giảng dạy truyền thống, tương tự các môn học khác, thường lấy mô tả thay cho thực hành nên không nâng cao được trình độ và giảm thiểu khả năng tiếp nhận kiến thức của người học.
2. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THƯƠNGMẠI ĐIỆN TỬ MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử ra đời là hệ quả tất yếu của sự phát triển các ngành khoa học công nghệ, trực tiếp là công nghệ thông tin. Vì vậy, để có định hướng xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử cần phải hiểu rõ bản chất của ngành thương mại điện tử. Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa hẹp nhất là mua bán trên mạng. Nếu như vậy, chỉ cần một số kiến thức nhất định về sử dụng mạng internet và kinh doanh thương mại là có thể thực hiện thương mại điện tử. Hiểu như vậy, có lẽ không cần phải xây dựng ngành đào tạo thương mại điện tử và đội ngũ giảng viên thương mại điện tử có trình độ chuyên môn cao. Cũng có quan điểm rộng hơn về thương mại điện tử, đó là quá trình thương mại (mua bán) thông qua các phương tiện điện tử. Cách hiểu này đồng nghĩa E. commerce với E. trade và cũng chỉ cần những kiến thức sử dụng phần mềm của công nghệ thông tin và kiến thức thương mại (mua bán) là đủ để hành nghề thương mại điện tử. Do đó yêu cầu đặt ra cho đội ngũ giảng viên thương mại điện tử cũng ở mức thấp như đã nhận định ở trên. Tuy nhiên, trong môi trường của nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng nhất, đó là tất cả những những vấn đề về chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh, tính toàn cầu, nâng cao năng suất, thâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng mới, chia sẻ kiến thức thông qua cơ chế cạnh tranh. Và do đó, nội hàm của thương mại điện tử liên quan đến tất cả các vấn đề phương thức và mô hình thương mại điện tử, Quản lý hệ thống thông tin (MIS), Hoạch định tổng nguồn lực của doanh nghiệp (ERP), E – marketing, thiết kế và xây dựng các công cụ công nghệ
thông tin cho thương mại điện tử, Ứng dụng TMĐT trong kinh doanh (Applications of E – commerce for business), Luật thương mại điện tử và Chiến lược phát triển TMĐT. Với nội hàm đó, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử phải được trang bị một khối lượng kiến thức rộng, đồng thời chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực hẹp. Có thể nói yêu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử là:
Thứ nhất, có kiến thức về quản trị kinh doanh. Kiến thức kinh doanh là cơ bản và quan trọng nhất đối với giảng viên thương mại điện tử. Tất cả phương thức, mô hình và công cụ trong kinh doanh truyền thống đều có thể vận dụng trong kinh doanh điện tử mặc dù kinh doanh điện tử có những điểm khác biệt về đối tượng, phương thức và phương tiện thực hiện. Điều này cho thấy, để có đội ngũ giảng viên thương mại điện tử có trình độ cao trong thời gian ngắn phải có đội ngũ giảng viên giỏi về kinh doanh.
Thứ hai, cùng với kiến thức kinh doanh, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử phải có kiến thức về công nghệ thông tin. Kiến thức công nghệ thông tin là cơ sở, đặc biệt là khả năng sử dụng được các phần mềm và hiểu được cơ chế hoạt động chuyển tải thông tin, chia sẽ tài nguyên, khả năng xây dựng các trang mang và khắc phục những trục trặc về công nghệ trong giảng dạy thương mại điện tử. Nếu các giảng viên thương mại điện tử có khả năng trang bị những kiến thức khác về khoa học máy tính, về lập trình, về quản trị mạng thì càng nâng cao kỹ năng trong giảng dạy.
Hai nhóm kiến thức trên là yêu cầu bắt buộc, quan trọng của đội ngũ giảng dạy thương mại điện tử. Ngoài ra, những vấn đề về luật pháp, hiểu biết văn hóa kinh doanh, tâm lý kinh doanh, khả năng sử dụng các mô hình định lượng, phương pháp phân tích thống kê đều hỗ trợ tích cực cho giảng dạy thương mại điện tử với chất lượng cao.
Theo kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, "Trong giai đoạn 2006 tới 2010 cần mở rộng hoạt động đào tạo chính quy về TMĐT tại nhiều trường đại học khắp cả nước không những trong chuyên ngành kinh tế thương mại mà cả các chuyên ngành khác như CNTT, pháp lý, an ninh. Ngoài đào tạo về TMĐT ở cấp đại học, cần quan tâm đào tạo ở cấp cao đẳng và học nghề" . Đồng thời, trên cơ sở thực trạng và những yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử, nhiều giải pháp cần tập trung thực hiện để trong thời gian ngắn nhất có thể có một đội ngũ giang viên
đáp số lượng và chất lượng, và trong dài hạn có thể vừa tăng số lượng nhưng ưu tiên cho nâng cao chất lượng.
2.2. Một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử về số lượngvà chất lượng và chất lượng
Trước hết, giải pháp về nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm. Xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử về số lượng và chất lượng phải được nhận thức là một nhiệm vụ lâu dài, không chỉ của riêng các trường đại học. Nhận thức vấn đề như vậy sẽ góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và của cả khối doanh nghiệp. Các trường đại học sẽ chịu trách nhiệm chính trong đào tạo đội ngũ giang viên thương mại điện tử của mình. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước, mà chủ đạo là Bộ GD và ĐT cần hỗ trợ tích cực và phối hợp các trường trong công việc này. Hơn nữa, giang viên thương mại điện tử cần phải được đào tạo về công nghệ thông tin nên sự hỗ trợ về đào tạo và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các doanh nghiệp có tiềm lực trong ngành công nghệ thông tin để xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử là vô cùng cần thiết.
Thứ hai, hỗ trợ các trường đại học xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử thông qua con đường thực hiện các dự án về thương mại điện tử. Cần mở rộng cửa cho các giảng viên ở các trường đại học tham gia vào những dự án nghiên cứu, ứng dụng thương mại điện tử ở các cấp để nhanh chóng tiếp cận với nguồn kiến thức thương mại điện tử từ bên ngoài và có điều kiện thâm nhập thực tế thương mại điện tử. Tạo điều kiện để các giảng viên thương mại điện tử được tham gia vào xây dựng các văn bản pháp lý về thương mại điện tử nhằm nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực luật thương mại điện tử.
Thứ ba, nguồn tài chính để xây dựng một đội ngũ giảng viên thương mại điện tử có trình độ ngang tầm khu vực và thế giới là rất lớn vì vậy sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua thực hiện các dự án về thương mại điện tử rất cần thiết. Thông qua Bộ Thương mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan nhà nước khác để thực thi một chương trình tổng thể đào tạo giảng viên thương mại điện tử trên qui mô cả nước từ nay cho đến 2010 để xây dựng một đội ngũ giảng viên thương mại điện tử chuyên nghiệp, có trình độ cao.
Thứ tư, hiện nay chương trình đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đang được triển khai, đề nghị giành một số chỉ tiêu nhất định cho đào tạo giảng viên thương mại điện tử hàng năm. Nếu giành một số chỉ tiêu khuyến khích cho đào tạo giảng viên thương mại điện tử, thì hàng năm sẽ khuyên khích được đội ngũ giảng viên tham gia.
Cuối cùng, thương mại điện tử gắn với cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và do đó cần có giải pháp hỗ trợ các trường đại học nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng công nghệ, cả phần cứng và phần mềm, phục vụ cho việc dạy và học.
Tóm lại, thương mại điện tử càng ngày càng phát triển tại Việt Nam càng cần một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của phương thức kinh doanh này. Để có nguồn lực thương mại điện tử cao cần đề ra và thực thi chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng. Công việc này là trách nhiệm của các trường đại học đào tạo về thương mại điện tử những cũng cần sự phối hợp và hỗ trợ trên nhiều phương diên của các ngành có liên quan, các cấp quản lý nhànước và khu vực doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Thương Mại: Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.
2. Gary P. Schneider: Electronic Commerce, University of San Diego, Thomson, 2003 3. Efraim Turban, Jae Lee, David King, H. Michael Chung: Electronic Commerce - A Managerial Perspective, Prentice Hall, 2002