Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì (Trang 33 - 37)

II. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì

3. Đánh giá chung

3.1 Những kết quả đã đạt được

Trong giai đoạn 2007 – 2010 NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì đã đạt được những kết quả tích cực:

Về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động: Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động liên tục tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Chi nhánh đã đổi mới căn bản cơ chế huy động vốn đi liền với phương thức quản lý vốn, chủ động đưa ra các biện pháp thu hút vốn hấp dẫn khiến lượng vốn huy động không ngừng tăng, trở thành một trong những chi nhánh cấp I hoạt động hiệu quả trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Về cơ cấu: Trong thời gian qua, vốn nội tệ luôn giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn vốn, phát huy được thế mạnh của ngân hàng, đúng với tên gọi của ngân hàng là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động đã khẳng định được uy tín và danh tiếng của mình trong lòng công chúng.

Có được những thành công ấy là do chi nhánh không ngừng mở rộng các dịch vụ, sản phẩm chất lượng, nắm bắt tốt thời cơ, phản ứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường, tích cực khai thác các thế mạnh truyền thống của ngân hàng.

3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

3.2.1 Những tồn tại

Bên cạnh những thành công lớn đó, trong thời gian vừa qua, trong quá trình thực hiện hoạt động huy động vốn của mình, NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì vẫn có một số vấn đề còn tồn tại như sau:

Mặc dù mức vốn huy động tăng trưởng khá nhưng cơ cấu nguồn vốn vẫn chưa thực sự hợp lý. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn mới chiếm một tỷ lệ thấp và chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của dân cư còn thấp. Chi nhánh luôn đảm bảo tốt tính thanh khoản nên việc không thu hút được nhiều tiền gửi không kỳ hạn, nguồn tiền mà ngân hàng chỉ phải chịu chi phí thấp đặt ra nhiệm vụ tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn trong những năm tiếp theo. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ lệ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội có tiến bộ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của chi nhánh thuộc một huyện của thủ đô có nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp và các tổ chức xã hội đóng trên địa bàn. Tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ trong tổng vốn huy động còn thấp (<10%), chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư khép kín của ngân hàng, chưa phát huy được chính sách khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam. Nguồn vốn chủ yếu được hình thành từ thị trường trong nước mà chưa vươn tới các thị trường quốc tế để huy động vốn nhằm tài trợ cho kinh tế trong nước. Mặc dù đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với ngân hàng nước ngoài nhưng trong mối quan hệ này ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế mà chưa tận dụng để mở rộng nguồn vốn của mình được.

3.2.2 Nguyên nhân

3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân trước tiên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống ngân hàng hiện nay khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài… Các ngân hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất huy động mà còn chú

ý hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn (chứng chỉ tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá có lãi bậc thang…), huy động vốn được tặng quà, nhận mã số dự thưởng…

Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả vào nền kinh tế của các trung gian tài chính như các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh để giành ưu thế với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác.

Môi trường kinh tế xã hội cũng chưa thực sự thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh Thanh Trì nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì, tuy ngày càng phát triển về cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân nhưng chênh lệch giàu nghèo khá lớn, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, cơ khí tiêu dùng…nhưng lại có nhiều tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn.

Môi trường pháp lý nước ta còn chưa đồng bộ và thống nhất, mặc dù Luật các tổ chức tín dụng đã ra đời song còn nhiều bất cập cần chỉnh lý, ngoài ra các hệ thống luật liên quan hầu như chưa hoàn chỉnh do vậy rất khó cho công tác kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng của chi nhánh.

3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Phát triển thêm các sản phẩm mới huy động vốn chưa nhiều. Các hình thức huy động tuy đã đa dạng hóa nhưng chưa thực sự hấp dẫn với khách hàng và bên cạnh đó các chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển mạnh và luôn áp dụng lãi suất huy động cao hơn. Mặc dù chi nhánh đã áp dụng các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhưng lãi suất chưa thực sự linh hoạt. Kỳ phiếu và trái phiếu mới chỉ có lãi suất cố định, chưa có đảm bảo trượt giá nên hạn chế sức hấp dẫn với người gửi tiền. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi ngân hàng phải cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ liên quan.

Tuy đã có các phần mềm ứng dụng trong công tác huy động vốn và quản lý luồn tiền vào – ra hàng ngày nhưng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phần mềm vận hành tốt nên đôi lúc vẫn xảy ra lỗi hệ thống, mạng bị treo gây ảnh hưởng đến các nghiệp vụ đang thao tác, khiến khách hàng phải chờ đợi…

Nghiệp vụ Marketing của chi nhánh được tiến hành chưa đạt hiệu quả cao. Các hình thức quảng cáo cũng như tìm hiểu tâm lý khách hàng chưa được chú trọng. Công tác Marketing đã được đặt ra nhưng chưa được quan tâm đúng mực nhất là quảng bá sản phẩm tại các địa phương.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH TRÌ

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w