Biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN (Trang 35 - 36)

B. NỘI DUNG

2.2.1.3. Biện pháp cụ thể

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất: Công tác đầu tư tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, trước hết tập trung phục vụ các khách hàng lớn và truyền thống, thường xuyên tiếp xúc với đơn vị qua đó nắm bắt nhu cầu vốn tín dụng để kịp thời đáp ứng. Ngoài ra, cần đầu tư thời gian và nhân lực để mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp dân doanh, tư nhân cá thể và kinh tế hộ gia đình. Đối với việc mở rộng quy mô tín dụng phải quan tâm chất lượng tín dụng, đẩy mạnh cho vay theo nguyên tắc thương mại, thị trường và trên cơ sở năng lực quản lý do Chi nhánh, sàng lọc khách hàng, nâng cao khả năng thẩm định của cán bộ, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn vốn vay.

Thứ hai: Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức và biện pháp áp dụng linh hoạt, mềm dẻo tính chất khách hàng nhằm duy trì và tăng trưởng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, trong đó chủ yếu là Công ty và một số doanh nghiệp khác trên địa bàn. Tổ chức, tuyên truyền vận động thu hút khách hàng khai thác tốt các hình thức huy động vốn như kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, mức lãi suất huy động cao, song đây là nguồn vốn ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động đầu tư.

Thứ ba: Chú trọng công tác tiếp thị mở rộng kinh doanh, đây là công tác thường xuyên của Chi nhánh với thực tế cho thấy tình hình cạnh tranh đang trở

nên gay gắt do quá nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn, hình thức tiếp thị phải luôn đổi mới và đa dạng nhằm đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN (Trang 35 - 36)