1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên lý kế toán - Chương 5

8 2,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 201,22 KB

Nội dung

Để tìm hiểu bản chất của hạch toán kế toán, trước hết cần nắm được các vấn đề cơ bản của hạch toán kế toán nói chung. một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế -

Trang 1

CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI

I KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI:

1.Khái niệm:

Phương pháp tổng hợp cân đối là phương pháp thông tin và kiểm tra một cách khái quát

tình

hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ khác của đơn vị hạch toán tro từng thời kỳ nhất định.

2 Nội dung:

Quan hệ cân đối của đối tượng kế toán được chia làm 2 loạI:

gồm có quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, quan hệ cân đối giữa thu nhập, chi phí và kết

quả Các quan hệ cân đối tổng hợp được thể hiện như sau:

TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

KẾT QUẢ = THU NHẬP - CHI PHÍ

Quan hệ cân đối bộ phận, cân đối từng phần: gồm quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự

vận động của từng đối tượng kế toán Ví dụ:

NLVL hiện NLVL hiện NLVL nhập NVL xuất

có cuối kỳ = có đầu kỳ + trong kỳ - trong kỳ

3.Ý nghĩa:

Cung cấp được thông tin tổng hợp có hệ thống về tài sản, nguòn vốn và quá trình kinh doanh m

các phương pháp khác của hạch toán kế toán không giải quyết được

Thông qua những thông tin tổng hợp có hệ thống giúp cho lãnh đạo DN cũng như những người

sử dụng thông tin kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, các chế độ

kinh tế tài chính, tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính, huy động và khai thác các

nguồn vốn, tiềm lực của đơn vị

Thông qua việc phân tích đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN để đề ra

các chính sách, các quyết định quản lý và điều hành phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của đơn vị

II HỆ THỐNG BẢN TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:

1.Hệ thống bản tổng hợp cân đối tổng thể:

Báo cáo kế toán tài chính:

là những bản tổng hợp được lập cho các nhà quản lý các cấp trong đơn vị và báo cáo ngoài đơn vị

(Tài chính, Cục thuế, ngành chủ quản, nhà đầu tư, chủ nợ, các cổ đông ) nắm được hoạt động

kinh tế, tình hình tài chính của đơn vị để cho người sử dụng thông tin có quyết định thích ứng kịp

thời trong kinh doanh

Gồm các báo cáo: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN

- Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN

- Thuyết minh tài chính Mẫu số B 09 - DN Các bản báo cáo này phải được lập đúng mẫu quy định của Nhà Nước và gửi báo cáo đầy đủ, k thời, đúng thời hạn quy định

Trang 2

2.Hệ thống bản tổng hợp cân đối từng bộ phận:

Báo cáo kế toán quản trị:

là những bản tổng hợp được lập cho các nhà quản lý các cấp trong đơn vị - nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động SX – KD của đơn vị

Gồm các báo cáo: - Báo cáo về thu mua, dự trữ, sử dụng vật tư, chi phí thu mua, sản xuất, tiêu thụ từng mặt hàng…

Các bản báo cáo này được lập do tuỳ thuộc yêu cầu sử dụng thông tin của từng DN mà có số

lượng báo cáo, kết cấu biểu mẫu, thời hạn lập - nộp

III NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẬP BẢNG CÂN ĐỐI:

- Hoàn thành việc ghi sổ kế toán đến thời điểm lập báo cáo kế toán Khoá sổ kế toán, đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán có liên quan

- Đối chiếu, xác minh các khoản công nợ

- Tiến hành kiểm kê tài sản, so sánh, đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với số liệ kiểm kê thực tế, nếu có sự chênh lệch thì điều chỉnh lại số liệu trên sổ

- Kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép trên các TK tổng hợp, TK chi tiết bằng lập bảng cân đối số phát sinh, bảng chi tiết số phát sinh

- Chuẩn bị biểu mẫu báo cáo và tiến hành lập các báo cáo kế toán

IV BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN :

1.Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán:

1.1.Khái niệm:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán tài chính của một DN hay một tổ chức phản ánh

tổng quát tình hình tài sản (giá trị tài sản và nguồn vốn ) của một đơn vị tại một thời điểm nhất

định

1.2.Ý nghĩa:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo quan trọng cung cấp những thông tin cần thiết để nghiên

cứu, đánh giá tổng quát tình hình về tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế tình hình sử dụng vốn, kinh phí, triển vọng kinh tế tài chính của đơn vị

2.Nội dung, kết cấu bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: Tài sản - Nguồn vốn

Có hai dạng bảng cân đối kế toán:

- Dạng bảng cân đối kế toán hai bên: Bên trái là tài sản – Bên phải là nguồn vốn

- Dạng bảng cân đối kế toán có hai phần liên tiếp: Phần đầu là tài sản - Phần kế tiếp là phần

vốn.Hiện nay kế toán Việt nam đang dùng dạng bảng này

« Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm báo cáo theo

cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN

A.Tài sản ngắn hạn:

Gồm Tiền và các khoản tương đương tiền - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải

thu, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác

B.Tài sản dài hạn:

Gồm Các khoản phải thu dài hạn - Tài sản cố định (TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ

vô hình) - Bất động sản đầu tư - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và Tài sản dài hạn khác

Phản ánh toàn bộ nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản) hiện có của DN tại thời điểm báo cáo

Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với tài sản đang quản lý và s

dụng ở DN

A.Nợ phải trả: Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn.

Trang 3

B.Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu - Nguồn kinh phí và quỹ khác.

Các chỉ tiêu của hai phần Tài sản và nguồn vốn đều phản ánh vào các cột : Mã số, Thuyết

minh, Số đầu năm, Số cuối kỳ

« Phần ngoài bảng (cuối bảng):

phản ánh các chỉ tiêu ngoài bảng: Tài sản đơn vị khác mà DN đang nắm giữ, bổ sung cho một s

chỉ tiêu trong bảng ở hai phần trên

Trang 4

Đơn vị báo cáo:……… Mẫu số B 01 – DN

Địa chỉ:……… (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày tháng năm (1)

Đơn vị tính:

TÀI SẢN

Mã số

Thuyết minh

Số đầu năm

Số cuối năm

A- Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây

dựng

B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 +

250 + 260)

200

Trang 5

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 (…) (…)

Tổng công tài sản (270 = 100 + 200) 270

NGUỒN VỐN

A Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 300

8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây

dựng

9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400

Trang 6

3 Vốn khác của chủ sở hữu 413

Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHỈ TIÊU

Thuyết minh

Số cuối năm (3)

Số đầu năm (3)

1 Tài sản thuê ngoài

2 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia

công

3 Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký

cược

4 Nợ khó đòi đã xử lý

5 Ngoại tệ các loại

6 Dự toán chi sự nghiệp, dự án

Lập, ngày tháng năm

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1)

Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại

số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số“

(2)

Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặ đơn ( )

(3)

Đối với Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“ có th ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“

3.Tính chất “cân đối” của bảng cân đối kế toán

Là tính cân đối giữa 2 phần Tài sản và Nguồn vốn

Tổng cộng Tài sản = Tổng cộng Nguồn vốn

Tại thời điểm thành lập DN : Tài sản có hai mặt là Tài sản và nguồn vốn

Trang 7

Trong quá trình hoạt động kinh doanh: phát sinh các nghiệp vụ kinh tế được quy về 4 loại

quan hệ đối ứng kế toán, các quan hệ này vẫn duy trì được tính cân đối của phương trình kinh tế

4.Nguyên tắc và phương pháp lập

4.1 Nguyên tắc (nguồn số liệu) :

- Kiểm tra lại số liệu Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước là căn cứ ghi vào Bảng cân đối

kế toán năm nay cột “Số đầu năm”.Số liệu cột này không thay đổi trong suốt niên độ kế toán.

-Phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, kiểm tra các số liệu kế toán khoá sổ kế toán, đối chiếu khớp đúng giữa các sổ kế toán có liên quan Căn cứ số liệu của các s

này để vào cột “Số cuối năm” Cách vào cụ thể ở mục 4.2

4.2 Phương pháp lập:

*

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và số dư cuối kỳ của TK phản ánh t

nguyên tắc chung: Số dư bên Nợ của TK được ghi vào bên “Tài sản”, Số dư bên Có của TK

được ghi vào bên “Nguồn vốn”.

* Các trường hợp đặc biệt:

- Đối với một số TK công nợ vừa có số dư bên Nợ lại đồng thời có số dư bên Có (TK phải th

khách hàng; TK phải trả người bán…) tuyệt đối không được bù trừ số dư mà căn cứ vào số dư chi

tiết của từng khách nợ, chủ nợ mà tổng hợp riêng Số dư Nợ - Số dư Có để ghi vào cả hai bên

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) phần Tài sản - phần Nguồn vốn

- Các TK “Dự phòng nợ phải thu khó đòi”; “Hao mòn TSCĐ”, có số dư bên Có nhưng

được ghi bên “Tài sản” số liệu được ghi đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn Cách ghi này giúp cho kế

toán xác định chính xác giá trị thực của tài sản

- Các TK 412,413,421 nếu có số dư Có thì được ghi bình thường ở phần nguồn vốn, nếu có số dư

Nợ thì ghi âm hoặc ghi trong ngoặc đơn ở phần nguồn vốn

Sau khi ghi chép các chỉ tiêu chi tiết theo nguyên tẳc trên - phải cộng các dòng theo loại, mục khoản và Tổng cộng Tài sản ; Tổng cộng Nguồn vốn phải đảm bảo cân đối

Tổng cộng Tài sản = Tổng cộng Nguồn vốn

VD: I Số dư đầu kỳ của một tài khoản như sau: (ĐVT: 1.000 đ)

1 Tiền mặt 100.000 7 Phải trả cho người bán 180.000

2 Tiền gửi ngân hàng 500.000 8 Thuế,các khoản phải nộp NN 70.000

3 Phải thu khách hàng 150.000 9 Phải trả công nhân viên 50.000

4 Nguyên liệu, VL 250.000 10 Nguồn vốn kinh doanh 3.800.000

5 TSCĐ hữu hình 4.000.000 11 Quỹ đầu tư, phát triển 100.000

6 Vay ngắn hạn 200.000 12 Hao mòn TSCĐ hữu hình 600.000

II Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1.000 đ)

1 Mua NVL trị giá 100.000 nhập kho, chưa trả tiền cho người bán

2 Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt chuẩn bị trả lương 50.000

3 Chi tiền mặt trả hết nợ lương tháng trước cho CNV

4 Nhà nước cấp thêm vốn cho DN bằng chuyển khoản qua ngân hàng 200.000

5.Chuyển TGNH nộp thuế cho NS 70.000 và trả nợ vay ngắn hạn NH 100.000

6 Khách hàng trả tiền còn nợ DN bằng chuyển khoản qua ngân hàng 150.000

7 Dùng TGNH trả hết nợ tháng trước cho người bán

Trang 8

Yêu cầu: 1 Định khoản kế toán tình hình trên:

2 Mở các TK liên quan, phản ánh số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng

và rút ra số dư cuối tháng của các TK

3 Lập bảng cân đối kế toán

5.Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán:

TK kế toán và BCĐKT đều là hình thức biểu hiện của các phương pháp kế toán, trong đó TK k toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản và ghi kép, BCĐKT là hình thức biểu hiện

của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

Tuy nhiên, về mặt phản ánh BCĐKT phản ánh một cách khái quát tài sản và nguồn vốn ở trạng

thái tĩnh tại một thời điểm lập bảng, còn TK kế toán phản ánh cả trạng thái tĩnh (SDĐK và

SDCK) và trạng thái động (SPS) của từng loại tài sản và nguồn vốn

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV:

1 Sự cần thiết phải áp dụng phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán ? Các loại cân đối kế toán

?

2 Bàng cân đối kế toán là gì ? Nội dung, kết cấu, nguồn số liệu dùng để lập Bảng cân đối kế toán

?

3 Trình bày công dụng của bảng cân đối kế toán ?

4 Trình bày mối quan hệ giữa Bảng cân đốikế toán và tài khoản kế toán ?

Ngày đăng: 19/12/2012, 15:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Tài sản cố định hữu hình 221 - Nguyên lý kế toán - Chương 5
1. Tài sản cố định hữu hình 221 (Trang 4)
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - Nguyên lý kế toán - Chương 5
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w