1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cải tiến chỉ số Pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành ppt

7 5,9K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 291,73 KB

Nội dung

nghiên cứu cải tiến chỉ số pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành Trần Sinh Vương Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội Chỉ số thể lực Pignet = chiều cao cm - [c

Trang 1

nghiên cứu cải tiến chỉ số pignet trong đánh giá

thể lực người Việt Nam trưởng thành

Trần Sinh Vương

Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội Chỉ số thể lực Pignet = chiều cao (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực TB (cm)] là một chỉ số có nhiều ưu điểm, đã được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu và đánh giá

về thể lực Tuy nhiên Pignet chưa phải là một chỉ số lý tưởng, vẫn có ít nhiều hạn chế nên cần được nghiên cứu cải tiến

Chỉ số Pignet cải tiến = chiều cao - [cân nặng (kg) + vòng ngực BT + vòng C.C.P] +

50 (Trong đó cân nặng là kg, kích thước khác là cm) được thiết lập qua nghiên cứu

7955 người Việt Nam trưởng thành ở các tỉnh đồng bằng miền Bắc Pignet cải tiến đã

được chứng minh, là một chỉ số đánh giá thể lực chính xác hơn chỉ số Pignet

I Đặt vấn đề

Có rất nhiều chỉ số đánh giá thể lực

như: Chỉ số Broca, Kaup, Rohrer, Von

Pirquet, Vervack v.v… song nhìn chung

chỉ số Pignet {(Pignet = cao đứng (cm))-

[cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình

(cm)]} vẫn là chỉ số có nhiều ưu điểm hơn

cả trong đánh giá thể lực [5] Vì vậy Pignet

đã được sử dụng rộng rãi không những

trong các nghiên cứu về thể lực, mà còn

trong đánh giá, phân loại thể lực trong

tuyển quân, tuyển sinh, khám sức khoẻ

cán bộ, công nhân v.v… [1], [2], [3] Tuy

vậy Pignet chưa phải là một chỉ số lý

tưởng mà vẫn cần được nghiên cứu cải

tiến tiếp vì những lý do sau:

Thứ nhất: Pignet đã bỏ qua kích thước

vòng cơ, một kích thước rất quan trọng

trong đánh giá thể lực cơ bắp [5], [7] Đây

là cơ sở chính để Nguyễn Quang Quyền

[5] và Trịnh Hữu Vách [7] đã sử dụng các

vòng chi (vòng đùi phải và vòng cánh tay

phải co) để thiết lập nên các chỉ số đánh

giá thể lực QVC và chỉ số kết hợp (KH)

Thứ hai: Do còn ít nhiều hạn chế, nên

Pignet đã được một số tác giả nước ngoài

nghiên cứu cải tiến và đã đưa ra các chỉ

số cải tiến là chỉ số Pimo [5], chỉ số Lefrou [8] Tuy nhiên những chỉ số này vẫn còn có những hạn chế nên ít được sử dụng

Thứ ba: ở Việt Nam, chúng tôi chưa

thấy có tác giả nào nghiên cứu cải tiến chỉ số này

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu nghiên cứu cải tiến chỉ số Pignet, góp phần vào việc đánh giá thể lực người trưởng thành được chính xác hơn

II Đối tượng và phương pháp

nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn chọn mẫu: là người Việt Nam tuổi từ 16 trở lên, đủ mọi thành phần, nghề nghiệp, bình thường về mặt hình thái đã được nêu trong mô hình nghiên cứu… [2] và nhân trắc học… [3]

- Số lượng và nơi thu thập đối tượng: Gồm 7955 người (3755 nam, 4210 nữ) thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, theo Ban chủ nhiệm "dự án điều tra cơ bản " [6] chọn lựa, cụ thể là ở Hà Nội, Nam Hà, Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Tây và sinh viên

Trang 2

các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Sư

phạm Hà Nội và Đại học Nông nghiệp Hà

Nội

- Thời gian thu thập số liệu: 5 năm (từ

1992 đến 1997)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Như trên đã trình bày, do chỉ số

Pignet bỏ qua kích thước vòng chi trong

đánh giá thể lực, vì vậy để đánh giá thể

lực được chính xác hơn mà công thức

không bị cồng kềnh, chúng tôi sử dụng

các kích thước của chỉ số Pignet và có

thêm vòng cẳng chân phải (vòng đã được

chứng minh là biểu hiện tốt cơ bắp và có

chứa ít mỡ [1], [4]) và gọi đó là chỉ số

Pignet cải tiến viết tắt là Pignet - C.T

- Các kích thước thu thập là: Cân

nặng, chiều cao đứng, vòng ngực trung

bình (NTB) hay còn gọi là vòng ngực bình

thường (NBT), vòng bụng trên mào chậu

(BTMC), vòng cẳng chân trái (C.C.T) và

vòng cẳng chân phải (C.C.P)

(Trong đó đơn vị đo cân nặng là kg,

các kích thước còn lại đều là cm)

- Các chỉ số cần tính toán:

+ Pignet = cao đứng (cm) - [cân nặng

(kg) + vòng ngực trung bình (cm)]

+ Pignet - C.T = cao đứng - (cân nặng

+ vòng NBT + vòng C.C.P) + 50

+ Khối mỡ cơ thể (FBM); được tính

theo công thức của Nguyễn Quang

Quyền và Lê Gia Vinh (dẫn theo Nguyễn

Trường An [1] )

+ FBM = 6,16 x cao đứng (m) x vòng

bụng2

(m) + 1,02 đối với nam

= 8,29 x cao đứng (m) x vòng

bụng2 (m) + 3,86 đối với nữ

+ Khối nạc cơ thể (LBM); LBM = cân nặng - FBM

- Xử lý kết quả: Bằng thuật toán thống

kê sinh học thông thường, chương trình EPI - INFO

- Các bước tiến hành cải tiến chỉ số Pignet: Gồm 3 bước

Bước 1: Tính hệ số tương quan (r)

giữa vòng cẳng chân phải và khối nạc cơ thể, nếu có tương quan chặt chẽ ( / r / > 0,6), chứng tỏ dùng vòng cẳng chân phải

đánh giá khối nạc cơ thể (thể lực) là hợp

lý Vì vậy việc sử dụng vòng C.C.P vào

để cải tiến chỉ số Pignet là phù hợp

Bước 2: Lập công thức và tính Pignet -

C.T cho từng đối tượng và theo từng nhóm tuổi, giới nghiên cứu

Bước 3: Tính và so sánh hệ số tương

quan (r) giữa Pignet, Pignet cải tiến với khối nạc cơ thể, nếu r giữa Pignet cải tiến với khối nạc cơ thể lớn hơn r giữa Pignet với khối nạc cơ thể Chứng tỏ Pignet cải tiến tương quan chặt chẽ với cơ bắp hơn

là Pignet hay nói cách khác Pignet cải tiến là chỉ số phản ánh thể lực tốt hơn Pignet

III Kết quả và bàn luận

1 Các bước cải tiến chỉ số Pignet: Như đ∙ nêu trong phần phương pháp nghiên cứu

Bước 1: Xác định hệ số tương quan (r)

giữa vòng C.C.P với khối nạc cơ thể (LBM) theo từng nhóm tuổi và giới

- Kết quả của vòng cẳng chân trái và phải được nêu ở bảng 1

Trang 3

Bảng 1: Vòng cẳng chân phải (VCCP) và vòng cẳng chân trái (VCCT) theo tuổi và giới

Nam Nữ

Tuổi

16-19 29,49 1,70 29,53 1,76 0,598 16-19 29,31 2,05 29,23 2,03 0,350

20-29 30,50 1,52 30,49 1,43 0,987 20-29 29,89 1,46 29,92 1,40 0,379

30-39 30,19 1,72 30,17 1,71 0,814 30-39 29,80 1,78 29,74 1,74 0,156

40-49 30,04 1,97 29,88 1,97 0,120 40-49 29,26 1,96 29,26 1,90 0,185

50-59 29,09 2,12 29,09 2,14 0,968 50-59 28,55 1,98 28,46 1,97 0,128

≥ 60 29,34 1,57 29,06 1,70 0,100 ≥ 60 27,85 2,09 28,04 1,97 0,304

Nhìn chung ở tất cả các nhóm tuổi của

cả 2 giới, vòng C.C.P đều lớn hơn vòng

C.C.T chút ít Điều này cũng phù hợp, vì

đa số người Việt Nam thuận bên phải hơn

bên trái, do vậy bên phải hoạt động có

phần trội hơn bên trái, dẫn đến tay, chân

phải đều to hơn bên trái ít nhiều Tuy

nhiên sự khác biệt giữa vòng C.C.P và

vòng C.C.T là không có ý nghĩa thống kê

(P > 0,05) ở tất cả các nhóm tuổi, của cả

2 giới (bảng 1) Hay nói cách khác, kích

thước của 2 vòng cẳng chân là không có

sự khác nhau Chính vì vậy về mặt toán

học thống kê có thể sử dụng vòng C.C.P hoặc vòng C.C.T trong tính toán thể lực

đều phù hợp Song do bên phải thể hiện hoạt động cơ bắp (thể lực) trội hơn bên trái ít nhiều, có lẽ chính vì thế mà trong các nghiên cứu của Nguyễn Quang Quyền trước kia, nhằm đưa ra công thức chỉ số thể lực QVC, tác giả đã đo vòng

đùi phải và vòng cánh tay phải co Do vậy

để cải tiến chỉ số thể lực Pignet, chúng tôi cũng chọn vòng C.C.P

- Khối nạc cơ thể (LBM) và chỉ số Pignet được thể hiện ở bảng 2

Bảng 2: Chiều cao, cân nặng, khối mỡ (FBM), khối nạc cơ thể (LBM) và Pignet theo tuổi

và giới

LBM Pignet Giới Nhóm

Cao

đứng

Cân

16 - 19 1315 163,19 49,21 5,20 44,01 5,21 39,22 7,31

20 - 29 1142 164,36 51,28 5,42 45,86 5,06 35, 72 7,23

30 - 39 297 161,47 51,34 5,78 45,56 5,45 32,07 8,12

40 - 49 255 159,84 49,88 5,79 44,09 5,41 31, 52 8,46

50 - 59 386 158,00 48,03 5,56 42,78 5,34 32, 22 8,63

Nam

≥ 60 371 157,10 47,29 5,60 41,69 5,92 32,04 9,65

16 - 19 1213 153,06 44,08 9,23 34,84 4,27 39,98 7,48

20 - 29 933 153,24 44,93 9,53 35,40 4,26 37,30 8,00

30 - 39 600 152,14 45,26 9,96 35,30 4,82 32,95 9,34

40 - 49 494 150,54 45,40 9,94 35,47 5,36 30,27 10,64

50 - 59 587 148,80 43,24 9,60 33,64 5,18 32,08 10,88

Nữ

≥ 60 370 147,98 42,16 9,50 32,63 4,87 32,21 10,22

Trang 4

- Tương quan giữa vòng C.C.P và khối nạc cơ thể (LBM) (bảng 3)

Bảng 3: Hệ số tương quan (r) giữa vòng C.C.P với LBM theo tuổi và giới

Nam Nữ Nhóm tuổi

Kết quả ở bảng 3 cho thấy vòng C.C.P

có tương quan chặt chẽ và đồng chiều với

khối nạc cơ thể ở tất cả các nhóm tuổi

của cả 2 giới (r đều lớn hơn 0,6), ở nam r

= 0,76 - 0,82, ở nữ r = 0,72 - 0,82 Sự

tương quan giữa khối nạc cơ thể và vòng

C.C.P được thể hiện bằng phương trình

tuyến tính (lấy nhóm tuổi 25 - 49 làm đại

diện cho người trưởng thành), ở nam: y =

2,05x - 22,28 và ở nữ: y = 1,99x - 24,63

(Trong đó x là vòng cẳng chân phải (cm);

y là khối nạc cơ thể (kg) ) và đồ thị tương

quan giữa 2 đại lượng trên được thể hiện

ở hình 1 và hình 2 Điều đó chứng tỏ sử

dụng vòng C.C.P để đánh giá thể lực

(hoạt động cơ bắp) là đúng Trên cơ sở

đó, công thức Pignet-C.T là:

Pignet-C.T = cao đứng - (cân nặng +

vòng ngực BT + vòng C.C.P) + 50 (đơn vị

của cân nặng là kg, các kích thước khác

là cm) Sở dĩ chúng tôi cộng thêm 50 đơn

vị trong công thức này là vì: Qua điều tra,

tính toán thử cho thấy: Nếu không cộng

50 đơn vị vào Pignet-CT thì giá trị của

Pignet-CT thường vào khoảng từ -24

đến 26 với nam và từ -27 đến 28 với nữ

Như vậy sẽ có không ít đối tượng có giá

trị Pignet-CT < -30 (với những người quá

to và thấp) hoặc > 30 (với những người

quá gày yếu) Vì vậy để cho giá trị của Pignet-CT đều là số dương, cũng là để dễ nhớ, dễ tính toán, chúng tôi đã đưa 50

đơn vị vào công thức của Pignet-CT

Cũng như chỉ số Pignet, giá trị của Pignet-C.T càng nhỏ thì thể lực càng tốt

và ngược lại chỉ số này càng lớn thể lực càng kém

y = 2.05x - 22.28

15 25 35 45 55 65

VCACP

Hình 1: Hàm tuyến tính và mạng tương quan giữa vòng cẳng chân phải (C.C.P) với khối nạc cơ thể (L.B.M) của nam

y = 1.99x - 24.63

15 25 35 45 55

VCACP

Hình 2: Hàm tuyến tính và mạng tương quan giữa vòng cẳng chân phải (C.C.P) với khối

nạc cơ thể (L.B.M) của nữ

Trang 5

Bước 2: Tính Pignet-C.T cho từng đối tượng, theo nhóm tuổi và giới (bảng 4)

Bảng 4: Pignet cải tiến theo tuổi và giới

Nam Nữ

Tuổi

16 - 19 1300 57,87 8,84 1213 59,51 8,81 4,65 0,000

20 - 29 1142 53,98 8,66 933 56,92 9,06 7,55 0,000

30 - 39 297 51,22 9,61 600 52,84 10,93 2,17 0,029

40 - 49 196 50,67 10,62 364 48,77 13,03 1,75 0,080

50 - 59 214 52,40 11,04 322 51,35 13,58 0,94 0,346

25 - 49 640 51,53 9,91 1218 51,84 11,58 0,57 0,563

Qua bảng 4 cho thấy:

- Diễn biến thể lực theo tuổi được đánh

giá bằng chỉ số Pignet - CT: ở cả 2 giới

thể lực tăng theo tuổi một cách tuần tiến

bắt đầu từ nhóm tuổi 16 - 19 và thể lực cả

2 giới đạt tốt nhất ở tuổi 40 - 49 (trị số của

Pignet-C.T là bé nhất, ở nam là 50,67, ở

nữ là 48,77) Sau tuổi này thể lực của cả 2

giới thể lực đều giảm Như vậy diễn biến

thể lực theo tuổi dựa trên chỉ số Pignet cải

tiến là rất phù hợp với diễn biến thể lực

được đánh giá bằng các chỉ số khác cũng

như phù hợp với diễn biến của phần lớn các kích thước nhân trắc (được nghiên cứu

ở bài riêng)

- So sánh giá trị của Pignet-C.T ở 2 giới cho thấy sự khác biệt ở 3 nhóm tuổi

đầu là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), còn

4 nhóm tuổi cuối sự khác biệt là không có

ý nghĩa Điều này cho thấy không thể dùng cùng một giá trị Pignet-C.T để đánh giá thể lực chung cho cả 2 giới Vì vậy cần phải có thang phân loại thể lực riêng cho từng giới

Bước 3: So sánh Pignet-C.T và Pignet trong đánh giá thể lực)

Bảng 5: Hệ số tương quan (r) của Pignet và Pignet-C.T với LBM

r Pignet với LBM r Pignet-CT với LBM Nhóm tuổi

Qua bảng 5 cho thấy: Cả Pignet và

Pignet-C.T đều tương quan chặt chẽ với

khối nạc cơ thể, | r | đều > 0,6 ở tất cả

các nhóm tuổi của cả 2 giới, trừ nhóm tuổi

20 - 29 ở nữ, Pignet tương quan ở mức

vừa (gần chặt chẽ) với khối nạc Nhưng rõ ràng | r | của Pignet cải tiến với khối nạc lớn hơn | r | của Pignet với khối nạc ở cả 2 giới, ở tất cả các nhóm tuổi Điều đó chứng tỏ Pignet cải tiến là tương quan

Trang 6

chặt chẽ với khối nạc hơn Pignet, hay nói

cách khác Pignet-C.T phản ánh thể lực

chính xác hơn Pignet

Như vậy cả về mặt toán học cũng như

qua nghiên cứu thực tiễn đều cho thấy

Pignet cải tiến rõ ràng là chỉ số đánh giá

thể lực chính xác hơn Pignet

2 Thang phân loại thể lực theo

Pignet cải tiến

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi xin đưa ra thang phân loại thể lực người trưởng thành và để không rắc rối, để thuận tiện cho các nghiên cứu sau này khi sử dụng Pignet cải tiến, chúng tôi xin làm tròn số cho số trung bình (x) và

độ lệch tiêu chuẩn (SD) và cụ thể thang phân loại như sau (Bảng 6)

Bảng 6 Thang phân loại thể lực người trưởng thành ĐBMB theo chỉ số Pignet cải tiến

Rất khỏe x - 2,5 SD → x - 1,5 SD 26 - 35,9 23 - 33,9 Khỏe x - 1,5 SD → x - 0,5 SD 36 - 45,9 34 - 44,9 Trung bình x - 0,5 SD → x + 0,5 SD 46 - 55,9 45 - 55,9 Yếu x + 0,5 SD → x + 1,5 SD 56 - 65,9 56 - 66,9 Rất yếu x + 1,5 SD → x + 2,5 SD 66 - 75,9 67 - 77,9 Ngoài 2 giới hạn trên là thể lực cực

khỏe và cực yếu

3 Đề nghị về việc sử dụng Pignet

và Pignet-CT

Như đã chứng minh ở phần trên,

Pignet và Pignet-CT đều phản ảnh tốt thể

lực, song Pignet cải tiến đánh giá thể lực

chính xác hơn

Tuy nhiên Pignet đã được sử dụng từ

lâu và rộng khắp, không những trong

nghiên cứu, mà cả trong tuyển quân,

tuyển sinh v.v… Vì vậy với những việc

đánh giá thể lực không đòi hỏi quá chính

xác, đồng thời để có số liệu so sánh thể

lực của các quần thể người giữa các thời

kỳ, theo chúng tôi vẫn nên sử dụng chỉ số

Pignet

Còn với Pignet cải tiến do đánh giá thể

lực chính xác hơn Pignet, đồng thời công

thức không quá cồng kềnh, cũng không

khó tính toán (nhất là trong điều kiện hiện

tại và tương lai việc xử lý được thực hiện

chủ yếu bằng Computer) Tuy vậy, Pignet

cải tiến mới được nghiên cứu nên cần

được chứng minh thêm trước khi được sử dụng rộng rãi cho các nghiên cứu về thể lực sau này

Tuy nhiên thang phân loại nêu trên là cho người ĐBMB trong giai đoạn hiện tại Vì vậy muốn sử dụng được ở quần thể lớn hơn như toàn quốc, nên có thang phân loại khác Và do đây là chỉ số thể lực, nên

có liên quan chặt chẽ với những thay đổi

về điều kiện kinh tế, xã hội, nhất là điều kiện dinh dưỡng [6] (đặc biệt ở Việt Nam

do kinh tế mới được cải thiện đáng kể khoảng 1 thập kỷ nay) Vì vậy, nên có những thang phân loại Pignet-C.T cập nhật sau mỗi giai đoạn thường từ 10 - 15 năm để đánh giá thể lực được chính xác hơn

IV Kết luận

Qua nghiên cứu 7955 người Việt Nam trưởng thành (nam là 3755, nữ là 4210) bằng cả toán học cũng như thực tiễn cho thấy: chỉ số Pignet cải tiến cho phép đánh

Trang 7

giá thể lực chính xác hơn Pignet

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Trường An (2004), Đánh

giá về mặt nhân trắc học tình trạng dinh

dưỡng thể lực và sự phát triển người miền

Trung từ 16 tuổi trở lên, luận án tiến sĩ

y học, trường Đại học Y Hà Nội

2 Trịnh Văn Minh (1993), Mô hình

nghiên cứu “Nghiên cứu điều tra một số

chỉ tiêu nhân trắc cơ bản, để đánh giá

tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng

trưởng người Việt Nam bình thường trong

giai đoạn hiện nay”, Đề tài nghiên cứu

cấp bộ, lưu tại phòng nghiên cứu khoa

học, bộ Y tế

3 Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương

và cs ( 1996), “ Kết quả điều tra một số

chỉ tiêu nhân trắc của cư dân trưởng

thành Thượng Đình và Định Công - Hà

Nội”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một

số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam - nhà

xuất bản Y Học, tr 49- 62

4 Trịnh Văn Minh và cs (2000), “Các

chỉ tiêu nhân trắc người lớn”, báo cáo

toàn văn dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường

ở thập kỷ 90, Bộ Y tế - Bộ kế hoạch đầu tư, tr 95-182

5 Nguyễn Quang Quyền (1974),

Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, nhà xuất bản Y Học

6 Lê Nam Trà, Vũ Triệu An, Phan Văn Duyệt, Đào Ngọc Phong (2000),

Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học người Việt Nam trong thập kỷ 90, Báo cáo toàn văn dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỷ 90, Bộ Y tế - Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, Hà Nội

7 Trịnh Hữu Vách (1987), Góp phần

nghiên cứu đặc điểm hình thái thể lực người Việt lứa tuổi trưởng thành, luận án phó tiến sĩ sinh học trường đại học Tổng Hợp Hà Nội

8 Georges Olivier (1960), Pratique

anthropologique, Vigot Frere Editeur, Paris

summary

The study of improving "Pignet" index for the physical power

assessment of Vietnam adults

Index "Pignet" = height (cm) - [weight (kg) + average thoracic circumference (cm)] is

an index with much good point It has been used widely not only in studying but also in evaluating physical power However, "Pignet" is not yet an ideal index, it should be improved to measure physical power more accurately

Improved Pignet = "Pignet-CT" (CT = cải tiến according to Vietnamese meaning)

"Pignet-CT" = height (cm) - [weight (kg) + normal thoracic circumference (cm) + right calf circumference (cm)] + 50

"Pignet-CT" has been established by investigating 7955 Vietnamese (3755 male,

4210 female) aged over 16 It has been shown that, it can evaluate physical power more exactly than "Pignet"

Ngày đăng: 02/04/2014, 22:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Chiều cao, cân nặng, khối mỡ (FBM), khối nạc cơ thể (LBM) và Pignet theo tuổi - Nghiên cứu cải tiến chỉ số Pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành ppt
Bảng 2 Chiều cao, cân nặng, khối mỡ (FBM), khối nạc cơ thể (LBM) và Pignet theo tuổi (Trang 3)
Bảng 1: Vòng cẳng chân phải (VCCP) và vòng cẳng chân trái (VCCT) theo tuổi và giới - Nghiên cứu cải tiến chỉ số Pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành ppt
Bảng 1 Vòng cẳng chân phải (VCCP) và vòng cẳng chân trái (VCCT) theo tuổi và giới (Trang 3)
Bảng 3: Hệ số t−ơng quan (r) giữa vòng C.C.P với LBM theo tuổi và giới - Nghiên cứu cải tiến chỉ số Pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành ppt
Bảng 3 Hệ số t−ơng quan (r) giữa vòng C.C.P với LBM theo tuổi và giới (Trang 4)
Bảng 5: Hệ số t−ơng quan (r) của Pignet và Pignet-C.T với LBM - Nghiên cứu cải tiến chỉ số Pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành ppt
Bảng 5 Hệ số t−ơng quan (r) của Pignet và Pignet-C.T với LBM (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w