Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN (Trang 40 - 41)

d. Tư vấn cho đơn vị vay vốn để sử dụng vốn có hiệu quả

2.2.2.4. Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ

cán bộ tín dụng

Bác Hồ đã từng nói con người là nhân tố hết sức quan trọng trong việc làm kinh tế. Do đó, con người cần được coi trọng, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Mặc dù máy móc có thể thay thế con người trong một số việc nhưng con

đó khâu nhập số liệu rất quan trọng, nếu nhập máy tính sẽ cho ta một kết quả sai và con người có thể đưa ra kết luận sai.

Cán bộ tín dụng là những người xem xét, quyết định, giám sát việc cho vay vì vậy cần phải có đủ trình độ nghiệp vụ. Do đó đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu đó. Mặt khác công tác tuyển dụng đầu vào phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, sự năng động, nhiệt tình…

Sự nhiệt tình với công việc là một điều rất quan trọng. Chính vì vậy cần phải tạo các điều kiện, môi trường nhằm giúp nhân viên luôn thể hiện tốt được những năng lực cũng như sự nhiệt tình đó, các điều kiện đó bao gồm:

Thứ nhất là sắp xếp vị trí phù hợp cho từng cán bộ: Điều này cần đảm bảo

2 yêu cầu đó là phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, không thể để một người không biết gì về việc thanh toán giao dịch tiến hành nhập lệnh cho khách cũng như một cán bộ không hiểu gì về việc cho vay mở L/C lại làm trong phòng thanh toán quốc tế. Khi đã đảm bảo 2 điều này, hiệu quả công việc được nâng cao không chỉ ở tất cả các bộ phận mà còn trong cả việc cho vay doanh nghiệp.

Thứ hai là đảm bảo lợi ích cho các cán bộ: Các chế độ lương thưởng, phụ

cấp hàng kỳ… của cán bộ nhân viên cần được đảm bảo, không nên quá bắt ép họ làm việc họ không thích, chính điều này làm họ giảm nhiệt tình trong công việc. Mặt khác cũng phải cho họ thấy những trách nhiệm của họ, phải buộc các cán bộ chịu trách nhiệm với công việc của mình khi không hoàn thành. Vì hàng tháng các cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích tình hình cho vay và lâp báo cáo phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mà họ phụ trách thông qua bảng phân tích tài chính.

Định kỳ cần tổ chức học tập chuyên môn cho cán bộ để nâng cao trình độ về phương pháp thẩm định dự án đầu tư, kế toán... Đây là một trong những kiến thức thiết yếu trong thời đại ngày nay. Thông tin cũng như công nghệ luôn luôn thay đổi, vì vậy nếu không tổ chức định kỳ học tập để nâng cao trình độ thì sẽ bị lạc hậu, không theo kịp thời đại đồng thời có nguy cơ bị các đối thủ chèn ép.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)