XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 28 - 30)

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TS. Trần Hòe Trưởng Bộ môn Thương mại Quốc tế Khoa Thương Mại - Đại học KTQD

Thương mại điện tử đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường đại học, một số Trường đã đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử nhưng nhìn chung đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này vẫn nổi lên một số vấn đề như cung chưa đáp ứng cầu, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa tương thích với yêu cầu cao của chuyên ngành khoa học và đào tạo. Bài viết này, trên cơ sở khảo sát sơ bộ về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử tại các Trường Đại học sẽ nêu lên những yêu cầu về xây dựng đội ngũ giảng viên và giải pháp cho vấn đề.

1.KHẢO SÁT SƠ BỘ VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Hiện nay, một số Trường Đại học thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã đào tạo chuyên ngành Thương mại điện tử và xem đó là một chuyên ngành mới, nhiều hứa hẹn, được sinh viên lựa chọn. Một số trường, chưa thực hiện đào tạo chuyên ngành, hoặc đang chuẩn bị chương trình đào tạo chuyên ngành nhưng đã đưa môn thương mại điện tử vào giảng dạy khá lâu. Tuy nhiên, rất nhiều Trường đại học lại chưa giảng dạy và hầu như chưa có kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên cho việc giảng dạy thương mại điện tử. Nguồn giảng viên thương mại điện tử rất khác nhau, đa số là từ các giảng viên quản trị kinh doanh chuyển sang trên cơ sở được đào tạo về sử dụng các phần mềm và tự nghiên cứu. Một số ít giảng viên hiện nay tiếp cận thương mại điện tử từ góc độ công nghệ thông tin nên thiếu kiến thức cơ sở quản trị kinh doanh. Chỉ một số rất ít đã qua các cua đào tạo chuyên sâu về thương mại điện tử (Bảng 1)

Bảng 1: Khảo sát đầu về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử

Trường Mức độ đào tạo thương mại điện tử Nguồn giảng viên ĐH Thương

Mại

Khoa TMĐT; Đào tạo sinh viên chuyên ngành TMĐT

Chủ yếu từ Kinh tế và QTKD chuyển sang, tự đào

tạo của Trường và bên ngoài ĐH Ngoại

thương

Bắt đầu đào tào chuyên ngành Tự đào tạo, bồi dưỡng của Trường và bên ngoài KTQD Giảng dạy TMĐT, chưa có chuyên

ngành

Tự đào tạo và đào tạo ở nước ngoài về

Kinh tế Huế Chưa giảng dạy Chưa có giảng viên

ĐH Qui Nhơn Chưa giảng dạy Chưa có giảng viên

Khoa Kinh tế, ĐHQG

Chưa giảng dạy, đã đưa môn học vào chương trình

Đang chuẩn bị giảng viên

Nguồn: Tác giả tìm hiểu qua hỏi ý kiến chuyên gia

Mặc dù chưa đủ điều kiện để tiến hành khảo sát chi tiết về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử và các môn học cận kề với thương mại điện tử ở các trường đại học nhưng nghiên cứu sơ bộ cũng có thể rút ra một số kết luận:

• Đội ngũ giảng viên thương mại điện tử ở các trường đại học đang rất thiếu, nguyên nhân vừa do đặc điểm của môn học (Vừa đòi hỏi kiến thức kinh tế và QTKD vừa đòi hỏi kiến thức công nghệ thông tin) vừa mới được triển khai.

• Nhận thức về sự cần thiết đào tạo thương mại điện tử tại Việt Nam chưa cao nên đầu tư chuẩn bị đội ngũ giảng viên được triển khai chậm.

• Nhận thức về sự đòi hỏi cao của kiến thức ngành khoa học thương mại điện tử ở đội ngũ giảng viên còn nhiều khác biệt. Nhiều giảng viên cho rằng chỉ cần được đào tạo chuyên về tin học và nghiên cứu thêm các kiến thức bổ trợ là có thể giảng dạy thương mại điện tử, một số khác lại cho rằng kiến thức QTKD mới là cơ bản. Hiện nay, tại các trường đều đã nhân thức rõ mối quan hệ giữa thương mại điện tử và các môn học quản trị kinh doanh nhưng một cản trở lớn là những người có trình độ về quản trị kinh doanh thi lại yếu về công nghệ thông tin.

• Thiếu các tổ chức trong ngành giáo dục hỗ trợ tích cực cho việc hình thành ngành đào tạo thương mại điện tử và xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử.

• Cơ sở vật chất cho đào tạo thương mại điện tử và để nâng cao trình độ của giảng viên thương mại điện tử ở các trường còn thiếu. Hiện nay, các trường

chủ yếu có phần cứng nhưng hầu như các phần mềm thì không có, chẳng hạn, phần mềm ảo của sàn giao dịch hàng hóa điện tử hầu như chưa có ở trường nào. Hơn nữa, do không đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên

Một phần của tài liệu một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w