KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN (Trang 49 - 53)

1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ1.1. Đối với NHNN 1.1. Đối với NHNN

1.1.1. Chính sách tín dụng

Phải là kim chỉ nan cho mọi hoạt động của toàn hệ thống, được thiết lập phù hợp với sự phát triển kinh tế và phương hướng phát triển chung của toàn Ngân hàng. Để thực hiện chính sách tín dụng tốt, NHNN phải thực hiện các công việc sau:

- Cải thiện thủ tục hành chính: NHNN phải đưa ra các biện pháp cải tổ triệt để thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục nhất là thủ tục cho vay, hướng giải quyết là kết hợp nhiều yếu tố cần thiết trong một yêu cầu. Những vấn đề mà các quy định pháp luật hoặc các định chế khác đã nêu thì không nên đưa vào.

- NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị quyết của NHNN, nghị quyết của Chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, NHNN phải thường xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đưa ra các hướng chỉ đạo kịp thời, nhằm đảm bảo cho hoạt động NHTM an toàn, hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này NHNN cần rà soát lại các văn bản Nhà nước đã ban hành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế.

- NHNN nên đẩy mạnh việc cho phép NHTM chủ động hơn trong hoạt động như việc chủ động tổ chức cơ cấu tổ chức, quản lý, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi Ngân hàng.

1.1.2. Chính sách lãi suất

Cần xác định tính lãi suất, chính sách lãi suất phải được xây dựng một cách linh hoạt đối với tất cả các thành phần kinh tế. Không nên phân biệt đối xử, áp đặt mức lãi suất cao hơn giữa các doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là mức lãi suất cho vay đối với DNNQD còn mang tính áp đặt và cao hơn so với DNQD. Vì vậy, NHNN cần xem xét đưa ra các quy định linh hoạt hơn, bình đẳng hơn để từ đó các đơn vị căn cứ vào đó tính toán mức lãi suất phù hợp.

1.2. Đối với Ngân hàng VPBank Việt Nam

1.2.1. Về cơ chế cho vay

+ Ngân hàng VPBank Việt Nam cần có cơ chế cho vay hợp lý để chỉ đạo tới các cấp Ngân hàng như sau:

- Quy định rõ ràng những đối tượng cho vay, từ đó sàn lọc khách hàng, doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng để tránh rủi ro trong toàn hệ thống Ngân hàng.

- Cần ban hành cơ chế chi hoa hồng môi giới trong hoạt động tín dụng và huy động vốn, tổ chức kinh tế, mua sám vật tư hàng hoá, chi dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn.

- Ngân hàng VPBank Việt Nam cần phải bỏ cơ chế phân biệt đối với DNNN và DNNQD về mức cho vay, lãi suất cho vay nhằm thu hút thêm khách hàng là DNNN.

- Ngân hàng VPBank Việt Nam cần xây dựng cơ chế lương, thưởng gắn với chất lượng hiệu quả công việc nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng để đảm bảo động lực cho Cán bộ tín dụng có tâm huyết với nghề.

1.2.2. Về chính sách cho vay

Hiện nay hầu hết quy trình thủ tục các sản phẩm tín dụng nói chung và cho vay nói riêng đều áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô khoản vay... Đây là một vấn đề cấp bách trong chính sách cho vay của Ngân hàng VPBank Việt Nam, do vậy cần có chính sách phân loại khách hàng một cách hợp lý và rõ ràng.

Cần đa dạng hoá mở rộng thành phần cho vay: Ngân hàng VPBank Việt Nam nên thêm nhiều hình thức để thu hút và tạo dụng mối quan hệ với các DNNN... để đảm bảo tính công bằng, thu hút khách hàng, đồng thời tạo uy tín, hình ảnh của Ngân hàng VPBank Việt Nam đối với mọi thành phần kinh tế.

1.3. Đối với địa phương 1.3.1. Định hướng đầu tư

Mỗi cơ quan địa phương cần chọn một định hướng đầu tư hợp lý với địa bàn kinh tế của mình. Dựa vào kinh tế vùng, bám sát địa bàn kinh tế dân cư mà đưa ra các hoạch định nên đầu tư vào cái gì để có những sản phẩm riêng, có thương hiệu riêng, có sản phẩm mũi nhọn. Từ đó cần phải nhạy bén nắm bắt cơ hội, khai thác thông tin như: Về thị trường nguồn vốn, lao động, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu... đồng thời khuyếch trương sản phẩm, tung ra các đợt khuyến mại, tiếp xúc với khách hàng để lôi cuốn sự quan tâm của mọi người đối với Doanh nghiệp.

Ngoài sự giúp đỡ của Nhà nước và Ngân hàng, đòi hỏi bản thân từng đơn vị, doanh nghiệp phải chủ động vươn lên, phát huy lợi thế, thế mạnh của từng

sách áp dụng cho đơn vị, doanh nghiệp ở địa phương, chủ động tiếp cận các nguồn thông tin để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

1.3.2. Về công tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro

Các đơn vị, cơ quan địa phương cần có kế hoạch đối với công tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro. Lập công tác báo cáo thường xuyên về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để xem thu được lợi nhuận và tồn đọng nợ có nhiều không. Khi xảy ra tồn đọng nợ thì các cơ quan, địa phương phải có các nhà tư vấn và phải tìm ra cách giải quyết hợp lý tránh tình trạng doanh nghiệp cơ quan bị phá sản.

Phối hợp cơ quan các ban ngành về quy định cho vay đối với các khách hàng, doanh nghiệp... từ đó xem doanh nghiệp, khách hàng đó có năng lực về tài chính và tư cách pháp nhân để thu hồi nợ nhanh và tránh rủi ro.

1.3.3. Các biện pháp khác

Các cơ quan, đơn vị cần nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng dự án kinh doanh, cung cấp những thông tin chính xác trung thực cho các tổ chức tín dụng, minh bạch tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính.

Một yếu tố quan trọng đó là tính khả thi của dự án, các cơ quan đơn vị cố gắng trình bày những phương án snả xuất cho Ngân hàng khi vay vốn. Từ đó sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cho mục dích kinh doanh.

Hơn nữa, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đứng trước sức ép cạnh tranh đòi hỏi các cơ quan đơn vị cần có sự liên kết giữa các cơ quan đơn vị cùng sản xuất kinh doanh theo ngành, lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ quan, đơn vị.

2. KẾT LUẬN

Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển, VPBank Nghệ An luôn nỗ lực hết mình nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng. Cùng với sự phát triển và hội nhập của nển kinh tế, Ngân hàng luôn cố gắng làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, năng động linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng luôn chủ động đa dạng hoá khách hàng, mở rộng thị trường. Khách hàng của Ngân hàng không chỉ nằm trên địa bàn Nghệ An mà đã vươn xa ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, VPBank Nghệ An cũng phải luôn luôn đổi mới hoạt động. Đây là điều kiện tiên quyết để duy trì, phát triển và thực hiện mục tiêu: “Chất lượng - An toàn - Hiệu quả”

Chuyên đề thực tập với đề tài “Mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động” đã cố gắng đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những hoạt động cho vay kinh doanh ngắn

hạn để từ đó đề ra giải pháp mở rộng cho vay. Để thực hiện chiến lược này có hiệu quả cần phải hoạch định một hệ thống kế hoạch cụ thể chi tiết và đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn.

Do khả năng chuyên môn cũng như kiến thức về thực tế của tôi còn hạn chế, nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các cán bộ của VPBank Nghệ An và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Piter Rose - Quản trị Ngân hàng thương mại.

2. Fredrich S Mishkin - Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính. 3. Đại học kinh tế quốc dân - Giáo trình Ngân hàng thương mại. 4. Đại học kinh tế quốc dân - Giáo trình quản trị kinh doanh. 5. Học viện Ngân hàng - Giáo trình tín dụng Ngân hàng. 6. Học viện Ngân hàng - Giáo trình Marketinh Ngân hàng. 7. Luật các tổ chức tín dụng.

8. Tạp chí Ngân hàng số 2,4, 5, 6,8 năm 2008. 9. Tạp chí Ngân hàng số 5,6,12 năm 2009 10.Tạp chí nghiên cứu kinh tế 2008,2009 11. Thời báo kinh tế 2008,2009

12. Trang web của Ngân hàng VP Bank 13. Vnexpress, Viêtnamnet

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN (Trang 49 - 53)