B. NỘI DUNG
2.2.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý linh hoạt
Chính sách tín dụng rất quan trọng trong việc ngân hàng cho vay nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay các doanh nghiệp muốn vay vốn phải có tài sản bảo đảm mà điều này không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được (các doanh nghiệp này quy mô vốn nhỏ), vì vậy không thể mỗi lần vay đều có tài sản làm bảo đảm. Vì vậy, Ngân hàng có thể tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp đã có mối quan hệ lâu dài.
Ngân hàng có thể mở rộng đối tượng cho vay, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp này là những khách hàng tiềm năng không chỉ đối với hoạt động cho vay mà còn đối với các hoạt động khác như thanh toán. Và đối với ngân hàng VPBank thì rất chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng các loại hình doanh nghiệp này có xu hướng ngày càng tăng nên nhu cầu vay cũng ngày càng tăng.
Với các doanh nghiệp có dư nợ lớn mà chưa thu hồi nợ được cần phải xem xét kỹ nguyên nhân gây ra. Và khi đã có kết quả chính xác mới đi đến biện pháp xử lý một cách thật linh động. Ví dụ như các doanh nghiệp chậm thanh toán nợ do chưa nhận được tiền hàng thì có thể gia hạn nợ cho họ, chính việc làm đó đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục thu tiền bán hàng và mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng được củng cố và giữ lâu dài hơn.
a.Thẩm định chặt chẽ dự án cho vay
Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là cho vay dựa trên phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, chất lượng thẩm định là một nhân tố quyết định đúng đắn trong quyết định cho vay. Vì vậy, cần thực hiện một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả cho vay.
* Đối với dự án có quy mô lớn hay vừa và nhỏ thì Ngân hàng đều phải thẩm định tính hợp lý, hợp pháp, tư cách pháp nhân, thể nhân của dự án. Để xác định chủ dự án có khả năng trình độ chuyên môn, tổ chức, quản lý, chỉ đạo, sản xuất kinh doanh có hiệu quả như dự án đã tính hay không và phỏng vấn một số vấn đề nội dung trong dự án để biết chủ dự án có tầm hiểu biết dự án hay vẽ chỉ để vay vốn.
* Các dự án có nhu cầu vay vốn lớn thì Ngân hàng yêu cầu dự án đó phải có bản vẽ thiết kế, bản tính hiệu quả kinh tế, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì phải có giấy phép của tỉnh, thành phố, theo phân cấp uỷ quyền.
* Thống nhất mô hình phân tích hiệu quả dự án bằng cách tính hiệu quả, tình hình tài chính dự án, tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia dự án bằng tiền vay hay bằng hàng hóa có giá trị thanh khoản cao. Dựa vào đó sẽ giúp cán bộ tín dụng thẩm định hiệu quả hơn cho vay.
* Tăng cường tìm hiểu thông tin chính xác về các dự án đang thẩm định. Công việc này nên giao cho các Cán bộ tín dụng trực tiếp đến nơi có dự án tìm hiểu thông qua chính quyền địa phương để có thể biết dự án đầu tư như thế nào, phương án vay vốn và trả nợ có phù hợp với phương án tiêu thụ sản phẩm khả thi hay không. Từ đó quy định về ngiệp vụ cho vay đối với từng loại dự án để đảm bảo kiểm soát rủi ro, khống chế nợ xấu. Tuy nhiên, để tránh tiêu cực thì cần phải gắn trách nhiệm của họ khi được giao đi thẩm định dự án.