc chinhánh cấp 1 quy định trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp 1

- Tổ chức, kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh; tập huấn nghiệp vụ chocán bộ thẩm định; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định

- Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh cấp 1 giao

d Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( mua- bán, chuyển đổi) thanh toán quốc

tế trực tiếp theo quy định; thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạngSWIFT ngân hàng No&PTNT Việt Nam

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanhtoán quốc tế; thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản kháchhàng nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao

e Phòng kế hoạch- ngân quỹ

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy địnhcủa Ngân hàng nhà nước, ngân hàng No&PTNT Việt Nam

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấptrên phê duyệt

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng

No&PTNT trên địa bàn

Trang 35

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báocáo theo quy định; thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước; thực hiện nghiệp

vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác dogiám đốc chi nhánh giao

f Phòng vi tính

- Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động củachi nhánh

- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống

kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt độngkinh doanh

- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quyđịnh; quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị tin học và làm dịch vụ tin học và thựchiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh giao

g Phòng hành chính

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có tráchnhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chinhánh phê duyệt

-Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh ngân hàng

No&PTNT trực thuộc trên địa bàn, trực tiếp làm thư ký tổng kết cho giám đốc ngânhàng nông nghiệp & phát triển nông thôn

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợpđồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chínhliên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh và thực thi pháp luật cóliên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan

- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản địnhchế của ngân hàng No&PTNT Việt Nam

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công

cụ lao động, vật mau hỏng, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan vàthực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao

Trang 36

h Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo

- Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn và mức lao động, giaokhoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địabàn theo quy chế khoán tài chính của ngân hàng No&PTNT Việt Nam

-Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi côngtác, học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viênđược quy hoạch, đào tạo

- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước,Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luậtcán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc ngân hàng

No&PTNT Việt Nam

-Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế

độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngànhngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao

i Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ

- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán Tổ chức thựchiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toáncủa ngân hàng No&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm bảođảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc;hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra,kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ

- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thưthuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham ô lãngphí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổnggiám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao

k Tổ tiếp thị

- Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là cáchoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường và triển

Trang 37

khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của ngân hàng

No&PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh

- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp,lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt độngcủa chi nhánh và của ngân hàng No&PTNT Việt Nam

- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, truyền thông thực hiện các hoạtđộng tiếp thị, tuyên truyền theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam

- Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyêntruyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúngcủa đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao

l Tổ nghiệp vụ thẻ

- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định củangân hàng No&PTNT Việt Nam và thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành

và thanh toán thẻ theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam

- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ

- Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinhliên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý

- Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao

Trang 38

3 Những kết quả chi nhánh đã đạt được

3.1 Công tác nguồn vốn

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh về công tác nguồn vốn Đơn Vị: tỷ đồng

(KH: 5536.3)

4023(KH: 4000)

5905(KH: 4900)Theo loại tiền:

- Nguồn vốn nội tệ

- Nguồn vốn ngoại tệ

3197(KH: 3666.1)1273(KH: 1870.2)

3136(KH: 3200)888(KH: 800)

4854(KH: 4000)1052(KH: 900)Theo kỳ hạn:

9858202219

12788593768

Theo thành phần kinh tế:

- Tiền gửi dân cư

-Từ tổ chức kinh tế

- Từ các tổ chức tín dụng

- Từ uỷ thác đầu tư

- Huy động trái phiếu

AGRIBANK

1153

15517661000

1491

1444881000

1771

3550585

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm

Đánh giá công tác huy động vốn Năm 2005: Tổng nguồn vốn năm 2005 giảm

446 tỷ đồng so với năm 2004, đạt 101% kế hoạch Trong đó: nguồn nội tệ giảm 62

tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch Nguồn ngoại tệ giảm 385 tỷ đồng, đạt 111% sovới kế hoạch

Trang 39

Theo kỳ hạn: nguồn vốn không kỳ hạn tăng 66 tỷ đồng, chiếm 24% tổngnguồn vốn Có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 556 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nguồnvốn có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 43 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn.

Theo thành phần kinh tế: Tiền gửi dân cư tăng 338 tỷ đồng, chiếm 37% tổngnguồn vốn Các tổ chức kinh tế giảm 107 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nguồn vốn Các

tổ chức tín dụng giảm 678 tỷ đồng, chiếm 2% tổng nguồn vốn Tiền gửi uỷ thác đầu

tư chiểm 25% tổng nguồn vốn

3.2 Công tác tín dụng

Bảng kết quả kinh doanh tín dụng Đơn vị: tỷ đồng

1101775

9781079Theo thành phần kinh tế:

- Doanh nghiệp nhà nước

- Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh

- Cho vay tiêu dùng

175240048

116166055

124575756Theo thời gian:

- Ngắn hạn

- Trung, dài hạn

12001000

988888

1269788

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm

Đánh giá công tác sử dụng vốn:

Trang 40

- Năm 2005: Tổng dư nợ giảm 324 tỷ đ so với năm 2004, đạt 78% so với kếhoạch Trong đó:

Theo loại tiền: Nội tệ tăng 34 tỷ đ, chiếm 59% tổng dư nợ

Theo thành phần kinh tế: DN nhà nước giảm 592 tỷ đ, chiếm 62% tổng dư

nợ DN ngoài quốc doanh tăng 260 tỷ đ, chiếm 35% Cho vay tiêu dùng tăng 7 tỷ đ,chiếm 3% tổng dư nợ

Theo thời gian: Ngắn hạn giảm 212 tỷ đ, chiếm 53% tổng dư nợ Trung, dàihạn giảm 111 tỷ, chiếm 47% tổng dư nợ

Nợ xấu chiếm 0.36% tổng dư nợ

II THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ

1 Mục đích, yêu cầu về hợp đồng tín dụng tại chi nhánh

1.1 Mục đích

Sau khi báo cáo thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng được phê duyệt, cán

bộ tín dụng tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng sau khi đã tham khảo với cán bộpháp chế và với các ngân hàng khác Các điều khoản về cho vay hoặc cấp tín dụngđược coi là hợp pháp khi được thể hiện bằng văn bản theo đúng pháp luật Một hợpđồng tín dụng được soạn thảo kỹ càng, tuân thủ các quy định của pháp luật cũngnhư các quy chế nội bộ của ngân hàng sẽ không những tạo thuận lợi cho quá trìnhcấp vốn, giải ngân mà còn là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngânhàng trước pháp luật

Chỉ khi hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết đầy đủbởi người đại diện có thẩm quyền của ngân hàng và của bên vay; các điều khoản vềbảo đảm, thế chấp cùng các điều kiện của các khoản vay được thực hiện thì cáckhoản rút vốn, sử dụng tiền vay mới được phép giải ngân

1.2 Các yêu cầu

Ngày đăng: 19/12/2012, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả kinh doanh tín dụng                                            Đơn vị: tỷ đồng - Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng.doc
Bảng k ết quả kinh doanh tín dụng Đơn vị: tỷ đồng (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w