Theo loại hình tiền gử

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì (Trang 25 - 26)

II. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì

2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng

2.1 Theo loại hình tiền gử

Là ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn nội tệ. Vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng, là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đầu tư trong nước, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và mở rộng sang cho vay cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền được xác định cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 3: Vốn VND và vốn ngoại tệ giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: Số dư: triệu đồng, tỷ trọng: %

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Vốn VND 1.301.237 94,88 1.203.601 93,50 1.436.807 93,74 1.481.283 93,06 Vốn ngoại tệ 90.236 5,12 83.695 6,50 95.941 6,26 110.534 6,94 Tổng vốn huy động 1.391.473 100,00 1.287.296 100,00 1.532.748 100,00 1.591.817 100,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)

Trong giai đoạn này vốn VND và vốn ngoại tệ tăng trưởng không đều. Về qui mô, cả hai nguồn này đều biến động giảm trong năm 2008 và tăng liên tục trở lại vào hai năm 2009 và 2010. Nguyên nhân đã được giải thích ở trên, đó là do cuộc khủng hoảng tài

chính năm 2008 khiến thu nhập của dân cư và các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và kiều bào ở nước ngoài. Cụ thể năm 2008 vốn VND giảm 7,5% so với năm 2007, từ 1.301.247 triệu đồng xuống 1.203.601 triệu đồng. Năm 2009 tăng 19,38% so với năm 2008, lên 1.436.807 triệu đồng và năm 2010 tăng 3,1% so với năm 2009, lên 1.481.283 triệu đồng. Năm 2008 vốn ngoại tệ giảm 6.541 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng 7,25% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 14,63% so với năm 2008, lên 95.941 triệu đồng và năm 2010 tăng 15,21% so với năm 2009, lên 110.534 triệu đồng.

Về tỷ trọng, vốn VND dù biến động không đều nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của chi nhánh, luôn ở mức trên 93% tổng vốn huy động. Năm 2008 trong khi vốn VND giảm cả về tỷ trọng và quy mô nhưng vốn ngoại tệ tuy giảm về quy mô nhưng lại tăng về tỷ trọng. Năm 2009 quy mô vốn ngoại tệ tăng nhưng tỷ trọng giảm nhẹ so với năm 2008 và năm 2010 cả quy mô và tỷ trọng đều tăng.

Vì ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn ngoại tệ cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ khác của ngân hàng còn khá hạn chế. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng và theo kịp tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngân hàng đã mở rộng hoạt động, dịch vụ kinh doanh đối ngoại của mình, kết quả là ngân hàng đã thu hút được một khối lượng ngoại tệ tương đối lớn. Nguồn ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng trưởng khá do ngân hàng huy động thêm được từ nguồn gửi của dân cư và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới, trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên đã giúp ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về ngoại tệ. Nhìn chung, nguồn vốn ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động nhưng cả quy mô và tỷ trọng đều tăng dần. Tuy nhiên vì chỉ thu hút qua dân cư là chính, tiền gửi thanh toán chỉ chiếm tỷ lệ thấp nên trong thời gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các khách hàng có nguồn ngoại tệ thanh toán nhằm tăng trưởng vốn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu tín dụng ngoại tệ và tạo thuận lợi cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w